MẢNH ĐỜI BẤT HẠNH
Trần Thanh Toàn
Trần Thanh Toàn
-" Ai sửa cối xay thóc đây ..."
Đúng rồi, nghe lại một lần nữa. Không lầm, đúng là người quê mình.
Mừng quá, đã lâu mới thấy người đồng hương len lỏi vào tận cái xóm Liều, phố Đuổi này.
- Ơi anh thợ cối, vô đây sửa cối cho tui nè. Đó, cứ dốc bờ đê đi xuống.
- Đi ngõ mô, đường chi mà khó vô rứa ?
- Đúng rồi, cứ cái hẻm có bụi khoai ráy đi vô là tới ngõ sau. Tui đứng đây nè.
- Thấy rồi! O cũng người quê ta à?
- Dạ phải, người thôn Vẹn, làng Tiều Xương đây.
- Mừng quá, thế là gặp đồng hương rồi. Cô nhốt con chó lại. Sao hắn cứ sủa hoài rứa ? Có răng không ?
- Kệ hắn, không răng mô, mấy khi có người lạ vô đây. Mừng hắn sủa, ghét hắn cũng sủa nhưng hắn không đớp ai đâu... Mà chân chú mần răng hè?
- Đào củ mì, cuốc phải mìn, may mà hắn chỉ xơi có nửa bàn chân !
- Giàng ơi, thật tội nghiệp!
- Thế cái mắt O mần răng mà...?
- Cũng may mà tui còn mạng sống tới chừ. Trận bão lụt năm nớ, nhà cửa trôi tiệt. Tui bị mắc vô cọc bến đò Nậm. Hai ngày sau, có người cứu, một con mắt bị cái gì đâm lòi ra, phải khoét đây nè!
- Ối trời ơi, thật đến là thương !
- Chú uống tạm ly trà thanh nhiệt cho mát, đặc sản ở vùng này đấy... Chú tên chi hỉ ?
- Bỉnh, phó Bỉnh... sao cô lại cười? Chả là thế này. Bố mẹ đẻ ra, chẳng hiểu mần răng lại đặt tên tui là Bướng. Nào mình có bướng đâu! Ít lâu lại đổi là Bường. Nghe đâu trùng tên với ông cụ tổ năm đời, thôi thì cứ là Bỉnh. Bỉnh phó cối, cả làng Tiều xương ai mà chả biết. Thế còn O tên chi rứa?
- Út Hớn...
- Tui biểu nè, bữa ni ông trời cho tui được gặp O Hớn, người đồng hương lại cùng cảnh éo le... ta cứ xưng hô với nhau là anh em cho thân tình. Dù sao thì Bỉnh này cũng lớn hơn O ít nhất là năm, bảy tuổi. Nào có bằng lòng không thì biểu ?
- Dạ... Nhà chỉ có hai chị em gái. Em Hở bị nước cuốn trôi mất tích. Sáu năm rồi, cứ nghĩ đến hắn là nước mắt em lại trào ra...!
- Trời đất quỉ thần ơi, thật là thương !
Mỗi lần tỏ ra thương cảm với Út Hớn, đôi mắt sâu hoắm, đục ngầu của Bỉnh phó cối lại hấp háy, nhìn xoáy vào ánh mắt sầu thảm của O. Hắn vờ vĩnh lân la ngồi nhích gần vô O Hớn. Đôi mắt hắn như phát ra tia lửa xanh lờ mờ soi vô bộ ngực căng phồng hớ hênh của Hớn .
- Em à, hôm nay trời đã thương cái thân phận tui “ăn mày lại gặp chiếu manh”, tôi thiệt tình thương em !
- Anh đi tam phương tứ xứ, thiếu gì người thương. Em chả dám mơ.
- Phải đâu cái bánh ú, bánh giò mà bóc ra để em làm tin !
Con mắt o Hớn chớp chớp ngấn lệ, diễn lại như đôi lần đã trải qua. Cái bản tính nhẹ dạ cả tin và mềm yếu. Thôi thì một lần nữa lại phó thác cái phận đời mỏng manh này để ông Trời định đoạt!
Bỉnh phó cối muốn chiếm lấy thân xác O Hớn lắm rồi. Lúc này, hắn vẫn tỏ ra còn chút lương tâm của gã đàn ông lãng tử đa tình nghĩ tới tình đồng hương. Hắn hy vọng tới một lúc biết đâu chẳng mang lại niềm hạnh phúc, sự may mắn cho hắn lúc cuối đời !
- Em chẳng giấu anh làm gì... Hôm nay là giỗ đầu chồng em !
- Trời đất quỉ thần ơi... thật đến là thương ! Anh ta "nằm" đâu em ?
- Em chôn anh ấy ngay lối đi vô hẻm để hàng ngày anh ấy phù hộ độ trì cho em đỡ tủi phận !
- Hắn cũng người quê ta sao ?
- Không, anh ấy người Hà Bắc... cùng theo nghề ve chai. Em thì quang gánh, anh ấy thì xe thồ ba bánh. Sau này, nghiện ngập, bán cả xe, hết vốn rồi bệnh hoạn chết yểu vì bệnh "phong tình". May mà vợ chồng chẳng có con chứ không thì càng khốn khổ !
O Hớn cúi đầu, ôm mặt, sụt sùi. Bỉnh phó cối tỏ ra cao đạo thương cảm. Hai bàn tay gân guốc hộ pháp của hắn nắm gọn bàn tay bé nhỏ run rẩy của O. Lợi dụng phút mềm yếu của Hớn, trong căn phòng hoang lạnh tiêu điều, trống vắng, hắn ôm ghì lấy O Hớn, cơn dục tình nổi lên điên loạn.
- Em xin anh, anh Bỉnh, khoan đã, để em thắp hương, cầu xin hương hồn anh Khích, không thì anh ấy về bóp cổ cả hai đứa chúng mình bây giờ.
- Thôi thì... O cho anh được sờ soạng qua loa cho đã cơn thèm...
O Hớn vùng vằng thoát ra khỏi vòng tay như gọng kìm của hắn, kéo lại vạt áo bật tung hàng cúc, vội cầm bó nhang rút ra mấy nén. Mười ngón tay run rẩy theo ngọn lửa bập bùng muốn vụt tắt từ bàn tay Bỉnh phó cối.
- Em lạy anh trăm lạy. Em lạy anh ngàn lạy, anh Khích ơi! Linh hồn anh sống khôn chết thiêng, anh Khích ơi...!
- Vâng, tôi cũng chắp tay lạy anh ! Tôi là Bỉnh chữa cối xay thóc. Tôi cũng là đàn ông mà. Tôi cũng tha hương cầu thưc như anh nè... Hôm nay, nhân ngày giỗ đầu của anh... thôi thì,tình cờ gặp được em Hớn cùng quê, anh cho phép chúng tôi được hoan hỷ... Xin anh đại xá cho...!
Chẳng hiểu linh hồn của Khích có linh thiêng hay không mà ngọn lửa từ ba nén hương bỗng nhiên bùng lên. Làn khói bay cao vươn dài, uốn lượn như một chữ tượng hình khó hiểu.
Bỉnh phó cối khôn ngoan, phì ra cái tiếng cười khằng khặc ở hạng người sở khanh: " Hay quá em ơi, Hớn ơi... Cười rồi! Anh Khích cười rồi ! Thế là xong... thế là ta mãn nguyện...! Thôi, chúng mình lễ tạ đi em ! ”
O Hớn ngoan ngoãn, u mê như bị gã phù thủy bỏ bùa. Trong chốc lát, hắn thực hiện mọi hành vi của một gã phó cối lành nghề lừa đảo có bài bản.
Hắn liếc mắt lên bàn thờ, thấy có chai rượu trắng đục, đĩa thịt chân giò luộc, con gà mái tơ có cái đầu cụp sang một bên cánh, đôi chân khẳng khiu co quắp. Hắn bưng chai rượu xuống, liếm môi, nuốt nước miếng rồi tận hưởng sự sung sướng, nốc cạn từng hơi, từng hơi, lơ mơ nhìn thân xác O Hớn trắng nõn nà đang phơi ra, thiếp đi trên chiếc chõng tre ọp ẹp cũ kỹ .
Đúng rồi, nghe lại một lần nữa. Không lầm, đúng là người quê mình.
Mừng quá, đã lâu mới thấy người đồng hương len lỏi vào tận cái xóm Liều, phố Đuổi này.
- Ơi anh thợ cối, vô đây sửa cối cho tui nè. Đó, cứ dốc bờ đê đi xuống.
- Đi ngõ mô, đường chi mà khó vô rứa ?
- Đúng rồi, cứ cái hẻm có bụi khoai ráy đi vô là tới ngõ sau. Tui đứng đây nè.
- Thấy rồi! O cũng người quê ta à?
- Dạ phải, người thôn Vẹn, làng Tiều Xương đây.
- Mừng quá, thế là gặp đồng hương rồi. Cô nhốt con chó lại. Sao hắn cứ sủa hoài rứa ? Có răng không ?
- Kệ hắn, không răng mô, mấy khi có người lạ vô đây. Mừng hắn sủa, ghét hắn cũng sủa nhưng hắn không đớp ai đâu... Mà chân chú mần răng hè?
- Đào củ mì, cuốc phải mìn, may mà hắn chỉ xơi có nửa bàn chân !
- Giàng ơi, thật tội nghiệp!
- Thế cái mắt O mần răng mà...?
- Cũng may mà tui còn mạng sống tới chừ. Trận bão lụt năm nớ, nhà cửa trôi tiệt. Tui bị mắc vô cọc bến đò Nậm. Hai ngày sau, có người cứu, một con mắt bị cái gì đâm lòi ra, phải khoét đây nè!
- Ối trời ơi, thật đến là thương !
- Chú uống tạm ly trà thanh nhiệt cho mát, đặc sản ở vùng này đấy... Chú tên chi hỉ ?
- Bỉnh, phó Bỉnh... sao cô lại cười? Chả là thế này. Bố mẹ đẻ ra, chẳng hiểu mần răng lại đặt tên tui là Bướng. Nào mình có bướng đâu! Ít lâu lại đổi là Bường. Nghe đâu trùng tên với ông cụ tổ năm đời, thôi thì cứ là Bỉnh. Bỉnh phó cối, cả làng Tiều xương ai mà chả biết. Thế còn O tên chi rứa?
- Út Hớn...
- Tui biểu nè, bữa ni ông trời cho tui được gặp O Hớn, người đồng hương lại cùng cảnh éo le... ta cứ xưng hô với nhau là anh em cho thân tình. Dù sao thì Bỉnh này cũng lớn hơn O ít nhất là năm, bảy tuổi. Nào có bằng lòng không thì biểu ?
- Dạ... Nhà chỉ có hai chị em gái. Em Hở bị nước cuốn trôi mất tích. Sáu năm rồi, cứ nghĩ đến hắn là nước mắt em lại trào ra...!
- Trời đất quỉ thần ơi, thật là thương !
Mỗi lần tỏ ra thương cảm với Út Hớn, đôi mắt sâu hoắm, đục ngầu của Bỉnh phó cối lại hấp háy, nhìn xoáy vào ánh mắt sầu thảm của O. Hắn vờ vĩnh lân la ngồi nhích gần vô O Hớn. Đôi mắt hắn như phát ra tia lửa xanh lờ mờ soi vô bộ ngực căng phồng hớ hênh của Hớn .
- Em à, hôm nay trời đã thương cái thân phận tui “ăn mày lại gặp chiếu manh”, tôi thiệt tình thương em !
- Anh đi tam phương tứ xứ, thiếu gì người thương. Em chả dám mơ.
- Phải đâu cái bánh ú, bánh giò mà bóc ra để em làm tin !
Con mắt o Hớn chớp chớp ngấn lệ, diễn lại như đôi lần đã trải qua. Cái bản tính nhẹ dạ cả tin và mềm yếu. Thôi thì một lần nữa lại phó thác cái phận đời mỏng manh này để ông Trời định đoạt!
Bỉnh phó cối muốn chiếm lấy thân xác O Hớn lắm rồi. Lúc này, hắn vẫn tỏ ra còn chút lương tâm của gã đàn ông lãng tử đa tình nghĩ tới tình đồng hương. Hắn hy vọng tới một lúc biết đâu chẳng mang lại niềm hạnh phúc, sự may mắn cho hắn lúc cuối đời !
- Em chẳng giấu anh làm gì... Hôm nay là giỗ đầu chồng em !
- Trời đất quỉ thần ơi... thật đến là thương ! Anh ta "nằm" đâu em ?
- Em chôn anh ấy ngay lối đi vô hẻm để hàng ngày anh ấy phù hộ độ trì cho em đỡ tủi phận !
- Hắn cũng người quê ta sao ?
- Không, anh ấy người Hà Bắc... cùng theo nghề ve chai. Em thì quang gánh, anh ấy thì xe thồ ba bánh. Sau này, nghiện ngập, bán cả xe, hết vốn rồi bệnh hoạn chết yểu vì bệnh "phong tình". May mà vợ chồng chẳng có con chứ không thì càng khốn khổ !
O Hớn cúi đầu, ôm mặt, sụt sùi. Bỉnh phó cối tỏ ra cao đạo thương cảm. Hai bàn tay gân guốc hộ pháp của hắn nắm gọn bàn tay bé nhỏ run rẩy của O. Lợi dụng phút mềm yếu của Hớn, trong căn phòng hoang lạnh tiêu điều, trống vắng, hắn ôm ghì lấy O Hớn, cơn dục tình nổi lên điên loạn.
- Em xin anh, anh Bỉnh, khoan đã, để em thắp hương, cầu xin hương hồn anh Khích, không thì anh ấy về bóp cổ cả hai đứa chúng mình bây giờ.
- Thôi thì... O cho anh được sờ soạng qua loa cho đã cơn thèm...
O Hớn vùng vằng thoát ra khỏi vòng tay như gọng kìm của hắn, kéo lại vạt áo bật tung hàng cúc, vội cầm bó nhang rút ra mấy nén. Mười ngón tay run rẩy theo ngọn lửa bập bùng muốn vụt tắt từ bàn tay Bỉnh phó cối.
- Em lạy anh trăm lạy. Em lạy anh ngàn lạy, anh Khích ơi! Linh hồn anh sống khôn chết thiêng, anh Khích ơi...!
- Vâng, tôi cũng chắp tay lạy anh ! Tôi là Bỉnh chữa cối xay thóc. Tôi cũng là đàn ông mà. Tôi cũng tha hương cầu thưc như anh nè... Hôm nay, nhân ngày giỗ đầu của anh... thôi thì,tình cờ gặp được em Hớn cùng quê, anh cho phép chúng tôi được hoan hỷ... Xin anh đại xá cho...!
Chẳng hiểu linh hồn của Khích có linh thiêng hay không mà ngọn lửa từ ba nén hương bỗng nhiên bùng lên. Làn khói bay cao vươn dài, uốn lượn như một chữ tượng hình khó hiểu.
Bỉnh phó cối khôn ngoan, phì ra cái tiếng cười khằng khặc ở hạng người sở khanh: " Hay quá em ơi, Hớn ơi... Cười rồi! Anh Khích cười rồi ! Thế là xong... thế là ta mãn nguyện...! Thôi, chúng mình lễ tạ đi em ! ”
O Hớn ngoan ngoãn, u mê như bị gã phù thủy bỏ bùa. Trong chốc lát, hắn thực hiện mọi hành vi của một gã phó cối lành nghề lừa đảo có bài bản.
Hắn liếc mắt lên bàn thờ, thấy có chai rượu trắng đục, đĩa thịt chân giò luộc, con gà mái tơ có cái đầu cụp sang một bên cánh, đôi chân khẳng khiu co quắp. Hắn bưng chai rượu xuống, liếm môi, nuốt nước miếng rồi tận hưởng sự sung sướng, nốc cạn từng hơi, từng hơi, lơ mơ nhìn thân xác O Hớn trắng nõn nà đang phơi ra, thiếp đi trên chiếc chõng tre ọp ẹp cũ kỹ .
Ba năm ròng, người thiếu phụ tha hương bất hạnh, âm thầm sống trong căn lều trống vắng, xiêu vẹo. Sáng địu con đi gửi cho một bà già ốm yếu. Bà chỉ nhận giữ bé với số tiền công rẻ mạt vì thương tình!
Ngày qua ngày, quang gánh trên đôi vai gầy còm. Lời rao lạc giọng văng vẳng qua từng ngõ hẻm : "Ai có chai lọ, đồng nát, mâm đồng, nồi nhôm, soong chảo thủng, lon bia...bán đây..."
Tối về, ôm ấp đứa con gái bé bỏng. Nó là báu vật duy nhất của đời O lúc này. Nó được đặt tên là Phó Lệ Hoa.
Trong suy tưởng của O, dù bé là nụ hoa rơi, cánh hoa rừng hay hoa vườn thì sinh ra, bé đã là sự tinh khiết, trong sáng... làm thay đổi đời sống tình cảm nội tâm của mẹ nó, trong khi cuộc đời này đầy rẫy sự đen bạc phũ phàng!
Càng ngắm, càng thấy bé Hoa có nhiều nét giống bố nó: đôi mắt sâu đong đưa mau lẹ và cánh mũi hếch. Nụ cười thì còn nhỏ quá nên chưa hình thành cá tính.
Thương con, ngắm con, nỗi lòng O Hớn nhận thấy hạnh phúc trong sự cô đơn và lo sợ ! Ngày qua ngày, đêm qua đêm, trào dâng khát vọng. Ước gì mình cũng được như người ta, sống có vợ có chồng, con có cha...
Ba năm trôi qua, phận đàn bà đơn côi, hèn mọn, chú tâm đi tìm chồng từ ngõ hẻm ra đường phố, vùng ngoại thành, quanh làng xã... gặp ai cũng nhắn tin, khai tên tả người: “Chồng tôi tên là Phó Tá Bỉnh, hành nghề chữa cối xay, cối giã... Anh ấy có nước da đen sạm, đôi mắt trũng, lông mày sâu róm, cánh mũi hơi hếch v..v.. Nếu ai tìm được anh ấy, xin nhắn tin cho tôi là Lê thị Hớn làm nghề ve chai, không có số nhà, thuộc xóm Liều, phố Đuổi, hẻm số 37, ngõ Ba Vạ, bên cạnh chợ Giật... , tôi xin được hậu tạ !”
Ngày hai mươi ba tháng này, nhận được giấy báo mời đích danh, Hớn vừa mừng vừa hồi hộp, tới phòng cảnh sát hình sự công an quận.
Đọc xong lá thư gửi từ trại giam, Hớn quá thất vọng và đau lòng, ôm mặt khóc nức nở. Song hầu như cái số phận hẩm hiu, đời sống đã từng chịu nhiều nỗi đau, mất mát khiến O cũng lường trước mọi tai ương...
Viên cảnh sát hình sự còn trẻ măng tỏ nét mặt đạo mạo, nghiêm nghị : " Chị nghe chúng tôi nói đây. Chị Hớn, chị có thề bị xúc động về lời lẽ trong bức thư này. Chị đã tốn công đi tìm, chờ đợi người ấy... Hôm nay, chúng tôi phải công bố để chị biết rõ rằng phạm nhân Phó Tá Bỉnh bị bắt ngày..., khởi tố ngày... với tội danh tổ chức bắt cóc buôn người qua đường biên giới Trung quốc... y đã dùng hồ sơ giả, giấy tờ tuỳ thân giả để hành nghề chữa cối xay rồi len lỏi tìm gái mãi dâm và lừa đảo nhiều cô gái nhẹ dạ cả tin... Y đã phải lãnh án tù mười hai năm tại trại cải tạo KT-37 tỉnh Lao cai..."
Vì quá thất vọng và tức giận, O Hớn vò nát bức thư đầy lời lẽ giả nhân giả nghĩa của tên phó cối, vứt vào sọt rác, vội bước ra khỏi phòng cảnh sát hình sự, đi qua vài cái hẻm, chạy ra đường phố lớn, không biết mình định đi tới đâu, về đâu. Tâm trạng như kẻ mất hồn. Thần kinh điên loạn. Bất thần, Hớn hét to, kêu gào như tiếng sét xé vào không gian : " Trời đất quỉ thần ơi ! Sao cái thân phận số kiếp tôi nó khốn khổ khốn nạn thế này...!!!"
Ngày qua ngày, quang gánh trên đôi vai gầy còm. Lời rao lạc giọng văng vẳng qua từng ngõ hẻm : "Ai có chai lọ, đồng nát, mâm đồng, nồi nhôm, soong chảo thủng, lon bia...bán đây..."
Tối về, ôm ấp đứa con gái bé bỏng. Nó là báu vật duy nhất của đời O lúc này. Nó được đặt tên là Phó Lệ Hoa.
Trong suy tưởng của O, dù bé là nụ hoa rơi, cánh hoa rừng hay hoa vườn thì sinh ra, bé đã là sự tinh khiết, trong sáng... làm thay đổi đời sống tình cảm nội tâm của mẹ nó, trong khi cuộc đời này đầy rẫy sự đen bạc phũ phàng!
Càng ngắm, càng thấy bé Hoa có nhiều nét giống bố nó: đôi mắt sâu đong đưa mau lẹ và cánh mũi hếch. Nụ cười thì còn nhỏ quá nên chưa hình thành cá tính.
Thương con, ngắm con, nỗi lòng O Hớn nhận thấy hạnh phúc trong sự cô đơn và lo sợ ! Ngày qua ngày, đêm qua đêm, trào dâng khát vọng. Ước gì mình cũng được như người ta, sống có vợ có chồng, con có cha...
Ba năm trôi qua, phận đàn bà đơn côi, hèn mọn, chú tâm đi tìm chồng từ ngõ hẻm ra đường phố, vùng ngoại thành, quanh làng xã... gặp ai cũng nhắn tin, khai tên tả người: “Chồng tôi tên là Phó Tá Bỉnh, hành nghề chữa cối xay, cối giã... Anh ấy có nước da đen sạm, đôi mắt trũng, lông mày sâu róm, cánh mũi hơi hếch v..v.. Nếu ai tìm được anh ấy, xin nhắn tin cho tôi là Lê thị Hớn làm nghề ve chai, không có số nhà, thuộc xóm Liều, phố Đuổi, hẻm số 37, ngõ Ba Vạ, bên cạnh chợ Giật... , tôi xin được hậu tạ !”
Ngày hai mươi ba tháng này, nhận được giấy báo mời đích danh, Hớn vừa mừng vừa hồi hộp, tới phòng cảnh sát hình sự công an quận.
Đọc xong lá thư gửi từ trại giam, Hớn quá thất vọng và đau lòng, ôm mặt khóc nức nở. Song hầu như cái số phận hẩm hiu, đời sống đã từng chịu nhiều nỗi đau, mất mát khiến O cũng lường trước mọi tai ương...
Viên cảnh sát hình sự còn trẻ măng tỏ nét mặt đạo mạo, nghiêm nghị : " Chị nghe chúng tôi nói đây. Chị Hớn, chị có thề bị xúc động về lời lẽ trong bức thư này. Chị đã tốn công đi tìm, chờ đợi người ấy... Hôm nay, chúng tôi phải công bố để chị biết rõ rằng phạm nhân Phó Tá Bỉnh bị bắt ngày..., khởi tố ngày... với tội danh tổ chức bắt cóc buôn người qua đường biên giới Trung quốc... y đã dùng hồ sơ giả, giấy tờ tuỳ thân giả để hành nghề chữa cối xay rồi len lỏi tìm gái mãi dâm và lừa đảo nhiều cô gái nhẹ dạ cả tin... Y đã phải lãnh án tù mười hai năm tại trại cải tạo KT-37 tỉnh Lao cai..."
Vì quá thất vọng và tức giận, O Hớn vò nát bức thư đầy lời lẽ giả nhân giả nghĩa của tên phó cối, vứt vào sọt rác, vội bước ra khỏi phòng cảnh sát hình sự, đi qua vài cái hẻm, chạy ra đường phố lớn, không biết mình định đi tới đâu, về đâu. Tâm trạng như kẻ mất hồn. Thần kinh điên loạn. Bất thần, Hớn hét to, kêu gào như tiếng sét xé vào không gian : " Trời đất quỉ thần ơi ! Sao cái thân phận số kiếp tôi nó khốn khổ khốn nạn thế này...!!!"
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét