Thứ Ba, 15 tháng 1, 2013

THUỐC BỔ: CON DAO HAI LƯỠI

THUỐC BỔ: CON DAO 2 LƯỠI

Tùy tiện dùng thuốc bổ: "Con dao 2 lưỡi"
Nguồn: Dân Trí




Nhiều người có quan niệm vitamin, thuốc bổ tốt cho cơ thể, thậm chí dùng càng nhiều càng tốt, song theo nghiên cứu, lạm dụng quá nhiều sẽ gây hại nhiều hơn lợi.


Nhiều sản phẩm vô bổ
Các loại thuốc hỗ trợ, thực phẩm dưỡng sinh, vitamin tổng hợp... có thể gọi chung là thuốc bổ, có tác dụng tốt cho sức khỏe như làm tăng lượng cơ bắp, giảm cân, giúp cơ thể mảnh mai v.v... Tuy nhiên, nó cũng là nguồn dược phẩm ngốn nhiều tiền của con người và chính tình trạng tôn sùng quá mức đã làm cho thị trường sôi động, tạo ra những sản phẩm vô bổ, tốn tiền.

Điều này có lỗi ở các cơ quan chức năng. Ví dụ tại Mỹ, Cơ quan Quản lý Thực Dược phẩm (FDA) đã và đang thả nổi ngành công nghiệp này, không có quy định rõ ràng nên mỗi nơi sản xuất một kiểu, kể cả doanh nghiệp không có chức năng vẫn tham gia sản xuất thực phẩm dưỡng sinh, thuốc bổ. Vì lý do trên, khi mua cần tìm hiểu kỹ nhãn mác, xuất xứ cũng như tư vấn chuyên môn để không mua nhầm hàng kém chất lượng.

Làm tổn thương tim
Tính hai mặt của thuốc bổ được thể hiện khá rõ nét trong việc gây tổn thương cơ tim. Theo nghiên cứu, người ta phát hiện thấy các loại thuốc bổ đốt mỡ, giảm béo ra đời trong thời gian gần đây có tính độc tố cao, thậm chí có thể gây nguy hiểm cho tim mạch. Ví dụ các loại cafein và một số dược thảo như nhân sâm là những chất sinh nhiệt rất lớn, thủ phạm làm tăng quá trình chuyển hóa, tăng nhiệt độ cơ thể nên đốt mỡ với tốc độ nhanh hơn. Ngoài ra, một số loại thuốc này còn có chứa nhiều cafein không có lợi cho tim, nhất là những người có tiền sử mắc bệnh tim và nguy cơ cao với căn bệnh này. Vì lý do an toàn, giới chuyên môn khuyến cáo những người có tiền sử bệnh tim chỉ nên dùng liều giảm 50% hoặc thay bằng thực đơn ăn uống cân bằng, khoa học và năng luyện tập sẽ có tác dụng mà không gây hại cho tim hoặc dùng nhóm thuốc Linolein acid, L-Carnitine và alpha-lipoic acid kết hợp bởi vì chúng có khả năng đốt mỡ mà không có các chất kích thích gây hại cho tim.

Bỏ bữa
Nhiều người muốn giảm cân giữ eo nhưng lại áp dụng chế độ bỏ bữa và dùng thuốc bổ. Đây là cách làm thiếu khoa học, rất nguy hiểm cho sức khỏe bởi vì nó làm đảo lộn cơ chế sinh học vốn có, đánh cắp những loại mỡ protein, carbohydrate quan trọng của cơ thể, ba vi chất rất hữu ích của cơ thể.

Nếu nhịn ăn và uống thuốc bổ liều cao lại càng không có lợi. Có rất nhiều cách có thể làm giảm cân mà vẫn cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cho cơ thể, ví dụ chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa, trọng tâm thực phẩm giàu chất xơ, giúp cơ thể luôn cảm thấy no, không ăn nhiều hơn nên duy trì trọng lượng cơ thể một cách hợp lý.

Gây suy gan
Hầu hết các loại vitamin, kể cả hòa tan nước lẫn mỡ đều có thể gây hại cho gan nếu dùng không đúng cách, lạm dụng liều cao dài kỳ. Đơn giản, nó được cơ thể xử lý giống như các loại thực phẩm mà con người ăn vào. Vì vậy, khi đã có quá nhiều sẽ tạo ra gánh nặng cho hệ thống tiêu hóa và lâu ngày gây ảnh hưởng xấu đến cho gan và thận, nhất là khi cơ thể không được cung cấp đầy đủ nước. Cách tốt nhất khi dùng thuốc bổ là tư vấn bác sĩ và không nên dùng quá liều ghi trên nhãn mác.

Sử dụng liều cao

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn dùng liều cao để bù đắp sự thiếu hụt vitamin, khoáng chất, nhất là trường hợp biếng ăn. Liều cao (Megadosing) ở đây là cao hơn so với liều khuyến cáo dùng hàng ngày của giới y khoa hay còn là liều RDI (Recommented Daily Intake), ví dụ như dùng liều vitamin C liều cao có nhiều lợi thế. Tuy nhiên, cũng có loại thuốc không được phép dùng liều cao, ví dụ vitamin A, vitamin D. Hoặc các loại vitamin hòa tan mỡ dùng liều cao có thể gây tích độc cho cơ thể. Vitamin hòa tan nước gồm có vitamin B1 (Thiamin), vitamin B2 (Riboflavin), vitamin B3 (Niacin). vitamin B5 (Pantothenic Acid), vitamin B6 (Pyridoxine), vitamin B7 (Biotine), vitamin B9 (Folic Acid), vitamin B12 (Cyanocobalamin), vitamin C (axit ascorbic). Vitamin hòa tan mỡ có vitamin A, D, E và vitamin K -



Không có nhận xét nào: