Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020

BÁC SĨ NGUYỄN XUÂN NAM

BÁC SĨ NGUYỄN XUÂN NAM
 bs_nam-content
Bác sĩ Nguyễn Xuân Nam chuyên khoa về giải phẫu trẻ em vừa được trường đại học Harvard bình chọn là một trong những bác sĩ giỏi nhất nước Mỹ.
 
Sinh trưởng tại thôn Bá Hà nằm gần vịnh Hòn Khói thuộc tỉnh Khánh Hòa trong một gia đình làm nghề chài lưới, bác sĩ Nguyễn Xuân Nam có một thời niên thiếu sống trong thiếu thốn, cực nhọc. Mẹ mất sớm khi ông vừa mới lên 4 tuổi, sống với cha và người mẹ kế, bác sĩ Nguyễn Xuân Nam phải vừa đi bán bánh vừa đi học để giúp cha và mẹ kế nuôi dạy 8 anh chị em ruột và anh em cùng cha khác mẹ với mình.
Bác sĩ Nguyễn Xuân Nam nhớ lại thời niên thiếu của ông.
“Tôi mới vừa lên 10 tuổi, lúc đó vừa đi học, sáng dậy sớm phải lo chăm sóc mấy em bé để cho bà kế mẫu tôi làm những món ăn để đi bán kiếm tiền về nuôi sống gia đình. Bà làm xong rồi tôi đi học, trước khi vào lớp độ một tiếng đồng hồ, tôi đến trạm xe lam bán những thức ăn như xôi, bánh. Bán xong đến lúc đi học, nhờ người láng giềng mang nồi niêu đem về nhà.”
Dù rằng cho con đi học là mong muốn của cha mẹ nhưng vì hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn nên học đến hết bậc tiểu học, ông phải bỏ học để đi biển đánh cá trợ giúp gia đình. Hơn nữa, cha ông bị thương trong chiến tranh, sau đó lại bị tai nạn phải nằm bệnh viện trong nhiều tháng nên miếng cơm manh áo là mối ưu tư lớn nhất của gia đình ông. Bác sĩ Nam kể lại.
“Đi làm nghề biển rất khó khăn, tương lai không có cho nên lúc nào bố tôi cũng cố gắng để cho con đi học. Vào lúc tôi học hết lớp 5 thì Bố tôi bị Việt Cộng bắn trọng thương nằm trong nhà thương một thời gian rất là lâu. Lúc đó, tôi mới vừa lên 10 tuổi. Bố tôi mới vừa xuất viện lại bị tai nạn một lần thứ hai nữa, phải nằm lại nhà thương hơi lâu.
Lúc đó, gia đình rất là khổ sở nên tôi nói với Bố tôi là ông muốn tôi đi học nhưng trường hợp này, tôi không thể đi học được cho nên lúc đó, tôi bỏ học đi làm nghề biển sinh sống và giúp gia đình. Không bao nhiêu lâu nữa thì Việt Nam mất nước. Bố tôi là thôn trưởng làng Bá Hạ nên sau khi Cộng Sản về thì ông cũng bị bắt giam giữ và đi cải tạo gần cả năm trời nên vấn đề học hành của tôi xa vời quá. Tôi vẫn tiếp tục đi làm nghề biển để nuôi sống bản thân và gia đình.”
Đến tháng 4 năm 1978, lúc 19 tuổi, bác sĩ Nam vượt biên sang đến trại tị nạn Palawan, Philippines, sau đó được chuyển sang trại tị nạn tại Manila và khai tuổi nhỏ lại để có thể tiếp tục học Trung học tại Mỹ sau này.
Tháng 11 năm 1978, bác sĩ Nam được bảo trợ định cư tại thành phố Lincohn, tiểu bang Nebraska. Tại đây, bác sĩ Nam theo học trung học tại trường Norris. Đối với một học sinh chỉ biết được chút ít tiếng Anh trong thời gian ở trại tị nạn Philippines thì học trung học tại Mỹ là một điều thật khó khăn nếu không có quyết tâm thì không thể nào vượt qua nổi. Bác sĩ Nam cho biết.
“Hai năm đầu tiên rất là khó, nhiều khi tôi muốn bỏ học đi làm để giúp gia đình nhưng nghĩ lại thấy mình nghỉ học sớm quá thì về sau thấy ân hận. Do đó, tôi vừa đi học, vừa đi làm để kiếm tiền thêm nuôi sống gia đình. Sau đó thì bắt đầu thông thạo Anh ngữ và phần nào có thể nói cho họ hiểu được. Lúc đầu tiên cũng khó khăn nhưng sau rồi tiến bộ rất là đẹp bởi vì nó cũng gợi thêm tia hy vọng của mình.”
Theo lời kể lại của Cha và những người láng giềng thân thuộc thì Mẹ và chị của bác sĩ Nam mất sớm vì những căn bệnh rất tầm thường nhưng lúc đó, gia đình không có khả năng và phương tiện để chữa trị nên bác sĩ Nam có ước nguyện trở thành bác sĩ để giúp người. Do đó trong thời gian học trung học, ông đã tiếp xúc với các cố vấn của nhà trường để nhờ hướng dẫn làm thế nào để trở thành bác sĩ.
“Tôi cũng lên nói với những counselor của trường trung học là hồi xưa nhà tôi có nhiều người chết bởi vì không được may mắn, không có y tế, không có thuốc men để cứu sống họ được. Bởi vậy, tôi có ước nguyện là nếu có thể đi học ngành y ra bác sĩ để trong tương lai có thể về lại giúp những người trong xóm của tôi. Do đó, tôi được hướng dẫn nên làm những việc gì đó. Sau đó, tôi xin vào học trường đại học rồi từ đó, xin đơn vào trường y khoa. Dần dần mình cũng cố gắng, nỗ lực trong học hành, không đam mê chuyện này chuyện kia. Cũng may mắn, tôi mới được như ngày hôm nay.”
Do đó, sau khi tốt nghiệp trung học, bác sĩ Nguyễn Xuân Nam, sau hai năm học chuyển tiếp tại trường đại học Nebraska thuộc thành phố Linconh đã ghi danh học môn toán và hóa trường đại học Creighton, thành phố Omaha,tiểu bang Nebraska.
Tốt nghiệp cử nhân toán học và hóa học năm 1987, bác sĩ Nguyễn Xuân Quang là một trong 105 sinh viên được nhận vào ngành y trường Y khoa thuộc đại học Creighton, Nebraska trong hàng ngàn sinh viên nộp đơn.
Sau khi tốt nghiệp y khoa bác sĩ vào năm 1991, bác sĩ Nguyễn Xuân Nam học thêm về phẫu thuật tổng quát và phẫu thuật nội soi cũng tại trường đại học Creighton từ năm 1991 đến 1994.
Trong thời gian từ 1994 đến 1997, bác sĩ Nguyễn Xuân Nam tiếp tục trau dồi về phẫu thuật tổng quát tại trường đại học New Mexico tại Albuquerque, tiểu bang New Mexico. Tiếp đến trong hai năm 1997-1999, bác sĩ Nam theo học chương trình chuyên ngành phẫu thuật nội soi trẻ em tại bệnh viện trẻ em thuộc trường đại học Pittsburgh, tiểu bang Pensylvania.
Bác sĩ Nam giải thích về nguyên nhân khiến ông đi theo chuyên ngành giải phẫu trẻ em.
“Hoàn cảnh của tôi chứng kiến chị và em qua đời. Tôi chỉ ao ước có được dịp nào giúp trẻ em lớn lên. Nghĩ lại tôi thích chữa bệnh những đứa trẻ tại vì những chứng bị của nó không phải là những bệnh tự nó gây nên mà là những bệnh bẩm sinh. Hơn nữa, tôi rất ưa thích những đứa bé. Tôi muốn đi học thẩm mỹ viện để chữa cho những em bị sứt môi, bị sứt hàm ếch. Nhưng nghĩ cho cùng lại thì mình phải làm thẩm mỹ viện mới đi qua những khía cạnh đó được. Còn những đòi hỏi để điều trị tổng quát những đứa bé không phải qua những việc đó nên tôi mới đeo đuổi theo ngành này.”
Bác sĩ Nguyễn Xuân Nam đã giữ nhiều chức vụ quan trọng tại trung tâm y khoa trường đại học Irvine, California như là trưởng khoa giải phẫu trẻ em, đồng Chủ tịch Khoa Ung bứơu Nhi, Giám đốc Khoa phẫu hạn chế can thiệp… Hiện nay ông làm việc tại bệnh viện Nhi đồng Los Angeles và một số bệnh viện khác thuộc miền Nam California. Ông cũng có nhiều bài viết có giá trị được đang trên các tạp chí về y học Hoa Kỳ và được các chuyên viên y tế trường Y khoa thuộc Đại học Harvard bình chọn là một trong những bác sĩ giỏi nhất nước Mỹ.
Được hỏi nguyên nhân nào khiến ông thành công, bác sĩ Nam cho biết:
“Nguyên bản thân tôi tôi biết, tôi không giỏi, không thông minh nhưng có sự cố gắng rất nhiệt tình. Tôi có ngày hôm nay vì tôi rất chăm chú, rất cố gắng. Nếu ngày hôm nay, tiếng nói tôi có thể giúp được, có thể kích động các trẻ em nên người. Tôi nghĩ là giới trẻ, một là phải nên cố gắng. Cho dù có lúc mình thấy bất lực và không có hy vọng, mình vẫn cố gắng để vượt qua. Tại vì mình không cố gắng thì về sau mình không biết khả năng của mình đến đâu. Điều quan trọng nhất là mình nên nghe lời khuyên nhủ của những người lớn, những người trải qua nhiều kinh nghiệm thì những lời dạy dỗ đó lúc nào cũng mang sự tốt đẹp.”
Bác sĩ Nguyễn Xuân Nam nói thêm là trong thời gian học y khoa ông phải làm việc bán thời gian mỗi tuần 20 tiếng đồng hồ để có tiền trang trải chi phí ăn học cũng như giúp đỡ gia đình ở Việt Nam. Tuy nhiên điều quan trọng giúp ông thành công là Cha ông không đòi hỏi ông phải gởi tiền về nhiều mà chỉ khuyến khích ông cố gắng học hành để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Đó là câu chuyện của Bác sĩ Nguyễn Xuân Nam,
Trưởng khoa Ngoại – Bệnh viện Nhi Đồng Los Angeles (Mỹ).

Trước khi gặp anh, tôi chỉ được nghe dân ngoại khoa đồn rằng đó là một người Mỹ gốc Việt có tiếng trong làng ngoại nhi thế giới. Điều đó khiến tôi tò mò và thật bất ngờ trong lần đầu gặp mặt anh xuất hiện với dáng vẻ rất ấn tượng: đầu húi cua, kính cận, da rám nắng, quần jean, áo pull, cùng một nụ cười hiền khô…
Nổi tiếng cả ở sự giản dị
Lần đầu tiên, Bệnh viện Nhi Đồng trung ương đăng cai tổ chức Hội nghị khoa học ngoại nhi Đông Nam Á lần thứ 4 với đông đảo những anh tài của các nước ASEAN và thế giới. Tất nhiên, một người không thể thiếu đó là BS Nguyễn Xuân Nam. Sau màn chào hỏi với những đồng nghiệp Á, Âu… anh bảo tôi:
-“Bây giờ anh đi thăm bệnh nhân với tôi luôn nhé? Chiều nay tôi sẽ mổ trình diễn 2 ca bệnh cho các chuyên gia xem”.
Hai ca Bệnh viện Nhi Đồng dành cho BS Nam bị chứng phình đại tràng bẩm sinh dạng phức tạp. Chỉ định phẫu thuật là biện pháp duy nhất cứu sống bệnh nhân nhưng phẫu thuật như thế nào để đạt kết quả tốt nhất mới là điều đáng bàn. Dù đang khóc ngằn ngặt trên tay mẹ nhưng cậu bé 4 tháng tuổi trở nên ngoan ngoãn và nhoẻn miệng cười đáp lại BS Nam khi anh khéo léo dỗ dành để khám cho cháu bé. 
bs_nxnam-content
Tại Hội trường J của Bệnh viện Nhi Đồng trung ương, ca phẫu thuật do BS Nam chủ trì được truyền hình trực tiếp từ phòng mổ. Các thao tác xử trí của anh như có ma thuật thu hút sự chăm chú của các chuyên gia, rất nhiều sắc thái biểu cảm khác nhau trên mỗi khuôn mặt: họ mở to mắt, cau mày… rồi quay sang nhìn nhau gật gù tâm đắc.
Sang ngày hôm sau, tôi không biết BS Nam tận hưởng sự rảnh rang của mình như thế nào, chỉ biết ngay khi ban tổ chức giới thiệu anh lên trình bày các nghiên cứu khoa học mới của mình về nội soi nhi khoa đã được cả hội trường Sông Hồng II – Khách sạn Sheraton nhiệt liệt tán thưởng. Khác với cách nói chuyện hồn nhiên, đôi khi rất ngẫu hứng, lúc trình bày nghiên cứu khoa học anh lại rất sắc sảo và logic, các chứng cứ sát thực, chặt chẽ, dễ hiểu, hình ảnh sinh động. Cả hội trường im phắc lắng nghe và rồi từng tràng pháo tay vỡ òa không dứt khi bài giảng kết thúc. 
Tôi nói rằng khi viết bài sẽ gọi anh là “siêu bác sĩ”, anh bảo:
-“Anh nên dành nhiều lời khen cho các bác sĩ Việt Nam. Ở Mỹ, tôi có mọi điều kiện tốt nhất để làm việc, ở nhà mình còn nhiều thiếu thốn nhưng họ đã làm việc thật tuyệt vời. Sau vài năm trở lại Bệnh viện Nhi Đồng thấy trình độ của các bác sĩ tiến bộ rất nhiều. Nhất là GS Nguyễn Thanh Liêm, tôi quen từ những hội nghị khoa học quốc tế, nhiều nghiên cứu của ông đã làm tôi bất ngờ và cảm phục…”.
Con người tài năng ấy không chỉ có sự khiêm tốn mà còn có một lối sống vô cùng giản dị. Tôi hỏi: nghe nói anh vẫn đi làm bằng chiếc xe ô tô cũ kỹ ? Câu trả lời là: thì nó vẫn đi được mà, sao lại phải bỏ đi ?.
Tuổi thơ giông bão
Ít ai biết rằng BS Nguyễn Xuân Nam đã từng trải qua một “tuổi thơ dữ dội”. Gia đình anh vốn làm nghề đánh cá ở Hòn Khói – Nha Trang – Khánh Hòa. Lời ru của mẹ và tiếng sóng biển rì rào đã vỗ về anh lớn lên. Mỗi buổi sáng, cậu bé Nam lại tíu tít dậy sớm theo mẹ ra biển ngồi gác bình minh đón cha trở về. Nhưng điều ngọt ngào ấy đã tắt lịm khi anh lên 4 tuổi thì người mẹ qua đời. Thương cuộc sống côi cút của 3 cha con anh, một người phụ nữ tốt bụng đã chấp nhận làm mẹ của anh. Phải vật lộn nuôi gia đình với 8 đứa con thực sự quá sức với cha mẹ. Vì thế lên lớp 6, nhà nghèo khó, cậu học trò sáng dạ Nguyễn Xuân Nam đã phải nghỉ học để cùng cha lênh đênh trên biển đánh cá nuôi sống gia đình.
Nhưng rồi hạnh phúc giản dị của gia đình nghèo khó ấy cũng chẳng được bao lâu, bệnh tật lại lần lượt cướp đi của anh mẹ kế và hai đứa em. Trong trái tim đau khổ lúc bấy giờ của anh bỗng cháy lên ước mơ trở thành một bác sĩ chữa bệnh cho người nghèo.
Khát vọng bất tận
Tuổi thơ nghèo khó đong đầy nỗi đau, những năm tháng sống trên biển lúc yên bình, lúc gào thét của giông bão đã rèn cho anh nghị lực phi thường, thân hình vạm vỡ của người thủy thủ và một tâm hồn khoáng đạt. Anh bảo đến tận bây giờ, những giấc mơ vẫn đưa anh trở về ngày xưa, có những khi choàng dậy giật mình vì được gặp mẹ, được để chân trần chạy theo mẹ trên cát như ngày nào, dù hình ảnh thật chập chờn, mơ hồ…
Chàng trai của Hòn Khói đặt chân lên đất Mỹ xa lạ khi anh 19 tuổi, trách nhiệm của Nam lúc này là lao động nuôi sống gia đình. Dù khó khăn, Nguyễn Xuân Nam vẫn quyết tâm xin theo học tiếp phổ thông tại thành phố Lincohn. Lúc đó, anh chỉ mong rằng mình học làm sao nói được tiếng Anh, cố gắng tốt nghiệp trung học kiếm một việc làm ổn định để nuôi các em ăn học chứ không có mong ước gì hơn. Để có tiền ăn học, Nguyễn Xuân Nam đã phải rất nhiều công việc, làm ở hiệu bánh mỳ, làm gia sư, làm lao công trong trường với đủ thứ công việc cực nhọc trong cái lạnh giá của mùa đông Nebraska. Năm 1983, anh tốt nghiệp trung học tại trường Norris High School với số điểm xuất sắc.
Con đường học bắt đầu mở ra trước mắt Nam, anh quyết tâm thực hiện ước mơ trở thành bác sĩ nhưng đây lại chính là ngành học khó nhất ở Mỹ. Để có thể học y, bất kỳ ai cũng phải có bằng đại học. Với khả năng của mình, anh tốt nghiệp cử nhân Toán và Hóa ở Đại học Creighton, TP. Omaha, tiểu bang Nebraska một cách dễ dàng rồi tiếp tục trải qua 4 năm, bác sĩ y khoa tại trường y của đại học Creighton. Trong quá trình học y, ngoại khoa cuốn hút anh kỳ lạ và cảm thấy đây là thế giới anh có thể phát huy nhiều nhất khả năng của mình nên anh học tiếp 6 năm phẫu thuật tổng quát tại đây và Đại học New Mexico.
Anh tiếp tục vượt qua hàng trăm bác sĩ đã tốt nghiệp ngoại tổng quát để trở thành một trong 27 học viên toàn Bắc Mỹ lúc bấy giờ đỗ vào chuyên ngành ngoại nhi tại Đại học Pittsburgh, tiểu bang Pennsylvania. Anh bảo có một thứ anh không phải học, không phải thi chỉ cần rất chân thành mà có được, đó là tình yêu của vợ anh, một bác sĩ gây mê, người cho anh một mái ấm gia đình thực sự và niềm an ủi lớn trong cuộc đời. 
Từ khi bước chân vào đại học đến lúc tốt nghiệp chương trình ngoại nhi, BS Nam đã trải qua 16 năm học tập liên tục. Năm 1999, BS Nguyễn Xuân Nam được Đại học California, Irvine mời về làm Trưởng khoa Phẫu thuật Nhi, tham gia giảng dạy tại trường Đại học nổi tiếng ở miền Nam California này, đồng thời là Trưởng khoa Ngoại – Bệnh viện Nhi Los Angeles.
Giờ đây cái tên Nguyễn Xuân Nam đã trở nên nổi tiếng trong giới ngoại nhi bởi nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài giảng, nhiều giải thưởng và cả cách thuyết giảng hấp dẫn của anh. BS Nam cũng là một trong những người đi đầu về nội soi ổ bụng, thành công mới nhất của anh là mổ nội soi chỉ qua một lỗ thay bằng ba lỗ như trước đây. Anh mong muốn chuyển giao sớm kỹ thuật này đến tất cả các đồng nghiệp trên thế giới, đặc biệt là ở Việt Nam. 

Từ một cậu bé mồ côi trở thành một chuyên gia xuất sắc thế giới về ngoại khoa là một chặng đường gian khổ nhưng đáng khâm phục của BS Nguyễn Xuân Nam. Với chàng trai Hòn Khói phóng khoáng như biển ấy, những khát vọng về cuộc sống, về khoa học là bất tận./. 

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2020

HAPPY THANKSGIVING TO EVERYBODY

 HAPPY THANKSGIVING TO EVERYBODY

         BLOGGER THÀNH PH GIÓ

   Thân chúc quý thân hữu và quyến thuộc

    một dịp Lễ Tạ Ơn vui vầy và bình an!



Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2020

NGƯỜI PHỤ TÌNH TÔI

NGƯỜI PHỤ TÌNH TÔI

Nhạc và lời: Thủy Lâm Synh

Tiếng hát: Ca sĩ Thanh Sử

Hòa âm: Nhạc sĩ Nguyễn Duy

Video: Phan Tấn Uyên

Thứ Tư, 18 tháng 11, 2020

NHỮNG TẤM ẢNH LẠ

NHỮNG TẤM ẢNH LẠ

Nguồn: Internet

Những tay chụp ảnh nghiệp dư khắp thế giới đã tình cờ chụp được những 
khoảnh khắc hiếm hoi, lắm khi rất khôi hài của loài vật.
Chú khỉ lười biếng này không muốn vất vả trèo lên cây cao nên nhảy lên
lưng con vẹt đuôi dài để chim chở nó lên hộ - Ảnh chụp ở San Agustin, Colombia

 Con thằn lằn này định đi nhờ trên lưng cá sấu con - Ảnh chụp ở Tây Kalimantan, Indonesia
Bạch tuột bám vào cá heo ở Port Macquarie, Úc
Bướm quá giang rùa qua hồ - Ảnh chụp ở Jakarta, Indonesia
Chẳng biết con ốc sên này thò đầu vào mõm cá sấu để tìm kiếm cái gì - Ảnh chụp ở Sumatra, Indonesia
Chú ếch bay này đang cưỡi trên lưng con kiến dương như cưỡi ngựa - Ảnh chụp ở Sambas, Indonesia
Chuồn chuồn đậu trên đầu con rắn cỏ đang bơi qua hồ Lackford 
Ảnh chụp ở Suffolk, Anh
Con diệc này tạm nghỉ chân trên lưng cá sấu - Ảnh chụp ở Florida, Mỹ
Con ếch lười biếng này chấp nhận phương thức di chuyển chậm chạp trên lưng 
ốc sên để khỏi tốn sức - Ảnh chụp ở Jak
Con sáo này có vẻ như đang cưỡi trên lưng con ó đuôi đỏ - Ảnh chụp ở Nebraska, Mỹ (Telegraph)
Ếch xanh nhờ châu chấu voi cõng đi một đoạn - Ảnh chụp ở Jakarta, Indonesia
Hải cẩu đi nhờ trên lưng cá voi lưng gù - Ảnh chụp ở bờ biển bang New South Wales, Úc
Một bầy rùa nghỉ chân trên lưng hà mã - Ảnh chụp ở Công viên QG Kruger, Nam Phi
Một con yểng đang chở bạn trên lưng - Ảnh chụp ở New Delhi, Ấn Độ
Ốc sên nhờ rùa đưa qua hồ - Ảnh chụp ở Padang, Indonesia
Rùa con trèo lên lưng ễnh ương để đi nhờ một quãng - Ảnh chụp ở Batam, Indonesia
Rùa cưỡi lưng cá sấu - Ảnh chụp ở San Antonio, Texas, Mỹ.

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2020

CẶP VỢ CHỒNG TỶ PHÚ LÀM NÊN VẮC XIN COVID-19


Cuộc sống ít ai ngờ của cặp vợ chồng tỷ phú làm nên vắc xin Covid-19

An Yên (Theo Times of London)
Dù sở hữu công ty tỷ đô, Tiến sĩ Ozlem Tureci và Tiến sĩ Ugur Sahin vẫn sống trong một căn hộ bình thường, hàng ngày đi xe đạp tới văn phòng.

Tiến sĩ Ozlem Tureci và Tiến sĩ Ugur Sahin nhanh chóng trở thành cặp đôi nổi tiếng nhất trong khoa học kể từ khi Marie và Pierre Curie phát hiện ra hiện tượng phóng xạ.

Cặp vợ chồng người Đức gốc Thổ Nhĩ Kỳ đang gần cột mốc tuyên bố loại vắc xin ngừa Covid-19 hiệu quả đầu tiên. Nhưng giống như những người tiền nhiệm, họ đi khắp nơi bằng xe đạp, không quan tâm đến hàng tỷ USD mà họ có thể kiếm được từ khám phá của mình. Cặp đôi hạnh phúc nhất khi làm việc cùng nhau trong màu áo phòng thí nghiệm, ngay cả trong ngày cưới của họ.

Tiến sĩ Tureci (trái) và chồng, Tiến sĩ Sahin

Giống như Marie Curie, họ là người nhập cư, cha mẹ đều từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Đức. Cặp vợ chồng có thể cùng nhận giải Nobel sau khi công ty của họ, BioNTech - cùng với hãng dược phẩm khổng lồ Pfizer - công bố vắc xin Covid-19 hiệu quả hơn 90% vào ngày 9/11.

Tiến sĩ Sahin sinh ra ở Iskenderun, gần biên giới Syria, là con trai của một công nhân nhà máy ô tô. Tiến sĩ Tureci là con gái của một bác sĩ phẫu thuật ở Istanbul. Họ gặp nhau tại Đại học Saarland ở Homburg và cộng tác kể từ đó. Họ quan tâm tới việc tìm thuốc điều trị ung thư và cách điều khiển hệ thống miễn dịch loại bỏ khối u.

Hai vợ chồng không tìm kiếm lợi nhuận từ khám phá của mình, mặc dù công ty của họ hiện được định giá 26 tỷ USD. Ông Sahin nói: “Nhu cầu của chúng tôi về tiền chỉ là có một cuộc sống bình thường. Chúng tôi không có mong muốn đặc biệt, thậm chí không có xe hơi. Một chiếc du thuyền là điều không phù hợp”.

Họ thỉnh thoảng đi nghỉ ở quần đảo Canary, chọn một căn hộ gần biển. “Một nửa thời gian chúng tôi được nghỉ và một nửa thời gian công việc của chúng tôi vẫn tiếp tục nên căn hộ cần có kết nối Internet. Tôi luôn nói rằng thật tuyệt khi có một kỳ nghỉ để làm việc". Họ sống cùng con gái tuổi teen trong một căn hộ rất khiêm tốn. Khi tổ chức ăn mừng chiến thắng, họ thường pha trà Thổ Nhĩ Kỳ để thưởng thức.

Công ty đầu tiên của họ, Ganymed Pharmaceuticals, chuyên về kháng thể đơn dòng, giúp cơ thể chống lại bệnh ung thư, đã được bán với giá 1,7 tỷ USD.

Công ty thứ hai, BioNTech, có trụ sở tại Mainz, đã chế tạo vắc xin ung thư được cá thể hóa từ mRNA để mang các chỉ dẫn di truyền đến các tế bào. Họ biết những phương pháp này có thể chống lại virus.

Vào ngày 27/1, khi đang ăn sáng, Tiến sĩ Sahin đề cập đến bài báo trên tạp chí The Lancet về một căn bệnh lạ đang lây lan ở Vũ Hán. Ông ngay lập tức hiểu được tác động của loại virus có khả năng lây nhiễm cao và có thể không có triệu chứng.

Khi nghiên cứu các mối liên kết hàng không giữa Vũ Hán và các thành phố khác, ông nhận thấy Covid-19 có khả năng trở thành đại dịch toàn cầu.

Cặp đôi đã bắt tay vào hành động, tạo ra dự án Tốc độ ánh sáng, với ý nghĩa họ cần phải hành động càng nhanh càng tốt để ngăn thế giới bị virus corona tàn phá. Pfizer, công ty dược phẩm của Mỹ, đã tài trợ cho họ.

“Quyết định đầu tiên là sử dụng công nghệ mRNA của chúng tôi cho bối cảnh đại dịch. Nó rất linh hoạt”, Tiến sĩ Tureci nói. Ngay sau đó, 600 nhân viên của họ đã tập trung vào việc tìm kiếm một loại vắc xin.

“Chúng tôi nhận ra căn bệnh này có thể trở thành mối đe dọa lớn. Chúng tôi đã nói về các kịch bản khác nhau và những gì đã xuất hiện là kịch bản nghiêm trọng và đáng sợ hơn”, bà nói.

Phòng thí nghiệm của Pfizer và BioNTech ở Mainz, Đức

Mong muốn tìm kiếm vắc xin của họ không xuất phát từ bất kỳ động lực cạnh tranh, tài chính hay khoa học nào mà họ cảm thấy phải có “đạo đức” để giúp thế giới. Nhóm đã làm việc theo ca, đảm bảo tất cả các thử nghiệm có thể tiếp tục suốt ngày đêm.

“Nhiều người trong chúng tôi không có kỳ nghỉ và làm việc suốt cuối tuần, đó là lý do tại sao chúng tôi đã có thể làm được. Chúng tôi cũng sẵn sàng cho các múi giờ khác nhau, chúng tôi thường xuyên họp với Pfizer ở Mỹ và với đối tác Trung Quốc", bà Tureci nói.

Cặp đôi không bao giờ nghĩ đến thất bại. Tiến sĩ Tureci giải thích: “Chúng tôi có thói quen không nghĩ về viễn cảnh dự án có thể không hoạt động mà quan tâm hơn tới việc giải quyết tất cả các sai sót tiềm ẩn. Cách làm rất tỉnh táo và khoa học này cho phép chúng ta tránh xa sự bi quan”.

Nhưng họ đang ở trong lĩnh vực mới. “Có nhiều bước cần được điều chỉnh. Chúng tôi đã có những thông tin chi tiết mới và tìm hiểu chúng cho các bước tiếp theo. Bạn bắt đầu với việc không biết gì, chỉ xây dựng giả thuyết và sau đó đạt được các hiệu quả mong muốn”.

Ngay sau khi kết quả thử nghiệm được thông qua, họ biết họ đã làm được điều gì đó. "Tôi không mong đợi nó có hiệu quả 90% nhưng sau khi xem dữ liệu miễn dịch học, tôi nghĩ chúng tôi sẽ đạt được một số tác dụng trừ khi virus rất khác với những loại chúng tôi đã gặp".

Nhóm nghiên cứu vẫn chưa rõ liệu những người đã được tiêm chủng có thể truyền virus cho người khác hay không, ngay cả khi bản thân họ không có triệu chứng.

“Chúng có thể lây nhiễm. Khi có nhiều thử nghiệm hơn, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm. Trong một đại dịch, mục tiêu đầu tiên là đảm bảo rằng dịch bệnh được ngăn chặn và có khả năng miễn dịch cộng đồng”.

Vắc xin đã được thử nghiệm trên người già, trẻ nhỏ và những người nhạy cảm. “Vắc xin tạo nên phản ứng miễn dịch mạnh mẽ. Vì lý do đạo đức, việc thử nghiệm không có những người bệnh trầm trọng nhưng có bệnh nhân tim mạch, suy phổi, ung thư, tiểu đường, béo phì".

Trong nhiều tháng, họ sẽ không biết tác dụng của vắc xin kéo dài bao lâu hoặc liệu họ có cần cập nhật các loại thuốc tiêm như cúm hay không. “Bây giờ chúng ta đã ở ngày thứ 80, phản ứng miễn dịch ổn định và không đổi. Đó là điều đáng khích lệ”.

Vắc xin phải được giữ ở nhiệt độ âm 70 độ C để ổn định và có giá khoảng 40 USD một liều. “Thông thường, khi phát triển một loại vắc xin, bạn sẽ có 7-8 năm để phát triển lâm sàng nhằm tối ưu hóa điều kiện bảo quản. Tôi hy vọng chi phí sẽ giảm xuống".

Một tình nguyện viên được tiêm vắc xin BNT162b2

Hơn 1,2 triệu người đã chết vì Covid-19. Mục tiêu là phát triển khả năng miễn dịch cộng đồng trên toàn thế giới. Điều này đòi hỏi mọi người phải vượt qua những lo lắng của họ về tác dụng của việc tiêm chủng.

“Nhiệm vụ của chúng tôi là đảm bảo dữ liệu của mình được minh bạch, mọi người hiểu về vắc xin của chúng tôi và các vắc xin khác”, bà trả lời trước khi nhấn mạnh rằng vắc xin an toàn và hiệu quả. "Tôi sẽ sử dụng, gia đình tôi cũng vậy”.

Đã có thông tin Tiến sĩ Tureci, 53 tuổi, muốn trở thành một tu sĩ, nhưng bà nói khoa học luôn là niềm đam mê cao cả của mình: “Tôi nghĩ điều cao quý nhất của khoa học và công nghệ là phục vụ người dân, đó là động lực của tôi".

Chồng của bà, Tiến sĩ Sahin, 55 tuổi, cũng có mục đích tương tự: “Tôi bị thúc đẩy bởi sự tò mò, tôi luôn đặt câu hỏi, tôi muốn hiểu mọi thứ hoạt động như thế nào”.

“Tôi làm việc trong một bệnh viện ung thư và tôi đã phải nói với nhiều bệnh nhân rằng chúng tôi không thể giúp họ được nữa. Là một nhà khoa học, tôi biết chúng tôi đang chưa làm hết mọi thứ có thể, vì vậy cần phải làm nhiều hơn nữa. Đó là điều thúc đẩy tôi tiếp tục”.

Họ thích được làm việc cùng nhau. Tiến sĩ Tureci nói: “Mỗi chúng tôi đều có những kỹ năng bổ sung cho nhau và chúng tôi cố gắng kết hợp”.

Tiến sĩ Sahin đồng quan điểm: “Đó thực sự là đặc ân khi được làm việc cùng nhau. Hàng ngày, bạn không cần phải giải thích tại sao bạn đang làm việc. Văn phòng của cô ấy chỉ cách một cánh cửa nên nếu có ý tưởng hay, tôi sẽ sang ngay bên đó. Chúng tôi thảo luận và không phải lúc nào cũng có cùng quan điểm”.

Ông thừa nhận rằng việc tìm kiếm vắc xin đã chiếm hết cuộc sống của họ. Ông nói: “Chúng tôi nói chuyện mỗi khi có cơ hội”. Nhưng họ không bực bội vì việc xóa nhòa ranh giới giữa công việc và gia đình.

“Cuối cùng, đó cũng là niềm đam mê của chúng tôi. Đó là nhiệm vụ chúng tôi đang làm. Chúng tôi cần thử mọi khả năng và nếu không được thì chúng tôi phải chấp nhận”.

Họ chắc hẳn cảm thấy sức nặng những kỳ vọng của thế giới trên vai họ. “Tất nhiên đó là một trách nhiệm rất lớn”, Tiến sĩ Sahin nói. "Chúng tôi được thôi thúc khi biết rằng có những đứa trẻ muốn có một cuộc sống bình thường, có mẹ, có giáo viên; người già bị cô lập".

Tuy nhiên, ông khẳng định, áp lực phải đạt được kết quả nhanh chóng không cho phép hạ thấp tiêu chuẩn an toàn. "Bởi vì chúng tôi nhanh, chúng tôi cần phải chăm chỉ hơn nữa".

Khi Albert Bourla, Giám đốc điều hành của Pfizer, gọi điện thông báo vắc xin có hiệu quả 90% trong việc ngăn chặn virus corona, Tiến sĩ Sahin nhớ lại: “Sự lo lắng tăng lên và sau đó là tin tốt. Đó là một sự nhẹ nhõm vô cùng”.

Tiến sĩ Sahin lo ngại rằng các nước giàu sẽ mua hết lô hàng, khiến các nước đang phát triển không được bảo vệ. “Đây là mối quan tâm của tôi ngay từ đầu. Chúng tôi đang nghiên cứu một loại vắc xin thế hệ tiếp theo để có thể giảm liều, tăng quy mô sản xuất”.

Ông nhấn mạnh, những người giàu không thể thoải mái trả tiền để được tiêm chủng cho bản thân. “Ở giai đoạn này, mọi chuyện phải thông qua các chính phủ. Tôi cho rằng trong quý đầu tiên của năm 2021, chúng ta sẽ có ba hoặc năm công ty cung cấp vắc xin và đến giữa năm tới có thể có tám hoặc chín công ty”.

Tiến sĩ Sahin cho biết thành công của họ chứng minh lợi ích của việc trao đổi ý tưởng mang tính quốc tế. “Trong công ty chúng tôi có các thành viên đến từ hơn 60 quốc gia. Các cuộc họp của chúng tôi luôn bằng tiếng Anh. Chúng tôi có những người đến từ châu Á, châu Phi, Mỹ, châu Âu, Thổ Nhĩ Kỳ”, ông nói.

“Trong khoa học, không quan trọng bạn đến từ đâu, điều quan trọng là bạn có thể làm gì và sẵn sàng làm gì. Đây là vắc xin không chỉ của Pfizer và BioNTech, nó là vắc xin của nhân loại. Nó chỉ cho thấy rằng nếu bạn được trao cơ hội, tất cả mọi người đều có thể đóng góp”.