NGUYÊN PHI Ỷ LAN
Người phụ nữ kiệt xuất của vương triều Lý
Kim Ngân
Kim Ngân
Trong lịch sử Việt Nam thời phong kiến có rất nhiều người
phụ nữ kiệt xuất làm rạng danh dân tộc, họ là những vị vua, hoàng hậu, nguyên
phi, nữ tướng hay thường dân, nhưng ở họ đều có chung một tinh thần tự hào dân
tộc, ý chí căm thù quân xâm lược và cống hiến sức mình phụng sự cho quốc gia.
Trong số đó, nguyên phi Ỷ Lan chính là người phụ nữ nổi tiếng nhất với tài trị
nước yên dân của mình, bà chính là động lực giúp vua Lý Thánh Tông dẹp yên quân
Chiêm Thành quấy phá ở mạn Nam và thu về 3 châu Địa Lý, Ma Linh và Bố
Chính.
Nguồn gốc xuất thân:
Hai bộ sử viết về Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan là Việt Sử Lược và Đại Việt Sử Kí Toàn Thư đều không viết rõ về tên thật và năm sinh của bà, chính vì thế tên và năm sinh của bà vẫn còn là một bí ẩn. Gần đây, nhà sử học Tạ Ngọc Liên đã nêu việc tác giả Trương Thị Ngọc Trong (một cung tần của chúa Trịnh Cương) đã sáng tác một diễn ca chữ Nôm dài 606 câu với tựa đề “Lý triệu đệ tam Hoàng Thái hậu cổ lục thần tích quốc ngữ diễn ca văn” để nhằm việc phụng thờ ở đền Nguyên phi Ỷ Lan. Theo bài diễn ca này, Ỷ Lan tên thật là Lê Thị Khiết, sinh vào mùng 7 tháng 3 năm 1044 tại Thổ Lỗi. Khi 12 tuổi, thân mẫu qua đời, bốn năm sau thân phụ lấy vợ kế, không lâu sau thì ông cũng qua đời và bà sống với mẹ kế, hai người nương tựa nhau sống, thương yêu, đối xử nhau như mẫu tử. Cuộc sống của bà cũng bình thường như bao thôn nữ khác cho đến một ngày bà được chọn vào cung, số phận của bà đã được thay đổi. Và chuyện bà được chọn vào cung đã trở thành một giai thoại được rất nhiều người biết đến. Câu chuyện ấy như sau: Vào năm Quý Mão (1063), Lý Thánh Tông đã bước sang tuổi 40 nhưng vẫn chưa có người nối nghiệp, đi chùa miếu khắp nơi nhưng không linh nghiệm, nghe tiếng chùa Dâu (Thuận Thành, Bắc Ninh) vua bèn đến thăm, khi đi qua hương Thổ Lỗi, dân chúng nô nức xô đẩy nhau ra xem bệ rồng, thần dân gặp vua thì sụp lạy, duy từ xa có người con gái dưới nương dâu tựa vào cây lan và cất tiếng hát trong trẻo:
“ Tay cầm bán nguyệt xênh xang
Một trăm ngọn cỏ lau hàng tay ta”
Thấy lạ, vua bèn cho gọi cô thôn nữ đang hái dâu đứng dưới nương dâu tựa gốc lan đến hỏi chuyện. Cô gái ung dung quỳ xuống và đáp: “Thiếp là con nhà nghèo hèn, làm lụng đầu tắt mặt tối, phụng dưỡng cha mẹ, đâu dám mong đi xem rước nhìn mặt rồng”. Dù ăn mặc quê mùa, nhưng với khuôn mặt khả ái, cử chỉ đoan trang, tư chất thông minh nên được vua chọn vào cung và ở Lan Cung (nằm trong kinh thành Thăng Long). Lý Thánh Tông phong là Ỷ Lan phu nhân (có ý kỉ niệm hình ảnh cô gái đang tựa bên gốc lan trong lần đầu tiên gặp gỡ)”.
Tài trị nước, nhiếp chính khi vào triều đình nhà Lý
Ở trong cung, khác với những cung tần khác bà chỉ chăm lo việc học hành, đọc kinh sách, miệt mài học tập. Với tư chất trời ban, chỉ trong một thời gian ngắn bà trở thành một người kiến thức sâu rộng, uyên thâm, văn chương lưu loát được nhiều triều thần khâm phục, kính nể. Vua Lý Thánh Tông và của cả xã tắc Đại Việt càng hân hoan, hạnh phúc hơn khi Ý Lan hạ sinh một hoàng tử, đặt tên là Lý Càn Đức, bà được phong là Ỷ Lan Nguyên phi.
Nguyên phi Ỷ Lan không chỉ đẹp người mà còn tài cao, bản lĩnh. Với tư chất hơn người, tầm nhìn và tài đức của bà được vua nhìn thấy và vào năm 1069, khi vua Lý Thánh Tông thân chinh đi dẹp giặc ở phương Nam đã giao quyền nhiếp chính cho Ỷ Lan. Vào ngay năm ấy, Đại Việt bị lụt lớn, mùa màng thất bát, nhân dân đói kém, nhiều nơi sinh loạn… những khó khăn ngày càng nhiều và đang thử thách một vị Nguyên phi trẻ tuổi mới nhiếp chính. Với tài năng và những kinh nghiệm học hỏi được, được sự giúp đỡ của các quần thần, bà đã đưa ra những chính sách hợp lòng dân, những khó khăn dần được giải quyết, đất nước ổn định và tiếp tục phát triển.
Còn phần vua Lý Thánh Tông, đánh mãi không thắng, vua bèn giao binh quyền cho Lý Thường Kiệt và cùng một đạo quân nhỏ trở về kinh đô. Đến Cư Liên (Hưng Yên) nghe quan lại và dân chúng hết lòng khen ngợi Nguyên phi Ỷ Lan có tài trị nước an dân, vua nghe bèn thấy hổ thẹn và nhủ rằng: “Nguyên phi là đàn bà mà còn làm được như thế, ta là nam nhi mà chẳng được gì hay sao?”. Vua bèn quay trở lại và đánh thắng, bắt được vua Chiêm Thành và thu về được 3 châu là Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính (từ Quảng Bình đến bắc Quảng Trị ngày nay).
Nguồn gốc xuất thân:
Hai bộ sử viết về Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan là Việt Sử Lược và Đại Việt Sử Kí Toàn Thư đều không viết rõ về tên thật và năm sinh của bà, chính vì thế tên và năm sinh của bà vẫn còn là một bí ẩn. Gần đây, nhà sử học Tạ Ngọc Liên đã nêu việc tác giả Trương Thị Ngọc Trong (một cung tần của chúa Trịnh Cương) đã sáng tác một diễn ca chữ Nôm dài 606 câu với tựa đề “Lý triệu đệ tam Hoàng Thái hậu cổ lục thần tích quốc ngữ diễn ca văn” để nhằm việc phụng thờ ở đền Nguyên phi Ỷ Lan. Theo bài diễn ca này, Ỷ Lan tên thật là Lê Thị Khiết, sinh vào mùng 7 tháng 3 năm 1044 tại Thổ Lỗi. Khi 12 tuổi, thân mẫu qua đời, bốn năm sau thân phụ lấy vợ kế, không lâu sau thì ông cũng qua đời và bà sống với mẹ kế, hai người nương tựa nhau sống, thương yêu, đối xử nhau như mẫu tử. Cuộc sống của bà cũng bình thường như bao thôn nữ khác cho đến một ngày bà được chọn vào cung, số phận của bà đã được thay đổi. Và chuyện bà được chọn vào cung đã trở thành một giai thoại được rất nhiều người biết đến. Câu chuyện ấy như sau: Vào năm Quý Mão (1063), Lý Thánh Tông đã bước sang tuổi 40 nhưng vẫn chưa có người nối nghiệp, đi chùa miếu khắp nơi nhưng không linh nghiệm, nghe tiếng chùa Dâu (Thuận Thành, Bắc Ninh) vua bèn đến thăm, khi đi qua hương Thổ Lỗi, dân chúng nô nức xô đẩy nhau ra xem bệ rồng, thần dân gặp vua thì sụp lạy, duy từ xa có người con gái dưới nương dâu tựa vào cây lan và cất tiếng hát trong trẻo:
“ Tay cầm bán nguyệt xênh xang
Một trăm ngọn cỏ lau hàng tay ta”
Thấy lạ, vua bèn cho gọi cô thôn nữ đang hái dâu đứng dưới nương dâu tựa gốc lan đến hỏi chuyện. Cô gái ung dung quỳ xuống và đáp: “Thiếp là con nhà nghèo hèn, làm lụng đầu tắt mặt tối, phụng dưỡng cha mẹ, đâu dám mong đi xem rước nhìn mặt rồng”. Dù ăn mặc quê mùa, nhưng với khuôn mặt khả ái, cử chỉ đoan trang, tư chất thông minh nên được vua chọn vào cung và ở Lan Cung (nằm trong kinh thành Thăng Long). Lý Thánh Tông phong là Ỷ Lan phu nhân (có ý kỉ niệm hình ảnh cô gái đang tựa bên gốc lan trong lần đầu tiên gặp gỡ)”.
Tài trị nước, nhiếp chính khi vào triều đình nhà Lý
Ở trong cung, khác với những cung tần khác bà chỉ chăm lo việc học hành, đọc kinh sách, miệt mài học tập. Với tư chất trời ban, chỉ trong một thời gian ngắn bà trở thành một người kiến thức sâu rộng, uyên thâm, văn chương lưu loát được nhiều triều thần khâm phục, kính nể. Vua Lý Thánh Tông và của cả xã tắc Đại Việt càng hân hoan, hạnh phúc hơn khi Ý Lan hạ sinh một hoàng tử, đặt tên là Lý Càn Đức, bà được phong là Ỷ Lan Nguyên phi.
Nguyên phi Ỷ Lan không chỉ đẹp người mà còn tài cao, bản lĩnh. Với tư chất hơn người, tầm nhìn và tài đức của bà được vua nhìn thấy và vào năm 1069, khi vua Lý Thánh Tông thân chinh đi dẹp giặc ở phương Nam đã giao quyền nhiếp chính cho Ỷ Lan. Vào ngay năm ấy, Đại Việt bị lụt lớn, mùa màng thất bát, nhân dân đói kém, nhiều nơi sinh loạn… những khó khăn ngày càng nhiều và đang thử thách một vị Nguyên phi trẻ tuổi mới nhiếp chính. Với tài năng và những kinh nghiệm học hỏi được, được sự giúp đỡ của các quần thần, bà đã đưa ra những chính sách hợp lòng dân, những khó khăn dần được giải quyết, đất nước ổn định và tiếp tục phát triển.
Còn phần vua Lý Thánh Tông, đánh mãi không thắng, vua bèn giao binh quyền cho Lý Thường Kiệt và cùng một đạo quân nhỏ trở về kinh đô. Đến Cư Liên (Hưng Yên) nghe quan lại và dân chúng hết lòng khen ngợi Nguyên phi Ỷ Lan có tài trị nước an dân, vua nghe bèn thấy hổ thẹn và nhủ rằng: “Nguyên phi là đàn bà mà còn làm được như thế, ta là nam nhi mà chẳng được gì hay sao?”. Vua bèn quay trở lại và đánh thắng, bắt được vua Chiêm Thành và thu về được 3 châu là Địa Lý, Ma Linh, Bố Chính (từ Quảng Bình đến bắc Quảng Trị ngày nay).
Hoàng Thái hậu Ỷ
Lan và cuộc kháng chiến chống Tống lần II
Năm 1072 Lý Thánh Tông qua đời, con là Lý Càn đức lên ngôi – tức Lý Nhân Tông, tôn mẹ là Ỷ Lan làm Linh Nhân Hoàng Thái Hậu. Việc một vị vua chỉ mới 7 tuổi lên ngôi là còn quá nhỏ nên đã dẫn đến những rối ren trong nội bộ triều đình. Vì vua còn nhỏ nên những năm đầu bà nhiếp chính, bà trông coi triều đình ra sức dạy dỗ vua Nhân Tông, nhờ tài năng của bà nên Đại Việt được ổn định và phát triển làm cho thế và lực đất nước ngày càng vững. Khi quân Tống xâm lược nước ta, vua Nhân Tông lúc này chỉ khoảng 10 tuổi nên bà đã đứng ra cùng Lý Thường Kiệt bàn kế sách, cùng Thái sư Lý Đạo Thành lo việc vận chuyển lương thực ra tiền tuyến.
Thành công lớn nhất của hoàng thái hậu Ỷ Lan trong cuộc kháng chiếng chống Tống lần II (1075 – 1077) là mời được thái sự Lý Đạo Thành ra giúp nước (vốn trước đó có mối hiềm khích trong việc tranh giành ngôi hoàng hậu). Trong lúc đất nước lâm nguy do phải đối phó với nạn ngoại xâm, cái bắt tay của 3 nhân vật chính trị quan trọng của triều Lý bấy giờ đã tạo nên một động lực tinh thần lớn cho nhân dân. Sự quan tâm đến người tài, đặt vận mệnh dân tộc lên trên lợi ích cá nhân của thái hậu Ỷ Lan đã làm cho quân và dân đoàn kết chiến đấu dưới sự chỉ huy của triều đình và giành được thắng lợi to lớn. Uy danh Đại Việt ngày càng được củng cố.
Vị Hoàng Thái hậu thương dân
Thời Lý Nhân Tông, nước thái bình, dân giàu có, đông đúc; đối ngoại thì nước lớn nể sợ, nước nhỏ mến phục. Sống trong cảnh lầu son gác tía nhưng bà không hề quên những tháng ngày cơ cực trước đây, với tấm lòng yêu nước thương dân bà luôn quan tâm đến cuộc sống người dân, chỉnh đốn và khuyến khích phát triển nông nghiệp, chủ trương phát triển dân trí, thi cử, đặc biệt quan tâm củng cố quốc phòng, bố trí quân sự. Đương thời, dân chúng nhiều người nghèo khổ phải bán thân, làm thuê làm mướn; con trai nhiều người không lấy nổi vợ; con gái nhiều người phải làm nô tỳ, Hoàng Thái hậu Ỷ Lan đã lấy tiền trong ngân khố vương triều để chuộc thân cho những cô gái, rồi gả họ cho người nghèo khó không cưới nổi vợ. Việc này, sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Thái hậu Ỷ Lan đã đổi mệnh cho họ”. Bà còn theo dõi, chăm lo cho nông dân và nghề nông với mối quan tâm sâu sắc…. Với vai trò làm mẹ, bà dạy dỗ, khuyên vua Nhân Tông làm điều thiện. Nhờ đó, vua Lý Nhân Tông trở thành một trong những vị vua anh minh dưới triều Lý sau này.
Năm 1117 bà qua đời, trên dưới khoảng 70 tuổi, dâng thụy là Phù Thánh Linh Nhân Hoàng Thái Hậu. Đương thời, cảm ơn đức cao dày của bà, nhân dân đã tôn vinh bà Ỷ Lan là “Quan âm nữ”. Hiện nay, còn miếu thờ bà ở hai xã là Cẩm Đới và Cẩm Cầu (Gia Lôi – Hải Dương). Rõ ràng với những cống hiến cho giang sơn cho xã tắc Đại Việt, bà trở thành một nữ danh nhân nổi bật dưới vương triều Lý, khiến cho vua Lý Thánh Tông cũng phải cảm thấy xấu hổ, ghen tị. Dù xuất thân nghèo hèn nhưng với tư chất trời ban, thêm vào đó là lòng ham học hỏi, chí vươn lên dần dần bà đã trở thành một nhân vật chính trị quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn trong triều đình nhà Lý. Với bản lĩnh và sự khéo léo của mình, bà đã ổn định nội bộ triều đình, dân chúng no ấm, đất nước cường thịnh tạo thế và lực cho đất nước đánh bại cuộc chiến đấu chống xâm lược Tống (1075 – 1077). Nguyên phi Ỷ Lan là người phụ nữ có tài trị nước của dân tộc, làm sáng danh hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử nước nhà.
Lăng Hoàng Thái hậu Ỷ Lan
Năm 1072 Lý Thánh Tông qua đời, con là Lý Càn đức lên ngôi – tức Lý Nhân Tông, tôn mẹ là Ỷ Lan làm Linh Nhân Hoàng Thái Hậu. Việc một vị vua chỉ mới 7 tuổi lên ngôi là còn quá nhỏ nên đã dẫn đến những rối ren trong nội bộ triều đình. Vì vua còn nhỏ nên những năm đầu bà nhiếp chính, bà trông coi triều đình ra sức dạy dỗ vua Nhân Tông, nhờ tài năng của bà nên Đại Việt được ổn định và phát triển làm cho thế và lực đất nước ngày càng vững. Khi quân Tống xâm lược nước ta, vua Nhân Tông lúc này chỉ khoảng 10 tuổi nên bà đã đứng ra cùng Lý Thường Kiệt bàn kế sách, cùng Thái sư Lý Đạo Thành lo việc vận chuyển lương thực ra tiền tuyến.
Thành công lớn nhất của hoàng thái hậu Ỷ Lan trong cuộc kháng chiếng chống Tống lần II (1075 – 1077) là mời được thái sự Lý Đạo Thành ra giúp nước (vốn trước đó có mối hiềm khích trong việc tranh giành ngôi hoàng hậu). Trong lúc đất nước lâm nguy do phải đối phó với nạn ngoại xâm, cái bắt tay của 3 nhân vật chính trị quan trọng của triều Lý bấy giờ đã tạo nên một động lực tinh thần lớn cho nhân dân. Sự quan tâm đến người tài, đặt vận mệnh dân tộc lên trên lợi ích cá nhân của thái hậu Ỷ Lan đã làm cho quân và dân đoàn kết chiến đấu dưới sự chỉ huy của triều đình và giành được thắng lợi to lớn. Uy danh Đại Việt ngày càng được củng cố.
Vị Hoàng Thái hậu thương dân
Thời Lý Nhân Tông, nước thái bình, dân giàu có, đông đúc; đối ngoại thì nước lớn nể sợ, nước nhỏ mến phục. Sống trong cảnh lầu son gác tía nhưng bà không hề quên những tháng ngày cơ cực trước đây, với tấm lòng yêu nước thương dân bà luôn quan tâm đến cuộc sống người dân, chỉnh đốn và khuyến khích phát triển nông nghiệp, chủ trương phát triển dân trí, thi cử, đặc biệt quan tâm củng cố quốc phòng, bố trí quân sự. Đương thời, dân chúng nhiều người nghèo khổ phải bán thân, làm thuê làm mướn; con trai nhiều người không lấy nổi vợ; con gái nhiều người phải làm nô tỳ, Hoàng Thái hậu Ỷ Lan đã lấy tiền trong ngân khố vương triều để chuộc thân cho những cô gái, rồi gả họ cho người nghèo khó không cưới nổi vợ. Việc này, sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Thái hậu Ỷ Lan đã đổi mệnh cho họ”. Bà còn theo dõi, chăm lo cho nông dân và nghề nông với mối quan tâm sâu sắc…. Với vai trò làm mẹ, bà dạy dỗ, khuyên vua Nhân Tông làm điều thiện. Nhờ đó, vua Lý Nhân Tông trở thành một trong những vị vua anh minh dưới triều Lý sau này.
Năm 1117 bà qua đời, trên dưới khoảng 70 tuổi, dâng thụy là Phù Thánh Linh Nhân Hoàng Thái Hậu. Đương thời, cảm ơn đức cao dày của bà, nhân dân đã tôn vinh bà Ỷ Lan là “Quan âm nữ”. Hiện nay, còn miếu thờ bà ở hai xã là Cẩm Đới và Cẩm Cầu (Gia Lôi – Hải Dương). Rõ ràng với những cống hiến cho giang sơn cho xã tắc Đại Việt, bà trở thành một nữ danh nhân nổi bật dưới vương triều Lý, khiến cho vua Lý Thánh Tông cũng phải cảm thấy xấu hổ, ghen tị. Dù xuất thân nghèo hèn nhưng với tư chất trời ban, thêm vào đó là lòng ham học hỏi, chí vươn lên dần dần bà đã trở thành một nhân vật chính trị quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn trong triều đình nhà Lý. Với bản lĩnh và sự khéo léo của mình, bà đã ổn định nội bộ triều đình, dân chúng no ấm, đất nước cường thịnh tạo thế và lực cho đất nước đánh bại cuộc chiến đấu chống xâm lược Tống (1075 – 1077). Nguyên phi Ỷ Lan là người phụ nữ có tài trị nước của dân tộc, làm sáng danh hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam trong lịch sử nước nhà.
Đền thờ Hoàng Thái hậu Ỷ Lan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét