TÂM SỰ BẠN GIÀ
Trần Thanh Toàn
Trần Thanh Toàn
Đọc bài viết "Hạnh phúc tuổi già" của ông Duy Nhân như được uống một liều thuốc “dưỡng sinh”. Ai có chứng đau nhức hay tâm trạng bất an cũng dịu đi phần nào, đồng cảm với hạnh phúc của tác giả ở tuổi "thất thập".
Tôi xin mạn phép hỏi các cụ : Với một bài viết hay, có giá trị "dinh dưỡng" như vậy cũng như bài viết “Làm thế nào để tăng tuổi thọ” hoặc “Hai mươi bốn triệu chứng không nên coi thường"... do ông Phan Lục sưu tầm thì các cụ có theo dõi và hào hứng đọc hay không ? Hay là: "Thôi thì các ông viết cứ viết chứ thời giờ đâu mà đọc! Lưng đang đau, hai gối đang nhức mỏi... Mai còn có hẹn với bác sĩ" hay là "Ôi dào, ông có một đứa cháu thì ông cưng, ông thấy happy chứ còn tôi thì lớn nhỏ tám chín đứa, quậy phá tưng bừng, tôi sợ lắm rồi...!"
Chúng tôi cũng có niềm hạnh phúc như ông Duy Nhân đối với ba đứa cháu ngoại vô cùng dễ thương ! Nhưng thiệt lòng trong niềm hạnh phúc đó, hai ông bà già đều thầm mong sao cuối tuần, chúng nó để cho mình được relax. Thương cháu thì thương mà mệt rã rời! Hàng ngày xuống đường vào chợ, đến phòng khám, chờ lấy thuốc, vào tiệm ăn, đi bộ trên đường Argyle (khu phố Việt nam) ... thôi thì gặp gỡ, chạm trán với các vị, các ông các bà nói đủ các giọng địa phương Bắc Trung Nam... hội tụ trên vùng "đất thơm" này! Nghe đủ các chuyện vui buồn, hoàn cảnh, con cháu nhưng quan tâm nhất vẫn là vấn đề sức khoẻ tuổi già. Đời sống tuổi già cũng mang tính chất xã hội. Mỗi người có một cách nghĩ, cách nói và suy diễn khác nhau bởi vì hoàn cảnh, lối sống, quan niệm và số phận có ai giống ai đâu ! Thời gian đối với tuổi già là "bay" chứ không còn là "đi", là "chạy" nữa ! Những tấm gương xán lạn để chúng ta noi theo về đời sống trường thọ chưa hẳn là của tầng lớp giàu sang quyền quý mà còn ở ngay các cụ có đời sống nghèo nàn nhưng sinh hoạt điều độ, có sự hiểu biết đúng đắn, có tư cách đạo đức tốt ...
Sự ham muốn và nhu cầu thích hợp thì vô cùng tận : Có người dành hết thời gian, tiền bạc theo vận đỏ đen để rồi chịu chết thảm hại trong canh bạc cuối cùng ! Có người về già còn nuối tiếc quyền lực hay tranh giành hơn thua để rồi bị kẻ thù sát hại trên chiếc ghế cố vị của mình!
Con người chẳng giống loài cây cứ tàn đi vào mùa đông và trổ bông kết trái vào mùa xuân, mùa hạ ! Lòng ham muốn là bản năng khát vọng, sinh tồn của con người song ai cũng chỉ có một thời !
Tôi xin mạn phép hỏi các cụ : Với một bài viết hay, có giá trị "dinh dưỡng" như vậy cũng như bài viết “Làm thế nào để tăng tuổi thọ” hoặc “Hai mươi bốn triệu chứng không nên coi thường"... do ông Phan Lục sưu tầm thì các cụ có theo dõi và hào hứng đọc hay không ? Hay là: "Thôi thì các ông viết cứ viết chứ thời giờ đâu mà đọc! Lưng đang đau, hai gối đang nhức mỏi... Mai còn có hẹn với bác sĩ" hay là "Ôi dào, ông có một đứa cháu thì ông cưng, ông thấy happy chứ còn tôi thì lớn nhỏ tám chín đứa, quậy phá tưng bừng, tôi sợ lắm rồi...!"
Chúng tôi cũng có niềm hạnh phúc như ông Duy Nhân đối với ba đứa cháu ngoại vô cùng dễ thương ! Nhưng thiệt lòng trong niềm hạnh phúc đó, hai ông bà già đều thầm mong sao cuối tuần, chúng nó để cho mình được relax. Thương cháu thì thương mà mệt rã rời! Hàng ngày xuống đường vào chợ, đến phòng khám, chờ lấy thuốc, vào tiệm ăn, đi bộ trên đường Argyle (khu phố Việt nam) ... thôi thì gặp gỡ, chạm trán với các vị, các ông các bà nói đủ các giọng địa phương Bắc Trung Nam... hội tụ trên vùng "đất thơm" này! Nghe đủ các chuyện vui buồn, hoàn cảnh, con cháu nhưng quan tâm nhất vẫn là vấn đề sức khoẻ tuổi già. Đời sống tuổi già cũng mang tính chất xã hội. Mỗi người có một cách nghĩ, cách nói và suy diễn khác nhau bởi vì hoàn cảnh, lối sống, quan niệm và số phận có ai giống ai đâu ! Thời gian đối với tuổi già là "bay" chứ không còn là "đi", là "chạy" nữa ! Những tấm gương xán lạn để chúng ta noi theo về đời sống trường thọ chưa hẳn là của tầng lớp giàu sang quyền quý mà còn ở ngay các cụ có đời sống nghèo nàn nhưng sinh hoạt điều độ, có sự hiểu biết đúng đắn, có tư cách đạo đức tốt ...
Sự ham muốn và nhu cầu thích hợp thì vô cùng tận : Có người dành hết thời gian, tiền bạc theo vận đỏ đen để rồi chịu chết thảm hại trong canh bạc cuối cùng ! Có người về già còn nuối tiếc quyền lực hay tranh giành hơn thua để rồi bị kẻ thù sát hại trên chiếc ghế cố vị của mình!
Con người chẳng giống loài cây cứ tàn đi vào mùa đông và trổ bông kết trái vào mùa xuân, mùa hạ ! Lòng ham muốn là bản năng khát vọng, sinh tồn của con người song ai cũng chỉ có một thời !
Vị tỷ phú một trăm tuổi làm lễ cầu hôn với "cô bồ" chín mươi tư cũng chỉ là trường hợp ngoại lệ, hiếm hoi và nực cười !
Trong sinh hoạt cộng đồng, rất nhiều vị thật đáng kính nể về đức độ và nề nếp sinh hoạt, khi nhắm mắt xuôi tay còn để lại tình thương bao la cho gia đình và bạn bè !
Tuổi già thường sinh tật. Sinh tật do bệnh hoạn, đó là qui luật tàn phai. Sinh tật do thói hư tật xấu "khẩu Phật tâm xà" thì nên tu thiền và tìm thuốc chữa chạy.
Bác sỹ Trần Xuân Ninh thường nói với người bệnh một điều rất tâm đắc: “Sống trên đất này (America) có đủ điều kiện để các vị sống khoẻ và sống thọ, chỉ cần các vị biết quan tâm đúng mức tới đời sống bản thân ! Bác sĩ tốt nhất chính là bản thân mình !"
Trong sinh hoạt cộng đồng, rất nhiều vị thật đáng kính nể về đức độ và nề nếp sinh hoạt, khi nhắm mắt xuôi tay còn để lại tình thương bao la cho gia đình và bạn bè !
Tuổi già thường sinh tật. Sinh tật do bệnh hoạn, đó là qui luật tàn phai. Sinh tật do thói hư tật xấu "khẩu Phật tâm xà" thì nên tu thiền và tìm thuốc chữa chạy.
Bác sỹ Trần Xuân Ninh thường nói với người bệnh một điều rất tâm đắc: “Sống trên đất này (America) có đủ điều kiện để các vị sống khoẻ và sống thọ, chỉ cần các vị biết quan tâm đúng mức tới đời sống bản thân ! Bác sĩ tốt nhất chính là bản thân mình !"
Gần đây, tôi có tới chơi thăm "Lâu đài ba cây thông" của ông bà Phan trên đường Kenmore vùng Uptown Chicago. Qua một cổng sắt, qua đường hành lang lát gạch, qua thêm 2 lớp cửa rồi mới đến tam cấp cầu thang để vào tới cửa chính của căn hộ. Trông phòng khách, bếp, phòng ăn, phòng ngủ...như một kiến trúc cổ cho quý tộc người Anh cách đây chừng hai trăm năm. Tôi không có ý tò mò nhưng cảm nhận đầu tiên, nhìn vào đồ đạc, cách bài trí thì biết ông bà có nếp sống giản dị và sang trọng, giàu nét văn hoá Á đông.
Ông bà vào tuổi ngấp nghé tám mươi nhưng khó có ai nghĩ được họ đã già như thế bởi phong độ trong giao tiếp, dễ dãi, thoải mái, luôn nở những nụ cười tươi mát. Gặp nhau lúc nào hay hello trên phone là có dịp chọc chơi gây tâm trạng khoái trí !
- Sao bếp nước sạch bóng thế này ? Tôi hỏi.
Bà mở tủ lạnh mang ra từng hộp có mấy ngăn, mỗi ngăn có một món ăn chín khá hấp dẫn, chỉ cần cho vào microwave hâm lên là ăn ngon lành. Có sữa và nước trái cây kèm theo. Thức ăn đủ chất dinh dưỡng, không độc hại ... dành cho người già.
- Chúng tôi ăn như thế này đã 5 năm rồi. Mỗi tháng bốn lần có xe thực phẩm chở đến và mang vào tận nhà cho mình, không mất tiền nhưng mình có thể làm donation tùy ý. Mỗi tuần, chúng tôi còn được chính phủ cho người tới giúp dọn dẹp, lau chùi nhà cửa và giặt quần áo ... trong 8 tiếng đồng hồ. Khoẻ re !
Tôi hỏi đùa: Trước đây, ở Việt Nam, ông bà làm chức tước gì và khi sang Mỹ, làm công cán gì mà sướng vậy?
- Ở Việt nam, tôi làm thường dân và sang Mỹ, tôi làm phó thường dân chứ có làm cái cóc gì đâu !
Cả khách và chủ nhà khoái chí cười tít mắt “không thấy Tổ quốc đâu” !
Ở tuổi này mà hai ông bà, mỗi người một computer, có máy in, hai tủ sách nhiều ngăn gồm các sách Việt ngữ và Anh ngữ, sách nghiên cứu về dược liệu, đông y, nam dược, sách về văn học nghệ thuật, lịch sử Việt nam và thế giới cận đại... Tôi thấy bà đang đọc một tập sách rất dày bằng Anh ngữ "Triumph of the American Nation". Bà già tóc bạc phơ, mắt còn sáng và lanh lợi. Bà thường xuất hiện chỗ đông người vào dịp Tết, ngày hội cộng đồng. Bà khen ông tuy già hơn bà mà vẫn năng động, vẫn ham đọc, vẫn lướt internet, viết báo, nghiên cứu, sưu tầm, trích dịch nhiều tài liệu hay và hữu ích để phổ biến cho mọi người ! Nhờ vậy mà nay, trí nhớ của ông vẫn còn sắc bén và có thêm nhiều bạn trên internet ở khắp mọi nơi. Ông còn đi thông dịch giúp cho các đồng hương thi quốc tịch, đi khám bệnh ở bệnh viện hoặc đến các cơ quan xã hội ... Ông cũng khen bà đã cả đời giúp đỡ ông trong đời sống và cả trong sự nghiệp của ông...! Tôi xin tặng ông bà câu nói rất hay của A. Hamilton : "Trên đời này, không gì vĩ đại bằng con người. Trong con người, không gì vĩ đại bằng trí tuệ !" Cả hai ông bà đều mỉm cười khiêm tốn : "Chúng mình đã thuộc về quá khứ lỗi thời. Thời gian chỉ còn tính bằng tháng bằng năm!"
Ông bà Phan tặng tôi tập sách "Những Phương Thuốc Dân Gian", tác phẩm do ông sưu tầm và trích dịch, xuất bản năm 2006, được nhiều người trân trọng và mua về giữ trong tủ sách gia đình.
Tôi cũng chân tình tặng ông bà tập tranh "Chân dung Gia đình và Bạn bè", tác phẩm hội hoạ của tôi in năm 2006. Bà ngắm bức chân dung tự hoạ của tôi : " Trông ông còn phong độ thế này mà sao ông tự hoạ thấy mà não nề thế ?
- Vâng, cách đây ba mươi năm, khi còn ở trong nước, vợ tôi chỉ cầu mong tôi sống đến tuổi sáu mươi là phúc đức lắm rồi !
- Sao đến nỗi vậy ?
- Tôi bệnh hoạn (bị lao phổi) phải chữa chạy mất vài năm. Năm 1981, số phận đen tối đưa đẩy tôi tới "cửa quan". Tôi "nghỉ mát" tại khách sạn Hilton (Hoả lò Hà nội) gần hai năm trời ...
- Rồi sao nữa ?
- Họ có nghi vấn là tôi ở trong nhóm tổ chức chống đối tại trường Mỹ thuật công nghiệp. Họ "giam đểu" mà họ gọi là "giam cứu". Không có bằng chứng, họ thả tôi vô điều kiện. Ngày đầu tiên, ra khỏi nhà giam, tôi như người mất hồn, chân nam đá chân siêu. Phải mất hàng năm, tôi bị bệnh "tự kỷ ám thị", lúc nào cũng thấy có công an áo vàng săn lùng bắt mình giam vào "địa ngục trần gian"!
- Bây giờ thì sao?
- Tôi "lời" quá rồi !
- Sao lại lời với lỗ ở đây ?
- Bảy mươi năm có dư, nếu theo như điều cầu nguyện của vợ tôi năm ấy !
- Tôi nhận thấy cái tuổi "nhâm ngọ" ở ông có nhiều năng lực và giàu nội công, không dễ gì bị "quật ngã" đâu!
- Ông đúng là "thày tướng đoán dựa"!
- Nhưng có một việc mà ông chẳng bao giờ có thể đạt được !
- Điều gì vậy ?
- Chẳng bao giờ trở thành ông nội như tui !
Cả ba người chúng tôi lại cười tít mắt "không thấy Tổ quốc đâu" !
- "Ông nội" không quan trọng đối với tôi! Tôi hỏi ông bà, bấy nhiêu năm nay, ông bà đang được hưởng "lộc" của mấy nàng “công chúa” hay là của mấy " cậu ấm" ?
- Ừ thì con gái nó vẫn gần gũi và tình cảm với mình hơn...!
Điều mà chúng ta cần được tâm sự với nhau là cái TÂM của mình phải được thanh thản!
Người già thường hay ôn lại quá khứ, quá khứ mộng mơ, quá khứ êm đẹp và quá khứ đau khổ, phũ phàng nữa !
- Ông bà có hiểu không, có một điều trong ký ức đời tôi, một sự lớn mà tới gần hai phần ba cuộc đời, tôi phải bươn chải tại quê nhà, một thời đen tối. Ai cũng phải "gồng mình" để lo toan, cực nhọc. Ai cũng phải mánh mung, giành giật, có khi còn lừa đảo nhau... để có được MIẾNG ĂN ! Cái tội mất sổ gạo, mất sổ hộ khẩu là coi như đời đi tong ! Những kỷ niệm về sự đói, sự khát... còn lởn vởn, hằn sâu trong ký ức tôi !
Tôi nhớ một hôm, ông hoạ sĩ nổi danh (BQN) là bạn tôi đang say mê sáng tác tác phẩm của mình, bỗng nhiên bị ngất xỉu, gọi xe cấp cứu đưa tới bệnh viện. Sau một giờ khám xét, bác sĩ cho về và kết luận : bệnh nhân bị đói quá nên hạ đường huyết. Vợ ông ta đến kịp thời, cho ông đi ăn và ông ta hồi phục.
Trong đại hội nhà văn toàn quốc năm ấy, nhà văn lỗi lạc Nguyễn Tuân cũng đang ở tuổi già. Khi ông xuất hiện, hầu như cả hội trường đều để ý nhìn ông. Nguyễn Tuân lặng lẽ đặt chiếc cặp da và thận trọng để mớ rau muống đã héo hắt lên bàn ! Có người mỉm cười, có người cười to. Đương nhiên có nhiều đại biểu ứa nước mắt ! Có biết bao nhiêu chuyện, những kỷ niệm khó quên về đời sống vật chất, về tình con người mà tôi đã nếm trải, đã tai nghe mắt thấy ở quê hương tôi một thời "bao cấp" đầy thê lương ảm đạm !
- Thôi, ta đừng "ăn cơm mới nói chuyện cũ " nữa, buồn não ruột! Hiện nay, ông bà đang say mê với công việc gì để vui sống?
- Chúng tôi đang mời mọi người cùng rong chơi trên website THÀNH PHỐ GIÓ http://bachhacthanhphogio.blogspot.com - Tính đến sáng hôm nay (25-5-2011), đã có 4020 khách với 15527 lượt xem.
- Rất hay và thú vị.
- Trước đây, tôi cũng đã từng làm hướng dẫn viên du lịch, đã đặt chân tới nhiều danh lam thắng cảnh của đất nước... Nay tuổi già, không gì vui thú bằng tìm lại chốn cũ tình xưa trên quê hương mình và trên thế giới bằng con đường internet... Đây cũng là một cách tập luyện trí óc của mình khỏi mụ mẫm vì tuổi già. Ông Phan tâm đắc với tôi như thế.. .
Tháng 9 năm 2004, tôi vinh dự được đài truyền hình Hoa kỳ (WTTW-11) giới thiệu trong chương trình Nghệ thuật Á đông... Một trong mười hai câu hỏi : "Ông sẽ làm gì trong những năm tháng tuổi già ?".
Tôi trả lời : "Vẽ tranh, làm thơ và đi bộ!"
Để kết thúc buổi tâm sự về "đời sống tuổi già" với ông bà Phan và các bạn già, tôi xin trích dẫn một câu bất hủ trong ngạn ngữ Nga: "Người có sức khoẻ có một trăm ước muốn. Người không có sức khoẻ chỉ có một ước muốn duy nhất, đó là sức khoẻ !"
Ông bà vào tuổi ngấp nghé tám mươi nhưng khó có ai nghĩ được họ đã già như thế bởi phong độ trong giao tiếp, dễ dãi, thoải mái, luôn nở những nụ cười tươi mát. Gặp nhau lúc nào hay hello trên phone là có dịp chọc chơi gây tâm trạng khoái trí !
- Sao bếp nước sạch bóng thế này ? Tôi hỏi.
Bà mở tủ lạnh mang ra từng hộp có mấy ngăn, mỗi ngăn có một món ăn chín khá hấp dẫn, chỉ cần cho vào microwave hâm lên là ăn ngon lành. Có sữa và nước trái cây kèm theo. Thức ăn đủ chất dinh dưỡng, không độc hại ... dành cho người già.
- Chúng tôi ăn như thế này đã 5 năm rồi. Mỗi tháng bốn lần có xe thực phẩm chở đến và mang vào tận nhà cho mình, không mất tiền nhưng mình có thể làm donation tùy ý. Mỗi tuần, chúng tôi còn được chính phủ cho người tới giúp dọn dẹp, lau chùi nhà cửa và giặt quần áo ... trong 8 tiếng đồng hồ. Khoẻ re !
Tôi hỏi đùa: Trước đây, ở Việt Nam, ông bà làm chức tước gì và khi sang Mỹ, làm công cán gì mà sướng vậy?
- Ở Việt nam, tôi làm thường dân và sang Mỹ, tôi làm phó thường dân chứ có làm cái cóc gì đâu !
Cả khách và chủ nhà khoái chí cười tít mắt “không thấy Tổ quốc đâu” !
Ở tuổi này mà hai ông bà, mỗi người một computer, có máy in, hai tủ sách nhiều ngăn gồm các sách Việt ngữ và Anh ngữ, sách nghiên cứu về dược liệu, đông y, nam dược, sách về văn học nghệ thuật, lịch sử Việt nam và thế giới cận đại... Tôi thấy bà đang đọc một tập sách rất dày bằng Anh ngữ "Triumph of the American Nation". Bà già tóc bạc phơ, mắt còn sáng và lanh lợi. Bà thường xuất hiện chỗ đông người vào dịp Tết, ngày hội cộng đồng. Bà khen ông tuy già hơn bà mà vẫn năng động, vẫn ham đọc, vẫn lướt internet, viết báo, nghiên cứu, sưu tầm, trích dịch nhiều tài liệu hay và hữu ích để phổ biến cho mọi người ! Nhờ vậy mà nay, trí nhớ của ông vẫn còn sắc bén và có thêm nhiều bạn trên internet ở khắp mọi nơi. Ông còn đi thông dịch giúp cho các đồng hương thi quốc tịch, đi khám bệnh ở bệnh viện hoặc đến các cơ quan xã hội ... Ông cũng khen bà đã cả đời giúp đỡ ông trong đời sống và cả trong sự nghiệp của ông...! Tôi xin tặng ông bà câu nói rất hay của A. Hamilton : "Trên đời này, không gì vĩ đại bằng con người. Trong con người, không gì vĩ đại bằng trí tuệ !" Cả hai ông bà đều mỉm cười khiêm tốn : "Chúng mình đã thuộc về quá khứ lỗi thời. Thời gian chỉ còn tính bằng tháng bằng năm!"
Ông bà Phan tặng tôi tập sách "Những Phương Thuốc Dân Gian", tác phẩm do ông sưu tầm và trích dịch, xuất bản năm 2006, được nhiều người trân trọng và mua về giữ trong tủ sách gia đình.
Tôi cũng chân tình tặng ông bà tập tranh "Chân dung Gia đình và Bạn bè", tác phẩm hội hoạ của tôi in năm 2006. Bà ngắm bức chân dung tự hoạ của tôi : " Trông ông còn phong độ thế này mà sao ông tự hoạ thấy mà não nề thế ?
- Vâng, cách đây ba mươi năm, khi còn ở trong nước, vợ tôi chỉ cầu mong tôi sống đến tuổi sáu mươi là phúc đức lắm rồi !
- Sao đến nỗi vậy ?
- Tôi bệnh hoạn (bị lao phổi) phải chữa chạy mất vài năm. Năm 1981, số phận đen tối đưa đẩy tôi tới "cửa quan". Tôi "nghỉ mát" tại khách sạn Hilton (Hoả lò Hà nội) gần hai năm trời ...
- Rồi sao nữa ?
- Họ có nghi vấn là tôi ở trong nhóm tổ chức chống đối tại trường Mỹ thuật công nghiệp. Họ "giam đểu" mà họ gọi là "giam cứu". Không có bằng chứng, họ thả tôi vô điều kiện. Ngày đầu tiên, ra khỏi nhà giam, tôi như người mất hồn, chân nam đá chân siêu. Phải mất hàng năm, tôi bị bệnh "tự kỷ ám thị", lúc nào cũng thấy có công an áo vàng săn lùng bắt mình giam vào "địa ngục trần gian"!
- Bây giờ thì sao?
- Tôi "lời" quá rồi !
- Sao lại lời với lỗ ở đây ?
- Bảy mươi năm có dư, nếu theo như điều cầu nguyện của vợ tôi năm ấy !
- Tôi nhận thấy cái tuổi "nhâm ngọ" ở ông có nhiều năng lực và giàu nội công, không dễ gì bị "quật ngã" đâu!
- Ông đúng là "thày tướng đoán dựa"!
- Nhưng có một việc mà ông chẳng bao giờ có thể đạt được !
- Điều gì vậy ?
- Chẳng bao giờ trở thành ông nội như tui !
Cả ba người chúng tôi lại cười tít mắt "không thấy Tổ quốc đâu" !
- "Ông nội" không quan trọng đối với tôi! Tôi hỏi ông bà, bấy nhiêu năm nay, ông bà đang được hưởng "lộc" của mấy nàng “công chúa” hay là của mấy " cậu ấm" ?
- Ừ thì con gái nó vẫn gần gũi và tình cảm với mình hơn...!
Điều mà chúng ta cần được tâm sự với nhau là cái TÂM của mình phải được thanh thản!
Người già thường hay ôn lại quá khứ, quá khứ mộng mơ, quá khứ êm đẹp và quá khứ đau khổ, phũ phàng nữa !
- Ông bà có hiểu không, có một điều trong ký ức đời tôi, một sự lớn mà tới gần hai phần ba cuộc đời, tôi phải bươn chải tại quê nhà, một thời đen tối. Ai cũng phải "gồng mình" để lo toan, cực nhọc. Ai cũng phải mánh mung, giành giật, có khi còn lừa đảo nhau... để có được MIẾNG ĂN ! Cái tội mất sổ gạo, mất sổ hộ khẩu là coi như đời đi tong ! Những kỷ niệm về sự đói, sự khát... còn lởn vởn, hằn sâu trong ký ức tôi !
Tôi nhớ một hôm, ông hoạ sĩ nổi danh (BQN) là bạn tôi đang say mê sáng tác tác phẩm của mình, bỗng nhiên bị ngất xỉu, gọi xe cấp cứu đưa tới bệnh viện. Sau một giờ khám xét, bác sĩ cho về và kết luận : bệnh nhân bị đói quá nên hạ đường huyết. Vợ ông ta đến kịp thời, cho ông đi ăn và ông ta hồi phục.
Trong đại hội nhà văn toàn quốc năm ấy, nhà văn lỗi lạc Nguyễn Tuân cũng đang ở tuổi già. Khi ông xuất hiện, hầu như cả hội trường đều để ý nhìn ông. Nguyễn Tuân lặng lẽ đặt chiếc cặp da và thận trọng để mớ rau muống đã héo hắt lên bàn ! Có người mỉm cười, có người cười to. Đương nhiên có nhiều đại biểu ứa nước mắt ! Có biết bao nhiêu chuyện, những kỷ niệm khó quên về đời sống vật chất, về tình con người mà tôi đã nếm trải, đã tai nghe mắt thấy ở quê hương tôi một thời "bao cấp" đầy thê lương ảm đạm !
- Thôi, ta đừng "ăn cơm mới nói chuyện cũ " nữa, buồn não ruột! Hiện nay, ông bà đang say mê với công việc gì để vui sống?
- Chúng tôi đang mời mọi người cùng rong chơi trên website THÀNH PHỐ GIÓ http://bachhacthanhphogio.blogspot.com - Tính đến sáng hôm nay (25-5-2011), đã có 4020 khách với 15527 lượt xem.
- Rất hay và thú vị.
- Trước đây, tôi cũng đã từng làm hướng dẫn viên du lịch, đã đặt chân tới nhiều danh lam thắng cảnh của đất nước... Nay tuổi già, không gì vui thú bằng tìm lại chốn cũ tình xưa trên quê hương mình và trên thế giới bằng con đường internet... Đây cũng là một cách tập luyện trí óc của mình khỏi mụ mẫm vì tuổi già. Ông Phan tâm đắc với tôi như thế.. .
Tháng 9 năm 2004, tôi vinh dự được đài truyền hình Hoa kỳ (WTTW-11) giới thiệu trong chương trình Nghệ thuật Á đông... Một trong mười hai câu hỏi : "Ông sẽ làm gì trong những năm tháng tuổi già ?".
Tôi trả lời : "Vẽ tranh, làm thơ và đi bộ!"
Để kết thúc buổi tâm sự về "đời sống tuổi già" với ông bà Phan và các bạn già, tôi xin trích dẫn một câu bất hủ trong ngạn ngữ Nga: "Người có sức khoẻ có một trăm ước muốn. Người không có sức khoẻ chỉ có một ước muốn duy nhất, đó là sức khoẻ !"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét