Thứ Hai, 13 tháng 6, 2016

CÂY CẦU "ĐI THẲNG XUỐNG LÒNG BIỂN"

CÂY CẦU “ĐI THẲNG XUỐNG LÒNG BIỂN”

Nguồn: Foody

Con đường vượt biển dài hơn 15km mang tên The Oresund đã trở thành biểu tượng gắn kết hai quốc gia xinh đẹp ở xứ Bắc Âu.
alt
Những công trình ở quanh đường biên giới luôn nắm vai trò rất quan trọng. Không chỉ là phân định ranh giới giữa các quốc gia, chúng còn là kiệt tác độc đáo và thú vị do con người tạo dựng. Con đường The Oresund nằm giữa biên giới của Đan Mạch và Thụy Điển chính là một ví dụ điển hình.
alt
The Oresund được thiết kế bởi Kiến trúc sư Đan Mạch George K.S. Rotne bắt đầu từ thủ đô Copenhagen của Đan Mạch và kết thúc tại thành phố Malmo, Thụy Điển.
Điểm thú vị của con đường độc nhất vô nhị này chính là sự kết hợp kỳ diệu của một cây cầu và đường hầm xuyên lòng biển. The Oresund đón tiếp những vị khách đầu tiên vào ngày 1/7/2000.
alt 
Cây cầu với chiều dài 8km đưa khách du lịch còn đi xuyên qua một hòn đảo nhân tạo tuyệt đẹp có tên Peberholm.
Hòn đảo nổi tiếng bởi sự đa dạng thực vật với hơn 500 loài cây. Đây cũng là nơi các loài chim cũng như loài cóc xanh chọn để trú ẩn và sinh nở.

alt
Nguyên vật liệu để xây dựng nên điểm chuyển giao này đều được nạo vét từ dưới lòng đại dương.
Tiếp nối cây cầu hũng vĩ và hòn đảo xinh đẹp là đường hầm Drogden với chiều dài 4km.
alt
Con đường gắn kết độc đáo bao gồm cả 4 làn xe trên đường bộ và đường dành riêng cho tàu hỏa.
alt
Đa số hành khách lựa chọn tàu hỏa để di chuyển với chặng đường kéo dài 35 phút.
Nhờ có sợi dây kết nối này, người dân có thể thuận tiện đi lại và làm việc ở cả hai quốc gia.
Cây cầu rực rỡ trong đêm pháo hoa.
Toàn cảnh con đường có một không hai gắn kết hai quốc gia vùng Bắc Âu.
Cây cầu có 2 tầng, tầng trên dành cho ô tô và bên dưới dành cho tàu hỏa 
alt
Vài nét về cây cầu đặc biệt này:

Cầu và hệ thống đường hầm xuyên biển này được xây dựng từ năm 1995 và hoàn thành  vào tháng 1 năm 2000. Cây cầu có tổng chiều dài là 16km nối liền giữa 2 quốc gia Đan Mạch và Thụy Điển. Từ khi hoàn thành, kiến trúc này đã trở thành một biểu tượng ngoại giao của 2 đất nước. 

Không có nhận xét nào: