Thứ Năm, 16 tháng 5, 2019

TRÊN LƯNG CỦA MẸ

TRÊN LƯNG CỦA MẸ
Nguồn: Internet

Nhân Ngày Của Mẹ (Mother's Day) xin đăng một số hình ảnh mẹ con đã chụp được tại vùng Việt Bắc.
Cũng để hiểu ra rằng tại sao các bà mẹ vùng này lại địu con sau lưng mà không ẵm con như người kinh vì họ cần hai tay để làm việc.
_Spreading Rice.jpg
4_29A2174PR.jpg
_29A7618PR.jpg
_MG_0988PR.jpg
_MG_1016.JPG
_MG_1098PR..jpg
_MG_1252PR.jpg
_P1060726PR.jpg

3_MG_0601P1R.jpg


K29A6671PR.jpg
P1080747PR.jpg
8_MG_0774P2R.jpg

Mời đọc lại bài ca dao của người Mường... Lời ru con đầy chất dân ca, chứa đựng cả một trời tâm sự của mẹ...

MƯỜI TAY
Bồng bồng con nín con ơi
Dưới sông cá lội, trên trời chim bay
Ước gì mẹ có mười tay
Tay kia bắt cá, tay này bắn chim
Một tay chuốt chỉ luồn kim
Một tay làm ruộng, tay tìm hái rau
Một tay ôm ấp con đau
Một tay vay gạo, tay cầu cúng ma
Một tay khung cửi guồng xa
Một tay bếp nước, lo nhà nắng mưa
Một tay đi củi muối dưa
Còn tay van lạy, bẩm thưa, đỡ đòn
Tay nào để giữ lấy con
Tay lau nước mắt, mẹ còn thiếu tay
Bồng bồng con ngủ cho say
Dưới sông cá lội, chim bay trên trời
(Ca dao dân tộc Mường, Cầm Giang dịch)

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2019

NHỮNG CHIỀU MÂY BAY

NHỮNG CHIỀU MÂY BAY
Nhạc và lời: Minh Nhã Nguyễn Thanh Dũng
Tiếng hát: Nam ca sĩ Ngọc Quí
Hòa âm: Nhạc sĩ Võ Công Diên

 

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2019

CHÚC MỪNG NGÀY LỄ MẸ

CHÚC MỪNG NGÀY LỄ MẸ


                                                                             ***
Hắn là người thành đạt 
Gia cảnh rất đề huề 
Có con ngoan, vợ đẹp 
Cuộc sống vạn người mê.

Cứ mỗi lần giỗ mẹ 
Hắn thết cỗ linh đình 
Nào sơn hào, hải vị...
Để chứng tỏ cái tình.

Trong một lần dọn dẹp 
Đem vứt bớt đồ thừa 
Hắn thấy pho nhật ký 
Của mẹ mình năm xưa.

Tò mò nên hắn đọc
Những con chữ quay cuồng 
Bởi những trang nhật ký 
Là những câu chuyện buồn:

Ngày... tháng... năm... mẹ tủi
Con mắng mẹ: Già rồi 
Sao còn như con nít 
Làm cơm vãi khắp nơi!

Ừ! Bởi vì tuổi lắm 
Nên mắt kém, tay run
Có làm rơi ít hột 
Âu cũng chỉ chuyện thường!

Khi con còn nhỏ dại
Cũng làm vãi khắp nơi 
Mẹ quét, lau, gom lại...
Đâu trách mắng nửa lời?

Ngày... tháng... năm... mẹ tủi
Con mắng mẹ: Mặc đồ
Sao lóng nga lóng ngóng 
Y hệt nhành cây khô!

Ừ! Tuổi già xương cứng 
Gân cũng chẳng dẻo dai 
Khó xở xoay, quay trở 
Sao cứ mắng mẹ hoài?

Khi con còn nhỏ dại 
Cứ hiếu động chân tay
Mẹ mặc hoài mới được 
Đâu trách mắng nọ này?

Ngày... tháng... năm... mẹ tủi
Con mắng mẹ: Điếc à?
Trả lời rồi vẫn hỏi 
Cứ như trúng phải tà!

Ừ! Già nên nghễnh ngãng 
Nghe lúc được, lúc không 
Mẹ mới đi hỏi lại 
Mắng chi để tủi lòng?

Khi con còn nhỏ dại
Hỏi đủ chuyện trên đời 
Mẹ kiên trì đáp lại 
Đâu mắng mỏ một lời?

Ngày... tháng... năm... mẹ tủi
Con mắng mẹ: Bực mình!
Cả đêm ho sù sụ 
Mất ngủ cả gia đình!

Ừ! Tuổi nhiều bệnh lắm 
Quy luật của tự nhiên 
Mẹ đâu mong như thế 
Mắng chi để tủi phiền?

Nhớ khi con nhỏ dại
Đủ thứ bệnh mang vào 
Hàng năm trời khóc quấy
Mẹ đâu trách câu nào?

Ngày... tháng... năm... mẹ tủi
Cứ mỗi bận ăn cơm 
Mẹ phải ngồi góc khuất 
Bởi người mẹ không thơm.

Ừ! Kiếp này ta sống 
Con nít đến hai lần 
Mẹ già không tự liệu 
Tất cả cậy con làm!

Nhớ khi con nhỏ dại
Tè, ị bậy khắp nơi... 
Mẹ lau chùi, tắm rửa 
Có bao giờ chê hôi?

Ngày... tháng... năm... 
...

Ngày... tháng... năm... mẹ yếu
Chắc chẳng thể... nữa rồi 
Những dòng này mẹ viết 
Là sau cuối trong đời:

Dù cho con lạnh nhạt 
Hay gắt gỏng bấc, chì
Mẹ chỉ buồn đôi chút 
Chứ không trách cứ gì!

Con vẫn là con mẹ
Bé bỏng và đáng yêu 
Dù cho theo năm tháng 
Con đã đổi thay nhiều...!

Hắn thẫn thờ nét mặt 
Nhìn lên phía bàn thờ:
Ánh mắt bà âu yếm 
Qua lớp khói hương mờ!

Hắn nấc lên từng chặp:
Con bất hiếu mẹ ơi 
Con muốn xin lỗi mẹ 
Nhưng đã quá muộn rồi!

* Những ai còn Cha- Mẹ 
Hãy thức tỉnh kịp thời 
Đừng để thành quá muộn 
Ôm hối hận cả đời!

Mâm cao ngày cúng họ
Cũng chẳng ý nghĩa chi
Nếu khi cha mẹ sống 
Đối xử chẳng ra gì!

ST

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2019

CAO NGUYÊN VÂN HỒ - TỈNH SƠN LA

CAO NGUYÊN VÂN HỒ - TỈNH SƠN LA 
Nguồn: Internet

Lạc giữa thiên đường hoa Tây Bắc trên cao nguyên Vân Hồ, hoa đào Tây Bắc nụ căng, cánh dày, cành, gốc gân guốc xù xì mốc meo, thế dáng tự nhiên hoang dã, cổ kính rêu phong… đã từ lâu ‘hớp hồn’ biết bao tao nhân, mặc khách. Xen giữa màu phớt hồng của hoa đào là màu trắng tinh khôi của hoa mận, hoa mơ, màu xanh mơn tơ của chồi non lộc biếc, những làn sương trắng mờ kỳ ảo giăng bay giữa tiết trời giá lạnh đầu Xuân.
Trên những ngọn đồi, núi thoai thoải, một khung cảnh nên thơ, chốn bồng lai tiên cảnh như mở ra thật giao hòa, phơi phới giữa trời Xuân.
Thấp thoáng giữa rừng hoa và từng dải sương mờ lờ lững uốn quanh là những nếp nhà xinh xắn, những nụ cười cùng ánh mắt hồn nhiên, trong veo của trẻ nhỏ nô đùa.
Đặc biệt, huyện Vân Hồ đã chuẩn bị tour cho du khách thăm viếng một số điểm có vườn hoa đào đẹp, hoa mận, vườn hoa cải, hoa tam giác mạch…
“Ngày hội hoa đào” huyện Vân Hồ (tỉnh Sơn La) năm 2019 đã thu hút trên 10.000 người từ nhiều tỉnh, thành phố về thăm viếng trải nghiệm và tìm mua hoa đào rừng Tây Bắc.
Tại đây, các diễn viên, nghệ nhân dân tộc Mông đã biểu diễn “Vũ điệu Tha Khềnh”; du khách được thăm viếng quy trình chế biến sản vật địa phương, nấu rượu ngô; tham gia các trò chơi dân gian.
Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, cao nguyên Vân Hồ (Sơn La) lại bừng lên sắc hồng của hoa đào suốt dọc dài một dải núi non hùng vĩ.
“Ngày hội hoa đào” được huyện Vân Hồ tổ chức thường niên từ năm 2017 nhằm thúc đẩy du lịch Vân Hồ ngày càng phát triển.
Mộc Châu là cao nguyên rộng lớn và xinh đẹp nhất vùng núi phía Bắc thuộc tỉnh Sơn La, nằm trên cung đường Tây Bắc nổi tiếng với những quang cảnh kỳ vĩ, những ngôi làng xinh xắn ven đường với những mùa hoa cải, hoa đào, hoa mận ngút trời. Cái tiết trời se se lạnh cùng với những lớp sương mù dày đặc khiến cảnh vật thiên nhiên nơi đây đẹp lạ, mê mẩn hồn người. Chính những nét đẹp đó thu hút đông đảo khách du lịch tìm đến đây trải nghiệm, khám phá, và mộng mơ…
Ruộng bậc thang và lúa chín ngút đến chân trời…người ta vẫn tự hỏi tại sao bức tranh tạo hóa vẽ ra lại đẹp đến thế.
Thác Dải Yếm duyên dáng và mơ mộng.
Những dãy núi Hoàng Liên bao bọc thung lũng xanh biếc, dưới ánh mặt trời lấp lóa cảnh sắc tuyệt đẹp.
Cánh đồng chè Mộc Châu từng luống từng luống thẳng tắp.
Cánh đồng chè trên ngọn đồi bát úp.
Đồi cải trắng Mộc Châu đẹp như thơ với con đường uốn lượn.
Đồi chè bên đường.
Đồi cải trắng trong sương chiều lảng đảng, những chiếc áo váy dân tộc rực rỡ.
Chiếc váy cô bé H’ Mong.
Mùa hoa mận trắng nở bạt ngàn núi đồi.
Thiếu nữ dân tộc tham gia Lễ hội hái mận.
Cánh đồng chè tươi đẹp của Mộc Châu.
Nắng mùa Xuân trong cái se lạnh xuyên qua những cành hoa mận.
Những cây đào cổ thụ trên núi.
Đàn trẻ nô đùa bên mây núi vờn quanh…
Mây chiều lảng đảng trên cao nguyên Mộc Châu, ngút tầm mắt như lạc chốn tiên cảnh

Thứ Ba, 7 tháng 5, 2019

ĐAN VIỆN CHÂU SƠN - NINH BÌNH

ĐAN VIỆN CHÂU SƠN - NINH BINH
Nguồn: Internet


Đan viện Châu Sơn ở Ninh Bình là nơi tôn nghiêm, huyền bí, nơi đây có vẻ đẹp thanh cao với khung cảnh lộng lẫy như “trời Tây”. Đan Viện cổ này không phải ai cũng biết và không phải lúc nào khách cũng có thể ghé thăm.

Đan Viện Thánh Mẫu Châu Sơn nằm ở xã Phú Sơn, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, cách thành phố Ninh Bình khoảng 35km. Đây là Đan Viện của Dòng Xitô.
Đan Viện nằm trên diện tích gần chục hecta bao gồm nhiều hạng mục như nhà Thờ Châu Sơn, dòng tu, vườn cầu nguyện Fatima... Nổi bật hơn cả là nhà thờ cổ với lối kiến trúc Gothic.
Nhà Thờ Châu Sơn được khởi công xây dựng năm 1939, khánh thành và cung hiến ngày 4.11.1945.
Được xây dựng trên một khu đất rộng và bằng phẳng ngay giữa núi rừng huyện Nho Quan (Ninh Bình), ngôi thánh đường của Đan Viện Châu Sơn nổi lên như một công trình kiến trúc hùng vĩ từ những năm 40 của thế kỷ trước.
Nhà Thờ được thiết kế theo lối kiến trúc cổ châu Âu, bên ngoài xây bằng gạch mộc không tô vữa nên màu đỏ của gạch nổi trội hẳn lên so với màu xanh ngút ngàn của cây cối xung quanh.
Đan Viện Châu Sơn Bình là nơi tôn nghiêm, huyền bí. Nơi đây có vẻ đẹp thanh cao với khung cảnh lộng lẫy được ví như “trời Tây”.
Sở dĩ được ví như "khung cảnh trời Tây" bởi lối kiếm trúc cổ hòa lẫn vẫn thiên nhiên tạo nên nét đẹp cổ kính, riêng biệt, ít công trình kiến trúc nào ở Việt Nam có được như Đan viện Châu Sơn.
Với kiến trúc Gothic, các cửa sổ, cửa chính của ngôi thánh đường Châu Sơn đều có một đặc điểm chung là mái vòm cong vút, nhọn hoắt. Các đường nét được xây chắc chắn bằng gạch đỏ.
Khi xây dựng ngôi nhà thờ này, gạch được đặt làm riêng để tạo các điểm nhấn. Trải qua 80 năm, đến nay ngôi nhà thờ cổ vẫn trường tồn với thời gian.
Bên ngoài gạch được xây mộc không tô vữa, bên trong là hệ thống mái vòm được kiến trúc rất cầu kỳ và tinh tế.
Vẻ đẹp thanh cao tạo nên sự tôn nghiêm, linh thiêng cho nhà thờ Châu Sơn.
Hai bên hành lang nhà thờ có các cột được chạm khắc rất tinh xảo, bên cạnh đó là các bức họa Chúa, các thánh tạo nên sự linh thiêng cho ngôi thánh đường gần 100 năm tuổi.
Mái vòm đặc trưng của lối kiến trúc Gothic.
Ngoài nhà thờ Châu Sơn, vườn cầu nguyện Fatima cũng là một điểm nhấn đặc biệt của Đan Viện đặc biệt ở Ninh Bình này.
Không giống như bất cứ không gian của một công viên nào, các tiểu cảnh trong vườn cầu nguyện được thiết kế theo cách riêng, hướng đến sự tĩnh lặng.
Trong những năm gần đây, Đan Viện Châu Sơn thu hút người dân đến chiêm ngắm nhiều hơn. Tuy nhiên, vẫn rất ít người biết đến nơi này bởi đây không phải là khu du lịch mà là nơi tôn nghiêm, một công trình công giáo phục vụ tu viện và cầu nguyện.
Ngay giữa vườn cầu nguyện Fatima, một giếng cổ vẫn còn được lưu giữ. Để xuống được nơi này phải đi qua một đường hầm xây hoàn toàn bằng đá ong. Nơi đây nghiêm cấm du khách đến bởi chỉ dành riêng cho cầu nguyện.
Đan viện Châu Sơn là nơi không phải ai cũng biết, không phải ai biết cũng dễ dàng ghé thăm bởi nơi đây chỉ mở cửa đón khách theo thời gian nhất định.
Theo quy định của Đan viện, ngày thường sẽ có khung giờ mở cửa riêng so với ngày lễ (thứ 7 và Chúa Nhật). Đặc biệt, vào mùa Chay (mùa thương khó của người Công giáo), nơi đây không đón khách đến tham quan.
c
Với khung cảnh đẹp như "trời Tây", Đan viện Châu Sơn được ví như một bông hoa giữa núi rừng Nho Quan (Ninh Bình).