Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

THƯỜNG XUYÊN TẬP THỂ DỤC GIÚP CẢI THIỆN TRÍ NHỚ VÀ KỸ NĂNG SUY LUẬN

THƯỜNG XUYÊN TẬP THỂ DỤC GIÚP CẢI THIỆN TRÍ NHỚ VÀ KỸ NĂNG SUY LUẬN
Nguồn: Internet

Có nhiều lý do thích hợp để vận động cơ thể thường xuyên. Những lý do quan trọng bao gồm nguy cơ phát triển bệnh tim, đột quỵ (stroke: tai biến mạch máu não) và bệnh tiểu đường (đái tháo đường). Có thể bạn muốn giảm cân, hạ huyết áp, ngăn ngừa chứng trầm cảm hoặc có một thân hình cân đối hơn. Đây là một lý do khác nữa, đặc biệt áp dụng cho những người gặp phải tình trạng não sương mù (brain fog) khi có tuổi: tập thể dục giúp thay đổi não bằng cách bảo vệ trí nhớ và những kỹ năng suy luận.

Trong một nghiên cứu được thực hiện tại trường Đại học British Columbia (University of British Columbia), các nhà nghiên cứu đã tìm thấy rằng tập thể dục aerobic thường xuyên, loại hình thể dục giúp cho tim và các tuyến mồ hôi của bạn hoạt động mạnh hơn, có khả năng làm tăng kích thước cấu trúc hải mã trong não (hippocampus), khu vực não liên quan đến khả năng học hỏi và khả năng ghi nhớ ngôn ngữ (verbal memory). Các môn rèn luyện thể lực, tạo thăng bằng và tạo độ rắn chắc cho cơ đã không mang lại những kết quả tương tự. Các kết quả này đã được đăng trên Tạp Chí Y Tế Thể Thao Anh Quốc (British Journal of Sports Medicine). 


Phát hiện này xuất hiện ở một thời điểm quan trọng. Các nhà nghiên cứu nói rằng, trên thế giới, cứ mỗi 4 giây thì có một trường hợp mới của bệnh mất trí nhớ được phát hiện. Họ ước tính rằng vào năm 2050, sẽ có hơn 115 triệu người mắc bệnh mất trí nhớ trên toàn thế giới.

Thể dục và não bộ
Thể dục giúp trí nhớ và kỹ năng suy luận qua những cách trực tiếp và gián tiếp. Những lợi ích của tập thể dục đến trực tiếp từ khả năng làm giảm tính năng đề kháng insulin (insulin resistance), giảm viêm và kích thích sự phóng thích các yếu tố tăng trưởng (growth factor) – các chất hóa học trong não ảnh hưởng đến sức khỏe của các tế bào não, sự phát triển của các mạch máu mới trong não và thậm chí cả sự phong phú cũng như sự sống còn của các tế bào não mới.
Một cách gián tiếp, tập thể dục giúp cải thiện tâm trạng và giấc ngủ cũng như làm giảm căng thẳng và lo âu. Những rối loạn trong các lĩnh vực này thường xuyên gây ra hoặc góp phần gây ra tình trạng suy giảm nhận thức.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng các khu vực não kiểm soát suy nghĩ và trí nhớ (vỏ não trước trán và vỏ thùy thái dương giữa) ở những người tập thể dục có thể tích lớn hơn so với những người không tập thể dục. “Thậm chí còn thú vị hơn là sự phát hiện cho thấy rằng việc tham gia vào chương trình thể dục vừa sức trong 6 tháng hoặc 1 năm được xem có liên quan đến sự gia tăng thể tích ở một số khu vực não”, theo lời của bác sĩ Scott McGinnis, bác sĩ chuyên khoa thần kinh tại bệnh viện Brigham and Women’s Hospital và là một giảng viên môn thần kinh học tại trường Đại Học Y Khoa Harvard (Harvard Medical School).

Tiến hành thử nghiệm
Vậy thì bạn nên làm gì? Hãy bắt đầu tập thể dục! Chúng tôi không biết chính xác loại hình thể dục nào là tốt nhất. Hầu hết các nghiên cứu đều xem xét môn đi bộ, bao gồm cả nghiên cứu mới nhất. “Có khả năng là những loại hình khác của môn thể dục aerobic giúp cho tim bạn bơm máu có thể mang đến những lợi ích tương tự,” bác sĩ McGinnis nói.
Cần tập thể dục trong bao lâu? Những người tham gia cuộc nghiên cứu thực hiện việc đi bộ nhanh trong 1 giờ, 1 tuần hai lần. Đó là 120 phút tập thể dục với cường độ vừa trong một tuần. Những đề xuất tiêu chuẩn yêu cầu khoảng nửa tiếng vận động cơ thể ở cường độ vừa đa số các ngày trong tuần hay 150 phút mỗi tuần. Nếu cường độ tập như vậy có thể làm bạn nản chí thì hãy bắt đầu tập vài phút mỗi ngày và tăng dần thời gian tập lên 5 hay 10 phút mỗi tuần cho đến khi bạn đạt đến mục tiêu của mình.
Nếu bạn không muốn đi bộ, hãy xem xét các loại hình thể dục với cường độ vừa phải khác chẳng hạn như bơi lội, leo cầu thang, tennis, bóng quần (squash) hoặc khiêu vũ. Đừng quên rằng những công việc nhà hàng ngày cũng được xem là hình thức tập thể dục, lau sàn nhà, quét lá hoặc bất kỳ hình thức hoạt động nào có thể làm tim bạn đập mạnh mà giúp bạn toát nhẹ mồ hôi.


VUI MỘT CHÚT

VUI MỘT CHÚT
Sưu tầm


TUỔI GIÀ GIÀU CÓ 
Bạc đầy đầu 
Vàng đầy răng
Đá trong thận
Đường trong máu 
Chì trong chân
Sắt trong gân 
Và không ngừng sản suất khí thải thiên nhiên !
Chắc bạn không biết tuổi già đã tích tụ bằng đó tài sản. Vậy thì chúng ta đã giàu có quá rồi, phải không ? 

HÚ HỒN
Tôi và bạn gái xinh đẹp của tôi đã hẹn hò được hơn 1 năm và chúng tôi đã quyết định đi đến hôn nhân trong thời gian tới. Mọi thứ đều tươi đẹp đối với tôi trong thời gian này chỉ có một điều duy nhất làm tôi phân tâm đó là ....... cô em gái xinh đẹp của bạn gái tôi. Cô em vợ tương lai của tôi năm nay 22 tuổi, hay mặc những chiếc áo bó sát người và thường thì là không mặc áo trong. Cô ấy luôn cúi thấp người mỗi khi đứng cạnh tôi và dường như luôn để cho tôi một góc nhìn không thể "chuẩn" hơn. Tôi không thể không để tâm tới chuyện này bởi vì cô em vợ tương lai của tôi không bao giờ làm điều tương tự với những người khác.
    Vào một ngày đẹp trời, cô em vợ tương lai bé bỏng và xinh đẹp của tôi gọi điện thoại cho tôi và mời tôi đến nhà để kiểm tra lại giấy mời cho đám cưới. Khi tôi đến, chỉ có mình cô ở nhà, cô đến bên tôi và thì thầm với tôi rằng cô rất yêu tôi và không thể cưỡng lại được tình cảm của mình. Cô nói rằng cô muốn có tôi dù chỉ một lần trong đời trước khi tôi làm đám cưới với chị của cô ta.
    Lúc đó, tôi không thể thốt ra một lời nào và cảm thấy rất lúng túng thì cô ta nói "bây giờ em sẽ lên phòng của em trên gác, nếu anh muốn thì hãy lên đó với em".
    Tôi đứng im như pho tượng và nhìn cô ấy đi lên gác. Tôi đứng đó như vậy một lúc rồi quyết định quay lại thẳng tiến ra cửa trước. Tôi mở cửa và đi thẳng đến chiếc ô tô của mình. Thì lạ chưa kìa, trước mắt của tôi là cả gia đình nhà vợ chưa cưới của tôi đang đứng đó và vỗ tay. Với đôi mắt rơm rớm nước và giọng nói xúc động, Bố vợ tương lai của tôi nói:
    - Gia đình ta rất vui sướng khi con đã vượt qua được thử thách đầu tiên của gia đình. Ta sẽ không thể tìm đâu ra được thằng rể nào xứng đáng hơn cho con gái của ta!
    Chàng rể (lẩm bẩm): - May mình để quên bao cao su ở ngoài xe, chứ không thì…

KHÁC NHAU
Vợ hỏi chồng làm nghề duyệt phim :

- Giữa em và điện ảnh khác nhau thế nào ?

- Khác nhau ở chỗ, nếu phim nào không thích thì anh bỏ nó đi, còn với em thì không thể !...

TỤC NGỮ VIỆT NAM
Bốn người khách vốn thuộc hạng văn thi sĩ ... vào một quán nhậu. Trong khi chọn món ăn, cô hầu bàn đến cười duyên:
- “Em rót bia cho mấy anh nhé?”
Anh A liền tán: 
- “Xin lỗi, em mỹ danh là gì, ở đâu ?”
Cô cười dịu dàng: 
- “Hỏi quê… rằng biển xanh dâu,
Hỏi tên… rằng mộng ban đầu đã xa”. 
Anh B vỗ đùi: 
- “Úi chà ! Giỏi thơ thiệt! Tuyệt vời! Rót bia đi!”.
- “Dạ, cảm ơn quí anh”.
Anh C đon đả:
- “Lấy thêm ly, mời Em cùng ngồi uống cho vui”.
- “Dạ”.
Thế là bàn có một bông hồng giữa đám sỏi đá. Anh D mời tất cả cụng ly :
- “Coi bộ em giỏi thơ văn nhỉ?”.
Cô cười rất duyên:
- “Em cũng học mót chút ít để góp chuyện cho vui mà! Quí anh không thấy phiền chứ ? Chắc quí anh giỏi văn thơ lắm thì phải?”
Anh A xoa bụng, ưỡn ngực:
- “Cũng đủ xài. Ai hỏi gì nói nấy. Nhất là lãnh vực văn học, không bao giờ bị kẹt”. 
- “Thế là quá giỏi rồi. Vậy, em đố các anh về lĩnh vực văn học nhé?”
Cả bàn nhốn nháo hẳn lên, vui như cá gặp nước. Họ là nhà giáo, nhà thơ, nhà văn cả … hớn hở cụng ly chờ đợi cuộc vui. 
Cô gái cười, cất giọng oanh vàng: 
- “Nếu có một ông khỏa thân” (trần truồng) cõng một ông cũng khỏa thân… Câu tục ngữ nào tả được cảnh này ?”.
Bốn vị khách không tìm ra câu tục ngữ nói về trường hợp hy hữu này … Anh C thẳng thắn: 
- “Chúng tôi thua. Cô giảng đi!"
Cô gái bình tĩnh giải thích: 
- "Này, một ông khỏa thân cõng trên lưng một ông cũng khỏa thân… Lúc ấy sẽ có tình trạng mà tục ngữ nói: Gậy ông đập lưng ông."
- “Úi trời! Đúng quá”
Cả bàn cười rộ. Vừa rót thêm bia, cô gái vừa đố tiếp: 
- “Cũng cái ông khỏa thân ấy, ông ta nhảy tõm xuống ao, tục ngữ nói sao nào?”
Bốn vị khách lại bí … Họ lại yêu cầu cô gái giải đáp. Cô cười tủm tỉm : 
- “Ông khỏa thân mà nhảy xuống ao sẽ gây nên cảnh: Chim sa cá lặn."
Cả bàn cười vang như pháo tết. 
- “ Úi trời ! Đúng quá đi. Cá trông thấy chim hãi quá phải lặn là cái chắc !”
Thừa thắng xông lên, cô ta đố tiếp: 
- “Thưa quí anh, cũng cái ông khỏa thân ấy, ông ta ngồi lên hòn đá, tục ngữ bảo sao nào ?”
Bốn khuôn mặt thông minh kia lại đờ đẫn. Cô gái thong thả giải thích: 
- “Ông khỏa thân ngồi lên hòn đá, lúc ấy tục ngữ phán rằng: Trứng chọi đá !"
Cả bàn cười vang. Ông D hăm hở : 
- “Đúng quá đi chớ. Trứng này không bể được! Còn nữa không?
Cô gái tiếp : 
- "Cũng cái ông khỏa thân đó nữa, nay lại ngồi bệt xuống đất không chịu đứng dậy thì theo tục ngữ, quý anh nói sao ?"
Bốn khuôn mặt sáng láng trông thật thảm thương, bí rị. 
Cô gái tiếp : 
- "Cái ông khỏa thân ngồi bệt xuống đất diễn ra cảnh mà tục ngữ gọi là Đất lành chim đậu. Đúng chưa ?"
Cả bọn cười vang... và nâng ly khen ngợi cô gái.




Thứ Ba, 29 tháng 7, 2014

BA TỶ PHÚ NGƯỜI VIỆT KHIẾN DÂN MỸ NỂ PHỤC

BA TỶ PHÚ NGƯỜI VIỆT KHIẾN DÂN MỸ NỂ PHỤC
Theo Trí Thức Trẻ

Câu chuyện về những người Việt Nam, gốc Việt ở nước ngoài, có lẽ là câu chuyện chưa bao giờ kể hết. Có những góc khuất còn nhiều vất vả nhưng cũng có những tấm gương vươn lên, thành công, ghi dấu ấn khiến nhiều người nể phục. Thậm chí họ còn nhận được cả sự nể phục, ngưỡng mộ và kính trọng từ bạn bè khắp năm châu.
Cuộc sống phát triển, những khoảng cách như được kéo gần lại, tài năng, bản lĩnh của con người cũng có dịp được phát huy và tỏa sáng.
Trên thế giới, có rất nhiều tỷ phú gốc Việt đã chứng minh được thành công của họ, đặc biệt là ở ngay chính những thiên đường kinh doanh của đất nước sở tại.
Bằng khả năng, sự nhạy bén trong kinh doanh, tư duy linh hoạt mà những tỷ phú này đã khiến người dân Mỹ, giới kinh doanh ở nơi được đánh giá là sôi động bậc nhất thế giới cũng phải kiêng dè.

Chính E.Chu - Người "đạo diễn" kế hoạch thu mua tập đoàn Dell
Trong giới đầu tư tài chính Mỹ, cái tên Chính E.Chu là một cái tên vô cùng quen thuộc mà mỗi khi nhắc đến mọi người phải kiêng nể.
Hiện tại, Chính E.Chu đang là giám đốc cấp cao của tập đoàn đầu tư tài chính Blackstone (Mỹ). Chính E.Chu sở hữu trong tay số tài sản lên tới 1,1 tỷ USD. Biệt tài mà mọi người nhớ tới ông chính là khà năng "đạo diễn" hàng loạt vụ thương thuyết cho Blackstone. Nhiều người nói đùa rằng "không có thương vụ nào tuột khỏi tay Chính E.Chu".
Chính E. Chu (Chính Chu) sinh năm 1966 tại Việt Nam. Năm 1975, ông cùng gia đình di cư sang Mỹ với vốn liếng chỉ vài trăm USD. Vừa đi học, ông Chu vừa đi bán sách lẻ và giao đến tận nhà. Chu có bằng cử nhân Tài chính tại Đại học Buffalo, một trường công tại New York (Mỹ). 
Bằng khả năng của mình, Chính E.Chu đã lần lượt "thu mua" rất nhiều tập đoàn, công ty... , thu lại khoản lợi nhuận vô cùng béo bở và trở thành một cái tên khiến phố Wall phải kiêng dè.
Bài học thành công của Chính E.Chu chính là sự kiên trì theo đuổi mục tiêu. Theo ông, chỉ cần bạn có mục tiêu và kiên trì theo đuổi nó thì thành công sẽ không quay lưng lại với bạn.
Chính E.Chu được đánh giá cao ở khả năng phân tích và nhạy bén về tài chính.
Ông còn khiến phố Wall phải kiêng nể khi trở thành "đạo diễn" cho kế hoạch thu mua lại Tập đoàn máy tính Dell với giá khoảng 25 tỷ USD.
Chính E.Chu là chồng của ca sĩ Hà Phương (thứ hai trong số 3 chị em Cẩm Ly, Minh Tuyết, Hà Phương). Ngoài công việc kinh doanh, hai vợ chồng Chính Chu còn tổ chức và điều hành một số hoạt động từ thiện và có 2 quỹ riêng: Vietnam Relief Effort và Ha Phuong Foundation. Cả hai vợ chồng thường xuyên về Việt Nam tham gia các hoạt động từ thiện ở nhiều vùng quê nghèo.

Charlie Tôn Quý - Ông hoàng của nghề nail
Người ta nói rằng việc làm dễ kiếm ra tiền nhất của người Việt tại Mỹ chính là làm nail (nghề chăm sóc móng tay, móng chân). Tuy nhiên, Charlie Tôn Quý lại không muốn nghề nghiệp này chỉ là một trong những nghề tạm bợ, ông đã khiến nó trở thành một "thiên đường hái ra tiền".
Với khởi điểm chỉ là một vài tiệm nail đầu tiên, Charlie Tôn Quý đã bắt đầu kế hoạch vươn xa hơn nữa của mình bằng cách đưa tiệm nail vào các siêu thị, cửa hàng...
Charlie Tôn Quý trong buổi khai trương cửa hàng (đứng thứ 2 từ trái sang).
Một thời gian sau, gần 1,200 cửa hàng nail của Charlie Tôn Quý đã có mặt trên toàn nước Mỹ. Charlie Tôn Quý đã thành công khi đưa thương hiệu Regal Nails trở nên nổi tiếng khắp toàn nước Mỹ. Không những thế, ông cũng giúp rất nhiều lao động Việt Nam có việc làm trong các cửa hàng nail của mình.
Hiện tại, với gần 1.200 cửa hàng nail, thu nhập bình quân của Regal Nails là khoảng 500 triệu USD mỗi năm. Không dừng lại tại đó, Regal Nails đang tham vọng đưa thương hiệu ra toàn thế giới.

Trung Dung - Điển hình cho "Giấc mơ Mỹ"
Năm 1984, Trung Dung mới 17 tuổi và đến Mỹ với 2 USD trong tay. Tuy nhiên, ông đã khiến cho cả nước Mỹ phải e dè và nể phục vì khả năng vươn lên của mình. Với khả năng kinh doanh, sự nhạy bén trong lĩnh vực công nghệ, ý chí không sợ khổ, sợ khó đã giúp Trung Dung trở thành một điển hình trong cuốn sách Giấc mơ Mỹ của tác giả Dan Rather.
Để sống và hoàn thành việc học, Trung Dung đã phải lao động một cách cật lực và làm bất kỳ việc nào có thể.
Mặc dù vậy, chàng thanh niên nghèo năm nào vẫn hoàn thành chương trình tiến sĩ và bắt đầu làm việc khởi điểm tại Công ty phần mềm thương mại điện tử OpenMarket.
Một thời gian sau, Trung Dung rời OpenMarket để thành lập công ty OnDisplay vào năm 1996. Với thành công của mình, Trung Dung đã khiến phố Wall kiêng dè về khả năng phát triển trong ngành Internet Mỹ, vốn là thế mạnh của đất nước này.
Tính đến năm 2000, Trung Dung được cả nước Mỹ biết đến với món "hời" lợi nhuận gần 1,8 tỉ USD từ thương vụ bán cổ phần của OnDisplay.

SÔNG HÀN ĐÀ NẴNG

SÔNG HÀN ĐÀ NẴNG

Sưu tầm

Một đêm ngắm sông Hàn Đà Nẵng của lữ khách lang thang

Mỗi lần đi du lịch Đà Nẵng, tôi đều không bao giờ lỡ một đêm nào để ngắm sông Hàn. Tôi không biết người dân ở đây thế nào, riêng tôi - một người con xa quê - mỗi khi ngắm sông Hàn là mỗi lần trong tôi gợi nên những cảm xúc riêng giữa cái bộn bề vội vã của cuộc sống này.
Đà Nẵng được mệnh danh là thành phố du lịch, là thành phố đáng sống nhất cả nước, là nơi có những bãi biển tuyệt đẹp, quyến rũ nhất hành tinh … và rất nhiều những mỹ từ khác mà người ta ưu ái dành cho thành phố này. Thật ra, tôi không quan tâm lắm đến những điều đó, chỉ biết rằng mỗi khi đến đây, những cảm xúc trong lòng tôi không thể giấu nổi trước cảnh sông núi hữu tình, cảnh dòng sông Hàn mềm mại uốn lượn quanh con phố và nhịp sống của người dân ở đây cũng nhẹ nhàng như dòng sông quê hương họ vậy.

Đà Nẵng có rất nhiều các cây cầu đẹp và nổi tiếng cả nước: cầu sông Hàn, cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý, cầu Thuận Phước … và vài cây cầu khác mà tôi không nhớ hết. Theo thói quen du lịch bụi của tôi, tôi thường đi vòng quanh thành phố, lên rồi xuống các cây cầu để ngắm nhìn cuộc sống của người dân Đà Nẵng khi đêm về. Cầu sông Hàn và dọc đường Bạch Đằng là nơi tôi thích nhất. Ở đây gợi lên trong lòng người một chút hoài niệm, chút lơ đãng trong một buổi tối gió lạnh người.

Con sông Hàn Đà Nẵng chảy vào thành phố tạo nên hai bờ Đông – Tây và những nhịp cầu bắc ngang. Đi dọc tuyến đường Trần Hưng Đạo và hít một hơi thật sâu, tôi cảm nhận được vị mặn của biển, vị ngọt mát của gió trời, xa xa là tiếng còi xe và những âm thanh nhộn nhịp của cuộc sống. Bên kia sông, từng dòng người chậm rãi đi bộ dạo mát, có những người tập dưỡng sinh, khiêu vũ hay những cậu bạn trẻ hào hứng lướt patin vi vu trên vỉa hè đường Bạch Đằng. Phải nhìn từ xa mới thấy được, cuộc sống của người Đà Nẵng thật nhẹ nhàng và thư thái biết bao nhiêu, khác xa với Hà Nội là nơi tôi đang sống, một thành phố hiện đại và xô bồ.

Chỉ dừng chân ở Đà Nẵng vài ngày thôi nhưng trong tôi đã thấm đẫm cái tình người chân chất và giản dị nơi đây. Những con người miền Trung không cầu kì hoa lệ, không quá khép nép hay quá phóng khoáng, họ hồ hởi và cởi mở theo một nét rất riêng. Đà Nẵng chỉ như một “kẻ qua đường” ngang qua cuộc chu du của tôi nhưng những gì thành phố này để lại là mãi mãi, sâu sắc và thấm tình.


Chủ Nhật, 27 tháng 7, 2014

ĐƯỜNG CHIỀU LÁ RỤNG

ĐƯỜNG CHIỀU LÁ RỤNG
Nhạc: Phạm Duy
Tiếng hát: Ca sĩ Quỳnh Giao
PPS: Bùi Phương

 

VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC
Nữ Ca sĩ Quỳnh Giao
Tạ thế ngày 23 tháng 7 năm 2014
Hưởng thọ 68 tuổi


Thứ Năm, 24 tháng 7, 2014

ÁNH SÁNG CUỐI ĐƯỜNG HẦM


ÁNH SÁNG CUỐI ĐƯỜNG HẦM
Phan xuân Sinh

Sau khi lên ngồi phía sau xe taxi, Hiền nói với người tài xế: “Tôi muốn đi tìm nhà người quen ở Thanh Khê. Lâu quá rồi, tôi không đến đây nên chỉ còn nhớ mang máng. Từ ngã ba Thanh Khê vào một con hẻm lớn chừng hai trăm thước rồi lại quẹo phải chừng năm mươi thước, căn nhà đó nằm bên phải. Người bạn tôi tên Lượm, dân cố cựu vùng nầy. Nhờ anh tìm giùm. Anh đừng lo, tôi sẽ bồi dưỡng cho anh hậu hỉ”.
Người tài xế hỏi lại: “Thế chị không tới đây từ bao lâu rồi?”
Hiền trả lời, hình như đã tính trước: “Chừng mười lăm năm”
“Mười lăm năm, biết bao nhiêu vật đổi sao dời, sợ rằng mọi vị thế đều thay đổi, nhận không ra. Hy vọng anh ấy là dân sống ở đây lâu năm thì hàng xóm láng giềng biết sẽ chỉ cho chị, hy vọng không khó lắm”.
Người tài xế cho xe chạy ra đường Hùng Vương, con đường huyết mạch của Đà Nẵng ngày xưa, xe cộ tấp nập nhưng chị không để ý, suy nghĩ miên man. Chị quyết tâm gặp lại Lượm và đứa con gái của chị, sau mười lăm năm chị vượt biên biệt tích, không có một tin tức nào về cha con họ. Dù Lượm có xỉ vả mắng nhiếc chị, có xua đuổi thì chị cũng phải gặp họ để nói một lời xin lỗi, để nhìn lại đứa con gái mà khi chị ra đi nó chỉ mới bốn tuổi. Đứa con mà bao nhiêu năm sống cơ cực ở quê nhà, chị không gửi một đồng bạc nào về cho con bởi lòng ích kỷ vì sợ Lượm sẽ bắt liên lạc, gây khó khăn cho chị. 

Trong lúc chị muốn tránh tất cả, để mọi người nghĩ rằng chị đã chết. Khi ra đi trong lúc Lượm còn trong trại cải tạo, gia đình nghèo khổ, tất cả đồ đạc trong nhà đều bán sạch. Cũng vừa lúc đó có những chuyến vượt biên bán chính thức dành cho người Hoa, chị được một người đàn ông quen biết đề nghị giúp chị với điều kiện chỉ một mình chị đi, con phải để lại. Chị đắn đo bao nhiêu ngày, nếu ở lại với tình trạng nầy mẹ con đều chết đói, chi bằng gửi con về bên nội rồi qua đến Mỹ chị gửi tiền về nuôi con. Chỉ có một con đường nầy giải quyết ổn thỏa bức bách về sự sống còn của chị và con. Thế nhưng oan nghiệt thay…
Xe ngừng trước một con hẻm, tài xế quay qua nói với chị: “Đã đến nơi, chị cứ ngồi trên xe, để tôi xuống hỏi những người quanh xóm nầy có biết ông Lượm còn ở đây không?”
Chị nhìn quanh nhưng không thể nhận ra có cái gì quen thuộc mà trước đây chị sinh sống. Mọi vật đều thay đổi xa lạ. Tự nhiên chị hồi hộp, tim chị đập mạnh không biết chuyện gì sẽ xẩy ra với chị khi đứng trước mặt anh. Bây giờ chị mới thật sự thấy lo lắng. Chị lấy kính đen ra mang để mọi người trong xóm này không ai nhìn ra được chị, người đàn bà có một thời gian dài sống ở đây. Làm sao chị có thể bước xuống xe đi bộ vào con hẻm trước bao nhiêu cặp mắt soi mói nhìn mình. Có phải chăng đây cũng là một hình phạt về cái chuyện mình đã gây ra cho cha con họ. Vì sự ích kỷ của mình, vì gặp một hoàn cảnh nhục nhã mà mình không muốn cho cha con họ biết, nên mình đã cắt đứt liên lạc với chồng con, để bây giờ mọi chuyện đều ngỡ ngàng, cảm thấy xấu hổ.
Người tài xế trở ra nói với chị: “ Anh Lượm còn ở đây, nhưng không có ở nhà, đang bán phở ngoài đường cái. Tôi đưa chị ra đó”.

Xe chạy ra đầu hẻm thì ngừng, quán phở nằm bên kia đường. Chị ngồi trên xe nhìn qua quán phở nhận ra anh ngay. Anh đang đứng phía sau nồi nước lèo đang bỏ bánh phở vào tô cho khách. Vẫn bộ râu mép rậm rạp, vẫn nụ cười luôn luôn trên môi mà ngày xưa anh đã chinh phục chị. Chỉ khác một điều là ngày xưa anh là một phi công, còn bây giờ anh là người bán phở. Chị ôm mặt cúi đầu khóc nức nở, thương cho anh quá nhưng bây giờ làm sao đây. Tóc anh nhuốm bạc, da sạm, đôi gò má hóp đủ biết anh sống trong cơ cực, bần hàn, thế mà bao nhiêu năm nay chị không chi viện một đồng bạc nào cho anh và con để sống. Nghĩ tới sự bạc tình của mình, chị cảm thấy xấu hổ. Làm sao cha con anh không oán trách?
Người tài xế hỏi chị:
“Chị xuống xe, hay còn đi đâu khác?”
“Anh cho tôi xuống đây”. Rồi chị móc ví trả tiền xe, không quên gửi tiền thêm cho tài xế.
Chị vào một quán nước đối diện với tiệm phở của anh bên kia đường, tìm một chỗ ngồi thích hợp để nhìn qua. Chị phân vân không biết làm cách nào để gặp anh, trong lúc khách khứa còn ra vào. Chị gọi một ly café đá rồi hỏi chuyện người bán quán:
“Tiệm phở bên kia đường bán có khá không chị?”
“Phở bình dân rẻ tiền, bán cho khách lao động quen biết, kiếm đủ sống?”
Chị muốn hỏi về đứa con gái của chị, nhưng không biết cách nào chị phải hỏi một cách lòng vòng, mông lung:
“Có một mình anh đó đứng bán, không có ai giúp anh ấy sao?”
“Trước đây thỉnh thoảng có đứa con gái phụ với cha, bây giờ nó đi học xa chỉ một mình ổng làm”.
Chị ngạc nhiên:
“Bộ ở đây không có trường sao mà phải đi học xa?”
“Con bé học giỏi lắm. Lên đại học, ở đây không có ngành đó, nên nó phải vào Sài Gòn”.
Chị cuối mặt thoáng một vẻ vui mừng. Chị nói một cách bâng quơ:
“Bán phở bình dân mà nuôi con lên đại học, giỏi thiệt”.
Người bán quán dừng tay pha café, nhìn chị như soi mói và trách móc một cách nhẹ nhàng:
“Ông đó có vợ đi Mỹ nhưng biệt tích, nghe nói bà ta có chồng khác không giúp gì cho cha con ông ấy hết. Tệ thật”.

Một lời cố ý hay vô tình đã làm cho chị thấm đau. Một người dưng bên ngoài không ở trong cuộc, nhưng thấu hiểu được hoàn cảnh của cha con anh, lời của họ như muối xát vào mặt chị, huống gì cha con anh làm sao tránh được sự phẩn nộ? Chị tự hỏi có nên gặp anh ngay bây giờ không? Chị có chịu nổi sự chửi bới nặng nề của anh giữa lúc tiệm đang có khách, có mặt những người lạ.
Chị hỏi người bán café:
“Quán phở bên kia mấy giờ mới đóng cửa?”
“Sắp đóng cửa bây giờ. Quán chỉ bán buổi sáng và trưa, hai giờ chiều đóng cửa để ông ấy đi chợ lấy hàng về nấu, chuẩn bị cho sáng mai. Ngày nào cũng vậy, tội nghiệp”.
“Anh ấy không lấy vợ khác sao?”
“Ông ấy bảo rằng mình nghèo quá không lo cho người ta trọn vẹn, làm khổ thêm một người nữa, mình không đành. Thôi ở vậy nuôi con. Ông ấy cũng có nhiều bà thương, cũng có bà lắm của nhiều tiền, nhưng ông không màng tới, hình như ông sợ chuyện lấy vợ. Một con chim bị thương nên sợ hãi tiếng bật của cung”.

Chị cuối xuống, khóc nức nở như có ai thọc trúng yếu huyệt. Sau cơn giằng xé con tim, chị gỡ kiếng đen ra lấy khăn lau nước mắt. Ngày xưa anh đẹp trai, một trung úy phi công bay bướm. Nhưng khi kết hôn với chị, anh từ bỏ tất cả các thú vui về sống với vợ con. Lương trung úy của anh cộng với lương giáo viên của chị, hai vợ chồng không giàu có nhưng sống thoải mái. Những ngày sống với nhau thật hạnh phúc, buổi chiều anh chở vợ con trên chiếc xe lambretta đi hóng mát trên bờ sông Hàn. Thứ bảy gửi con cho bà ngoại, vợ chồng đi xem ciné hay nhảy đầm. Một khoảng thời gian ngắn đó đã cho chị hiểu được thế nào là hạnh phúc, mà suốt cuộc đời sau nầy chị không thể nào tìm lại được. Chính chị là người đánh rơi mất cái hạnh phúc tuyệt vời đó, chối bỏ chồng con, chạy theo một thứ danh lợi phồn hoa. Đày ải anh và con lâm vào cảnh bần cùng tồi tệ. 
Chị nói thật với người bán café:
“Tôi là vợ của anh Lượm trước đây và là mẹ của cháu Hậu. Không ngờ rằng tôi đã gây ra nhiều oan nghiệt cho cha con họ quá. Chính tôi cũng không thể tha thứ cho lầm lỗi của mình, thì làm sao tôi đòi hỏi chồng và con tôi tha thứ cho tôi được”.
“Tôi không ngạc nhiên, vì Hậu giống bà như đúc. Khi nghe bà hỏi thăm ông Lượm là tôi có linh tính đoán ra được bà là vợ của ông ấy trước đây. Bà cứ qua đó gặp ổng, chắc ông mừng lắm”.
“Không đâu. Tôi nghĩ anh ấy có thể giết tôi cho hả giận, nhưng tôi không sợ. Có lẽ như vậy tôi cảm thấy thanh thản hơn”.
Chị trả tiền café, đứng dậy, cám ơn, rồi băng qua đường. Người bán hàng nhìn theo chị vừa lo lắng, vừa thương hại, và cũng vừa có chút trách móc. Anh đang chuẩn bị đóng cửa tiệm, chị bước tới đứng phía sau, gọi khẻ:
“Anh Lượm”.
Anh quay lui, sững sờ, mắt anh sáng rực, đôi mày anh nhíu lại, rồi anh thốt lên:
“Hiền đó à, khỏe không em?”

Em không muốn anh hỏi em như vậy. Hãy tát vào mặt em, chửi rủa hành hạ em và nếu cần có con dao thái thịt trên bàn, anh có thể chém em một nhát. Em sẳn sàng tất cả rồi, phải dùng những phương tiện tồi tệ nhất đối với em chứ đừng nhỏ nhẹ với em như vậy. Em không có quyền nhận sự mềm mỏng, sự tha thứ nào của Anh và con…
“Hiền vào quán, anh khóa cửa. Chúng ta nói chuyện không có ai quấy rầy”
Chị nhìn quanh cửa tiệm, vỏn vẹn có năm cái bàn nhỏ, một quày tính tiền, hai bếp lò than kê sát vách tường. Một quán phở bình dân dành cho dân lao động. Tài sản sơ sài của anh khoảng chừng một trăm dollars, thế mà nuôi con ăn học đàng hoàng. Chị kéo ghế ngồi vào bàn, hai tay chống trên bàn mặt cúi xuống, chị gỡ kính ra lau nước mắt, nhưng nước mắt cứ trào. Chị khóc cho ai, cho chị hay cho anh? Chị không còn phân biệt được, nhưng có một điều nước mắt sẽ làm cho người đàn ông phấn chấn và xiêu lòng. Anh kéo ghế ngồi đối diện, không nói một lời, nhìn chị khóc cho hả bớt sự tức tối, đay nghiến chính mình. Sau một hồi lâu, anh mới lên tiếng:
“Em đừng chống tay lên bàn dơ tay áo. Hôm nay anh chưa lau bàn”.
“Anh đừng lo, cái dơ bẩn nầy nhằm nhò gì cái dơ bẩn của em đang mang trong người. Mọi người biết chuyện đều xa lánh khinh bỉ em, chửi rủa mắng nhiếc em. Còn anh, sao anh lại tiếp em, không hành xử thô bạo với em, để cho hả dạ mà em đã gây ra cho anh…”
Anh nhìn chị rồi cười:
“Như vậy thì ích gì cho anh? Thú thật với em, từ lâu anh không còn biết giận hờn là gì cho nên lòng anh mới được thanh thản. Nếu cứ mang hận thù mãi trong người, chồng chất cái nầy lên cái kia, đến bây giờ chắc nó đã dìm anh chết mất. Nhưng thôi, lâu quá mới gặp em, nói chuyện khác cho vui”.
“Chuyện gì với em cũng không thể vui được. Từ khi ngồi trên máy bay em khóc mãi cho đến bây giờ. Em nghĩ gặp anh, em sẽ bị xua đuổi, sẽ bị nguyền rủa thậm tệ. Em đã chuẩn bị những tình huống xấu nhất. Dù thế nào, dù có chết em cũng phải gặp anh và con, để cho em thấy được mặt, rồi sau đó ra sao cũng mặc”.

“ Cái gì mà ghê gớm đến thế. Tụi mình cũng đã bắt đầu mấp mé đến tuổi già, không bằng lòng cái gì thì nói với nhau, gây cho nhau khó khăn để làm gì? Con Hậu nó đi học ở Sài Gòn, em cần thì anh cho địa chỉ để vào gặp nó. Còn anh bao giờ cũng vậy, tà tà sống qua ngày, không còn bị ràng buộc những bon chen, những tranh giành. Bây giờ anh không còn gì để mất, một cơn bão đã bật tung cội rễ, một canh bạc đã làm khánh tận. Có ngồi than thân trách phận cũng chẳng được gì. Chi bằng mình gạt bỏ tất cả để sống cho mình, cho con. Đủ rồi”.
Chị ngồi trước mặt anh, cách nhau một cái bàn, có thể nắm lấy tay nhau được. Thế nhưng sao hai người có một khoảng cách rộng lớn quá. Anh sống cho mình, cho con, nhưng chị cứ nghĩ anh đang sống cho tha nhân, lòng anh mở toang. Anh rộng lượng như Bồ Tát, tính tình anh thay đổi một cách lạ kỳ. Ngày xưa chị khiếp sợ trước cơn giận dữ của anh, đôi mắt anh sáng quắc nhìn chị như ăn tươi nuốt sống. Chị tránh nhìn vào đôi mắt đó, hình như nó có một cái gì đó làm cho chị khiếp sợ, thuần phục. Thế nhưng sau cơn giận, bao giờ anh ôm chị rồi xin lỗi chị trước. Còn bây giờ cũng đôi mắt đó sao nó có vẻ lung linh dịu hiền, có một thần lực sâu kín, một cái nhìn vị tha. Còn chị, chỉ biết bo bo sống cho mình, hẹp hòi, ích kỷ. Luôn luôn nghĩ tới lợi ích, chà đạp lên tất cả, bất chấp dư luận. Chị đã ruồng bỏ chồng con, xem như họ không có mặt trên cuộc đời nầy. Chị quên họ để dễ bề tái lập một cuộc sống mới cho đỡ hổ thẹn với lương tâm. Mà làm gì có lương tâm khi con người không còn tình thương yêu đồng loại, đừng nói gì đến tình máu mủ ruột thịt. Anh đang ngồi bên kia đối diện. Cái áo thun cũ mèm, chiếc quần tây mốc thếch, đôi dép Nhật mòn lẳng. Vẫn đôi lông mày rậm rạp, mái tóc muối tiêu bềnh bồng một chút phong trần, vẫn hồn nhiên tươi cười, thanh thản. Một tấm lòng rộng lượng. Trông anh sao oai vệ, lớn lao quá. Còn chị, trong bộ áo quần đắt tiền, sang trọng. Khuôn mặt hồng hào trắng trẻo. Sao chị vẫn cảm thấy mình thấp hèn và u tối quá.
“Anh thù ghét em, khinh bỉ em, phỉ nhổ em... anh làm đi, hãy làm đi để em được thấy mình bị trừng phạt, bị nguyền rủa. Em không mong anh và con tha thứ, mọi thứ nầy em không xứng đáng nhận lãnh. Về đây, em chỉ mong thấy được anh và con, rồi em có chết cũng thỏa lòng”.

“Tại sao em phải đày ải mình như vậy để làm gì? Được em còn nhớ tình xưa đến thăm cha con anh, đó là diễm phúc lắm rồi. Chúng ta không còn nợ gì với nhau, hãy để mọi chuyện yên nghỉ. Nếu em còn ở đây thỉnh thoảng đến thăm anh, còn vào Sài Gòn thì đến thăm Hậu, nếu em có thì giờ. Cuộc sống của cha con anh như một cổ máy vận hành đều đặng, mười mấy năm không ngơi nghỉ. Em về, tự nhiên anh cảm thấy có một chút giao động, cuộc sống như chựng lại. Hy vọng mọi chuyện sẽ trở lại như cũ”.
“Có phải chăng đó là lời cảnh cáo? Đừng làm phiền anh phải không?”
Anh nhìn đi chỗ khác:
“Em nghĩ sao cũng được, bây giờ không phải lúc tranh cãi những chuyện vu vơ. Anh không nói như vậy. Nhưng nếu em nghĩ như vậy thì cũng chẳng sao. Từ lâu anh sống trong cô đơn quen rồi, em về khuấy động lòng anh không ít. Dù có dửng dưng thì cũng bị một cái ”sốc”. Anh thấy tủi thân. Hay là em đừng tới nữa, để anh yên vị với cách sống xưa nay của mình”.
Chị bật khóc nức nở, anh đã thẳng thừng đuổi chị nhưng chị cảm thấy như vừa lòng. Bây giờ chị mới nhận được một chút hất hủi, ít ra nó phải mang một cái gì đó thể hiện sự trừng phạt. Mười lăm năm, anh đã đắng cay trong cực khổ, chờ vợ thương tình gửi cho một ít tiền nuôi con, vợ lờ đi. Anh bữa đói bữa no, hy sinh cho con. Những nhọc nhằn trong thời kỳ khó khăn đó, anh không quên được. Bây giờ đời sống đã tạm ổn dù vẫn nghèo khó, vẫn chật vật, nhưng không ở trong tình trạng bức bách như hồi trước. Anh tự cảm thấy bằng lòng với mình. Mỗi tháng gửi cho con một ít tiền ăn học, dặn dò con cố gắng dè xẻn trong số tiền ít ỏi đó. Tội nghiệp con bé, biết cha khổ cực nên không dám tiêu một đồng bạc nào phung phí. Con bé nói với cha nhiều lần là nó phải học. Chỉ có học sau nầy mới giúp được cha thoát khỏi cái cảnh nghèo khó. Con bé khôn lanh từ nhỏ, đã lăn lóc với cha trong mưu sinh, trưởng thành trong chật vật, nên hiểu cái giá trị đồng tiền tạo ra từ mồ hôi, từ khổ nhọc. Chính vì vậy nên anh cũng yên lòng khi phải xa con.
Sau khi những xúc động, những ngỡ ngàng gặp lại nhau trôi qua. Bây giờ anh nhìn chị một cách kỹ càng, để xem một con người hiền hậu, thương yêu chồng con của thủa nào, sau một thời gian ngắn đến Mỹ, đã chối bỏ quá vãng của mình một cách dễ dàng, ruồng bỏ chồng con. Anh lắc đầu, không thể hiểu nổi lòng dạ con người, khéo léo che đậy bên trong một sự phản phúc thối tha. Cái nhận xét của anh có trung thực không? Có cay nghiệt không? Hay anh là một nạn nhân của hoàn cảnh nên phán xét sự việc nghiệt ngã như vậy. Anh đã cố quên đi những uất hận, những khổ đau của một con người sống cô thế nghèo hèn, bằng lòng với những gì mình tạo ra được, cuốn mình trong cô đơn. Từ lâu đã quen sống trong một môi trường chật vật, không còn tha thiết đến chuyện lập lại gia đình. Anh ngán ngẩm với lòng người. Khi mới học tập trở về, nghe tin vợ đến Mỹ, anh mừng lắm. Như vậy đời sống của cha con anh có một tia hy vọng, sẽ được vợ trợ cấp, rồi một ngày nào đó sẽ được vợ bảo lãnh. Thế nhưng năm nầy qua năm khác, trông ngóng dài cổ vợ vẫn biệt vô âm tín. Cha con anh sống trong khổ cực, trong thiếu thốn phải cắn răng chịu đựng. Tất cả các ước mong trong anh đều tan biến, không còn một tia hy vọng nào. Cũng may, giữa lúc khó khăn như vậy thì một người bạn được gia đình bảo lãnh đi Mỹ, bán lại tiệm phở bình dân nầy bằng cách trả góp. Một cái phao vớt anh ra khỏi sự ngụp lặn trong bon chen, dù nó không đắt khách lắm nhưng sau khi trang trải mọi thứ, cha con anh cũng có một cuộc sống tạm ổn.
Anh nói với chị:
“Con Hậu giống em như tạc, nhưng nó không hiền hậu khéo léo bằng em. Nó sống với cha từ nhỏ nên tính tình của nó cứng rắn, dứt khoát”.
Không hiền hậu khéo léo bằng em, sao anh không nói nó không điêu ngoa, không lừa lọc như em. Để em dễ dàng nhận thấy mình còn được một diễm phúc, là con em ít ra nó khác xa mẹ nó về tính nết, về xử sự, về nhân tính…Anh đã ném cho em một cục đường, mà khi nuốt vào mắc ngang cổ họng. 
Cái đau của sự ngọt ngào nầy như một chất cường toan thiêu đốt em. Sao anh vẫn còn đối xử với em nhẹ nhàng để làm gì? Khi mà em muốn mọi người phải hành hạ em, phải chửi rủa em. Mười lăm năm nay em chưa thấy mặt con, nhưng em biết nó là một đứa bé ngoan, một mình đi xa trọ học, quyết tâm thay đổi cuộc sống khá hơn sau nầy, để giúp cha thong thả trong tuổi già sức yếu. Nội cái suy nghĩ đã đượm cả một nhân sinh quan đạo đức đó thôi, đủ biết nó sống hết mình với thân thuộc. Hậu là con em, nhưng bỏ xa một khoảng cách dài trong quan niệm sống của em. Nó rộng rãi với người thân bao nhiêu thì em nhỏ nhen ích kỷ bấy nhiêu. Quả thật em không còn xứng đáng một người mẹ, nhưng cũng may cho em, an ủi được em là con em đang là một thiên thần, trong lúc em đã là một quỷ sứ.
“Em à, anh phải đi chợ chiều nay, rồi về nhà nấu, để ngày mai dậy sớm bán hàng. Bây giờ đã trễ quá rồi, sợ người ta không chờ mình được”.
“Anh có thể đóng cửa vài hôm được không? Em năn nỉ anh, cho em xin một cơ hội được gần anh với con vài ngày. Rồi sau đó em sẽ ra đi không còn làm phiền lòng anh nữa”.
“Anh nghĩ, chúng ta đã trao đổi với nhau đủ rồi, cái gì cần thì đã nói. Không cần phải kéo dài ra thêm để làm gì. Chân đã bước qua khỏi lằn ranh, không rút lại được. Tiếc nuối làm gì thì cũng vậy thôi”.
Chị gục xuống bàn khóc. Cũng tiếng khóc nầy, cũng con người nầy mà ngày xưa khi giận dỗi chị vào buồng lên gường nằm khóc, dù có tức giận cách mấy nghe chị khóc anh không làm sao chịu được, nó rưng rức, nghẹn ngào đã làm cho anh xốn xang. Bao giờ anh cũng thua cuộc trước. Lấy khăn lau nước mắt, dỗ dành chị. Còn bây giờ, cũng tiếng khóc đó nhưng sao anh cảm thấy xa lạ. Nó không đánh động được lòng anh. Sao vậy? Mười bảy năm từ khi anh vào trại cải tạo, anh không còn được nghe chị khóc. Bao nhiêu năm xa nhau đã làm cho con người anh chai lì, không còn biết rung động, ngược lại anh thù ghét tất cả. Cũng may anh còn đứa con gái là chiếc phao cuối cùng anh vịn vào đó để sống. Những năm đầu, anh oán hận chị nhưng dần dần về sau nguôi ngoai, mang làm gì cái đó trong người cho thêm nặng nề. Tự nhiên cuộc sống được bảo hòa, anh cố quên đi tất cả để sống thoải mái an lạc.
“Thôi được, anh treo bảng đóng cửa vài ngày vì bận việc gia đình, để khách khỏi phải đợi”.
Anh vẫn chìu chị, anh cứng rắn lắm kia mà, sao lạ vậy? Anh cũng không biết tại sao mình lại mềm lòng như thế. Chỉ vài ngày rồi chị ra đi, anh không nỡ khi chị trở qua bên kia mà còn mang trong lòng u uất, dù điều nầy xứng đáng với hình phạt bỏ bê chồng con của chị. Thôi, mọi chuyện đâu vào đấy. Gây thêm làm gì những rắc rối cho người khác. Anh phân vân có nên gọi Hậu về thăm mẹ, hay để mẹ vào Sài Gòn rồi đến thăm con. Hậu là đứa con gái cứng đầu, thù ghét dai dẳng chắc gì nó tiếp mẹ, mặc dù nó cần có mẹ. Anh đề nghị với chị nên đánh điện tín gọi Hậu về, dù gì có anh bên cạnh nó cũng không dám đay nghiến mẹ hay lỡ lời với mẹ. Anh về nhà tắm rửa thay đồ rồi lấy chiếc xe honda cà tàng của mình chở chị ra bưu điện. Chiếc xe nầy thuộc loại cũ mèm, khi qua tay anh nó chưa có hân hạnh chở người, mỗi ngày anh dùng nó chở thịt, bánh phở, rau v.v.. mọi thứ cho tiệm phở của anh. Đây là lần đầu tiên chở người. Sau khi suy nghĩ, anh đánh điện tín cho Hậu với nội dung: “Hậu, Ba đau nặng. Mua vé máy bay về gấp”.

Sau hơn mười bảy năm, bây giờ chị mới ngồi phía sau xe anh chở. Chị cảm thấy thật hạnh phúc, tay chị ôm ngang lưng anh, đầu tựa vào vai, chị được ngửi lại mùi da thịt quen thuộc của những ngày êm ả thủa nào. Chị cảm thấy thương quá, thân hình anh ốm o, vóc dáng như nhỏ lại. Ước gì hai tay chị được ôm siết anh thật chặt như ngày xưa, cái mơ ước thật nhỏ bé, thật đơn giản, đang ở trong vòng tay chị. Thế nhưng nó quá xa vời, chị không đủ can đảm tiến tới thêm, hình như nó đang có một lực cản mà chị không tiến tới được, vừa xấu hổ vừa quý trọng đang âm ĩ trong người chị.
“Em có cần đi đâu nữa không?”
“Anh chở em đi vòng thành phố một chút được không? Em muốn nhìn thấy lại thành phố”.
Anh không thấy gì ở chị một sự thay đổi, vẫn nhỏ nhẹ như ngày nào, vẫn còn thùy mị mà sao trong lòng chị thay đổi nhiều như vậy. Anh không muốn hỏi về gia đình của chị ở Mỹ, vì anh sợ đụng tới một sự thật phủ phàng. Thôi hỏi để làm gì, khi mà mọi thứ đều nằm ngoài tay với, biết để rồi ấm ức chứ ích gì. Anh đưa chị đi những nơi mà ngày xưa vợ chồng hay lui tới, khung cảnh tuy có đổi khác, nhưng trong lòng của hai người vẫn còn đọng những dấu ấn. Chị xin anh cho chị về nhà ở vài ngày được không, để chờ con Hậu về rồi tính sau. Anh phân vân, lại làm khó cho anh nữa rồi. Cũng may căn nhà anh mới xây lại năm vừa qua, tuy không tiện nghi nhưng cũng có nơi để chị nghỉ. Ghé qua khách sạn để chị lấy đồ đạc. Anh ngạc nhiên, đi bao lâu mà mang đồ nhiều quá vậy, bốn cái va-li và một cái xách tay, phải nhờ khách sạn gọi taxi chở đồ.
Khi xe về tới đầu hẻm, cả xóm chạy ra nhìn chị. Chị cảm thấy thẹn thùng, cúi đầu đi nhanh vào nhà. Chị còn nghe tiếng trằm trồ: “Bà đẹp quá, giống con Hậu như đúc”. Hàng xóm phụ anh mang va-li vào nhà, không quên chúc mừng anh đoàn tụ. Anh nghe như có cái gì mỉa mai, thấm đau. Có ai biết được nội tình của anh bây giờ. Vợ sờ sờ ở đó mà không phải của mình. Xa nhau lâu ngày khi gặp lại mà trong lòng vẫn bình lặng.
“Tối rồi, em muốn ăn gì anh chở đi”.
“Em ăn chay, mười lăm năm nay”.
Anh nghe như có cái gì đó chói tai. Ăn chay mười lăm năm nay để rồi bỏ bê chồng con như vậy sao? Con người nầy càng gần càng thấy khó hiểu. Những người có tâm nguyện ăn chay thì phải hướng về những điều lương thiện. Việc của chị đối xử với cha con anh mười lăm năm nay không có chút lương thiện tí nào. Anh không thể nào hiểu nổi lòng dạ đàn bà.
Hai ngày sau, Hậu về tới nhà. Bước vào cửa, Hậu nhìn thấy chị, kinh ngạc và biết ngay người đó là mẹ mình. Hậu quay mặt vào vách khóc nức nở, tiếng khóc mang nhiều suy nghĩ lẫn lộn: trách móc, thù ghét, mừng tủi v.v.. chị lại gần ôm con. Mười lăm năm bao giờ chị cũng nghĩ tới con, chính vì nó mà chị giữ lại mạng sống nầy. Ai hiểu được cái đau khổ tột cùng của chị. Nước mắt chị rơi trên vai con.

Hậu nói trong nước mắt:
“Từ lâu con cứ nghĩ mẹ đã chết”.
“Vâng, chính mẹ cũng nghĩ rằng mẹ đã chết. Hãy tha thứ cho mẹ”.
Khi ra đi, con mắt của con cứ đau đáu trông chờ chị. Mỗi ngày qua đi là mỗi ngày chị cầu nguyện cho chồng con chóng quên chị, xem như chị đã bỏ thây trên biển đông. Chị không liên lạc để cho chồng con nghĩ rằng chị đã chết. Nhưng mỗi lần toan tính quyên sinh là mỗi lần chị thấy đôi mắt của đứa con hốt hoảng nhìn chị, nên chị phải dừng lại ý định nầy. Thế mà chị không đủ can đảm bắt liên lạc với chồng con. Chị sợ rằng sẽ gây cho họ một sự đau khổ, một nhát chém trên lưng mà không bao giờ lành được. Mười lăm năm, chị không thể chờ thêm được nữa. Phải trông thấy được mặt con, mặt chồng rồi qua lại Mỹ quyết định mọi chuyện”.
Chị ôm vai Hậu lay nhẹ:
“Hậu à, cho mẹ xin lỗi. Về đây mẹ mới biết được một điều là ba và con hận mẹ, nhưng không xua đuổi mẹ. Rồi đây con sẽ hiểu mẹ hơn. Cho đến bây giờ mẹ vẫn ở vậy, không có gia đình. Làm sao mà tái giá được khi mà lòng mẹ bao giờ cũng nghĩ về ba và con. Nhưng thôi chuyện nầy sẽ nói với con sau”.
Anh giật mình nhìn sửng chị. Hậu nín khóc ngay, quay lui nhìn mẹ. Tất cả chờ đợi.
Chị thong thả nói với con:
“Mẹ không nói dối con. Mười lăm năm nay mẹ chỉ biết đi làm, về nhà tụng kinh rồi đi ngủ, ngày nào cũng vậy. Chỉ có cuối tuần đi chợ mua thức ăn. Mẹ nghĩ rằng Ba bây giờ đã có vợ khác. Không ngờ mọi chuyện không như vậy. Tội nghiệp, tất cả đều do mẹ”.
“Thật hả mẹ, con mừng quá”.

Chị ôm con vò đầu:
“Trong bốn cái va-li mẹ mang về, áo quần của con và Ba. Còn mẹ đồ dùng chỉ trong xách tay. Qua lại Mỹ dần dần mẹ sẽ chuyển tất cả tiền về cho con và Ba tùy nghi. Đó là số tiền dành dụm mười lăm năm của mẹ”.

Thay đoạn cuối

Thưa chị Hiền,
Chị đã kể cho tôi nghe câu chuyện của đời chị. Chuyện quá sức thương tâm của một người đàn bà bị dày vò bởi những nghịch cảnh trên biển đông, trong lúc vượt biển. Mà sau nầy không dám nhìn lại chồng con. Luôn luôn bị dằn vặt, ám ảnh bởi những hình ảnh dã man của một lũ người mọi rợ, dày xéo trên thân thể của những người đàn bà cô thế, vô tội. Làm cho nhiều người xem mình như đã chết, không dám nhìn lại những người thân, trong đó có chị. Có một điều, sau mười lăm năm chị mới tỉnh người và có một quyết định sáng suốt trở về gặp lại chồng con.
Tôi không đủ chữ nghĩa để mô tả lại cái đau khổ tột cùng của chị, cái chờ đợi mỏi mòn của chồng con chị. Tôi là người ghi nhận vô cùng thiếu sót, mong chị lượng tình tha thứ. Song tôi nghĩ dù sao đi nữa câu chuyện nầy cũng làm cho nhiều người cùng hoàn cảnh thấy được chính mình, cho người khác thông cảm những mảnh đời oan ức của những người đàn bà bị làm nhục, bị dày xéo, đọa đày. Tôi nghĩ, tất cả mọi người nghiêng mình kính phục những người như chị. Đó là vấn nạn khổ đau chung của dân tộc chúng ta, trong một hòan cảnh bi đát của đất nước. Thế giới phải sửng sốt, lương tâm của những con người được đánh động và tình thương đã thắng.
Tôi mong rằng chị sẽ được sống thanh thản với chồng con, với cộng đồng loài người và tự hào tình thương đã đùm bọc lấy nhau, san sẻ cho nhau và tương kính nhau để sống.
Chúc chị và gia đình thành công trên bước đường còn lại.

***


Ghi chú: Ảnh trong bài này là hình minh họa

Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

ONG MẬT

ONG MẬT
Sưu tầm


Lợi ích và Công dụng của mật ong ra sao hầu như ai cũng biết ít nhiều. Chúng ta sử dụng nó trong bất kỳ nhu yếu nào của cuộc sống từ làm đẹp đến sức khỏe, từ ăn uống đến tắm rửa, từ nông nghiệp đến công nghiệp... Tuy nhiên ít ai biết để có một lít mật ong nuôi hay mật ong rừng thì con ong phải vất vả như thế nào. Quả thật con người thông minh đến độ biết lợi dụng sức lực đến cả loài vật bé tí để phục vụ cho mình cơ đấy. Việc đi đốt phá những tổ ong rừng lấy mật cũng được coi như là sự ăn cướp của kẻ khác. Trong quy trình nhân quả trả vay, bị cháy nhà, bị hôi của có khác gì nhau, vậy thì….
Ong làm mật như thế nào?
Những chú ong không hề tạo ra mật. Mật ong mà chúng ta biết chính là mật hoa sau khi đã được những chú ong tổng hợp, hút và lọc nước.

Mật ong là gì?

Mật ong là một dung dịch do ong làm ra từ mật hoa giống như đường đặc, có vị ngọt. Cấu tạo của mật ong bao gồm đường Fructoza và Glucoza, nước, dầu và một loại enzim đặc biệt.


Vậy ong làm mật như thế nào?
Một đàn ong hoặc tổ ong bao gồm một ong chúa, hàng trăm con ong mật đực và hàng ngàn con ong thợ - là những con ong cái vô sinh, có nhiệm vụ lấy mật ở hoa, tạo sáp, xây dựng tổ và làm mật để nuôi sống những con ong khác. Những chú ong mật sử dụng mật hoa để tạo ra mật. Mật hoa có chứa tới gần 80% nước và một số loại đường phức tạp. Bước đầu tiên trong quá trình làm mật được bắt đầu khi những chú ong bay từ cây hoa này sang cây hoa khác để “thu thập” mật hoa. Chúng sử dụng những chiếc vòi của mình để hút mật từ hoa và cất giữ trong một cái túi dạ dày đặc biệt của mình. Loài ong có hai cái dạ dày - một chiếc dạ dày dùng để dựng mật hoa gọi là dạ dày mật ong và một chiếc dạ dày thông thường dùng để tiêu hoá thức ăn. Dạ dày mật ong có thể chứa tới gần 70mg mật hoa và khi đầy, nó sẽ nặng gần bằng trọng lượng của một chú ong.

Cần phải bay hết 88.000km và dùng đến hết 2 triệu bông hoa để tạo ra 500g mật ong. Một tổ ong bình thường có thể tạo ra 27 đến 45kg một năm.
Các chú ong phải cần đến khoảng từ 100 đến 1500 bông hoa mới làm đầy được chiếc dạ dày của mình. Sau đó, chúng sẽ trở về tổ và sẽ chuyển lượng mật hoa dự trữ ấy cho những con ong thợ khác ở nhà. Những con ong thợ này sẽ hút mật hoa từ những chú ong mật nói trên vào miệng của mình, sau đó sẽ “nhai” mật hoa trong vòng khoảng nửa tiếng. Trong thời gian đó, enzim trong miệng sẽ chuyển hóa các loại đường phức tạp trong mật hoa thành những loại đường đơn giản. Vì thế, nó sẽ vừa dễ tiêu hoá hơn vừa giảm khả năng xâm nhập của các loại vi khuẩn trong quá trình cất giữ. 

Sau đó, những chú ong sẽ phân phối mật hoa vào những cái ngăn ở bên trong tổ mà tại đó nước trong mật hoa sẽ bị cô cạn và mật hoa sẽ biến thành một chất xi-rô đậm đặc hơn. Những chú ong dùng những chiếc cánh của mình để làm khô mật hoa. Ngay khi mật đủ đặc, những chú ong sẽ đóng nắp những cái ngăn đó lại bằng một cái nút sáp ong. Mật ong được dự trữ và ăn dần. Trong vòng một năm thì một con ong sẽ tạo ra được khoảng 55-91kg mật.

Còn sữa ong chúa là gì?
Sữa ong chúa thực ra là "thức ăn" nuôi Ong chúa do ong thợ nhả ra từ trong tuyến họng của nó chứ không phải là sữa của con Ong chúa.

SAU ĐÂY LÀ CẤU TẠO SỮA ONG CHÚA:
Trong mỗi tổ ong có hàng ngàn con Ong thợ nhưng chỉ có duy nhất một con Ong chúa. Cơ thể con Ong chúa to gấp 1,5 lần con Ong thợ. Mỗi ngày con Ong chúa có thể đẻ ra từ 500 - 2000 trứng, con Ong chúa thường quay đuôi và đẻ trứng trong tổ Ong.


Cuộc đời của loài Ong bắt đầu bằng trứng Ong, sau đó chuyển qua ấu trùng rồi thành con nhộng để rồi sau cùng trở thành con Ong.
Ấu trùng được chọn để biến thành Ong chúa được cho ăn Sữa ong chúa 06 ngày liền để rồi chỉ 16 ngày sau khi đẻ nó phát triển thành một con Ong chúa. Sau đó, Ong chúa tiếp tục được ăn Sữa Ong chúa suốt đời nhờ vậy nó sống lâu được 6-7 năm.
Trong khi đó, Ấu trùng để trở thành con Ong thợ chỉ được cho ăn Sữa ong chúa có 03 ngày đầu rồi chuyển qua ăn mật ong và phấn hoa 03 ngày kế đó. Vì ăn ít Sữa ong chúa nên 21 ngày sau khi đẻ, nó phát triển thành con Ong thợ. Con Ong thợ chỉ được ăn mật ong và phấn hoa đến suốt đời nên nó sống trung bình khoảng 2-3 tháng thì chết.

Loài ong tuy nhỏ bé nhưng chúng quả là có ích cho cuộc sống rất nhiều. Thử hỏi nếu không có chúng thì hoa sẽ không kết trái, đơm hạt vì không thể thụ phấn. Khi những chú ong đi tìm mật chúng thường chuyển phấn hoa (dính trên chân chúng) từ những cây đực sang cây cái và hiện tượng này gọi thụ phấn trong sinh học. 
Các nhà khoa học cảnh báo số lượng loài ong trong tự nhiên đang có chiều hướng suy giảm, có phải tác nhân từ con người khi người lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, gây ô nhiễm môi trường. Tuy chúng ta, những người không trực tiếp can dự vào những việc đó, nhưng chúng ta cũng gánh phần trách nhiệm khi chúng ta là người sử dụng mật ong trong các nhu yếu hàng ngày. Loài sinh vật nhỏ bé này không những tạo ra mật ngọt cho đời mà còn rất có ích đối với ngành nông nghiệp và đối với việc cung cấp thức ăn cho chúng ta. Vậy chúng ta sử dụng thành quả của chúng, chúng ta góp thêm được gì cho đời. Một bồn tắm 150 – 200 lít nước hòa vào một chút mật ong, chậu nước rửa mặt hòa vào một chút mật ong, trét một chút, bôi một ít, (nói một chút, một ít là cách nói giảm cho nhẹ thôi) rồi trớt quớt khi thỏa mãn cảm xúc được tự tin, khen tặng nhất thời…

Thứ Hai, 21 tháng 7, 2014

Chủ Nhật, 20 tháng 7, 2014

NHÀ THỜ BETE GIYORGIS Ở ETHIOPIA

NHÀ THỜ BETE GIYORGIS Ở ETHIOPIA
Nguồn: Internet

Nhà thờ Bete Giyorgis xứng đáng với danh hiệu "Kỳ quan thứ tám của Thế giới" mà nhiều người dành tặng.
Thành phố Lalibela của Ethiopia được cả thế giới biết đến với 11 tòa giáo đường thời Trung Cổ được tạc từ đá nguyên khối. Trong số đó, nổi tiếng nhất là nhà thờ Bete Giyorgis (nhà thờ Thánh George) được xây dựng khoảng đầu thế kỷ 13.
Nhà thờ này là một khối lập phương hoàn hảo, mang hình dạng của một cây thánh giá và nằm trong một chiếc hố sâu 15 mét với mái nhà là những hình chữ thập lồng vào nhau.
Nhà thờ này không xây dựng bằng gạch hay đá bình thường và cũng không có dấu vết của các mối nối trên tường như thường gặp ở các công trình xây dựng.
Thay vào đó, toàn bộ nhà thờ đã được tạc ra từ một khối đá. Từ khối đá này, các chi tiết như cửa ra vào, cửa sổ, trụ cột, sàn, mái nhà đã được đục đẽo bằng phương pháp thủ công.
Kích thước của tổ hợp nhà thờ này là 25m × 25 m × 30m và có một ao rửa tội nhỏ bên ngoài nhà thờ nối với một con mương nhân tạo.
Việc hoàn thiện nhà thờ là một kỳ công ngay cả với kỹ thuật xây dựng thời hiện đại.
Nhiều người đã dành tặng danh hiệu "Kỳ quan thứ tám của Thế giới" cho nhà thờ Bete Giyorgis.
Theo lịch sử Ethiopia, nhà thờ Bete Giyorgis được xây dựng sau khi vua Gebre Mesqel Lalibela của triều đại Zagwe có một giấc mơ, trong đó ông được Chúa Trời chỉ dẫn cách thức xây dựng nhà thờ.
Ngày nay, Bete Giyorgis cùng các nhà thờ đá khác ở Lalibela vẫn là khu vực hành hương của hàng nghìn tín đồ Ethiopia.
Vào năm 1978, quần thể nhà thờ đẻo gọt từ đá ở Lalibela đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.

Thứ Bảy, 19 tháng 7, 2014

THIÊN NHIÊN VÀ THÚ VẬT + THIÊN NHIÊN ĐẸP

THIÊN NHIÊN VÀ THÚ VẬT
Nguồn: Wittydud (Internet)

 

THIÊN NHIÊN ĐẸP: MÙA XUÂN
Nguồn: Wittydud (Internet)



THIÊN NHIÊN ĐẸP: MÙA THU
Nguồn: Wittydud (Internet)


Thứ Sáu, 18 tháng 7, 2014

MIẾNG BÁNH MÌ CHÁY


MIẾNG BÁNH MÌ CHÁY
Minh Anh (theo LFD)



Khi tôi còn là một đứa trẻ, mẹ luôn tất bật chuyện nấu nướng, dọn dẹp và chuẩn bị chu đáo cho tất cả mọi người. Tối nọ, sau cả ngày lao động vất vả, mẹ đặt đĩa trứng, xúc xích và những miếng bánh mì quá lửa lên trước mặt ba tôi.
Tôi đã chờ đợi xem phản ứng của ba như thế nào, hẳn ông sẽ rất giận dữ. Tuy nhiên, tất cả những việc ông làm là lấy bánh mì bị cháy, quệt bơ mứt, ăn với xúc xích từng miếng một và mỉm cười với mẹ. Sau đó, ba quay sang hỏi tôi hôm nay đi học thế nào.
Khi tôi đứng dậy vào phòng học bài, tôi nghe tiếng mẹ nói xin lỗi ba vì làm bánh mì cháy. Và tôi sẽ không bao giờ có thể quên điều ba tôi nói: “Em yêu à, anh rất thích những miếng bánh mì cháy”.
Tối muộn đó, ba vào giường hôn lên trán và chúc tôi ngủ ngon. Không kìm nén được, tôi liền hỏi ba rằng: “Ba thực sự thích ăn những miếng bánh bị cháy?”. Ba ôm tôi vào lòng và nói: “Mẹ của con đã phải làm việc rất vất vả cả ngày và mẹ thực sự mệt, bên cạnh đó chỉ một chút bánh bị cháy không bao giờ có thể làm tổn thương bất kỳ ai. Con biết không, trong cuộc sống, còn có rất nhiều thứ không hoàn hảo và cả những con người không hoàn hảo. Ba cũng không phải là người tốt nhất, có lúc ba đã quên ngày sinh nhật của mẹ, quên những kỷ niệm giống như bất kỳ ai nhưng mẹ con chưa bao giờ đòi hỏi hay trách móc gì cả”.
Cái mà tôi học được trong nhiều năm qua chính là biết chấp nhận những lỗi lầm của nhau và vui mừng với những nét độc đáo của nhau. Chúng ta có thể mở rộng bất kỳ mối quan hệ nào, thực tế sự thấu hiểu là nền tảng căn bản cho mọi mối quan hệ bao gồm tình bạn, tình vợ chồng hay cha mẹ - con cái. Đừng đặt chìa khoá hạnh phúc của bạn trong túi người khác, hãy giữ nó cho mình nhé!