Thứ Ba, 28 tháng 6, 2016

LÀNG GỐM THANH HÀ-HỘI AN

LÀNG GỐM THANH HÀ-HỘI AN
Đoàn Xuân

Làng gốm Thanh Hà nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn, thuộc địa bàn phường Thanh Hà, thành phố Hội An, cách khu phố cổ khoảng 2km về hướng tây.
Đến làng gốm Thanh Hà bạn dễ nhận ra bởi từ con đường, góc sân đến mái ngói đều được làm từ đất nung. Một cảm giác thật bình yên với không gian xanh của hàng cau trước ngõ và sản phẩm gốm vừa mới tạo hình xong đang được phơi nắng.
Làng quê thanh bình Thanh Hà với nghề làm gốm này có từ thế kỷ 15-16, là nơi mà nhiều khách nước ngoài hoặc những người mê gốm sứ vẫn thường ghé qua. Nếu không có chỉ dẫn cụ thể, bạn phải mất nhiều thời gian mới tìm được nơi đây. Nhiều người trong làng kể lại: những người thợ lành nghề khi di cư vào miền Nam, khi lưu lạc đến vùng đất Quảng Nam này thấy thổ nhưỡng cùng khí hậu thuận lợi thì ở lại và phát triển làng nghề từ đó. 
Nếu sản phẩm gốm của Thổ Hà (Bắc Giang) từ đất sét xanh, Bát Tràng (Hà Nội) từ sét trắng, Phù Lãng (Bắc Ninh) từ sét vàng nâu thì gốm Thanh Hà được lấy từ đất sét nâu dọc sông Thu Bồn có độ dẻo và kết dính cao. 
Những nồi đất được chuốt, nặn theo đơn đặt hàng từ nhiều vùng trên cả nước đang được phơi khô trước khi đưa vào lò nung.
Đất lấy về, người thợ Thanh Hà phải trộn, xéo, nề, ủ đất cho đến khi đất nhuyễn mịn như bột bánh mới được. Một khối đất trước khi đưa lên bàn xoay phải trộn, xéo, nề nhiều lần mới nắn thành sản phẩm. Sản phẩm sau khi đã tạo hình xong để cho se lại, sờ tay vào không thấy dính thì mang ra ngoài nắng phơi, hoặc hong nơi góc bếp cho khô mới nung. Lò nung được xếp thật khéo để các sản phẩm vừa đảm bảo không bị chèn ép vừa tiết kiệm diện tích. Tùy vào sản phẩm mà người thợ có thể nung từ một đến ba ngày.
Sản phẩm chủ yếu của người thợ Thanh Hà là các đồ dùng phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày như chén, bát, chum, vại, bình hoa, chậu cảnh, hình thù các con vật... mang nhiều kiểu dáng, màu sắc phong phú và đặc biệt nhẹ hơn so với các sản phẩm cùng loại của những địa phương khác. Có lẽ một phần nhờ đất sét của dòng sông Thu Bồn bồi đắp và bàn tay khéo léo của người thợ Thanh Hà.
Trong bếp của mỗi gia đình đều chất đầy những sản phẩm làm từ gốm.
Đã nhiều thế kỷ đi qua với bao biến động của lịch sử, làng gốm Thanh Hà vẫn yên bình bên dòng sông Thu Bồn, người thợ Thanh Hà vẫn âm thầm sản xuất đồ gốm với phương tiện bằng tay truyền thống bao đời nay...

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2016

BÓP 10 ĐẦU NGÓN TAY ĐỂ CHỮA NHIỀU BỆNH

BÓP 10 ĐẦU NGÓN TAY ĐỂ CHỮA NHIỀU BỆNH
Nguồn: Internet

Bóp 10 đầu ngón tay: Tuyệt chiêu trong Đông y bạn nên làm theo

Ngón tay được xem là "trái tim thứ 2" của con người. Nếu chăm sóc tốt các ngón tay theo cách này, nhiều bệnh nan y của bạn có thể sẽ bị "đánh bật". Hãy thử tập luyện ngay bây giờ.
Chữa nhiều bệnh chỉ bằng cách bóp ngón tay – tuyệt chiêu kỳ diệu trong Đông y bạn nên làm theo
Trong xã hội hiện đại, cuộc sống bận rộn bao nhiêu thì thời gian dành cho việc chăm sóc sức khỏe lại càng bó hẹp bấy nhiêu.
Không những thế, nếu chẳng may bị bệnh, đa phần mọi người đều chọn cách đơn giản nhất là dùng thuốc Tây điều trị. Ít người có thời gian quan tâm hay thực hành các phương pháp phòng và chữa bệnh bằng Đông y.
Ở nhiều quốc gia châu Á lân cận chúng ta, người dân có xu hướng thích nghiên cứu và thực hành các phương pháp phòng và chữa bệnh theo cách cổ truyền cha ông xưa để lại càng ngày càng nhiều.
Đặc biệt ở Trung Quốc và Ấn Độ, đất nước có lịch sử phát triển ngành y truyền thống rất đa dạng và phổ biến sâu rộng trong đời sống nhân dân, truyền từ đời này qua đời khác.
Đây là cách chăm sóc cơ thể được các chuyên gia Đông y khuyên mọi người tập luyện thường xuyên bởi nó không gây tốn kém, không mất nhiều thời gian, thực hiện được ở tất cả mọi nơi và đặc biệt, chữa được nhiều bệnh.
Theo Đông y, ngón tay chính là "trái tim thứ 2" của con người. Việc chăm sóc ngón tay có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sức khỏe. Kiên trì chăm sóc thì sức khỏe của bạn sẽ tốt lên trông thấy.
Dùng ngón tay cái và ngón trỏ cầm lấy một ngón tay của bàn tay bên kia sao cho sát vào phần đầu ngón tay ở hai bên móng tay (xem hình minh họa ở dưới).
Bạn bóp day như vậy trong khoảng 10 giây. Làm lặp lại với từng ngón tay hoặc ưu tiên ngón nào đó tương ứng với mục tiêu chữa bệnh của từng huyệt vị mà ngón tay đó sở hữu.
Công dụng chữa bệnh cụ thể của từng ngón tay:
1. Ngón cái: Đại diện tương ứng cho khí quản và cơ quan hô hấp. Day ngón cái có tác dụng cải thiện hệ hô hấp, giảm ho, giảm đau khớp và một số bệnh lý khác.

2. Ngón trỏ: Đại diện tương ứng cho hệ tiêu hóa. Thực hiện day bấm ngón trỏ giúp cải thiện bệnh viêm đường ruột, đại tràng, dạ dày.

3. Ngón giữa: Đại diện cho tai và thính giác, day bóp ngón giữa giúp cải thiện chứng ù tai, các bệnh lý khác liên quan đến tai.

4. Ngón đeo nhẫn: Đại diện cho cơ quan thần kinh, day bóp có tác dụng kích thích các dây thần kinh giao cảm, cải thiện khả năng miễn dịch. (Ngón tay này thường được gọi là "ngón áp"

5. Ngón út: Đại diện tương ứng với các cơ quan thuộc hệ tuần hoàn, tim, thận… có tác dụng chữa các bệnh cao huyết áp, tiểu đường, đau mắt và một số chứng bệnh khác của hệ tuần hoàn.

Lưu ý khi thực hiện:
Bạn cần thực hiện bài tập một cách kiên trì, đều đặn. Mỗi ngày từ 1-2 lần, mỗi ngón tay tối thiểu 10 giây. Nếu cần hỗ trợ trị bệnh hiệu quả hơn thì thực hiện trong 20 giây.
Dùng lực khi day cũng cần phải chính xác. Bạn day bóp từ nhẹ đến nặng, cảm thấy hơi đau thì dừng lại.
Các chuyên gia Đông y cho biết bài tập này đã được nhiều người thực hành và chia sẻ kinh nghiệm cho những người khác cùng biết vì cách làm đơn giản, hiệu quả có thể nhìn thấy sau 1-2 tháng, cũng có người đỡ bệnh sớm hơn.
Chuyên gia nhấn mạnh kể cả khi bạn không có bệnh tật gì, cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh thì vẫn có thể thực hiện các bài tập này khi rảnh rỗi để phòng bệnh, tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016

VỢ CÓC - TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM

VỢ CÓC - TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM
Truyền Hình Vĩnh Long

 

CO2 - THÁN KHÍ, MỘT KHO TÀNG TRONG KHÓI THẢI

CO2 - THÁN KHÍ, MỘT KHO TÀNG TRONG KHÓI THẢI
Phan văn Song


Tái Tạo CO2 -Tái Sử dụng Chất độc Dioxyde de Carbone, Biến Thán Khí Thành Một Nguồn Nguyên Liệu Xây Dựng.
Tái sử dụng, đưa vào khai thác CO2, thán khí, chất dioxyde de carbone trong khí nhà kiếng, biến chất độc nầy thành một nguồn nguyên liệu mới, là một sáng kiến đang tạo một cuộc cách mạng trong kỹ nghệ hóa học thế giới !
Thật là kỳ diệu, đúng là như người Việt mình thường nói biến phân thành vàng !

CO2, chất độc chẳng đặng đừng :
CO2-thán khí, do con người, do hoạt động con người, do khí nóng, do khói đốt, tạo ra khí nhà kiếng là một tai họa, một chất độc, một chất thải không biết dùng làm gì, không biết vứt ở đâu, không biết cất dấu, trử ở đâu…Ngày nay, mọi người đều, ai ai cũng muốn chống chất «đai-oxy-cạt-bôn» (từ nay xin phép được dùng từ khoa học Pháp dioxyde de carbone), chất độc chứa trong khói đốt, chất thải của sự tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch thành khí nhà kiếng, thủ phạm của sự hâm nóng của Trái Đất. Mỗi năm, loài người thải ra trên 30 tỷ tấn chất độc nầy, gồm chất thải do khói thải khí đốt nhiên liệu hóa thạch, và của kỹ nghệ sản xuất xi măng. Chất thải nầy, được gọi dưới tên chung là khí nhà kiếng là vốn một cơn ác mộng của các nhà khí hậu học và môi trường học. Nhưng, ngày nay trái lại, có thể là một kho tàng vĩ đại cho các nhà hóa học.
«Đây là một kho tàng khổng lồ của chất cạt-bôn-carbone. Và thế giới rất cần các nguyên tử cạt bôn-molécules carbonées, để dùng cho vật liệu xây dựng cao ốc hay hàng gia dụng hay dùng cho kỹ nghệ dược phẩm.» Giáo sư Marc Fontecave của Trường Đại học Cao Cấp Pháp-Collège de France, thành viên của Hàn Lâm Viện Khoa học Pháp-Académie des Sciences nhấn mạnh. 
Ngày nay, chúng ta đi tìm chất cạt-bôn dưới lòng đất, dưới dạng dầu hỏa, than đá hay khí đốt, nhưng các nguồn nguyên liệu ấy sắp kiệt cạn rồi. Vì vậy ngày mai, phải nghĩ đến thay thế các nguồn nầy. «Chúng ta có thể thay thế các nguồn nguyên liệu nầy bằng CO2. Chúng ta có thể khai thác, lấy ngay tại đầu nguồn là các ống khói, nơi thải khói, ở các nhà máy điện, ở các nhà máy sản xuất xi-măng, các nhà máy kỹ nghệ sắt thép». Thật ra chỉ là rác, là chất thải ! Nhưng nay, chất độc nầy có thể biến thành vàng ! 18 tỷ tấn chất dioxyde de carbone do các ngành kỹ nghệ thải ra hằng năm ngày nay sẽ biến thành một nguồn nguyên liệu vô tận. Và hơn thế nữa, tiêu thụ, sử dụng nguyên liệu nầy sẽ giảm số lượng ô nhiểm của thế giới. 
Từ một thời gian gần đây, suy nghĩ nầy đã chớm trổ trong đầu các nhà nghiên cứu về môi trường, các nhà hóa học, các kỹ nghệ gia như một phương thức thay thế mục tiêu là giảm khí thải, là cái bổn phận, là cái nhiệm vụ nhận được từ những kỳ họp thế giới vừa qua về môi trường. Bổn phận, nhiệm vụ, là phải lo bớt ô nhiểm, hảm sự tăng nhiệm độ do khí thải và giàm bớt hiện tượng khí nhà kiếng. Nhiệm vụ là phải vứt bỏ, cất dấu, vùi vào lòng đất mọi phế thải của khí CO2 ! Nhưng nếu, trái lại, ta nghĩ đến cách tái sử dụng, tái tạo khói thải thành nguyên liệu «Đến những ngày gần đây, mọi chương trình đều nghĩ ngợi chung quanh giải pháp vùi CO2 vào lòng đất, trong những hầm chứa dầu hỏa cũ, trong những hố khí đốt cũ, trong những hầm khai thác than đá cũ… nhưng lay hoay mãi vẫn dậm chơn tại chổ, chưa thành công hay lấy một quyết định rõ ràng vì chi phí rất cao, rất tốn kém. » Bà Aïcha Khamlichi, chuyên viên của Ademe – Agence De l’Environnement et de la Maîtrise de l’Énergie - Hiệp hội (bảo vệ) môi trường và kiểm soát năng lượng. Và Thibault Cantat, nghiên cứu sinh tại Ủy ban Năng lượng Nguyên tử (Pháp) – Commisariat à L’énergie Atomique-CEA.
Một vài ngành nghề kỹ nghệ đã chứng minh cho chúng ta thấy rõ cái khả năng lớn của CO2, như ngành nhựa dẻo, hay ngành vật liệu kiến trúc. Thí dụ với Covestro, một chi nhánh của đại Công ty Hóa chất Đức Bayer, đang tiên phuông xung phong đi trong ngành Hóa, với một cơ sở nhà máy sắp khai trương ở Dormayen (Đức Quốc), sẽ tái tạo CO2 thành ammoniac. Với 5000 tấn hằng năm phân tử ammoniac sẽ biến chế thành polyuréthane, chất liệu thường dùng để làm keo dán, sơn, hay chất mousse làm nệm giường ngủ. Trong tương lai ngành hóa học Đức quốc sẽ sử dụng nhiều dyoxyde de carbone để biến chế nhiều loại vật liệu, đang có sẳn hay sẽ được sáng kiến tương lai phát minh. Tương lai sẽ nhiều loại hàng nhựa plastic mới sẽ được sáng kiến chế tạo, phát minh, với những tỷ lệ dùng dyoxide de carbone càng ngày càng cao hơn. « CO2 sẽ đóng một vai trò rất quan trọng. Thán khí sẽ biến thành một nguyên liệu phát triển kỹ nghệ quan trọng, cần thiết và mang lại nhiều lợi nhuận » Patrick Thomas, Tổng Giám Đốc Covestro nhấn mạnh.
Ngày hôm nay, CO2 đã có trong phân bón và dược phẩm :
Hảng Xi măng Lafarge (có một thời hoạt động huy hoàng ở Việt Nam), thèm khai thác nguồn nguyên liệu rẻ tiền sẳn có nầy, bèn cùng với xí nghiệp mầm non-start-up Pháp  Solidia, cùng sáng tạo một loại xi măng mới, hiện đang được thí nghiệm, sử dụng thử trên một công trình ở Huê kỳ. Để làm loại bê-tông mới nầy, một phương pháp mới được sáng tạo, vẫn như xưa, vẫn cát, vẫn xi măng, vẫn nước… như nay được thêm chất dioxyde de carbone vào. « Thay vì nước, chính CO2 sẽ làm chất keo để làm vững chất bê-tông ». Kỹ sư Gunther Walenta, người trách nhiệm chương trình cắt nghĩa. Lý tưởng nhứt, là lấy dioxyde ấy từ chất khói thải của nhà máy làm xi măng. Vừa thải ra lấy ngay để sử dụng, cũng như quan niệm dùng rác thải gia đình ủ tại gai, tại vườn nhà làm phân bón rau cải của vườn nhà vậy. Đây là vòng tròn xanh lý tưởng và đạo đức có thể làm giảm ô nhiểm 50% đối với quy trình làm bê-tông cổ điển. Loại bê-tông mới nầy bắt đầu có thể chiếm được khoản 5% của thị trường xây cất ngay ngày hôm nay. Nhưng cũng phải cần vài năm nữa, có thể một thập niên nữa ? Mới có thể chiếm hẳn toàn bộ thị trường xây cất thế giới. 
Chính ngày hôm nay, CO2 cũng đã được khai thác khá khá rồi, trong thị trường thực phẩm : làm nước giải khát có hơi, hay làm chất bảo quản thực phẩm đóng lon đóng hộp… CO2 cũng có mặt trong thị trường các ống hơi chữa lửa ; hay dùng để bơm ngược vào những ống dẫn dầu trong đất để khai thác dầu hỏa…Thị trường phân bón cũng đang sử dụng biến hóa CO2 hay dioxyde, và CO2 cũng được dùng để biến chế thuốc aspirine. Nhưng tất cả các áp dụng ấy chỉ xài được vào khoảng 150 triệu tấn một năm thôi ! - Chỉ bằng 0,5% của tổng số chất thải hằng năm của toàn thế giới, quá ít ! « Chúng ta có thể làm hơn thế nữa » Aîcha el Kamlichi phát biểu. Và Thibault Cantat tiếp lời « Thế nhưng, cần rất nhiều chìa khóa kỹ thuật phải được mở », anh chàng nghiên cứu sanh nầy, suốt ngày trong phòng thí nghiệm mình, tìm tòi vật lộn với những phân tử mới để sáng chế, đem lại những vật liệu mới hữu ích cho nhơn loại. Thật vậy, dioxyde de carbone là một phân tử rất ổn định, rất có lợi cho hai ngành hóa học và dược phẩm, nhưng cần khá nhiều năng lượng để khai thác. « Cái thách đố-challenge lớn lao nhứt là tìm cho được một chất xúc tán-catalyseur đủ sức làm sống dậy chất nguyên liệu đang ngủ yên nầy. Chúng tôi đang thử những chất liệu rẻ tiền và dồi dào như sắt và kẻm » (Và nếu là kẻm, thì Việt Nam mình khá dồi dào !) 
Phải nghỉ đến cách tồn trử năng lượng mới :
Để khai thác CO2, các nhà khoa học đang đi tìm những hướng đi mới, Điện Mặt trời hay điện Gió (điện sản xuất, phát ra do các bảng nhận ánh sáng mặt trời –panneaux solaires hay các quạt gió) có thể được trử dưới dạng hydrogène. Và, nếu phân tử hydrogène được nhập với phân tử CO2, chúng ta sẽ có… méthane hay méthanol. Và cả hai, méthane, nếu bơm vào hệ thống khí đốt hóa thạch sẽ bớt phần khí đốt hóa thạch cho nhiên liệu khí đốt cho các lò sưởi, và bếp gia đình hay hay lò đốt kỹ nghệ ; cònméthanol sẽ là một phân tử hữu ích cho kỹ nghệ hóa học, và nếu châm cộng vào nhiên liệu dầu hỏa hóa thạch sẽ là nhiên liệu hữu dụng dùng cho ngành xe cộ vận tải. « Sau 200 năm, xe cộ vận tải máy móc thải chất độc ô nhiểm môi trường, đây là một phương pháp « lật ngược thế cờ » dùng chất thải để làm nhiên liệu cho máy móc, xe cộ vận tải hoạt động », Giáo sư Marc Fontecave kết luận. Nhóm sanh viên của ông đang trên đường phát minh những phương pháp tổng hợp các phân tử để tạo một năng lực bằng nhiên liệu mới kết hợp dioxyde de carbone với hydrogène.
Hảm bớt sự sử dụng nguyên liệu hóa thạch :
Những hướng tìm vật lý học-biologique cũng được nghĩ đến, như khai thác rong biển, hay khai thác các tiểu cơ phận được biến hóa - micro-organismes génétiquement modifié » (đọc Phan Văn Song Rong biển và Đầu Hoả ngày15/11/2015)  « Đó là những (tiểu) nhà máy vật lý đủ sức sản xuất tất cả những phân tử cấu kỳ và linh hoạt nhứt để chúng ta khai thác » Nhà nghiên cứu, kỹ sư, tiến sĩ Marc Delcourt, Tổng Giám Đốc của xí nghiệp Global Bioenergies, chuyên sản xuất và phát triển các ký sanh trùng-bactéries phát sanh ra xăng-nhiên liệu vật lý – biocarburants phát biểu. Và, « Theo những kịch bản – scenarii hay scenarios - lạc quan khác nhau, thì chúng ta có thể hy vọng sử dụng 3 Tỷ tấn chất thải CO2 với tất cả những kỹ thuật được biết của ngày nay tổng hợp lại » Aïcha El Kamlichi tổng kết luận. Tuy vẫn còn yếu quá (chỉ bằng 10% tổng số chất thải hiện nay) đối với tình hình bi đát của hiện tượng ô nhiểm môi trường ngày nay, nhưng đây cũng đã là một bước đầu tương đối khá lạc quan rồi !

Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2016

ƠN CHA NGHĨA MẸ

ƠN CHA NGHĨA MẸ
Song An Châu

Sao ta hiện diện hồng trần
Vì ta hạt bụi hóa thân thành người
Sanh ra khóc trước khi cười
Đó là biểu hiện trước đời gian nan
Làm người sống ở thế gian
Chịu nhiều đau khổ lầm than vô ngần
Mẹ cha tạo ra bản thân
Hết lòng chăm sóc để dần lớn lên
Ơn cao nghĩa nặng đáp đền
Công ơn trời biển Thái sơn cha già
Mẹ ta lòng dạ bao la
Cưu mang chín tháng ruột rà dứt ra
Máu tươi giọt sữa trong ta
Cũng là máu thịt mẹ già phân chia
Ngày nay khôn lớn xa lìa
Đừng quên nghĩa cả mẹ chia phần đời
Công cha nghĩa mẹ ai ơi!
Dù ta hạt bụi trên đời này đây
Ơn cha nghĩa mẹ cao dày
Làm con phải nhớ ơn này người ơi!


HAPPY FATHER'S DAY

HAPPY FATHER'S DAY

BLOGGER THÀNH PH GIÓ
Kính chúc quý độc giả một ngày Lễ Cha
thật vui vẻ và đầm ấm!

AMERICA'S GOT TALENT 2016 (TUYỂN LỰA TÀI NĂNG HOA KỲ 2016)

AMERICA'S GOT TALENT 2016 
(TUYỂN LỰA TÀI NĂNG HOA KỲ 2016)
Nguồn: Internet

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2016

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2016

GÀ ĐÔNG TẢO

GÀ ĐÔNG TẢO
Nguồn: Internet

Tìm hiểu về một giống gà quý hiếm đặc hữu của Việt Nam,đang được thị trường ưa chuộng.
http://baomai.blogspot.com/
Gà Đông Tảo hay gà Đông Cảo là một giống gà đặc hữu và quý hiếm của Việt Nam , không nơi nào trên thế giới có. Đặc điểm nổi bật của loại gà này là cặp chân xấu xí, đôi chân to và thô, khi trưởng thành có thể nặng trên 4,5kg (gà trống) và trên 3,5 kg (gà mái).
image
Đây là loài gà nuôi cổ truyền của xã Đông Tảo thuộc huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, người dân trước đây thường dùng để cúng tế-hội hè, hay tiến Vua. Gà Đông Tảo thuộc danh sách các giống gia cầm quí hiếm của Việt Nam hiện đang được bảo tồn nguồn gen.
Đặc điểm
Gà thuộc giống gà to con, dáng hình bệ vệ, với thân hình to, da đỏ, đầu oai vệ, cặp chân vững chãi. Gà Đông Tảo trống có hai mã lông cơ bản gồm mã mận (màu tím pha đen) và màu của trái mận. Gà cũng có cặp chân sù sì, cặp chân gà trống to và bao quanh chân ở phía trước là một lớp vảy da sắp xếp không theo hàng, phần còn lại (3/4 diện tích) da sùi giống bề mặt trái dâu tằm ăn, bốn ngón chân xòe ra, chia ngón rõ nét, bàn chân dày, cân đối nên gà bước đi vững chắc.
image
Mào gà trống là mào sun (ngắn và thun lại) màu đỏ tía, tích và dái tai màu đỏ, kém phát triển, nhìn gọn và khỏe. Gà mái có ba mã cơ bản gồm: mã nõn chuối – vàng nhạt, mã thó hay nâu nhạt – màu đất thó hay lá chuối khô, mã ngà – trắng sữa. Lông phần cổ và cánh gà mái thường có pha trộn những chiếc lông màu vàng, trắng sữa, nâu đỏ, đen. Gà mái cũng có mào tựa mào con trống nhưng chỉ to bằng 1/3 so với mào gà trống. Các vị trí da không có lông trên mình gà (cả trống và mái) đều có màu đỏ.
image
Gà mới nở có lông trắng đục. Khối lượng mới nở 38-40 gam, mọc lông chậm, lúc trưởng thành con trống nặng 5,5 – 6 kg, con mái nặng 4 kg/con. Thịt gà ngon, ngọt với khối thịt ức ngồn ngộn đỏ hồng, những bắp thịt đùi với những bó cơ cuồn cuộn vắt lên nhau trong thịt không có gân, không dai.
Nuôi nhốt
image
Trại gà Đông Tảo thuần chủng lớn nhất Việt Nam hiện nay hiện nằm ở xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. Gà Đông Tảo là loài rất khó tính, không quen nuôi nhốt, quen chạy nhảy nên chuồng trại phải rộng rãi vì thế chất lượng thịt mới ngon, săn chắc. Mất một năm đến một năm rưỡi nuôi trong môi trường thả vườn, ăn cám tự nhiên không thúc tăng trưởng thì gà mới có thể cho thịt.
image
Khi trưởng thành gà Đông Tảo có thể nặng từ 3–6 kg. Bên cạnh đó, chúng thường đẻ trứng ít hơn gà thường, bộ chân to vụng về khiến gà ấp trứng rất vụng. Gà bắt đầu đẻ lúc 160 ngày tuổi. Nếu để gà đẻ rồi tự ấp, 10 tháng đẻ 70 quả. Khối lượng trứng từ 48-55 gam/quả.
image
Gà Đông Tảo đang được giữ giống bằng nhiều phương cách, nhất là qua chương trình "Bảo tồn quĩ gen vật nuôi" do Nhà nước Việt Nam hỗ trợ kinh phí, lúc đầu từ 5-6 triệu đồng để nuôi 40-50 con, đến năm 1994 nâng lên 10-15 triệu đồng để nuôi giữ 100-150 con. Từ đó gà thuần chủng đã nhân ra hàng chục nghìn con/năm, cung cấp cho một số địa phương ngoài tỉnh như Hải Dương, Hà Nội, Bắc Ninh, Thành phố Sài Gòn, Đồng Nai, Lạng Sơn… để lai tạo với gà địa phương tạo ra gà thịt thương phẩm tăng trọng nhanh, giá trị kinh tế cao.
Trên thị trường
image
Gà Đông Tảo chế biến được nhiều món như da gà bóp thính, gà hấp nấm, chân gà hầm thuốc bắc... nhiều địa phương đang có phong trào nuôi gà Đông Tảo vì dễ nuôi, hiệu quả kinh tế cao. Một số nước như Anh, Nhật Bản,... cũng đang có ý định nhập khẩu loại gà này về nghiên cứu. Tại thành phố Sài Gòn vào đầu năm 2012, mỗi kg gà Đông Tảo xuất tại vườn có giá 350.000-400.000 đồng tùy loại, gà giống có giá 100.000-120.000 đồng/con. Riêng những con gà trống có tướng đẹp, chân to, oai vệ có giá lên tới 5-6 triệu đồng/con.
image
Tuy nhiên trên thị trường Việt Nam hiện nay đã xuất hiện tình trạng những đặc sản gà Đông Tảo được làm từ gà già thải loại hay gà đẻ thải loại hay còn gọi là gà dai (gà đẻ trứng sau khi hết chu kỳ khai thác) với những đặc điểm như da trắng muốt, mỏ trên con gà cụt ngủn, ngắn hơn mỏ dưới. Do đó, để nhận biết được đâu là thịt gà Đông Tảo và đâu là thịt gà đẻ thải loại thì phải xem đôi chân gà bởi gà Đông Tảo có đôi chân rất to, khi thịt ra chân màu hơi đỏ.
image
Ngoài ra, da bụng của gà Đông Tảo hơi sần sùi, có màu hơi thâm rất dễ nhận biết bằng mắt thường. Khi nấu chín, thịt gà ăn giòn, màu rất giống với màu của thịt bò nấu chín. Mỏ của gà Đông Tảo bằng nhau. Còn mỏ trên ngắn hơn mỏ dưới là đặc điểm của gà đẻ công nghiệp. Các chủ trại nuôi gà đẻ sợ gà mổ lông lẫn nhau và mổ trứng nên họ phải cắt mỏ trên cho ngắn bớt đi.
image
Con gà đẹp nhất vùng Đông Tảo giống thuần chủng nặng gần 7 kg, nhất là đôi chân rất lớn màu đỏ rực rỡ. Nhiều khách đua nhau trả giá hơn 30 triệu đồng nhưng chủ nhân không bán. Tính ra, giá gà gần 5 triệu đồng/kg.
Xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, Hưng Yên là miền quê của giống gà Đông Tảo nổi tiếng trong và ngoài nước. Ấn tượng đặc biệt nhất là đôi chân khủng của nó, có con to bằng bắp tay người lớn. Đây là thú cưng của nhiều đại gia thích chơi gà cảnh, đồng thời là thực phẩm hàng đầu được lựa chọn nhiều trong ngày Tết.
http://baomai.blogspot.com/
Chủ trang trại gà Hân Minh cho hay, giá gà Đông Tảo không hề rẻ, khoảng 300.000-400.000 đồng/kg đối với gà thịt, riêng với loại để nhân giống thì giá cao hơn.
Chỉ về phía con gà “cưng” của mình, anh tự hào: Con gà này được hơn 2 năm tuổi sống trong chuồng cùng với chín ả gà mái để nhân giống. Hiện nó nặng hơn 7 kg, đã đến tuổi thịt. Nhiều khách vào xem rất thích, nhất là đôi chân đỏ rực to như bắp tay người lớn. Có thể nói chưa có con gà Đông Tảo nào trong nước đẹp hơn.
image
“Có khách đến trả tới hơn 30 triệu nhưng tôi chưa bán vì để nó tham dự hội chợ gà được xã Đông Tảo tổ chức vào đầu tháng Chạp hàng năm.”, anh nói.

CÂY CẦU "ĐI THẲNG XUỐNG LÒNG BIỂN"

CÂY CẦU “ĐI THẲNG XUỐNG LÒNG BIỂN”

Nguồn: Foody

Con đường vượt biển dài hơn 15km mang tên The Oresund đã trở thành biểu tượng gắn kết hai quốc gia xinh đẹp ở xứ Bắc Âu.
alt
Những công trình ở quanh đường biên giới luôn nắm vai trò rất quan trọng. Không chỉ là phân định ranh giới giữa các quốc gia, chúng còn là kiệt tác độc đáo và thú vị do con người tạo dựng. Con đường The Oresund nằm giữa biên giới của Đan Mạch và Thụy Điển chính là một ví dụ điển hình.
alt
The Oresund được thiết kế bởi Kiến trúc sư Đan Mạch George K.S. Rotne bắt đầu từ thủ đô Copenhagen của Đan Mạch và kết thúc tại thành phố Malmo, Thụy Điển.
Điểm thú vị của con đường độc nhất vô nhị này chính là sự kết hợp kỳ diệu của một cây cầu và đường hầm xuyên lòng biển. The Oresund đón tiếp những vị khách đầu tiên vào ngày 1/7/2000.
alt 
Cây cầu với chiều dài 8km đưa khách du lịch còn đi xuyên qua một hòn đảo nhân tạo tuyệt đẹp có tên Peberholm.
Hòn đảo nổi tiếng bởi sự đa dạng thực vật với hơn 500 loài cây. Đây cũng là nơi các loài chim cũng như loài cóc xanh chọn để trú ẩn và sinh nở.

alt
Nguyên vật liệu để xây dựng nên điểm chuyển giao này đều được nạo vét từ dưới lòng đại dương.
Tiếp nối cây cầu hũng vĩ và hòn đảo xinh đẹp là đường hầm Drogden với chiều dài 4km.
alt
Con đường gắn kết độc đáo bao gồm cả 4 làn xe trên đường bộ và đường dành riêng cho tàu hỏa.
alt
Đa số hành khách lựa chọn tàu hỏa để di chuyển với chặng đường kéo dài 35 phút.
Nhờ có sợi dây kết nối này, người dân có thể thuận tiện đi lại và làm việc ở cả hai quốc gia.
Cây cầu rực rỡ trong đêm pháo hoa.
Toàn cảnh con đường có một không hai gắn kết hai quốc gia vùng Bắc Âu.
Cây cầu có 2 tầng, tầng trên dành cho ô tô và bên dưới dành cho tàu hỏa 
alt
Vài nét về cây cầu đặc biệt này:

Cầu và hệ thống đường hầm xuyên biển này được xây dựng từ năm 1995 và hoàn thành  vào tháng 1 năm 2000. Cây cầu có tổng chiều dài là 16km nối liền giữa 2 quốc gia Đan Mạch và Thụy Điển. Từ khi hoàn thành, kiến trúc này đã trở thành một biểu tượng ngoại giao của 2 đất nước. 

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016

CỤ GIÀ 111 TUỔI CHIA SẺ BÍ QUYẾT SỐNG LÂU

CỤ GIÀ 111 TUỔI CHIA SẺ BÍ QUYẾT SỐNG LÂU
Phương Nguyễn dịch từ Vision Times

Cụ Chu Hữu Quang vừa bước sang tuổi 111, cho đến nay cụ vẫn sống một cuộc sống thanh bình. Khi còn trẻ, cụ từng là giáo sư kinh tế và chuyên gia tài chính.
Sau 50 tuổi, cụ chuyển sang nghiên cứu ngôn ngữ học. Trong 3 năm, cụ đã phát minh ra phương pháp phát âm tiếng Hán – Bính âm (là cách thức sử dụng chữ cái Latinh để thể hiện cách phát âm các chữ Hán trong tiếng phổ thông Trung Quốc). Cụ được biết đến như là cha đẻ của phiên âm chữ cái Trung Quốc. Cụ cũng từng gặp gỡ 2 lần Albert Einstein, nhà vật lý học lỗi lạc của thế kỷ 20.
So với những thành tích của mình thì tuổi thọ của cụ còn đáng kinh ngạc hơn. Những cuốn sách mà cụ sáng tác vẫn được xuất bản sau khi cụ tròn 100 tuổi và giờ đây ở tuổi 111, cụ vẫn tiếp tục công việc viết lách.
Tâm trí của cụ minh mẫn và cụ có tầm nhìn rất tốt. Nói về tuổi thọ của mình, cụ đã tổng kết 5 điều có thể giúp tất cả chúng ta sống hơn 100 tuổi.
1. Con người không chết vì đói mà vì ăn quá nhiều
Tôi đã nói chuyện với một bác sỹ tư vấn tại Thượng Hải và cụ nói rằng hầu hết mọi người không bị chết vì đói, mà chết vì ăn quá nhiều. Có thể nói: “Bệnh từ miệng mà vào”.
Huyết áp cao, cholesterol cao và bệnh tiểu đường là những ví dụ cho điều này. Chế độ ăn uống của tôi bao gồm trứng tươi, rau quả, một ít sữa, đậu phụ và hai tách trà, một vào buổi sáng và một vào buổi chiều.
2. Giữ bình tĩnh và không tức giận
Tôi không quan tâm đến giá trị của cải và xem nhẹ mọi thứ. Của cải mang lại sự đau khổ. Nhiều năm trước, tôi bị mất ngủ và không thể nào ngủ được. Trong cuộc Cách mạng Văn hóa, tôi đã bị đưa đến vùng nông thôn và sự trải nghiệm đó đã chữa khỏi chứng mất ngủ của tôi.
Vì vậy, cả tôi và vợ đều tin vào “trong cái rủi có cái may”. Dù cho chuyện gì xảy ra, chúng ta hãy bình tĩnh và không bao giờ nổi giận hay mất ngủ vì nó.
3. Sống một cuộc sống đơn giản
Cuộc sống của tôi rất đơn giản, tôi ngủ, ăn, đọc, và viết. Mỗi tháng, tôi được đăng một bài viết trên báo chí. Tôi mặc quần áo đơn giản, tôi không đi du lịch. Tôi chỉ viết ở nhà, uống trà, đọc và thực hành tu luyện.
Tôi không được khỏe lắm khi còn trẻ, tôi đã bị lao và cũng bị trầm cảm. Khi tôi cưới vợ, mẹ tôi có đi xem bói và thầy bói nói rằng chúng tôi sẽ chỉ sống được đến 35 tuổi. Tôi nghĩ rằng thầy bói nói đúng nhưng kể từ khi chúng tôi thay đổi cuộc sống, số phận chúng tôi cũng thay đổi theo.
Tôi sống một cuộc sống rất bình thường và không ăn những gì tôi không cần. Tôi không hút thuốc hay uống rượu mạnh. Hãy để những điều nhỏ nhặt thoáng qua, vì vậy khi thời điểm khó khăn đến, bạn có thể dễ dàng đối phó với chúng.
4. Trong tuổi già, nói ‘không’ với 3 điều
Ba điều để nói không với là: Không lập di chúc, không tổ chức tiệc sinh nhật, và không làm lễ kỷ niệm năm mới. Nếu không có di chúc, gia đình sẽ hòa thuận, không tổ chức tiệc sinh nhật, tôi có thể quên đi tuổi của mình và không ăn mừng năm mới giữ được cuộc sống bình thản. Cuộc sống sinh hoạt hàng ngày càng đơn giản càng tốt.
5. Nuôi dưỡng tình yêu và sự tôn trọng giữa vợ chồng
Khi vợ tôi còn sống, cô ấy thích uống trà còn tôi thì thích cà phê. Mỗi lần chúng tôi uống trà và cà phê, chúng tôi sẽ cùng nâng ly và ăn bánh mì nướng cùng với nhau.
Một hành động đơn giản như vậy có thể khích lệ sự tôn trọng giữa các cặp vợ chồng, nó thêm sự thanh bình và ổn định cho gia đình. Khi một cặp vợ chồng hài hòa, trái tim của họ luôn vui vẻ và khỏe mạnh.
           Tôn trọng người bạn đời của bạn. (Ảnh: Unsplash qua Pixabay/CC0 1.0)