Thứ Tư, 27 tháng 11, 2019

CHÚC MỪNG LỄ TẠ ƠN


BOGGER THÀNH PH GIÓ
Kính chúc quý độc giả một dịp Lễ Tạ Ơn
vui tươi và hạnh phúc!

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2019

KHI TÔI CHẾT


KHI TÔI CHẾT

Nguyễn Mỹ Hạnh Hélène

                                       

Khi tôi chết, xin đưa về Tổ Quốc
Quê hương tôi nằm theo dọc biển Đông ,
Dãy Trường Sơn như tay mẹ ẵm bồng
Và ôm ấp đàn con thơ nước Việt.
Khi tôi chết, xin Quốc Kỳ gói trọn
Linh hồn tôi và cả xác thân tôi.
Xin  được nhạc khúc Quốc ca đưa  tiễn
Lần cuối cùng để vĩnh biệt nghìn thu.

Khi tôi chết, thiêu xác tôi, đừng tiếc,
Nửa tro tàn rải dọc dãy Trường Sơn,
Phần còn lại vung ra ngoài biển cả
Để hồn tôi mãi mãi với nước non.

Khi tôi chết, tro tôi nuôi tình Dân Tộc,
Linh hồn tôi vẫn bảo vệ giống nòi.
Lá cờ vàng vang mãi bóng hùng anh,
Dân Tộc Việt vẫn muôn đời bất diệt !

 
WHEN I DIE
Translated by Phan Lục

 

When I die, bring me back my country!
My motherland lies along the East Sea,
Truong Son range like the mother’s carrying arms
Embrace her little Vietnamese children tightly.

When I die, use the national flag wrapping me,
My soul and my whole body,
For departing from this life, the national anthem raises up
And the last time saying farewell forever to me.

When I die, don’t regret to cremate my body.
A half of my ash is scattered over the sea,
Another half is spread along Truong Son range,
For my soul is always with my country.


When I die, my ash cultivates my nation,
My soul still defends my people’s affection.
The yellow flag always resounds our hero’s images,
The nation of Vietnam is everlasting in generations!

Thứ Ba, 19 tháng 11, 2019

CHÍN MẸO HAY GIÚP NGỦ NGON LẠI CÓ THỂ GIẢM CÂN


CHÍN MẸO HAY GIÚP NGỦ NGON LẠI CÓ THỂ GIẢM CÂN
Thanh Xuân

Các thói quen tốt mà nếu làm đều đặn trước khi ngủ sẽ có thể ngủ ngon, bài xuất độc tố, giảm cân hiệu quả khiến cho bạn có thể “vừa ngủ vừa gầy”, dần dần sẽ có cảm giác mình khác với trước đây.

Thói quen tốt làm một chút trước khi ngủ có lợi cho việc giảm cân, có thể có tác dụng bài xuất độc tố và giảm cân (Ảnh: Pixabay)

1. Vỗ đảm kinh: lưu thông máu, bài độc, bài xuất nước khỏi những chỗ phù

Mát xa vỗ đảm kinh, có thể làm giãn mở và đả thông kinh lạc, hoạt huyết bài độc, giúp máu tuần hoàn nhanh, cơ thể sẽ có đầy đủ năng lượng để bài trừ các chất phế bỏ, các chỗ phù trong cơ thể và độc tố cũng tự nhiên sẽ bị tiêu trừ, chỗ được mát xa và vỗ sẽ gầy đi.

Cách vỗ đảm kinh: Đường chạy của đảm kinh ở chi dưới là từ mép đùi, chính giữa mặt ngoài của chi dưới, chạy xuống đến chỗ ngón chân, chạy qua chỗ giữa các ngón chân. Có một tiêu chí để tìm được dễ dàng, chính là dọc theo đường tuyến ở chính giữa quần cho đến chỗ cạnh bên ngoài đầu gối, chủ yếu là 4 huyệt vị hoàn khiêu, phong thị, trung độc, tất dương.

Vỗ đảm kinh

Nếu bạn đi ngủ quá muộn (buổi tối sau 11g) thì không nên vỗ bởi vì gan và mật là các tạng phủ ở trong và ngoài, buổi tối sau 11g mà vỗ đảm kinh thì dễ sinh ra hiện tượng gan phát hỏa.

2. Đẩy bụng giảm béo: quét sạch chất phế bỏ trong kinh mạch, giảm mỡ bụng

Nếu như bạn không thật chú ý thời gian, sau 11g mới vỗ đảm kinh cũng không sao, chỉ cần lại tiếp tục làm động tác đẩy bụng, vậy gan sẽ không phát hỏa.
Đẩy bụng chính là thông qua thủ pháp đơn giản, quét sạch những chất phế bỏ trong kinh mạch, từ đó khiến cho lá gan được thư giãn, lưu thông khí huyết, khai vị kiện tỳ, bổ thận dưỡng tâm. Cách làm như vậy có hiệu quả rất tốt đối với các bệnh liên quan đến tâm lý và bệnh béo phì. Đẩy bụng trước khi ngủ có thể giảm bớt mỡ ở phần bụng và nửa người dưới bởi vì đẩy bụng có thể đem khí huyết tươi mới đưa đến phần bụng và nửa người dưới, làm thông kinh mạch, còn có thể hạ thấp mỡ, giảm cân hiệu quả.
Cách đẩy bụng: tốt nhất là nằm ở trên giường, trước tiên dùng hai nắm tay (dùng gốc bàn tay cũng được, gốc bàn tay là chỗ nối giữa ngón tay và bàn tay) từ chính giữa ngực đẩy hướng xuống phía rốn phía dưới, chỉ đẩy theo một hướng, không đẩy ngược lại. Trong lúc đẩy, lực đẩy nên vừa phải, đồng thời cảm nhận xem phần bụng có gì khác không. Đẩy như thế khoảng 1020 lần, chỗ nào có khối cứng thì đẩy tích cực hơn, chỗ đó rất có thể là có mỡ bên trong đè ép.

3. Mát xa tuyến dịch lim pha: phân giải mỡ, khiến mặt gầy hơn

Nếu tuyến dịch lim pha tuần hoàn không được tốt, sẽ ảnh hưởng đến cơ năng bài độc của thân thể, dễ dàng sinh ra độc tố tích trong cơ thể và bệnh phù.
Trước khi ngủ mát xa tuyến dịch lim pha, có thể khiến thân thể bài xuất độc tố dư thừa và nước, không chỉ làm đẹp dung nhan mà còn có thể tăng nhanh quá trình phân giải mỡ. Sau khi bạn tỉnh lại thì những chỗ bị sưng phù đã không còn, thân hình cũng sẽ trông mềm mại hơn.
Tuyến dịch lim pha vị trí chủ yếu tập trung ở khe mông và trên cổ, bởi vậy bạn có thể dùng độ mạnh yếu nhất định mát xa tại hai chỗ này từ 3 đén 5 phút.

Tuyến dịch Lim pha

4. Máy sấy tóc thổi bụng: giảm eo mỡ

Rất nhiều người eo mập mạp là vì phần bụng bị lạnh, mỡ không phân giải được mà chồng chất ở chỗ này.
Nếu có thể dùng máy sấy tóc thổi hơi nóng vào trước khi đi ngủ, có thể dẫn dòng hơi ấm vào trong chăn, khiến cho trong thân thể được giữ ấm cả đêm, huyết dịch tuần hoàn trôi chảy, thì có thể có hiệu quả đánh tan chất mỡ tích ở eo.

5. Tắt máy tính, điện thoại, đứng dậy đi đi lại lại: xúc tiến sự trao đổi chất

Tắt máy tính, điện thoại trước khi ngủ ít nhất 1 tiếng đồng hồ, như vậy có thể khiến cho bạn không bị mê mẩn vào điện thoại mà trước khi ngủ đi đi lại lại có thể khiến cho sự trao đổi chất của thân thể được linh hoạt trở lại.
Làm vậy còn có thể giảm bớt tổn thương do phóng xạ khiến cho cơ năng của thân thể vận chuyển bình thường, tự nhiên sẽ không tích trữ mỡ, có thể giảm cân thuận lợi.

6. Chăm chỉ ngâm chân: xua đi khí hàn, xúc tiến trao đổi chất

Chân là bộ phận cách tim xa nhất trong cơ thể người, ảnh hưởng rất lớn đối việc lưu thông máu, nhất là với người mà nửa thân dưới mập mạp. Trước khi ngủ dùng nước nóng ngâm chân một chút, vừa giải lao, lại vừa có lợi cho giấc ngủ, còn có thể giảm cân.
Dùng nước ấm ngâm chân có thể cải thiện tuần hoàn máu cục bộ, xua tan hàn lạnh, xúc tiến trao đổi chất, đạt được mục đích dưỡng sinh giảm cân.

Nâng niu bảo vệ bàn chân giúp cơ thể phòng tránh nhiều loại bệnh (Ảnh: Shutterstock)

7. Duỗi người: tăng nhanh tuần hoàn bên trong

Trước khi ngủ duỗi mấy cái cho lưng đỡ mỏi là hết sức có lợi đối với việc giảm bớt mệt nhọc sau một ngày.
Duỗi người còn có thể khiến phần eo được hoạt động, cũng giữ cho vị trí cột sống được chính xác, bảo đảm rằng sự tuần hoàn trôi chảy bên trong của bạn không bị ảnh hưởng trong khi ngủ, lại có thể bài xuất ra ngoài những chất phế bỏ trong cơ thể do các cơ quan nội tạng tương ứng xử lý, có trợ giúp đối với việc giảm cân và có được thân hình khỏe đẹp cân đối.

8. Chải đầu 100 lượt: khơi thông kinh mạch, gầy mà khỏe mạnh

Trước khi ngủ chải đầu 100 cái có rất nhiều chỗ tốt, có thể khiến dung nhan đẹp hơn, thân hình thon hơn, ngủ ngon hơn.  
Bởi vì huyệt vị ở đầu rất nhiều, hơn nữa đều là nằm trên những kinh mạch trọng yếu của thân thể, khi thông bộ đầu, có thể trợ giúp tuần hoàn bên trong toàn thân trở nên trôi chảy, không cho mỡ bị tích, nhẹ nhõm giảm cân.

Chải đầu trước khi ngủ có thể kích thích huyệt vị ở đầu, điều tiết kinh mạch toàn thân, phòng bệnh dưỡng sinh. (Ảnh: internet)

9. Uống ít nước: tránh bị phù

Tất cả mọi người đều sợ khuôn mặt bị phù ảnh hưởng đến vẻ đẹp bên ngoài, cho nên điều này rất trọng yếu. Buổi tối sau 9h, nội tạng thân thể người bình thường đều tiến vào trạng thái ngủ, lúc này nếu uống nước quá nhiều, sẽ khiến cho nội tạng lại phải bắt đầu tiêu hóa vận chuyển trở lại, dễ làm loạn nhịp sinh học của cơ thể, nhất là gánh nặng lên thận sẽ lớn khiến cho việc bị phù trở nên nặng hơn.
Bởi vậy trước khi ngủ, uống nước ít một chút có thể giữ gìn sự nghỉ ngơi cho thân thể, đảm bảo sau khi tỉnh ngủ sẽ không xuất hiện tình huống bị phù và về lâu dài không bị béo.

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2019

HÃY NÓI VỀ CUỘC ĐỜI

HÃY NÓI VỀ CUỘC ĐỜI
BS Hồ Ngọc Minh
 
Ở đây, tôi không muốn nói những triết lý sâu xa về cuộc đời mà từ góc độ của y khoa, chỉ xin giới hạn bàn về tuổi thọ con người: tại sao hầu hết chúng ta không sống quá 100 tuổi?
Một sự khích lệ lớn lao, trong vòng hai thế kỷ vừa qua, tuổi thọ con người ngày càng tăng nhanh và tăng đều đặn cho đến gần đây, bánh xe lăn dường như chậm lại.
Vào khoảng những thập niên 1800’s, con người ta trung bình không sống quá 40 tuổi. Có lẽ, ở Hội Nghị Diên Hồng, đa số các “bô lão” chắc độ 40 ngoài là nhiều. Ở các nước Tây phương, do sự tiến bộ về điều kiện vệ sinh, chất dinh dưỡng và tiện nghi nhà cửa, tuổi thọ con người tăng lên khoảng 60. Riêng ở nước ta, khoảng thập niên 1950, trên 50 tuổi đã gọi là cụ và tuổi về hưu thời đó là 55 tuổi.
Trong thế kỷ thứ 20, mặc dù tử vong vì chiến tranh tăng cao nhưng tuổi thọ con người cũng tăng cao hơn nhờ vào các phương thức chủng ngừa, thuốc trụ sinh và các biện pháp đề phòng, ngăn ngừa bệnh tật. Cụ thể, kể từ sau những năm 1970, các phương pháp chữa trị bệnh tim và tai biến não cũng tạo ra những bước nhảy vọt để kéo dài tuổi thọ.

 

Bước vào thế kỷ thứ 21, tuổi thọ trung bình là 80 cho các “cụ” bà và 75 cho các “cụ” ông. Trên lý thuyết, cứ bốn năm, tuổi thọ sẽ tăng lên một năm. Thế nhưng sau năm 2011, tuổi thọ trung bình không tăng cao nữa. Con số ước lượng mới, sẽ tốn 12 năm để tuổi thọ trung bình tăng lên một tuổi.
Đâu là nguyên nhân? Có phải vì con người đã chạm đến mức tối đa của sự sống?
 

Trước đây, người sống lâu nhất trên thế giới là cụ bà người Pháp, Jeanne Calment, mất vào Tháng Tám năm 1997, thọ 122 tuổi 164 ngày. Tuy nhiên hiện nay, người sống thọ nhất trên thế giới vẫn đang còn là cụ bà người Nhật, 116 tuổi 10 tháng.


 

Có thể những tiến bộ y khoa không phát triển nhanh và có những tác động mạnh như những thế kỷ trước. Con người ta sống lâu, lại sanh thêm bệnh, chữa hết bệnh này lại sinh ra bệnh khác. Ví dụ, bớt đi tử vong vì bệnh tim mạch hay tai biến não lại chết vì ung thư hay bệnh Alzheimer’s. Trong khi đó, tiến bộ y khoa chỉ đủ để hạn chế bệnh tật nhưng lại không chữa dứt được bệnh tật.
Hiện nay, có một lý thuyết cho rằng sự lão hoá được kiểm soát bởi một số tập hợp gene. Nếu ta tìm cách táy máy, “hack” những gene này, may ra có thể kéo dài tuổi thọ.
 

Cùng tập thể dục tại ngày hội Respect for the Aged Day ở một ngôi chùa tại Nhật, nơi có dân số cao tuổi nhất thế giới.
Thế thì tại sao lại già?
Khi chúng ta già theo năm tháng, càng nhiều tế bào không tiếp tục sanh trưởng, nhân đôi hay tái tạo, và cuối cùng là hủy diệt. Sự chết, theo đúng nghĩa, không xảy ra một cách đột ngột mà là hệ quả của những cái chết li ti trong từng tế bào nhỏ cộng lại.
 

Lý thuyết tổng hợp của những sự hư hại nho nhỏ được đề xướng bởi August Weismann vào năm 1882. Một cách dễ hiểu, cơ thể con người được cấu tạo bởi tập hợp cả nghìn tỉ tế bào, nương tựa với nhau mà sống vì nếu đứng riêng rẽ, những mỗi tế bào lại rất mong manh. Sự hao mòn xảy ra theo năm tháng, chồng chất lên nhau, mắt xích này kéo theo mắt xích kia để cuối cùng rồi cơ thể không thể bảo trì được nữa.
Tại sao tế bào lại bị hư hại?
 

Vào khoảng những năm 1950’s, các khoa học gia đã đưa ra lý thuyết về các hạt oxygen O3 gọi là “free radicals” được sanh ra trong quá trình chuyển biến năng lượng trong từng tế bào. Đại loại như những cục than hồng văng ra từ lò lửa. Những “cục than đỏ” này có thể làm hư hại chuỗi DNA. Tuy nhiên gần đây, một số nghiên cứu cho biết trong loài thằn lằn và một số chuột lại có những gene có thể triệt tiêu những radicals này. Vi thế, “free radicals” tác hại DNA có thể không đơn giản như bị than làm cháy hư mà phải qua nhiều giai đoạn, cơ chế khác nhau.
Một lý thuyết khác cho rằng, sự già là do sự đột biến về gene theo kiểu con dao hai lưỡi.
Trong tiến trình tiến hoá loài người, có thể có một số gene vừa có lợi nhưng vừa có hại. Những gene có lợi này giúp ta đối phó với môi trường khắc nghiệt nhưng lại có hại vì không cho ta sống lâu. Nếu tìm được cách “hack” những gene này, may ra kéo dài tuổi thọ.
 

Cuối cùng, có lý thuyết cho rằng một số gene giúp ta tăng trưởng nhanh nhưng càng lớn nhanh thì lại càng mau già, mau chết.
Nói một cách tóm gọn, có sanh thì phải có lão, có bệnh và sẽ tử. Tất cả đi liền với nhau thành một vòng luân hồi có nghĩa là chúng ta được sanh ra thì sẽ phải trả lại bằng một kết cuộc. Hiểu được như vậy thì nên sống vui, sống khoẻ, sống trong hiện tại. 
“Hãy nói về cuộc đời…” là thế và phải thế!

SÀI GÒN NỖI NHỚ

SÀI GÒN NỖI NHỚ
Nhạc và lời: Ngàn Thu
Tiếng hát: Ca sĩ Tâm Thư
Hòa âm: Nhạc sĩ Cao Ngọc Dung
Youtube: Long Kangaroo