Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2016

CANH THÂU

CANH THÂU
Nhạc và lời: Dương Vân Châu Trúc Ca
Tiếng hát: Ca sĩ Tâm Thư
Hòa âm: Đặng Vương Quân
Video clip: Tần Hải Long

 
Một cánh sao khuya vụt tắt nơi chân trời.
Thuyền lênh đênh chuyển bến trôi đi xa vời.
Lòng không dưng bỗng thấy nhớ nhung bồi hồi.
Khi chiếc lá bên đường lác đác buông rơi.
Rồi tháng năm qua lạnh ngắt trên cung đàn.
Hồn tương tư phảng phất đêm đêm mơ màng.
Vầng trăng xưa vẫn đó héo hon dặm ngàn.
So phím nắn tơ chùng gửi gió mênh mang.
Tiếng chuông u buồn quyện trong khói sương.
Đành rằng đời là cõi vô thường.
Đành rằng tình là chuốc đau thương.
Mà lòng hoài ôm bao nỗi vấn vương.
Vội lấy gương soi chợt thấy môi phai mầu.
Giòng thời gian khoảnh khắc cho ta vui sầu.
Kìa mênh mông lớp lớp sóng xô bạc đầu.
Hiu hắt sáo bên đồi thổn thức canh thâu

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2016

HANG TIÊN 2 - "THIÊN ĐƯỜNG VÔ DANH"

HANG TIÊN 2 - "THIÊN ĐƯỜNG VÔ DANH"
Văn Được ( Zing news )
Ảnh: Ryan Deboodt

Trong số 57 hang động mới được các chuyên gia công bố, hang Tiên 2 được đánh giá là hang động rất đẹp. Hang này vừa được tỉnh Quảng Bình cấp phép đón khách vào đầu tháng 7.

Hôm 22/6, ông Howard Limbert (58 tuổi), chuyên gia hang động Hoàng gia Anh đã công bố 57 hang động mới phát hiện ở Quảng Bình. Trong số những hang động này, hang Tiên được vị chuyên gia người Anh đánh giá là đầy tiềm năng, có thể sớm đưa vào khai thác du lịch.
Cùng với hang Tiên 1, hang Tiên 2 được gọi là “Thiên đường vô danh” ở vùng núi xã Cao Quảng (huyện Tuyên Hóa ) giáp ranh với xã Tân Hóa (huyện Minh Hóa ). Đây là hang động cuối cùng của hệ thống hang động Tú Làn, nằm ngoài địa phận Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, nơi được gọi là Vương quốc hang động.
Hang Tiên 2 có chiều dài 2.519 m, nơi sâu nhất 94 m so với mặt đất. Trước cửa hang Tiên 2 có một dòng suối án ngữ. Cửa vào hang cao khoảng 3 m nhưng chỉ rộng 1,5m.
Điểm nổi bật nhất của hang Tiên 2 chính là những viền (vân) đá kỳ ảo trên các trần hang. Vòm chính chính của hang Tiên 2 dài khoảng 400 m, cao khoảng 30 m.
Hang Tiên 2 và hang Tiên 1 đều thuộc loại hang động khô, chỉ tạo suối vào mùa lũ.
Trần hang là vô số những bức tranh đa sắc.
Nhiều đoạn có những bức tường thạch nhũ rất đẹp.
Những khối thạch nhũ được hình thành từ hàng trăm năm với nhiều hình dạng, tạo nên vẻ đẹp của hang động được xem là “nơi tiên xuống trần dạo chơi lạc lối, quên cả đường về”
.Do vẻ đẹp tự nhiên hiếm có nên người dân bản địa mới đặt tên hang động này là hang Tiên, gắn với truyền thuyết Tiên xuống trần.
Trước đây, người dân bản địa đã vào khám phá hang Tiên 1 và 2 nhưng chưa có cơ quan chuyên môn nào khảo sát hết. Năm 1994, Hiệp Hội hang động Hoàng gia Anh lần đầu khảo sát hang động này. Tháng 3 vừa qua, các chuyên gia hang động Hoàng gia Anh đã tiếp tục khảo sát hết chiều dài và rộng của hang này cũng như lên kế hoạch cụ thể để khai thác du lịch, trình UBND tỉnh Quảng Bình.
Cùng ngày với việc công bố 57 hang động mới phát hiện ở Quảng Bình, UBND tỉnh này đã có văn bản cho phép Công ty Oxalis được phép khai thác du lịch, đưa khách đến hang Tiên 1 và 2 theo các tour trải nghiệm (1 ngày), khám phá (2 ngày) và thám hiểm cùng với hệ thống hang Tú Làn (5 ngày).
Ông Nguyễn Châu Á – Tổng giám đốc công ty Oxalis cho biết, hang Tiên 2 sẽ chính thức đón khách từ đầu tháng 7. Các tour sẽ có lượng khách từ 8-20 người.

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2016

TẤM LÒNG NHÂN ÁI ĐÁNG KHÂM PHỤC

TẤM LÒNG NHÂN ÁI ĐÁNG KHÂM PHỤC

Phan Cao Trí

Người tử tế thì không vì danh lợi của mình mà làm hại bạn bè cho dù bạn đó chỉ là một con vật! 

Cô Adelinde Cornelissen, người Hòa Lan gốc Đức, là một vận động viên môn cưỡi ngựa nghệ thuật rất nổi tiếng. Cô đã đoạt nhiều giải cao quý bao gồm Huy chương vàng quốc tế trong bộ môn này. Trong suốt những lần thi đấu đó, chú ngựa thân yêu Parzival của cô đã biểu diễn rất xuất sắc, chú luôn cố gắng vượt bực và đã giúp cô giành được thắng lợi.
Để chuẩn bị cho kỳ Thế Vận Hội năm nay tại Rio, cô Adelinde và chú ngựa Parzival đã khổ luyện suốt 4 năm. Ngày nào họ cũng giành ra 7-8 tiếng để tập luyện và cô là người được dư luận tin tưởng là sẽ đoạt được huy chương vàng.
Thế nhưng ngay trước ngày thi đấu, cô Adelinde phát giác ra chú ngựa của cô bị bệnh lạ: một bên đầu bị sưng, mắt bị sưng và bị sốt . Các thú y đi theo đoàn vội chẩn bệnh, thử máu, chụp quang tuyến cho ngựa thì phát giác chú ngựa Parzival bị nhện độc cắn, chất độc lan vào máu làm cho sưng và sốt.
Sức của một chú ngựa đua bình thường rất khỏe, một vết cắn như vậy chỉ cần uống thuốc trụ sinh, chữa trị vài ngày là hết. Nhưng ngặt cái hôm sau là ngày thi đấu, nếu chất độc chưa được trị hết, trong lúc thi đấu chạy nhảy quá nhiều có thể khiến cho chất độc dồn vào tim gây ra đột quỵ bất ngờ.
Cô Adelinde xin Ban Tổ Chức Thế Vận Hội thay đổi lịch thi, cho người khác thi trước và cô thi sau 2 ngày nhưng không được chấp thuận.
Suốt đêm, cô Adelinde trằn trọc đắn đo suy nghĩ không biết có nên thi không. Rút ra thì quá uổng công tập luyện suốt 4 năm và mất đi cơ hội giành huy chương vàng nhưng nếu thi đấu, rủi chú ngựa bị độc tấn công thì sẽ không cứu được.
Sáng ra, các thú y khám lại lần nữa và cho biết chất độc đã giảm đáng kể, cô có thể thi đấu. Cô Adelinde dẫn ngựa ra sân mà trong lòng lo lắng, không yên. Thi đấu qua vòng đầu, cô Adelinde được số điểm rất cao nhưng cô để ý thấy chú ngựa Parzival có vẻ mệt mỏi, mặc dù nó vẫn cố gắng hết sức và tuyệt đối tuân theo các mệnh lệnh của cô.
Bắt đầu vòng thi thứ 2, cô thấy chú ngựa thở có vẻ nặng nhọc hơn. Ngay lập tức, cô dừng ngựa, xuống xin lỗi Ban Giám Khảo, xin lỗi các cổ động viên và vừa khóc vừa giải thích tại sao cô quyết định rút khỏi cuộc thi.
Cô nói nếu cô tiếp tục thì Parzival sẽ phải cố gắng quá sức và mặc dù cô có thể thắng huy chương vàng nhưng chú ngựa có thể phải hy sinh. Cô không đành lòng làm như thế! Cô nói chú ngựa Parzival là bạn tốt của cô đã nhiều năm, đã giúp cô đạt đến đỉnh cao nên cô không thể vì danh lợi của mình mà hy sinh bạn của mình cho dù có phải hy sinh huy chương vàng, cho dù đó chỉ là một con vật.
Cô Adelinde và chú ngựa Parzival đã rời trường đua trong tiếng vỗ tay vang dội của cổ động viên và của cả Ban Giám Khảo.
Nhiều người nói "Cô ấy tuy rút ra khỏi cuộc thi nhưng đối với tôi , cô ấy đã giành được huy chương còn quý giá hơn huy chương vàng, đó là huy chương của lòng nhân ái, của tình bạn giữa người và một chú ngựa" .

Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

TÁC HẠI CỦA VIỆC NHỔ LÔNG MŨI

TÁC HẠI CỦA VIỆC NHỔ LÔNG MŨI
Nguồn: BusinessInsider, Lifetickler
Theo Vyka

Hàng triệu người nhổ lông mũi mà không biết tác hại kinh hoàng này!
Mũi nằm trọn trong vùng "tam giác chết" trên khuôn mặt. Do đó, việc nhổ lông mũi cũng có thể khiến bạn gặp nguy hiểm đến tính mạng đấy!
Trong sinh hoạt thường ngày, đôi khi có những thói quen tuy nhỏ nhưng nếu không để ý, chúng có thể gây tác hại tới sức khỏe rất nhiều. Ví thử như việc bẻ khớp ngón tay này, để điện thoại đầu giường này, thả rông mọi lúc mọi nơi với nữ giới này... hay thói quen "lần sờ" rồi phựt - một chiếc lông đã lìa khỏi mũi ở đấng mày râu nữa.
Nằm ở trung tâm của khuôn mặt và ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ nên mũi là một trong những bộ phận được chăm chút tỉ mỉ. Rất nhiều người có thói quen thò tay ngoáy mũi hay nhổ lông mũi như một phương thức để "dọn dẹp", tân trang lại vẻ đẹp của mình.
Thế nhưng, hãy dừng ngay thói quen này lại trước khi rước họa vào thân bởi thứ gì tồn tại trên cơ thể chúng ta đều có tác dụng riêng của nó và lông mũi cũng vậy.
Tác dụng không ngờ của lông mũi vừa đen, vừa xấu
Cần khẳng định rằng lỗ mũi là lỗ thông hơi quan trọng của cơ thể, đảm nhiệm chức năng hô hấp. Mỗi ngày, chúng ta thở ra, hít vào khoảng 10.000 lít không khí. Tất nhiên với số lượng lớn như thế chắc chắn sẽ tồn tại rất nhiều vi khuẩn, bụi hay chất bẩn.
Nhưng lông mũi đang hiện diện trong mũi bé nhỏ vậy lại đóng vai trò lớn trong việc giữ cho bạn khỏe mạnh.
Tiến sĩ Erich Voigt - người nghiên cứu các bệnh rối loạn liên quan đến tai, mũi, họng thuộc ĐH New York - cho biết trong mũi tồn tại hai loại lông mũi. Loại thứ nhất bạn có thể nhìn thấy và thường lăm lăm muốn nhổ. Loại thứ hai là lông mao vi có trách nhiệm lọc chất nhầy và ngăn chúng di chuyển từ khoang mũi xuống họng.
Các phần lông mọc gần phía trước mũi có nhiệm vụ như "người gác cổng" giữ lại một số hạt bụi lớn để chúng không thể tiến sâu vào bên trong.
Lông mũi như "người gác cổng" - giữ lại một số hạt bụi lớn để chúng không thể tiến sâu vào bên trong.
Và việc loại bỏ những sợi lông mũi phía ngoài này sẽ tạo đà cho mầm bệnh và hạt bụi vao sâu hơn vào niêm mạc mũi, gây nhiễm trùng.
Hậu quả kinh hoàng nếu bạn hồn nhiên ngoáy, nhổ lông mũi?
Bạn cần nhớ rằng mũi nằm trọn trong " tam giác chết" trên gương mặt . Đây là vùng đặc biệt nguy hiểm trên khuôn mặt do chứa rất nhiều tĩnh mạch nối đến các dây thần kinh khu vực xương sọ.
Các tĩnh mạch thông thường đều có van để ngăn máu chảy ngược chiều, tuy nhiên tĩnh mạch ở khu vực này đều là loại không van.
Mũi nằm trọn trong vùng "tam giác chết" trên khuôn mặt.
Do đó, nếu vô tình để nhiễm trùng vết thương ở khu vực này, điều đó đồng nghĩa với việc phần máu độc bị nhiễm khuẩn sẽ đi ngược lên não, tiến vào các khu vực dây thần kinh và hậu quả cực kỳ khôn lường.
Việc nhiễm trùng tại khu vực này có thể tạo thành một khối máu độc bên trong các mạch máu dẫn đến hang xoang. Khối máu này sẽ chèn ép các dây thần kinh, từ đó gây áp lực tác động lên mắt và bộ phận khác trên gương mặt.
Triệu chứng của bệnh nghẽn hang xoang
Đến đây bạn sẽ thắc mắc vì sao việc nhổ cọng lông mũi bé tí lại có thể khiến bạn gặp nguy hiểm, "đi gặp Tử thần" sớm ư?
Đơn giản thôi, đó là bởi bao phủ trong hốc mũi là một lớp niêm mạc mỏng, chứa nhiều mạch máu nhỏ, đặc biệt dễ bị tổn thương.
Chỉ cần hành động nhỏ như ngoáy mũi mạnh hay nhổ lông mũi cũng sẽ làm niêm mạc mũi bị trầy, rách, làm vỡ mạch máu, gây hiện tượng "chảy máu cam", gây nhiễm trùng hoặc suy giảm chức năng khứu giác.
Mà chưa hết, việc bạn thò tay vào lỗ mũi ngoáy hay "lần sờ" lông mũi cũng đã vô tình đưa hàng triệu vi khuẩn bên ngoài từ móng tay vào khoang mũi rồi.
Triệu triệu vi khuẩn này còn có thể khiến bạn bị viêm nang lông, hình thành những cục mụn trong mũi - đau chảy nước mắt hay dần dần di chuyển đến xoang, chờ điều kiện thuận lợi để sinh sôi, tạo ra ổ nhiễm trùng.
Tiến sĩ Erich Voigt chia sẻ: chỉ một hành động nhỏ - nhổ/cắt lông mũi thôi - cũng có thể khiến vi khuẩn xâm nhập sâu bên trong, gây nguy cơ viêm màng não, áp xe não - một dạng khác của chứng viêm, sưng xảy ra trong não, liên quan đến nhiễm trùng.
Có rất nhiều loại bệnh nhiễm trùng hiếm gặp và chúng có thể là nỗi ám ảnh kinh hoàng với người có hệ miễn dịch suy yếu. Với trường hợp nhiễm trùng huyết, nếu không chữa trị kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong.
Vì vậy, khi quyết định cắt tỉa lông mũi, hãy chú ý sử dụng kéo thật sự cẩn thận. Đừng cắt tỉa quá sâu và tuyệt đối không lấy tay nhổ lông mũi bởi có thể làm tổn thương niêm mạc, gây trầy xước, chảy máu... Đừng tự đào hố chôn cho mình bởi sự thiếu hiểu biết không đáng có.

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2016

TÌNH CHA CAO VỜI VỢI

TÌNH CHA CAO VỜI VỢI
Lời và nhạc: Thủy Lâm Synh
Tiếng hát: Ca sĩ Gia Huy
Thực hiện video: Khang Hoàng Thúc

 

Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2016

PLANK GIÚP GIẢM MỠ BỤNG

PLANK GIÚP GIẢM MỠ BỤNG
Vân Hồng (theo Trí Thức Trẻ)

Plank là động tác tốt nhất làm giảm mỡ bụng giúp bạn tránh được rất nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Đó cũng là lý do vì sao cả thế giới này cứ "long sòng sọc" lên với bài tập này.
Plank giúp giảm mỡ bụng - nguồn cơn của nhiều bệnh nguy hiểm
Một vòng eo quá khổ không giết chết bạn ngay lập tức, song lại mang đến 10 nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn mà chỉ đọc thôi cũng thấy giật mình.
Vòng eo quá khổ không chỉ chứa chất béo, mà còn là loại chất béo ở dạng xấu nhất. Nó được gọi là mỡ nội tạng và mang lại những nguy cơ mắc bệnh cao. Vòng eo phì nộn cảnh báo hội chứng chuyển hóa, tạo tiền đề cho các bệnh như tim mạch và nhồi máu cơ tim, tiền tiểu đường và bệnh tiểu đường mãn tính, thậm chí dẫn đến ung thư. Vòng eo quá khổ cũng là một dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc hội chứng chuyển hóa. Ngoài ra sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú, tăng nguy cơ tổng thể tử vong. Đặc biệt, nam giới mắc bệnh bụng bia sẽ có thể dẫn đến rối loạn chức năng cương dương, ảnh hưởng đến sinh sản, làm tăng trục trặc nội tiết tố, tăng nguy cơ bị đột quỵ, bị chứng mất trí và Alzheimer. Plank chính là động tác tốt nhất làm giảm tình trạng mỡ bụng, khi vòng eo săn chắc sẽ giúp bạn nâng cao tuổi thọ. Đó cũng là lý do vì sao cả thế giới này cứ "long sòng sọc" lên với bài tập này.  
Sở hữu một cơ thể săn chắc từ đầu đến chân, vòng eo thon gọn với phần cơ bụng "phẳng lì" không còn mỡ thừa có lẽ là niềm mơ ước không của riêng ai.
Để đạt được điều đó, nhất định bạn phải đến một phòng tập Gym hoặc tham gia tập luyện chăm chỉ một môn thể thao nào đó. Đáng tiếc, đa số "dân công sở" lại khó có thể thực hiện được điều này, công việc phải ngồi một chỗ từ sáng tới chiều sẽ không còn thời gian để đến phòng Gym nữa.
Tuy nhiên gần đây, động tác Plank trong phòng Gym đã được "xã hội hóa" một cách vô cùng nhanh chóng. Từ trường học đến công sở, công viên, đường phố, phòng ngủ, vỉa hè... đâu đâu cũng có người tập một cách rầm rộ và vui vẻ.
Thậm chí, Trường Cao đẳng Cộng đồng Greenfield (Mỹ) đã tổ chức định kỳ cuộc thi Plank từng khoa và trong toàn trường, người chiến thắng đã đạt kỷ lục ấn tượng 9 phút 24 giây.
Nhưng thành tích đó mới chỉ được xem là màn khởi động của cuộc thi lập kỷ lục Guinness về Plank được tổ chức tại Bắc Kinh (TQ) trong tháng 5 vừa qua.
Người vô địch là anh Mao Vệ Đông, một lính đặc nhiệm đã có thể làm plank liên tục kéo dài trong hơn 8 tiếng, sau khi chiến thắng đối thủ, anh còn chống đẩy thêm để thể hiện sức mạnh vô song của mình.
Bí mật về Plank, bài tập đang sôi sục từ phòng gym tới công sở - Ảnh 2.
Bí mật về Plank, bài tập đang sôi sục từ phòng gym tới công sở - Ảnh 4.
Trước đây Plank chỉ đơn lẻ và rải rác (Ảnh minh họa)
Bí mật về Plank, bài tập đang sôi sục từ phòng gym tới công sở - Ảnh 5.
                                    Tập đơn hoặc đôi (Ảnh minh họa)
Bí mật về Plank, bài tập đang sôi sục từ phòng gym tới công sở - Ảnh 6.
                                                 Tập trên giường...
Bí mật về Plank, bài tập đang sôi sục từ phòng gym tới công sở - Ảnh 7.
                                                   Trong phòng Gym...
Bí mật về Plank, bài tập đang sôi sục từ phòng gym tới công sở - Ảnh 8.
Đa phần chỉ plank đơn lẻ dành cho người mẫu hoặc vận động viên (Ảnh minh họa)
Plank là động tác tốt nhất cho vùng cơ bụng
Plank còn được gọi là động tác khúc gỗ, vì chỉ cần giữ cơ thể "thẳng đơ" là đủ.
Động tác Plank không quá khó để thực hiện. Nằm sấp, chống hai khuỷu tay vuông góc ngay dưới vai. Nhón hai mũi chân lên, nâng thân người lên và giữ lưng, hông, cổ thành một đường thẳng. 
Giữ tư thế này từ 20 giây đến hết khả năng của bạn (1 tháng có thể tập luyện và tăng lên mức 300 giây), siết chặt phần cơ bụng và duy trì nhịp thở đều. 
Plank là bài tập được xem là tốt nhất cho bụng vì nó hoạt động trên các cơ cốt lõi như cơ bụng thẳng và cơ sườn ngang. 
Bài tập này sẽ giúp làm săn và hình thành các cơ bắp quanh dạ dày bằng cách làm cho chúng dài ra và săn chắc nhanh chóng.

Bí mật về Plank, bài tập đang sôi sục từ phòng gym tới công sở - Ảnh 9.
Bài tập plank giúp tăng tính linh hoạt trong các nhóm cơ khắp cơ thể. Cơ vai và cơ xương cổ cũng được trải dài hơn. 
Vùng cơ đùi và các gân kheo được siết chặt để hình thành sự săn chắc. Bài tập plank làm căng bàn chân, ngón chân để hỗ trợ dàn đều trọng lượng cơ thể.
Với những nhân viên văn phòng phải ngồi nhiều trước máy tính, tư thế ngồi ít nhiều bị sai lệch và dễ mắc bệnh đau lưng, thoái hóa xương. 
Khi thực hiện động tác Plank, từ các bộ phận như lưng, chân, cổ đều đưa vào tư thế thẳng. 
Người tập sẽ cải thiện các cơ bắp cốt lõi, tăng sự hỗ trợ cho cột sống và hông, duy trì tư thế đúng, giảm nguy cơ mắc các bệnh do sai tư thế, giảm đau lưng dưới.
Plank là động tác cơ bản, không cần dụng cụ và bạn có thể thực hiện ở bất kỳ đâu. Chỉ cần một không gian vừa phải, một mặt phẳng là bạn có thể tập. 
Plank nở rộ trong các công sở vì tính đơn giản và hiệu quả mang lại thấy rõ chỉ sau 30 ngày tập. 
Hãy nhìn ngắm những hình ảnh hài hước vui nhộn khi tập plank trên toàn thế giới, để có động lực rằng bạn đã nên tập ngay tại công sở của mình bây giờ hay chưa.

Bí mật về Plank, bài tập đang sôi sục từ phòng gym tới công sở - Ảnh 10.
        Giờ thì Plank ở khắp mọi nơi, trong mọi trang phục (Ảnh minh họa)
Bí mật về Plank, bài tập đang sôi sục từ phòng gym tới công sở - Ảnh 11.
Bí mật về Plank, bài tập đang sôi sục từ phòng gym tới công sở - Ảnh 12.
Hoạt động Plank tại công sở không chỉ tăng cường sức khỏe mà còn tạo sự vui vẻ, gắn kết (Ảnh minh họa)
Bí mật về Plank, bài tập đang sôi sục từ phòng gym tới công sở - Ảnh 13.
Bí mật về Plank, bài tập đang sôi sục từ phòng gym tới công sở - Ảnh 14.
Bí mật về Plank, bài tập đang sôi sục từ phòng gym tới công sở - Ảnh 24.
Bí mật về Plank, bài tập đang sôi sục từ phòng gym tới công sở - Ảnh 25.
Bí mật về Plank, bài tập đang sôi sục từ phòng gym tới công sở - Ảnh 26.
Bí mật về Plank, bài tập đang sôi sục từ phòng gym tới công sở - Ảnh 27.
Hướng dẫn tập Plank chính xác (Ảnh minh họa)
Hướng dẫn thời gian tập Plank 30 ngày để mang lại hiệu quả vượt trội (Ảnh minh họa)

Những lỗi thường gặp khi tập plank:
- Đẩy mông lên quá cao. Lưu ý rằng, cổ, lưng, và chân tạo thành đường thẳng, bạn hãy cố gắng giữ mông ở mức cho phép.
- Võng lưng khi plank, nên gồng chắc cơ bụng để lực tác động vào cơ bụng, không làm bạn bị đau lưng.
- Đặt hai tay quá gần nhau. Khi đó tác động lên cơ bả vai sẽ sai tác dụng.
- Nín thở. Nhiều người cố chú ý vào tư thế đúng và giữ lâu mà quên mất việc hít thở. Hãy hít thở đều và tập trung.

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2016

DÒNG SÔNG HOÀI BÌNH YÊN GIỮA PHỐ CỔ HỘI AN


DÒNG SÔNG HOÀI BÌNH YÊN GIỮA PHỐ CỔ HỘI AN
Cao Anh Tuấn

Dù sáng sớm, chiều tà hay tối khuya, lúc nào những con thuyền nhỏ cũng mang đến du khách trải nghiệm đặc biệt về cuộc sống phố Hội.
Sông Hoài là một nhánh của sông Thu Bồn chảy qua Hội An. Với người dân nơi đây nói riêng và du khách nói chung, con sông này như biểu tượng không thể tách rời của phố cổ. Không chỉ vậy, dòng sông nhỏ hiền hòa này còn gắn liền với cuộc sống mưu sinh của dân cư phố Hội. Nghề chính của họ là chèo thuyền, đưa khách du lịch tham quan.
Một ngày trên sông thường bắt đầu từ sáng sớm. Chính vì nhu cầu muốn ngắm bình minh, nhiều đoàn khách thường tới bến thuyền từ sớm. Do vậy, người dân nơi đây phải chuẩn bị trước, khi có khách là sẵn sàng lên đường.
Một chuyến lênh đênh sông nước có giá từ 30.000 đến 50.000 đồng. Bạn sẽ được du ngoạn phố Hội trong vòng 30 phút. Với những đoàn khách đông hơn, mức giá khoảng 100.000 đồng.
Điểm hấp dẫn nơi đây là các con thuyền đều không sử dụng động cơ máy. Điều này khiến du khách được cảm nhận rõ rệt nhất về sự cổ kính và nét giản dị, gần gũi nơi đây.
Không chỉ chiêm ngưỡng cảnh đẹp Hội An, du khách còn được nghe những câu chuyện thường ngày thú vị từ người lái đò. Cùng tiếng mái chèo khỏa nước giữa không gian yên bình, ấn tượng về miền đất bình yên trong mỗi người cứ thế đầy lên.
Vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, bạn đều thấy những con thuyền nhỏ chở khách trên sông nước dù sáng sớm nắng nhẹ, chiều tàn....
... hay khi đêm đã xuống. Chỉ cần khách có nhu cầu, những người lái đò ở đây lúc nào cũng sẵn lòng đẩy thuyền rời bến.
Nếu có cơ hội, bạn hãy thử đi thuyền trên sông Hoài vào buổi tối. Đặc biệt vào những đêm hoa đăng, bạn có thể mua một bông hoa nhỏ với giá 10.000 đồng để thả lên mặt nước. Cùng với ánh đèn từ các ngôi nhà, cả bến sông trở nên lung linh hệt như những câu chuyện cổ tích.
Một góc Hội An nhìn từ những con thuyền nhỏ.

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2016

CAFE CHEO LEO

CAFE CHEO LEO
Du Uyên


Không gian trước quán
Sài Gòn ngày xửa ngày xưa có hai mùa mưa, nắng đan xen nhưng bây giờ có đến ba mùa lận. Mùa mưa thì người ta trông chờ nắng ấm, mùa nắng thì người ta hóng mưa rào.
Còn mùa thứ ba là mùa chả ai thèm, không ai kêu đến, đến rồi thì tất cả đều phải từ tránh né, xua đuổi đến bất lực vì muốn xua đi cũng không thể xua được, nó đã ám vào từng hơi thở. 
Và cũng không ai biết tự bao giờ, Sài Gòn không phải Sài Gòn “ngày xửa ngày xưa” nữa, Sài Gòn đã bị trở thành Sài Gòn của “ngày nảy ngày nay” rồi.
Sài Gòn của ba mùa: mùa mưa, mùa nắng, mùa kịch độc!
Không gian trong quán
Từ đó có nghĩa là từ lúc “không biết tự bao giờ” đó. Tất cả mọi thứ thị dân chạm vào đều có thể là chất độc, chứa chất cấm, là “đồ Trung Quốc”.
Ba chữ “đồ Trung Quốc” bây giờ cũng không còn nghĩa vụ chỉ ra nơi xuất xứ của một món hàng nữa mà nó là một cách, một cụm từ dùng để “vạch trần”. Hầu hết người Sài Gòn khi nói về thứ gì đó bẩn, độc, hại đáng bỏ đi hoặc cực chẳng đã PHẢI DÙNG ÐỠ. 
Ði mua rau, trái cây, đồ gia dụng, đồ điện tử, thậm chí đi ra/vào thẩm mỹ viện người ta cũng hỏi: Phải “đồ Trung Quốc” không? Lúc huỡn, đi ăn, uống cà phê đôi khi cũng len lén lật đít chén, đít ly lên coi thử xuất xứ. Dẫu biết chẳng để làm gì hay thay đổi được điều chi nhưng không biết từ bao giờ, người Sài Gòn “bị nhiễm” thói quen này. Thấy hàng chữ “made in China” là nổi da gà.
(Cũng nhờ vậy) mà từ đó, Sài Gòn lại hình thành xu hướng mới, xu hướng “quay về thời xưa”. Không chỉ những người già bồi hồi ngồi nhắc hoài niệm:
– Ðồ hồi xưa bền lắm, toàn của Pháp, Mỹ không, xài kỹ là dùng được mấy đời!
– Mấy thứ dỏm này giờ mắc mỏ chứ hồi xưa quẳng chó nhai…
Mà còn có cả tầng tầng, lớp lớp người trẻ tìm về những “ngày xửa ngày xưa” để tìm hiểu, để làm sống lại những hoài niệm của người già. 
Từ khóa “vintage” chưa bao giờ ngưng “hot” ở các trang mạng xã hội. Các quán cà phê, nhà hàng cũng chạy hối hả theo phong cách này để thu hút khách, những cái “ngày xửa ngày xưa” trong “ngày nảy ngày nay” mọc ra nhan nhản khắp mọi ngóc ngách của Sài Gòn.
Từ ngoài vào trong
Nhưng rất ít người biết, có một Sài Gòn “ngày xửa ngày xưa” chính cống đang âm thầm sống gần 80 năm giữa những Sài Gòn “ngày nảy ngày nay” giả cổ vài ba năm tuổi. Ðó là một nơi khó tìm ra “ba cái đồ Trung Quốc” vì từ cây vợt lược cà phê cũng có tuổi đời cao hơn cô chủ quán.
Bạn không đọc nhầm đâu, cà phê ở quán này đặc biệt không pha bằng phin, bằng máy hoặc tổ chức cho khách hàng nhìn thấy tận mắt một dây chuyền rang, xay, pha chế để thu hút khách kiểu “công nghiệp hóa” như bây giờ. Cà phê ở đây được xay ra, pha trong cái vợt và siêu đất cùng với nước đun sôi (nước này sau khi hứng ra từ vòi đã được trữ trong lu sành ba, bốn ngày cho lóng cặn và tinh khiết hơn, bay mùi thuốc khử trùng), sau vài lần lọc cà phê qua mấy cái vợt để chắc lọc hết tinh túy và “cốt” thì thành phẩm được bỏ vào siêu đất và ủ trên bếp than hồng đến khi được đưa lên tận… răng khách hàng. Cách pha chế thủ công này rất độc đáo, phổ biến ngày xưa nhưng bây giờ ở Sài Gòn chỉ còn 3 quán cà phê còn thực hiện. Nhưng tôi đã đi và thấy rằng ở các quán khác chỉ làm qua loa chứ không bài bản và “đúng quy trình” như ở đây.

Pha chế cà phê “kho”
“Con có người giới thiệu hay đọc ở đâu mà biết quán vậy? Hay coi Youtube? "
Bữa có đứa sinh viên Sân khấu điện ảnh chọn quán để quay phim tài liệu, làm bài tập luôn đó. 
“Quán mình có nhiều điều đặc biệt lắm con: một là nó xưa, có từ 1938 rồi, nhiều khách không cho sửa quán, họ bảo khi sửa xong rồi thì nó hết cái xưa cũ để hoài niệm mất, để vậy luôn; hai là café nguyên chất, nhiều người sành uống là ghiền lắm, cô lựa từng hạt cà phê mà con; ba là nhạc, cô lựa nhạc kỹ lắm, toàn nhạc xưa thôi. Cuối cùng là ở đây cái gì cũng… bền: khách ở đây toàn khách quen hàng chục năm, có gia đình mấy đời chỉ uống cà phê quán cô không đó con, bởi vậy ai mới tới cô nhìn biết hết. Mà chỗ cung cấp café cho quán cũng 3 đời rồi…. Cô gốc Huế đó nghen, đáng ra cô là “Công Huyền Tôn Nữ…” mà sinh ở trong Nam nên là người trong này luôn rồi.”
Quy trình pha chế
Cô Sương, là chủ quán kiêm nhân viên phục vụ duy nhất của quán cười phóng khoáng, nói chuyện duyên dáng với tất cả các vị khách. Hầu như ai mới vô quán cũng đều được nghe cô giới thiệu những câu tương tự như vậy.
Trước 1975, Cheo Leo nằm gần trường Petrus Ký (nay là trường Lê Hồng Phong), học sinh trường Chu Văn An, Kiến Thiết, cũng thường là khách của quán. 
Mấy ông khách ngồi đồng ở đây ngày xưa cũng là những công chức nhà nước, cảnh sát, sĩ quan vì nơi đây gần với ty cảnh sát cũ”.

Gần một kios cũ trong khu chợ Bàn Cờ, góc ngã tư đông đúc lại có mấy chú xe ôm dàn xe phía trước nên rất khó để bạn tìm thấy quán “café cũ xì” này. Nhưng không sao, nó quá nổi tiếng nên bạn có thể hỏi thăm, người Sài Gòn luôn sẵn sàng trả lời, có khi còn… nắm tay dắt bạn đến trước cửa quán. “Giờ vàng” của quán là tầm 6, 7 giờ, lúc ấy khách đông nhất. Bạn sẽ dễ nhầm nơi đây đang… họp tổ dân phố.
Cả trẻ lẫn già ngồi với nhau chung bàn, không hề có khoảng cách vì… quán khá nhỏ và chật. 
Không gian quán nhỏ nên quán chỉ có chừng bốn năm cái bàn, lại nằm trong hẻm nên xe khách phải dựng hai bên nhà trong xóm. Có hôm cô hàng xóm (của chủ quán) đứng ra bảo:
– Con cứ “dô” uống đi, cô ngó xe cho!
Khách đến cứ chỗ trống mà ngồi vào chẳng cần biết quen hay lạ, già hay trẻ. Ðúng kiểu cà phê cóc Sài Gòn.

“Ghiền Cheo Leo không chỉ vì vị cà phê độc đáo mà còn vì những dư vị xưa cũ ở đây thể hiện trong từng vết đen bám trên tường, cái kệ sách do ông chủ ngày xưa đóng, cái ghế, cái bàn bạc màu cùng tháng năm và nhất là những bản nhạc theo chủ đề được cô chủ lựa chọn kỹ lưỡng. 
Ðến Cheo Leo khoái nhất là “tám” với cô chủ quán. Hầu như chuyện gì trên trời dưới đất, trong nhà ngoài đời, chuyện xưa chuyện nay gì cổ cũng “tiếp" mình được hết. 
Có hôm trời mưa, ngồi trong quán uống cà phê, nghe nhạc chủ đề mưa rồi trò chuyện với cổ mà thấy cuộc đời trôi nhẹ như hương cà phê vậy.” 
Ðây là một tâm sự của vị khách ruột trẻ tuổi thường xuyên đến quán.
Khách nước ngoài thích thú thử pha chế cà phê “kho”
“Nói chung nghỉ làm rồi thì thay bà chị bán cho vui, duy trì truyền thống gia đình chứ cũng không đủ đâu vô đâu hết. Ðược cái quán này là quán nhà không phải trả tiền thuê mướn gì cả. Bỏ qua vấn đề kinh tế mình bán là vì vui”. Cô chủ quán cười đon đả, nói như vậy. 
Thật ra với 8000vnđ cho một ly cà phê đá, khách hàng là người “lời” nhất ở đây chứ không phải chủ quán vì vừa được nghe những bản nhạc hay, những câu chuyện rất lịch sử thuộc về Sài Gòn “ngày xửa ngày xưa”, vừa được nói chuyện với cô chủ và học lén “bí kíp” pha cà phê “kho” lâu đời…
Cái lời nhất là ta hiểu thế nào là “hồn Sài Gòn”.
Bà chủ dễ thương
Quán rất nổi tiếng
Nó không nằm ở những làn khói thuốc bay ra từ ly cà phê đặc quánh, không nằm trong những vết sẹo thời gian trên cái tường vôi nứt nẻ, cái trần nhà ám đen mùi cà phê thoang thoảng… hồn Sài Gòn nằm trong những lời nói hòa hợp đủ giọng điệu các vùng miền, tầng lớp, tuổi tác, từng câu đùa duyên, từng tiếng chửi thề. Hồn Sài Gòn nằm trong tim những người thương yêu và nhung nhớ về nó, trong cái quán nhỏ Cheo Leo giữa thành phố đổi tên này.
Ngoài uống tại chỗ, quán còn thiết kế cả bao bì “take away” cho khách mang về. Cô chủ cũng rất “cập nhật thông tin” nên luôn xin add friends vào facebook những vị khách của mình để “quảng cáo”. Nhờ đó mà quán ngày càng đông khách trẻ, kể cả khách ngoại quốc cũng biết đến nơi này như một nơi phải đến khi ghé Sài Gòn. Các tờ báo lớn trong và ngoài nước cũng từng viết về nơi này như một “bảo tàng lịch sử” cả về con người lẫn hiện vật vì cô Sương còn giữ rất nhiều thứ “ngày xửa ngày xưa” để lại.


Tay cầm miếng giò-cháo-quẩy chấm vào ly bạc sỉu (cũng là “đặc sản” của quán, món này cũng xuất xứ từ các quán cà phê vợt xưa, người ta cho sữa vào ly đã trụng sôi, cho một ít cà phê vào và cuối cùng cho nước sôi lên), miệng vừa nhâm nhi thưởng thức vị béo của sữa và bánh, mùi thơm của cà phê, tôi cùng các “bô lão” vểnh tai nghe văng vẳng lời bài hát của cố nhạc sĩ Anh Bằng và nhà thơ Phan Thành Tài:
“Anh còn nợ em /Chim về núi nhạn /Trời mờ mưa đêm /Trời mờ mưa đêm”
Bỗng có một bạn trẻ “gào” lên:
“Anh còn nợ em /Nguyên nhân cá chết /Nguyên nhân cá chết /Anh còn nợ em…”
Một bạn khác tiếp lời:
“Anh còn nợ em /Tàu bay đã rớt /Tàu bay đã rớt /Anh còn nợ em…”
Cả quán cười rần rần, hồn Sài Gòn ở đó chứ ở đâu?