VAI TRÒ TIẾNG HÁN TRONG NGÔN NGỮ VIỆT NAM
Võ Phá
Một buổi sáng, một bạn đồng nghiệp cũ đến thăm tôi và đề nghị tôi viết bài để góp ý về nền giáo dục hiện nay. Điều đó chẳng khó khăn gì vì sau mấy mươi năm gắn bó với nghề nghiệp thì ở cuối cuộc đời, hẳn tôi cũng có một số ý kiến không tệ lắm về công việc mà mình đã từng tha thiết biết bao. Đối với nền giáo dục hiện tại thì có vô số điều phải nói. Tuy nhiên, trong nhiều năm nay, người ta đã phê bình quá nhiều nhưng chẳng đi tới đâu cả mà thậm chí còn làm cho rối thêm. Ý kiến nêu tràn lan trên báo chí thường có tính đã kích, đôi khi có vẻ như mất bình tĩnh và có lẽ có quá ít đề nghị xây dựng thực sự xác đáng. Hậu quả là những ý kiến phê bình đó đem lại bao nhiêu lợi ích thì chưa rõ nhưng đem đến cái hại thì ắt phải có.
Cái hại là làm giảm sự tin tưởng của học sinh đối với nền giáo dục mà các em đang thụ hưởng, sách giáo khoa mà các em đang dùng, nhà trường mà các em đang theo học và thậm chí mất luôn sự tin tưởng đối với thầy cô của các em nữa. Thực là đáng lo!
Làm mất lòng tin ở những tâm hồn trong trắng, theo tôi, là một điều cực kỳ tai hại. Dĩ nhiên, nguyên nhân chính yếu là những sai lầm trong chính nền giáo dục hiện nay, nhưng những lời phê bình bừa bãi cũng như đổ dầu vào lửa.
Sự mất niềm tin đó đôi khi trở thành khuynh hướng nổi loạn ở học sinh mà điển hình là sự kiện Nguyễn phi Thanh đã từng làm xôn xao dư luận. Do đó, tôi không muốn bàn về giáo dục công khai trên báo chí, vì không muốn đổ dầu vào lửa như những người khác đã làm. Tuy nhiên, nể tình bạn, tôi chọn một đề tài khác để trình bày, một đề tài rất quan trọng mà cho tới ngày nay chưa thấy ai đề cập một cách nghiêm túc. Đó là vấn đề ngôn ngữ Việt Nam . Tôi xin nhấn mạnh, đề tài về ngôn ngữ nầy còn quan trọng hơn cả giáo dục nữa, vì những lý do sau đây:
1. Ngôn ngữ có trước giáo dục rất xa. Từ thời tiền sử cổ xưa, khi con người bắt đầu sống thành đoàn thể để sinh tồn, họ cần phải trao đổi ý nghĩ cho nhau bằng âm thanh nên tiếng nói, tức là ngôn ngữ, đã sớm bắt đầu xuất hiện. Mãi lâu lắm về sau, có thầy có trò thì sự giáo dục mới chính thức hình thành.
2. Ngôn ngữ có tầm ảnh hưởng rộng lớn hơn giáo dục. Đối tượng trực tiếp của giáo dục là thầy và trò. Những người có con em đi học chỉ là thành phần gián tiếp, đa số phải dành thì giờ và năng lực để lo làm việc kiếm sống nhiều hơn là chú tâm đến giáo dục. Ngược lại, ngôn ngữ chi phối mọi người, già trẻ, sang hèn, không từ ai cả, ngoại trừ những người câm không nói được mà thôi.
3. Ngôn ngữ có ảnh hưởng sâu xa. Ngôn ngữ ảnh hưởng đến tâm hồn và tình cảm của con người hơn giáo dục rất ra. Ngôn ngữ giúp cho mọi người có thể kiếm sống, giúp mọi người hiểu nhau, giúp trai gái tỏ tình, giúp cha mẹ dạy dỗ con cái, giúp các nhà làm chính trị tuyên truyền và giúp người ta chửi rủa nhau khi nổi giận. Tóm lai, không có một sinh hoạt nào, dù tốt hay xấu, mà không cần đến ngôn ngữ. Giáo dục cũng nằm trọn trong vòng ảnh hưởng của ngôn ngữ vậy.
Có một lần, tôi nghe một câu chuyện khá cảm động về ngôn ngữ như sau. Một phụ nữ Việt Nam, do hoàn cảnh đẩy đưa nào đó, đến định cư ở một vùng hẽo lánh của Alaska bên Mỹ. Một hôm đi chợ, bà bỗng nghe sau lưng mình có giọng nói Việt Nam nên quay phắt lại và nhân ra hai đồng bào của mình. Quá xúc động, ba người ôm nhau giữa chợ, một người khóc, hai người kia nước mắt lưng tròng. Có lẽ, trong giờ phút đó, ba người đều cảm thấy rằng, trong cuộc đời, không có gì quan trọng bằng tiếng nói quê hương.
Trong nghề dạy học, ngôn ngữ có vai trò quan trọng bậc nhất. Đó không chỉ là một phương tiện đơn sơ mà còn là một nghệ thuật nữa. Thực vậy, ở tất cả các môn học, thầy cô cần phải khéo ăn khéo nói thì mới gợi được hứng thú nơi học trò để các em thu nhận kiến thức mà mình truyền đạt. Kiến thức thì đã được bộ Giáo dục quy định rõ trong chương trình và trong sách giáo khoa, thầy cô nào cũng bắt buộc phải truyền đạt bao nhiêu đó thôi, nhưng có người dạy hay nên học trò tiến bộ, có người dạy dở, học sinh chẳng thu nhận được bao nhiêu. Dạy dở là nói ra những kiến thức rời rạc với âm điệu nhạt nhẽo như nắm từng viên sỏi mà quăng vào đầu học sinh. Dạy hay là biết điều tiết âm điệu, lúc thì du dương, lúc thì hùng hồn cho
phù hợp với kiến thức và với đối tượng ngồi nghe. Dạy hay cũng phải biết chuyển tiếp từ kiến thức nầy sang kiến thức khác một cách liền lạc làm cho những điều cần dạy trong giờ học kết thành một chuỗi hài hòa, học sinh nhớ được điều nầy là có thể liên tưởng đến những điều khác.
Vậy, thầy nầy dạy hay hoặc dở, không phải do khối lượng kiến thức của thầy mà chính yếu là do trình độ sử dụng ngôn ngữ vậy. Tôi nhớ, lúc trước, thỉnh thoảng tôi có giải thích cho các em nghe về vài khía cạnh của nghề nghiệp của mình. Có một lần vào cuối buổi dạy, tôi đã so sánh thầy giáo với người chiến sĩ. Người chiến sĩ mang thanh gươm bén ra trận còn người thầy giáo bước lên bục giảng với lợi khí là tiếng nói của mình. Nếu thầy giáo không biết trau dồi cách nói cho hay thì chẳng khác gì chiến sĩ ra trận với thanh gươm cùn.
*
Tầm quan trọng của ngôn ngữ thực là bao la. Vì vậy, trong khung khổ của bài viết nầy, tôi phải giới hạn vấn đề lại và chỉ bàn về vai trò tiếng Hán trong ngôn ngữ Việt Nam mà thôi.
Ngôn ngữ Việt Nam là do ông cha ta ở thời rất xa xưa đặt ra. Ở cái thuở còn lạc hậu, ngôn ngữ chỉ cần một số ít từ là người ta đã có thể liên lạc được với nhau rồi. Dần dần về sau, khi đời sống văn minh lên, sinh hoạt trở nên phức tạp, người ta cần có nhiều từ mới để diễn tả ý nghĩ của mình. Lúc đó, nước ta rơi vào vòng đô hộ của người Tàu. Sẵn có những từ của họ, ông cha chúng ta lấy dùng luôn, khỏi phải tốn công đặt ra những từ mới. Điều đó không có gì đáng chê trách. Mình chưa có mà người ngoài đưa vào thì mình cứ mượn, xin hay mua để trở thành vật sở hữu của mình. Ngày nay cũng thế, chúng ta đã dùng nhiều từ của Châu Au cũng như dùng những sản phẩm công nghệ mà nước ngoài đưa vào, trong khi chúng ta chưa có đủ trình độ và thì giờ nghiên cứu để chế tạo ra. Vậy, việc dùng những từ của nước Tàu văn minh thời đó để làm giàu cho ngôn ngữ Việt Nam không có gì gọi là xấu xa; hơn nữa, còn đáng khen vì ông cha mình không nhập suông mà biến đổi ra âm Việt Nam, tạo nên một loại tiếng độc đáo được mệnh danh là tiếng Hán. Trong số những tiếng Hán đó, dần dần, ông cha mình tuyển một số cần thiết để nhập vào ngôn ngữ Việt Nam . Đó là những tiếng Hán được Việt hóa, gọi tắt là tiếng Hán Việt.
Tôi xin mở ngoặc để nói thêm rằng từ Hán 漢, nguyên thủy nghĩa là nhà Hán, vương triều do Lưu Bang dựng lên, và cũng có nghĩa là dân tộc Hán, một trong 5 dân tộc lớn nhất của Trung quốc. Nhưng sau đó, ở nước ta, tiếng Hán có nghĩa là tiếng Tàu đọc theo âm Việt Nam để phân biệt tiếng Tàu đọc theo âm Tàu như tiếng Quan thoại, tiếng Quảng đông, vân vân. Trong bài nầy, tất cả tiếng Tàu đều được viết theo âm Việt Nam tức là trở thành những chữ Hán.
Được Việt hóa trong thời gian rất dài nên có rất nhiều từ Hán trở thành Hán Việt. Vài nhà ngữ học ước lượng số nầy chiếm đến hơn 60% trong tất cả từ của ngôn ngữ chúng ta. Vì thế, có những câu rất tầm thường, có vẻ Việt Nam thuần túy lại chứa rất nhiều tiếng Hán. Thí dụ: “Thiếu thời, cô học tiểu học tại thị trấn, học trung học tại thị xã; trưởng thành, cô học đại học y dược tại thủ đô; tốt nghiệp đại học, cô tận tâm hành nghề bác sĩ, cứu sinh mệnh vô số bệnh nhân trầm trọng”. 100% tiếng Hán Việt!
Sử dụng rất nhiều từ của Tàu cho ngôn ngữ mình nhưng ông cha ta vẫn giữ được Tổ quốc đứng vững để truyền lại cho chúng ta ngày nay. Ai cũng biết nước ta đã bị người Tàu đô hộ đến trên 1000 năm. Trong thời gian đó, người Tàu không chỉ bóc lột dân mình mà còn liên tục thực hiện mưu đồ đồng hóa mình thành người Tàu nữa. Họ đã đặt đất nước mình thành quận huyện của họ, sử dụng luật lệ và ngôn ngữ của họ để làm biến mất tổ quốc Việt Nam . Song song với Việt Nam , họ đã thực hiện công cuộc đồng hóa nầy với nhiều nước khác và họ đã thành công. Các nước đã có thời rất mạnh như Mông cổ, Mãn châu đều bị đồng hóa một phần hay toàn phần. Xem lịch sử, vào đời Đường, thầy Tam Tạng đi thỉnh kinh phải qua vô số quốc gia mới tới được Thiên Trúc nằm phía Bắc Ấn độ. Ngày nay, tất cả các quốc gia đó đều biến mất, chỉ còn một nước Trung hoa rộng mênh mông, trải dài từ bờ Thái bình dương đến tận Trung Á!
Thế mà Việt Nam không bị đồng hóa! Tại sao như thế? Có nhiều lý do; một trong những lý do chính yếu là ngôn ngữ, hay đúng hơn một khía cạnh quan trọng của ngôn ngữ. Đó là cách sắp xếp từ thành một câu mà bây giờ ta gọi là ngữ pháp hay văn phạm.
Trong ngôn ngữ thuần túyViệt Nam , chữ chính đứng đầu, sau đó là chữ bổ túc. Tôi tạm gọi đó là văn phạm xuôi. Thí dụ: cờ đỏ. Cờ là danh từ, tiếng chính, đỏ là tính từ bổ túc cho cờ. Ngôn ngữ Tàu thì ngược lại; họ nói hồng kỳ, tiếng chính là danh từ kỳ lại đặt sau tiếng bổ túc là hồng. Có lẽ xưa kia, người Tàu đô hộ xứ mình, muốn dân mình nói như họ, phải gọi “cha tôi” là “ngã phụ” hay ít ra cũng là “tôi cha” nhưng người mình vẫn cứ gọi “cha tôi”.
Một thí dụ khác rõ rệt hơn. Người Tàu nói: “Ngã muội chi mỹ diện”, thì ta nói(gương) mặt đẹp của em tôi chứ không nói theo văn phạm Tàu là “tôi em của đẹp mặt”.
Đó là một trong những lý do cản trở người Tàu đồng hóa dân ta và Tổ quốc Việt Nam ngày nay vẫn còn tồn tại trên bản đồ thế giới. Quả thực, ngôn ngữ có tầm quan trọng rất lớn và rất đáng cho các học giả bỏ công ra mà nghiên cứu cho tinh tường.
Điều kỳ lạ và lý thú là mặc dù mượn đến hơn 60% chữ Tàu, ngôn ngữ Việt Nam có vẻ giàu hơn và trong sáng hơn chữ Tàu. Tôi xin dẫn chứng. Tiếng Tàu có quá nhiều đồng âm. Thí dụ riêng âm “di” có đến 46 cách viết khác nhau (theo Từ điển Hán Việt của Nguyễn Tôn Nhan), âm “tư” có đến 57 chữ viết (theo Tống Phước Khải trong Internet); mỗi cách viết lại gồm nhiều nghĩa nên riêng mỗi từ nầy diễn tả hàng trăm sự việc riêng biệt. Tiếng Việt của mình đâu có quá nhiều đồng âm như thế. Trên nguyên tắc, ngôn ngữ nào có nhiều đồng âm thì ngôn ngữ đó nghèo và tối nghĩa; nghèo là vì sử dụng số lượng âm ít hơn những ngôn ngữ khác; tối nghĩa là vì khi một âm được xướng lên thì người nghe không hiểu được một cách đích xác ý của người nói. Thực vậy, tiếng Tàu nổi tiếng là tối nghĩa, nhất là trong những áng văn xưa. Nhiều đoạn, độc giả mỗi người hiểu theo một cách riêng biệt. Thí dụ, có một câu duy nhất, rất thông thường trong Lễ Ký là “Nam nữ thọ thọ bất thân” 男女授受不親 mà tôi đã thấy được đến bốn lời giải thích khác nhau.
Lời giải thích thứ nhất: Trai gái không được trao và nhận đồ vật của nhau.
Thứ hai: Trai gái không được tự tiện trao và nhận đồ vật một cách riêng tư.
Thứ ba: Trai gái được trao nhận đồ vật nhưng không được chạm vào tay nhau.
Thứ tư: Trai gái được trao và nhận đồ vật nhưng không được tỏ ra thân mật.
Thực là rắc rối. Những chỗ khác còn tối nghĩa hơn nữa đến độ các học giả lừng danh cũng chịu thua. Tiếng Việt của chúng ta sáng sủa hơn nhiều.
Tiếng Tàu thì rắc rối nhưng khi được ông cha mình biến đổi thành tiếng Hán Việt thì mang lại lợi ích vô cùng to lớn cho ngôn ngữ Việt Nam . Đó là công ơn đáng ghi nhớ của ông cha mình. Với lòng biết ơn đó, tôi xin kể ra đây vài lợi ích thiết thực của tiếng Hán Việt.
1. Tiếng Hán làm giàu cho tiếng Việt vì đã cung cấp hơn phân nữa tổng số từ. Tôi đã nói điều nầy ở phần trước, nên không cần phải giải thích thêm nữa.
2. Tiếng Hán Việt làm tăng giá trị của ngôn ngữ Việt Nam . Trong tiếng Việt có rất nhiều từ Hán cùng nghĩa với từ Nôm nhưng khi ta thay vài từ Nôm bằng từ Hán thì câu văn trở nên đẹp hơn gấp bội. Những thí dụ thì nhiều vô số kể. Những áng văn xưa và nay của ta sở dĩ trở thành tuyệt tác cũng nhờ sử dụng các từ Hán Việt. Lợi ích của tiếng Hán không chỉ giới hạn trong câu văn mà ở cả câu nói nữa. Đi dự tiệc cưới, tôi đã từng nghe hai lời giới thiệu sau đây:
Lời thứ nhất: Tôi xin giới thiệu đây là cha mẹ của chú rể.
Lời thứ hai: Tôi xin giới thiệu đây là song thân của chú rể.
Chỉ cần thay hai từ Nôm cha mẹ bằng hai từ Hán Việt song thân là lời giới thiệu thứ hai trở nên đẹp hơn và có thể làm cho lễ cưới trở nên trang trọng hơn.
3. Tiếng Hán Việt giúp ích rất nhiều cho việc soạn thảo những danh từ khoa học.
Vào đầu thập niên 50 của thế kỷ trước, khi tiếng Việt được quyết định chính thức dùng làm chuyển ngữ ở bậc Trung học và sau đó ở Đại học, các nhà viết sách giáo khoa lao vào việc dịch tiếng Pháp ra tiếng Việt. Nhờ dùng tiếng Hán Việt mà những vị đó đã diễn tả được đầy đủ ý nghĩa mà nhiều khi còn đem lại sinh khí cho các sách Việt ngữ nữa.
Thí dụ, trong toán học, ngày xưa tôi học chữ asymptote và phải thuộc nằm lòng cái chữ vô tri vô giác đó. Ngày nay các em được thầy dạy là đường tiệm cận và được hiểu: tiệm 漸là từ từ, cận近là gần lại, tiệm cận là cái đường thẳng xáp lại càng lúc càng gần một đuờng cong và găp đườngnầy ở vô cực. Thực là sống động.
Một thí dụ khác trong vật lý. Inertie là một từ rất quan trọng. Lúc đầu, người ta dịch là nọa tính 惰性. Nọa 惰 có nghĩa là lười biếng. Nhưng inertie đâu phải là lười biếng. Một vật đang chạy, nếu không có gì làm cho nó đứng lại thì nó cứ chạy hoài chạy mãi như một thằng điên. Thế là lười biếng sao? Vì vậy, người ta sửa lại là quán tính 慣性. Quán慣có nghĩa là thói quen. Dùng chữ quán tính để dịch chữ inertie thi e còn hay hơn chữ gốc nữa .Thực là lý thú.
Một thí dụ khác về sinh vật học. Ở môn học nầy, học sinh và sinh viên không được nhầm lẫn giữa hai từ: ovule là tế bào sinh dục cái chưa được thụ tinh và oeuf là tế bào đó sau khi được thụ tinh rồi. Các nhà viết sách đã dùng từ Nôm trứng cho chữ oeuf và từ Hán Việt noãn 卵cho ovule, dù trong tự điển Hán Việt,noãn 卵cũng chính là trứng. Hay thực, tiếng Hán Việt quả là được việc.
Tôi chỉ nêu ba lợi ích để tượng trưng, chứ không phải chỉ bao nhiêu đó thôi đâu. Nhờ sử dụng tiếng Hán Việt mà ngôn ngữ Việt Nam trở thành một ngôn ngữ giàu và trong sáng, có thể diễn tả bất cứ tri thức nào của nhân loại. Điều đáng buồn là ngày nay không mấy người ý thức sự quý giá đó nên sử dụng ngôn ngữ một cách bừa bãi, có thể dần dần làm mất sự trong sáng và chính xác đi. Điều đó cần được báo động cho những học giả và những người có trách nhiệm.
Tôi xin nhắc lại một câu danh ngôn mà mọi người đều biết: “Nếu người thầy thuốc làm sai thì hại một người. Nếu nhà giáo dục làm sai thì hại nhiều thế hệ.” Thế mà, như trên tôi đã chứng minh, ngôn ngữ còn quan trọng hơn cả giáo dục nữa. Vì vậy, các dân tộc sớm văn minh đều đã nổ lực lo cho ngôn ngữ của họ. Nước Pháp chẳng hạn, vào thời Phục hưng, đã lập Hàn lâm viện qui tụ nhân tài và bỏ ra cả trăm năm, chỉ với mục đích làm cho tiếng Pháp trở nên chính xác và trong sáng. Ngày nay, chúng ta đã đi sau hàng bao nhiêu thế kỷ, phải bắt đầu ngay việc chuẩn hóa tiếng Việt đi thôi. Loài người càng tiến bộ thì càng có nhiều phát minh và nhiều từ mới, khoa học càng phát triển thì càng có nhiều điều tinh vi mà ngôn ngữ cần phải chính
xác mới ghi nhận và phổ biến được. Vì thế, sự chuẩn hóa tiếng Việt thật vô cùng cần thiết và cấp bách.
Nhưng chuẩn hóa là làm việc gì?
Trước hết là sửa lại những từ Hán Việt đang dùng sai, chỉnh lại cho đúng với cái nghĩa nguyên thủy của tiếng Hán chứ không phải là cái nghĩa dùng theo thói quen hoặc tự tiện đặt ra. Hiện nay, người ta dùng sai nhiều lắm, cần phải tốn nhiều công sức để chỉnh đốn. Tôi chỉ kể vài trường hợp phổ biến mà thôi.
Một từ rất thông dụng là chung cư. Dùng sai một cách thực buồn cười. Chung 終có nghĩa là cuối cùng. Chung cư 終居nghĩa là chỗ ở cuối cùng tức là cái mộ trong nghĩa trang. Thế mà có người rất hãnh diện khi nói rằng mình mới dọn về ở trong chung cư. Thực là dễ sợ. Phải sửa lại là chúng cư 眾居, nghĩa là chỗ ở của nhiều người, mới đúng. Có người bảo rằng chung cư có nghĩa là chỗ ở chung cho nhiều người. Sai rồi, chữ chung trong nghĩa chung chạ là tiếng Nôm không thể đặt trước tiếng cư được.
Một từ khác cũng phổ biến là quá trình. Quá 過là đã qua, trình 程là đoạn đường. Quá trình là đọan đường đã đi qua. Thế mà tôi đã thấy có sách và báo viết: Quá trình sắp tới của tôi là…..Tệ thực!
Thí dụ thứ ba là từ khả năng. Khả 可 là có thể,năng 能là năng lực con người dùng để thực hiện. Khả năng là có thể dùng năng lực mình để làm việc gì đó. Vậy mà ngày nay người ta dùng từ khả năng thay cho từ có thể. Tôi cho rằng, người ta đã nhầm lẫn giữa hai từ khả năng 可能(capacité, capable) và khả dĩ 可以(possibilité, possible). Nhưng thôi, cứ dùng từ có thể, tiếng Việt thuần túy, ai cũng hiểu và trả từ khả năng cho điều có thể do năng lực tạo nên.
Tôi nghĩ rằng 3 thí dụ như thế cũng vừa rồi. Bây giờ xin sang vấn đề chuẩn hóa khác. Đó là việc dùng cho đúng văn phạm, nghĩa là sắp xếp các từ cho đúng thứ tự trước sau. Xét về hai nhóm từ gồm một phần chính và một phần bổ túc thì ta phải chia các từ thành 4 nhóm:
- Nhóm thứ nhất là những tiếng Nôm thì nhất thiết phải đặt phần chính phía trước dù có chen tiếng Hán Việt vào. Tôi tạm gọi là đó văn phạm xuôi. Thí dụ: Thân phụ của tiên sinh. Thân phụ (cha) là tiếng chính. Tiên sinh (ông) là tiếng bổ túc. Cả hai đều là tiếng Hán nhưng có từ của là tiếng nôm thuần túy chen vào nên phải đặt tiếng chính ở trước.
- Nhóm thứ hai là những tiếng Hán đã được Việt hóa hoàn toàn như áo 襖quần 裙, cô 姑, bà 婆…. thì dùng văn phạm xuôi như nhóm thứ nhất. Thí dụ, phải nói áo lục, quần lục chứ không nói lục áo, lục quần, dù các từ đều là Hán Việt.
- Nhóm thứ ba là những tiếng Hán mới được Việt hóa nửa chừng thì dùng văn phạm cả xuôi lẫn ngược tùy nơi và tùy nghĩa. Thí dụ: cao 高, tu 修, học 學, tướng 將 v.v…Ta có thể nóitòa nhà cao (xuôi),hoặc hàng cao cấp (ngược); thầy tu (xuôi) hoặc tu sĩ (ngược); đồ dùng dạy học (xuôi) hoặc học cụ (ngược); vị thượng tướng (ngược) hoặc vị tướng tài (xuôi).
- Nhóm thứ tư, mới được Việt hóa sơ sơ thôi thì buộc phải dùng văn phạm ngược, và từ kép phải toàn là tiếng Hán. Thí dụ: quân 君(vua), vương 王(vua), ái 爱(thương), ố 惡(ghét). Ta chỉ có thể nói minh quân, hôn quân chứ không thể nóiquân sáng suốt, quân u tối được.
Phân biệt 4 nhóm như thế rồi mới thấy bây giờ người ta dùng sai rất nhiều. Một tờ báo thuộc loại tầm cỡ ở Sài gòn đã gọi bọn đào vàng là vàng tặc, bọn trộm tôm là tôm tặc, bọn rải đinh ngoài đường là đinh tặc! Thực là khiếp. Các em học sinh có thể đọc và tưởng như thế là hay mà bắt chước để sáng tác trong bài thi mình những từ xe máy tặc, chó tặc, mèo tặc thì thực là tai hại. Trong một tờ báo khác, tôi thấy một tựa rất to ở trang nhất: Tuần thú đường sắt ký sự. Đường sắt là tiếng Nôm mà quăng chữ ký sự ra sau thì bậy quá. Cần phải viết Ký sự tuần tra đường sắt, nghe êm tai là vì đúng còn nói như trên nghe chỏi cái lỗ tai vì sai.
Đài truyền hình cũng chẳng khá gì hơn. Tôi còn nhớ, cách nay không lâu, sau khi lính Mỹ bắn chết nhân viên tình báo của Ý bảo vệ người nữ phóng viên vừa được bọn bắt cóc trả tự do, các đài truyền hình loan tin nhiều lần và nhắc đi nhắc lại nhóm từ nữ nhà báo. Thực là quá tệ! Nhà báo là tiếng Nôm nên phải dùng văn phạm xuôi và phải nói “nhà báo nữ” Còn muốn dùng văn phạm ngược thì phải dùng 3 từ Hán Việt: “nữ phóng viên” hay “nữ ký giả”. Các báo và đài đều có trưởng ban biên tập hẳn hòi; không biết tại sao các ông ấy lại để cho nhân viên mình viết và nói như thế.
Gần đây, tôi thấy xuất hiện rất thường xuyên hai từ triều cường. Hai chữ nầy có thể thay đổi vị trí trước sau và có hai ý nghĩa khác nhau. Cường triều 強潮gồm tính từ đứng trước danh từ thì có nghĩa là thủy triều lớn (haute marée).Triều cường 潮強thì lại là một mệnh đề gồm một danh từ triều và một động từ cương và có nghĩa là thủy triều đang lớn lên (la marée monte). Lúc nào cũng dùng chữ triều cường thì có thể sai hơn phân nửa trường hợp rồi.
*
* *
Tôi đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng tiếng Hán Việt vô cùng quý giá đối với ngôn ngữ Việt Nam . Tuy nhiên, việc dùng tiếng Hán không phải lúc nào cũng hay cũng tốt. Cần phải tránh dùng tiếng Hán Việt một cách thái quá hay bất cập. Tôi muốn nói thái quá là dùng tiếng Hán Việt một cách không cần thiết, và bất cập là cố tình tránh tiếng Hán một cách phi lý.
Có một lần, cách nay hơn hai mươi năm, tôi thấy một thầy giáo dẫn học sinh đi làm lao động, kéo thành hàng dài. Thầy dừng lại và la to lên: “Bộ phận phía sau khẩn trương lên”. Học trò nghe xong, nhiều đứa bụm miệng cười. Ở địa vị của thầy thì tôi sẽ nói: “Các em phía sau nhanh chân lên”. Câu nói đó dễ nghe và chắc chắn gây được cảm tình hơn.
Một người bạn cũ kể cho tôi nghe câu chuyện buồn cười thế nầy: Anh định cư tại Uc từ năm 1975. Cách đây vài năm, anh về Việt Nam lần đầu tiên và dùng tàu hỏa ra Hà nội thăm quê. Giữa khuya, tàu đến ga Đồng hới thuộc tỉnh Quảng bình. Đang ngủ say bỗng anh giật mình tỉnh dậy vì tiếng loa “… hành khách khẩn trương lên”. Anh hoảng hồn phóng xuống giường, chạy ra khỏi buồng của toa xe vì tưởng xe trật đường rầy hay có hỏa hoạn xảy ra. Té ra chẳng có gì quan trọng: nhân viên trên toa tàu nhắc nhở hành khách nào xuống ga Đồng hới thì hãy nhanh chân rời khỏi toa tàu. Thì ra, ở miền Nam trước đây, ngươi ta ăn nói một cách giản dị và chỉ thường dùng tiếng Hán Việt trong văn chương và khi có việc nghiêm trọng mà thôi.
Sau năm 1975, khi trở lại dạy học, tôi nghe hai từ lưu ban và không hiểu là gì, dù tôi đã đi học và đi dạy đến mấy mươi năm rồi. Về sau mới biết từ đó có nghĩa là ở lại lớp . Ở lại lớp mà nói là lưu ban 留班thì e không đúng bằng lưu cấp 留級. Tuy nhiên, chỗ nầy dùng tiếng Hán Việt làm chi. Dùng chữ ở lại lớp thì vừa hay lại vừa dễ hiểu cho mọi người, nhất là nhân dân lao động có con em đi học.
Ngày xưa các cụ nhà ta dùng nhóm từ “dốt thì hay nói chữ” để chê trách những kẻ hay chen tiếng Hán, (thường là sai và không cần thiết) vào lời nói của mình. Chắc các cụ chán ghét những kẻ đó. Bây giờ cũng thế, nghe dùng tiếng Hán Việt một cách thái quá và bừa bãi, có nhiều người bực mình chứ không phải riêng tôi. Cách nay vài tháng, trên một bài báo, tôi thấy có một ông nào đó viết rằng ông đọc được ở ngõ đi vào của một địa điểm du lịch, hàng chữ to tướng dùng để quảng cáo “Nơi đây có đệ nhất thác”. Ông biết người ta đã viết sai vì thác là một tiếng Nôm thì không dùng như vậy được. Ông ấy đề nghị sửa lại là đệ nhất khê. Rất đúng văn phạm vì khê là tiếng Hán nhưng tiếc là sai nghĩa vì khê 溪 là khe nước chứ không phải là thác. Thác là bộc bố 瀑布, nhưng đó lại là tiếng Hán thuần túy nghĩa là chưa được Việt hóa nên chưa thể dùng được. Trong trường hợp nầy, nên viết “Nơi đây có thác đẹp nhất”, vừa đúng, vừa dễ hiểu lại vừa hấp dẫn khách du lịch.
Đó là những thí dụ về việc lạm dụng tiếng Hán Việt. Ở chiều ngược lại, sự tránh né tiếng Hán Việt một cách phi lý cũng không phải là hiếm. Vì tránh né tiếng Hán Việt mà người ta bỏ từ trực thăng và thay bằng từ máy bay lên thẳng, làm mất đi sự gẫy gọn của ngôn ngữ. Cũng vì tránh né tiếng Hán Việt mà người ta bỏ tên thủy quân lục chiến mà thay bằnglính thủy đánh bộ trong khi từ trên đã rất quen thuộc và từ dưới cũng vẫn phải dùng tiếng Hán Việt là thủy 水và bộ 步. Hai sự việc nầy đã được nhiều người đề cập trước đây rồi nên tôi chỉ nhắc sơ qua mà không bình luận thêm nữa.
*
* *
Với sự trình bày trên đây, tôi hi vọng người đọc đồng ý về sự cần thiết phải bắt đầu chuẩn hóa tiếng Việt càng sớm càng tốt. Ba nguyên tắc đầu tiên của việc chuẩn hóa là đúng đắn, đại chúng và hiện đại.
- Đúng đắn là nguyên tắc đầu tiên bất khả nhượng, nghĩa là nhất thiết phải dùng cho đúng từ và đúng văn phạm. Chúng ta phải cương quyết sửa sai ngay bây giờ, để lâu thành thói quen thì rất khó sửa.
- Đại chúng là phù hợp với cách dùng của nhiều người và mọi sự điều chỉnh phải thuyết phục được đa số chấp thuận. Tiêu chuẩn đại chúng đứng sau tiêu chuẩn đúng đắn cho nên, nếu đại chúng xưa nay dùng sai thì vẫn phải sửa và cố gắng thuyết phục đại chúng chấp nhận. Còn từ Hán Việt nào quá xa lạ đối với đại chúng mà có từ nôm thay thế thì cương quyết loại ra khỏi tự điển
- Hiện đại là phải dựa vào cách nói và cách viết thông dụng hiện nay. Rất nhiều tác giả, trong đó có những người làm tự điển, thường có khuynh hướng lấy những tác phẩm xưa nổi tiếng để làm chuẩn mực. Điều nầy, theo tôi, không phải luôn luôn đúng. Với những áng văn cổ, chúng ta chỉ nên dùng để tham khảo chứ không dùng làm tiêu chuẩn tuyệt đối để chuẩn hóa ngôn ngữ vì vi phạm nguyên tắc hiện đại. Để làm thí dụ, tôi dùng ngay tác phẩm số một của Việt Nam là Truyện Kiều của Cụ Nguyễn Du, với câu thơ:
Lạ gì bỉ sắc tư phong,
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
Bốn chữ bỉ sắc tư phong rất được các học giả lưu ý và được nêu ra trong hầu hết các từ điển. Chúng ta hãy xét từng chữ một.
Bỉ 彼 mà Cụ Nguyễn dùng có nghĩa là bên kia. Trong tiếng Việt không có chữ đó mà chỉ có chữ bỉ 鄙nghĩa là thô lỗ, hèn mọn mà thôi. Trong kinh Phật có chữ đáo bỉ ngạn 到彼岸là qua bờ bên kia, nhưng đó là cách viết nguyên tiếng Hán vào một đoạn kinh hay kệ chứ không phải là dịch ra tiếng Việt.
Chữ sắc 嗇 mà Cụ dùng có nghĩa là keo kiệt thiếu thốn. Tiếng Việt cũng không có chữ đó mà chỉ có chữ sắc 色nghĩa là màu sắc và chữ sắc 敕 trong từ kép sắc lệnh 敕令mà thôi.
Chữ tư 兹hay 斯mà Cụ dùng có nghĩa là bên nầy. Tiếng Việt lại không có chữ đó mà chỉ có những chữ tư 私(riêng tư), 思(tư tưởng), 司(tư lệnh), 資(vốn liếng như tư bản) mà thôi.
Chữ phong 豐nghĩa là dồi dào thì đúng là tiếng Hán Việt, như tài nguyên phong phú thường được dùng trong môn địa lý.
Tôi không biết, ở thời đại của Cụ, cả 4 chữ trên có được dùng một cách phổ biến hay không chứ ở thời đại chúng ta thì trong bốn chữ, có đến ba chữ chưa thể gọi là đã được Việt hóa.
Chúng ta hãy thử bàn tiếp về sự dùng chữ Việt của Bà Đoàn thị Điểm trong một câu thơ ở bản Chinh phụ ngâm:
Thành liền mong tiến bệ rồng.
Thành liền là gì? Tôi tra bản chữ Hán của Ông Đặng Trần Côn và thấy chữ gốc là liên thành trong câu thơ:
Dục bả liên thành hiến minh thánh 欲把連城獻明聖nghĩa là muốn chiếm cả dãy thành trì để dâng lên cho vua. Bà Đoàn thị Điểm là một thi hào của Việt Nam , hẳn thế, nhưng riêng chữ thành liền mà Bà dùng thì khó mà chấp nhận trong tiếng Việt hiện đại được.
Trong bài thơ Cảnh chiều hôm của Bà Huyện Thanh Quan, có câu:
Gác mái ngư ông về viễn phố.
Chữ phố 浦mà Bà dùng có nghĩa là bến sông, quả thực không có trong tiếng Việt ngày nay. Bây giờ chỉ có chữ phố 鋪 là phố xá, nơi có nhiều cửa hàng buôn bán.
Tôi nêu các thí dụ trên đây để nói rằng khi chỉnh đốn tiếng Việt thì phải tôn trọng các tiêu chuẩn nêu ra, nhất là tiêu chuẩn hiện đại, chứ tôi không hề tỏ ý nghi ngờ giá trị tác phẩm của các thi hào của dân tộc ta. Tôi vẫn luôn luôn xem các tác phẩm nói trên là những viên ngọc cực kỳ quý giá của nền Văn học Việt Nam . Tuy nhiên những viên ngọc ấy là những món đồ cổ, chúng ta không thể rút từng chi tiết trong đó ra để chuẩn hóa tiếng Việt hiện đại. Phố cổ Hội an thì rất quý, cần giữ gìn cẩn thận nhưng không thể dùng để làm khuôn mẫu cho việc xây dựng những đô thị ngày nay được.
*
* *
Biết bao nhiêu người, trong đó có tôi, mong muốn tiếng Việt mình trở nên phong phú và trong sáng hơn để có giá trị không thua bất cứ ngôn ngữ nào trên hành tinh. Ngôn ngữ là một trong những di sản lớn nhất mà ông cha để lại cho con cháu. Ai cũng phải có bổn phận làm cho di sản đó có giá trị hơn để truyền lại cho thế hệ mai sau.
Hầu hết các nước trên thế giới đã chỉnh lý và chuẩn hóa ngôn ngữ của họ. Công việc hệ trọng nầy bao giờ cũng là một việc khó khăn. Với tiếng Việt thì chắc chắn công tác sẽ hết sức gay go và phức tạp. Nội cái việc định xem, trong kho tàng tiếng Hán, những từ nào được chính thức công nhận là tiếng Việt, cũng đã ngốn biết bao nhiêu công sức và thời gian.
Vậy ai có thể đảm nhiệm trọng trách đó? Theo kinh nghiệm của những nước đã đi trước chúng ta thì đó là trách nhiệm của những người có tài, tập họp trong tổ chức gọi là Viện Hàn lâm. Đúng thế, chúng ta cần phải thiết lập các Viện Hàn lâm, trước hết là Viện Hàn lâm ngôn ngữ rồi sau đó đến những Viện Hàn lâm khác. Chúng ta thường hãnh diện tuyên bố mình có đến 4000 năm văn hiến thế mà cho đến thời đại nầy một Viện Hàn lâm cũng chưa có và thậm chí chưa được nhắc nhở đến, các cơ quan truyền thông ăn nói sai cũng chẳng có mấy người quan tâm thì đó quả thực là điều đáng buồn phiền và xấu hổ. Nghe nói hiện tại có một Viện Ngôn ngữ, nhưng cái viện đó ở đâu, làm việc gì thì chẳng mấy ai biết.
Từ thuở mới bắt đầu đi dạy học cho tới ngày nay, tôi vẫn ước mong xứ sở mình có một Viện Hàn lâm, không phải lập ra để làm cảnh mà để làm việc một cách tích cực, hầu làm vẻ vang nền văn học của nước nhà. Muốn được như thế, Viện Hàn lâm phải tập họp những vị có thực tài và tâm huyết chứ không phải những ông tiến sĩ “trời ơi đất hỡi”, chui vào đó cốt để “tùng xẻo” ngân quỹ nghiên cứu mà thôi.
Tôi đã qua cái tuổi mà thi hào Đỗ Phủ đời Đường gọi là “thất thập cổ lai hi”, còn ông bà mình gọi là tuổi “gần đất xa trời”. Một ngày nào đó không xa lắm, nếu được nhìn thấy, trên báo chí hay màn truyền hình, tin tức về việc thành lập một Viện Hàn lâm Việt Nam đúng nghĩa, thì đó sẽ là một trong những điều vui thích ở đoạn cuối của cuộc hành trình của tôi trên trần thế .
Tôi xin kết thúc bài viết với niềm tâm sự nho nhỏ và tha thiết nầy.
Một buổi sáng, một bạn đồng nghiệp cũ đến thăm tôi và đề nghị tôi viết bài để góp ý về nền giáo dục hiện nay. Điều đó chẳng khó khăn gì vì sau mấy mươi năm gắn bó với nghề nghiệp thì ở cuối cuộc đời, hẳn tôi cũng có một số ý kiến không tệ lắm về công việc mà mình đã từng tha thiết biết bao. Đối với nền giáo dục hiện tại thì có vô số điều phải nói. Tuy nhiên, trong nhiều năm nay, người ta đã phê bình quá nhiều nhưng chẳng đi tới đâu cả mà thậm chí còn làm cho rối thêm. Ý kiến nêu tràn lan trên báo chí thường có tính đã kích, đôi khi có vẻ như mất bình tĩnh và có lẽ có quá ít đề nghị xây dựng thực sự xác đáng. Hậu quả là những ý kiến phê bình đó đem lại bao nhiêu lợi ích thì chưa rõ nhưng đem đến cái hại thì ắt phải có.
Cái hại là làm giảm sự tin tưởng của học sinh đối với nền giáo dục mà các em đang thụ hưởng, sách giáo khoa mà các em đang dùng, nhà trường mà các em đang theo học và thậm chí mất luôn sự tin tưởng đối với thầy cô của các em nữa. Thực là đáng lo!
Làm mất lòng tin ở những tâm hồn trong trắng, theo tôi, là một điều cực kỳ tai hại. Dĩ nhiên, nguyên nhân chính yếu là những sai lầm trong chính nền giáo dục hiện nay, nhưng những lời phê bình bừa bãi cũng như đổ dầu vào lửa.
Sự mất niềm tin đó đôi khi trở thành khuynh hướng nổi loạn ở học sinh mà điển hình là sự kiện Nguyễn phi Thanh đã từng làm xôn xao dư luận. Do đó, tôi không muốn bàn về giáo dục công khai trên báo chí, vì không muốn đổ dầu vào lửa như những người khác đã làm. Tuy nhiên, nể tình bạn, tôi chọn một đề tài khác để trình bày, một đề tài rất quan trọng mà cho tới ngày nay chưa thấy ai đề cập một cách nghiêm túc. Đó là vấn đề ngôn ngữ Việt Nam . Tôi xin nhấn mạnh, đề tài về ngôn ngữ nầy còn quan trọng hơn cả giáo dục nữa, vì những lý do sau đây:
1. Ngôn ngữ có trước giáo dục rất xa. Từ thời tiền sử cổ xưa, khi con người bắt đầu sống thành đoàn thể để sinh tồn, họ cần phải trao đổi ý nghĩ cho nhau bằng âm thanh nên tiếng nói, tức là ngôn ngữ, đã sớm bắt đầu xuất hiện. Mãi lâu lắm về sau, có thầy có trò thì sự giáo dục mới chính thức hình thành.
2. Ngôn ngữ có tầm ảnh hưởng rộng lớn hơn giáo dục. Đối tượng trực tiếp của giáo dục là thầy và trò. Những người có con em đi học chỉ là thành phần gián tiếp, đa số phải dành thì giờ và năng lực để lo làm việc kiếm sống nhiều hơn là chú tâm đến giáo dục. Ngược lại, ngôn ngữ chi phối mọi người, già trẻ, sang hèn, không từ ai cả, ngoại trừ những người câm không nói được mà thôi.
3. Ngôn ngữ có ảnh hưởng sâu xa. Ngôn ngữ ảnh hưởng đến tâm hồn và tình cảm của con người hơn giáo dục rất ra. Ngôn ngữ giúp cho mọi người có thể kiếm sống, giúp mọi người hiểu nhau, giúp trai gái tỏ tình, giúp cha mẹ dạy dỗ con cái, giúp các nhà làm chính trị tuyên truyền và giúp người ta chửi rủa nhau khi nổi giận. Tóm lai, không có một sinh hoạt nào, dù tốt hay xấu, mà không cần đến ngôn ngữ. Giáo dục cũng nằm trọn trong vòng ảnh hưởng của ngôn ngữ vậy.
Có một lần, tôi nghe một câu chuyện khá cảm động về ngôn ngữ như sau. Một phụ nữ Việt Nam, do hoàn cảnh đẩy đưa nào đó, đến định cư ở một vùng hẽo lánh của Alaska bên Mỹ. Một hôm đi chợ, bà bỗng nghe sau lưng mình có giọng nói Việt Nam nên quay phắt lại và nhân ra hai đồng bào của mình. Quá xúc động, ba người ôm nhau giữa chợ, một người khóc, hai người kia nước mắt lưng tròng. Có lẽ, trong giờ phút đó, ba người đều cảm thấy rằng, trong cuộc đời, không có gì quan trọng bằng tiếng nói quê hương.
Trong nghề dạy học, ngôn ngữ có vai trò quan trọng bậc nhất. Đó không chỉ là một phương tiện đơn sơ mà còn là một nghệ thuật nữa. Thực vậy, ở tất cả các môn học, thầy cô cần phải khéo ăn khéo nói thì mới gợi được hứng thú nơi học trò để các em thu nhận kiến thức mà mình truyền đạt. Kiến thức thì đã được bộ Giáo dục quy định rõ trong chương trình và trong sách giáo khoa, thầy cô nào cũng bắt buộc phải truyền đạt bao nhiêu đó thôi, nhưng có người dạy hay nên học trò tiến bộ, có người dạy dở, học sinh chẳng thu nhận được bao nhiêu. Dạy dở là nói ra những kiến thức rời rạc với âm điệu nhạt nhẽo như nắm từng viên sỏi mà quăng vào đầu học sinh. Dạy hay là biết điều tiết âm điệu, lúc thì du dương, lúc thì hùng hồn cho
phù hợp với kiến thức và với đối tượng ngồi nghe. Dạy hay cũng phải biết chuyển tiếp từ kiến thức nầy sang kiến thức khác một cách liền lạc làm cho những điều cần dạy trong giờ học kết thành một chuỗi hài hòa, học sinh nhớ được điều nầy là có thể liên tưởng đến những điều khác.
Vậy, thầy nầy dạy hay hoặc dở, không phải do khối lượng kiến thức của thầy mà chính yếu là do trình độ sử dụng ngôn ngữ vậy. Tôi nhớ, lúc trước, thỉnh thoảng tôi có giải thích cho các em nghe về vài khía cạnh của nghề nghiệp của mình. Có một lần vào cuối buổi dạy, tôi đã so sánh thầy giáo với người chiến sĩ. Người chiến sĩ mang thanh gươm bén ra trận còn người thầy giáo bước lên bục giảng với lợi khí là tiếng nói của mình. Nếu thầy giáo không biết trau dồi cách nói cho hay thì chẳng khác gì chiến sĩ ra trận với thanh gươm cùn.
*
Tầm quan trọng của ngôn ngữ thực là bao la. Vì vậy, trong khung khổ của bài viết nầy, tôi phải giới hạn vấn đề lại và chỉ bàn về vai trò tiếng Hán trong ngôn ngữ Việt Nam mà thôi.
Ngôn ngữ Việt Nam là do ông cha ta ở thời rất xa xưa đặt ra. Ở cái thuở còn lạc hậu, ngôn ngữ chỉ cần một số ít từ là người ta đã có thể liên lạc được với nhau rồi. Dần dần về sau, khi đời sống văn minh lên, sinh hoạt trở nên phức tạp, người ta cần có nhiều từ mới để diễn tả ý nghĩ của mình. Lúc đó, nước ta rơi vào vòng đô hộ của người Tàu. Sẵn có những từ của họ, ông cha chúng ta lấy dùng luôn, khỏi phải tốn công đặt ra những từ mới. Điều đó không có gì đáng chê trách. Mình chưa có mà người ngoài đưa vào thì mình cứ mượn, xin hay mua để trở thành vật sở hữu của mình. Ngày nay cũng thế, chúng ta đã dùng nhiều từ của Châu Au cũng như dùng những sản phẩm công nghệ mà nước ngoài đưa vào, trong khi chúng ta chưa có đủ trình độ và thì giờ nghiên cứu để chế tạo ra. Vậy, việc dùng những từ của nước Tàu văn minh thời đó để làm giàu cho ngôn ngữ Việt Nam không có gì gọi là xấu xa; hơn nữa, còn đáng khen vì ông cha mình không nhập suông mà biến đổi ra âm Việt Nam, tạo nên một loại tiếng độc đáo được mệnh danh là tiếng Hán. Trong số những tiếng Hán đó, dần dần, ông cha mình tuyển một số cần thiết để nhập vào ngôn ngữ Việt Nam . Đó là những tiếng Hán được Việt hóa, gọi tắt là tiếng Hán Việt.
Tôi xin mở ngoặc để nói thêm rằng từ Hán 漢, nguyên thủy nghĩa là nhà Hán, vương triều do Lưu Bang dựng lên, và cũng có nghĩa là dân tộc Hán, một trong 5 dân tộc lớn nhất của Trung quốc. Nhưng sau đó, ở nước ta, tiếng Hán có nghĩa là tiếng Tàu đọc theo âm Việt Nam để phân biệt tiếng Tàu đọc theo âm Tàu như tiếng Quan thoại, tiếng Quảng đông, vân vân. Trong bài nầy, tất cả tiếng Tàu đều được viết theo âm Việt Nam tức là trở thành những chữ Hán.
Được Việt hóa trong thời gian rất dài nên có rất nhiều từ Hán trở thành Hán Việt. Vài nhà ngữ học ước lượng số nầy chiếm đến hơn 60% trong tất cả từ của ngôn ngữ chúng ta. Vì thế, có những câu rất tầm thường, có vẻ Việt Nam thuần túy lại chứa rất nhiều tiếng Hán. Thí dụ: “Thiếu thời, cô học tiểu học tại thị trấn, học trung học tại thị xã; trưởng thành, cô học đại học y dược tại thủ đô; tốt nghiệp đại học, cô tận tâm hành nghề bác sĩ, cứu sinh mệnh vô số bệnh nhân trầm trọng”. 100% tiếng Hán Việt!
Sử dụng rất nhiều từ của Tàu cho ngôn ngữ mình nhưng ông cha ta vẫn giữ được Tổ quốc đứng vững để truyền lại cho chúng ta ngày nay. Ai cũng biết nước ta đã bị người Tàu đô hộ đến trên 1000 năm. Trong thời gian đó, người Tàu không chỉ bóc lột dân mình mà còn liên tục thực hiện mưu đồ đồng hóa mình thành người Tàu nữa. Họ đã đặt đất nước mình thành quận huyện của họ, sử dụng luật lệ và ngôn ngữ của họ để làm biến mất tổ quốc Việt Nam . Song song với Việt Nam , họ đã thực hiện công cuộc đồng hóa nầy với nhiều nước khác và họ đã thành công. Các nước đã có thời rất mạnh như Mông cổ, Mãn châu đều bị đồng hóa một phần hay toàn phần. Xem lịch sử, vào đời Đường, thầy Tam Tạng đi thỉnh kinh phải qua vô số quốc gia mới tới được Thiên Trúc nằm phía Bắc Ấn độ. Ngày nay, tất cả các quốc gia đó đều biến mất, chỉ còn một nước Trung hoa rộng mênh mông, trải dài từ bờ Thái bình dương đến tận Trung Á!
Thế mà Việt Nam không bị đồng hóa! Tại sao như thế? Có nhiều lý do; một trong những lý do chính yếu là ngôn ngữ, hay đúng hơn một khía cạnh quan trọng của ngôn ngữ. Đó là cách sắp xếp từ thành một câu mà bây giờ ta gọi là ngữ pháp hay văn phạm.
Trong ngôn ngữ thuần túyViệt Nam , chữ chính đứng đầu, sau đó là chữ bổ túc. Tôi tạm gọi đó là văn phạm xuôi. Thí dụ: cờ đỏ. Cờ là danh từ, tiếng chính, đỏ là tính từ bổ túc cho cờ. Ngôn ngữ Tàu thì ngược lại; họ nói hồng kỳ, tiếng chính là danh từ kỳ lại đặt sau tiếng bổ túc là hồng. Có lẽ xưa kia, người Tàu đô hộ xứ mình, muốn dân mình nói như họ, phải gọi “cha tôi” là “ngã phụ” hay ít ra cũng là “tôi cha” nhưng người mình vẫn cứ gọi “cha tôi”.
Một thí dụ khác rõ rệt hơn. Người Tàu nói: “Ngã muội chi mỹ diện”, thì ta nói(gương) mặt đẹp của em tôi chứ không nói theo văn phạm Tàu là “tôi em của đẹp mặt”.
Đó là một trong những lý do cản trở người Tàu đồng hóa dân ta và Tổ quốc Việt Nam ngày nay vẫn còn tồn tại trên bản đồ thế giới. Quả thực, ngôn ngữ có tầm quan trọng rất lớn và rất đáng cho các học giả bỏ công ra mà nghiên cứu cho tinh tường.
Điều kỳ lạ và lý thú là mặc dù mượn đến hơn 60% chữ Tàu, ngôn ngữ Việt Nam có vẻ giàu hơn và trong sáng hơn chữ Tàu. Tôi xin dẫn chứng. Tiếng Tàu có quá nhiều đồng âm. Thí dụ riêng âm “di” có đến 46 cách viết khác nhau (theo Từ điển Hán Việt của Nguyễn Tôn Nhan), âm “tư” có đến 57 chữ viết (theo Tống Phước Khải trong Internet); mỗi cách viết lại gồm nhiều nghĩa nên riêng mỗi từ nầy diễn tả hàng trăm sự việc riêng biệt. Tiếng Việt của mình đâu có quá nhiều đồng âm như thế. Trên nguyên tắc, ngôn ngữ nào có nhiều đồng âm thì ngôn ngữ đó nghèo và tối nghĩa; nghèo là vì sử dụng số lượng âm ít hơn những ngôn ngữ khác; tối nghĩa là vì khi một âm được xướng lên thì người nghe không hiểu được một cách đích xác ý của người nói. Thực vậy, tiếng Tàu nổi tiếng là tối nghĩa, nhất là trong những áng văn xưa. Nhiều đoạn, độc giả mỗi người hiểu theo một cách riêng biệt. Thí dụ, có một câu duy nhất, rất thông thường trong Lễ Ký là “Nam nữ thọ thọ bất thân” 男女授受不親 mà tôi đã thấy được đến bốn lời giải thích khác nhau.
Lời giải thích thứ nhất: Trai gái không được trao và nhận đồ vật của nhau.
Thứ hai: Trai gái không được tự tiện trao và nhận đồ vật một cách riêng tư.
Thứ ba: Trai gái được trao nhận đồ vật nhưng không được chạm vào tay nhau.
Thứ tư: Trai gái được trao và nhận đồ vật nhưng không được tỏ ra thân mật.
Thực là rắc rối. Những chỗ khác còn tối nghĩa hơn nữa đến độ các học giả lừng danh cũng chịu thua. Tiếng Việt của chúng ta sáng sủa hơn nhiều.
Tiếng Tàu thì rắc rối nhưng khi được ông cha mình biến đổi thành tiếng Hán Việt thì mang lại lợi ích vô cùng to lớn cho ngôn ngữ Việt Nam . Đó là công ơn đáng ghi nhớ của ông cha mình. Với lòng biết ơn đó, tôi xin kể ra đây vài lợi ích thiết thực của tiếng Hán Việt.
1. Tiếng Hán làm giàu cho tiếng Việt vì đã cung cấp hơn phân nữa tổng số từ. Tôi đã nói điều nầy ở phần trước, nên không cần phải giải thích thêm nữa.
2. Tiếng Hán Việt làm tăng giá trị của ngôn ngữ Việt Nam . Trong tiếng Việt có rất nhiều từ Hán cùng nghĩa với từ Nôm nhưng khi ta thay vài từ Nôm bằng từ Hán thì câu văn trở nên đẹp hơn gấp bội. Những thí dụ thì nhiều vô số kể. Những áng văn xưa và nay của ta sở dĩ trở thành tuyệt tác cũng nhờ sử dụng các từ Hán Việt. Lợi ích của tiếng Hán không chỉ giới hạn trong câu văn mà ở cả câu nói nữa. Đi dự tiệc cưới, tôi đã từng nghe hai lời giới thiệu sau đây:
Lời thứ nhất: Tôi xin giới thiệu đây là cha mẹ của chú rể.
Lời thứ hai: Tôi xin giới thiệu đây là song thân của chú rể.
Chỉ cần thay hai từ Nôm cha mẹ bằng hai từ Hán Việt song thân là lời giới thiệu thứ hai trở nên đẹp hơn và có thể làm cho lễ cưới trở nên trang trọng hơn.
3. Tiếng Hán Việt giúp ích rất nhiều cho việc soạn thảo những danh từ khoa học.
Vào đầu thập niên 50 của thế kỷ trước, khi tiếng Việt được quyết định chính thức dùng làm chuyển ngữ ở bậc Trung học và sau đó ở Đại học, các nhà viết sách giáo khoa lao vào việc dịch tiếng Pháp ra tiếng Việt. Nhờ dùng tiếng Hán Việt mà những vị đó đã diễn tả được đầy đủ ý nghĩa mà nhiều khi còn đem lại sinh khí cho các sách Việt ngữ nữa.
Thí dụ, trong toán học, ngày xưa tôi học chữ asymptote và phải thuộc nằm lòng cái chữ vô tri vô giác đó. Ngày nay các em được thầy dạy là đường tiệm cận và được hiểu: tiệm 漸là từ từ, cận近là gần lại, tiệm cận là cái đường thẳng xáp lại càng lúc càng gần một đuờng cong và găp đườngnầy ở vô cực. Thực là sống động.
Một thí dụ khác trong vật lý. Inertie là một từ rất quan trọng. Lúc đầu, người ta dịch là nọa tính 惰性. Nọa 惰 có nghĩa là lười biếng. Nhưng inertie đâu phải là lười biếng. Một vật đang chạy, nếu không có gì làm cho nó đứng lại thì nó cứ chạy hoài chạy mãi như một thằng điên. Thế là lười biếng sao? Vì vậy, người ta sửa lại là quán tính 慣性. Quán慣có nghĩa là thói quen. Dùng chữ quán tính để dịch chữ inertie thi e còn hay hơn chữ gốc nữa .Thực là lý thú.
Một thí dụ khác về sinh vật học. Ở môn học nầy, học sinh và sinh viên không được nhầm lẫn giữa hai từ: ovule là tế bào sinh dục cái chưa được thụ tinh và oeuf là tế bào đó sau khi được thụ tinh rồi. Các nhà viết sách đã dùng từ Nôm trứng cho chữ oeuf và từ Hán Việt noãn 卵cho ovule, dù trong tự điển Hán Việt,noãn 卵cũng chính là trứng. Hay thực, tiếng Hán Việt quả là được việc.
Tôi chỉ nêu ba lợi ích để tượng trưng, chứ không phải chỉ bao nhiêu đó thôi đâu. Nhờ sử dụng tiếng Hán Việt mà ngôn ngữ Việt Nam trở thành một ngôn ngữ giàu và trong sáng, có thể diễn tả bất cứ tri thức nào của nhân loại. Điều đáng buồn là ngày nay không mấy người ý thức sự quý giá đó nên sử dụng ngôn ngữ một cách bừa bãi, có thể dần dần làm mất sự trong sáng và chính xác đi. Điều đó cần được báo động cho những học giả và những người có trách nhiệm.
Tôi xin nhắc lại một câu danh ngôn mà mọi người đều biết: “Nếu người thầy thuốc làm sai thì hại một người. Nếu nhà giáo dục làm sai thì hại nhiều thế hệ.” Thế mà, như trên tôi đã chứng minh, ngôn ngữ còn quan trọng hơn cả giáo dục nữa. Vì vậy, các dân tộc sớm văn minh đều đã nổ lực lo cho ngôn ngữ của họ. Nước Pháp chẳng hạn, vào thời Phục hưng, đã lập Hàn lâm viện qui tụ nhân tài và bỏ ra cả trăm năm, chỉ với mục đích làm cho tiếng Pháp trở nên chính xác và trong sáng. Ngày nay, chúng ta đã đi sau hàng bao nhiêu thế kỷ, phải bắt đầu ngay việc chuẩn hóa tiếng Việt đi thôi. Loài người càng tiến bộ thì càng có nhiều phát minh và nhiều từ mới, khoa học càng phát triển thì càng có nhiều điều tinh vi mà ngôn ngữ cần phải chính
xác mới ghi nhận và phổ biến được. Vì thế, sự chuẩn hóa tiếng Việt thật vô cùng cần thiết và cấp bách.
Nhưng chuẩn hóa là làm việc gì?
Trước hết là sửa lại những từ Hán Việt đang dùng sai, chỉnh lại cho đúng với cái nghĩa nguyên thủy của tiếng Hán chứ không phải là cái nghĩa dùng theo thói quen hoặc tự tiện đặt ra. Hiện nay, người ta dùng sai nhiều lắm, cần phải tốn nhiều công sức để chỉnh đốn. Tôi chỉ kể vài trường hợp phổ biến mà thôi.
Một từ rất thông dụng là chung cư. Dùng sai một cách thực buồn cười. Chung 終có nghĩa là cuối cùng. Chung cư 終居nghĩa là chỗ ở cuối cùng tức là cái mộ trong nghĩa trang. Thế mà có người rất hãnh diện khi nói rằng mình mới dọn về ở trong chung cư. Thực là dễ sợ. Phải sửa lại là chúng cư 眾居, nghĩa là chỗ ở của nhiều người, mới đúng. Có người bảo rằng chung cư có nghĩa là chỗ ở chung cho nhiều người. Sai rồi, chữ chung trong nghĩa chung chạ là tiếng Nôm không thể đặt trước tiếng cư được.
Một từ khác cũng phổ biến là quá trình. Quá 過là đã qua, trình 程là đoạn đường. Quá trình là đọan đường đã đi qua. Thế mà tôi đã thấy có sách và báo viết: Quá trình sắp tới của tôi là…..Tệ thực!
Thí dụ thứ ba là từ khả năng. Khả 可 là có thể,năng 能là năng lực con người dùng để thực hiện. Khả năng là có thể dùng năng lực mình để làm việc gì đó. Vậy mà ngày nay người ta dùng từ khả năng thay cho từ có thể. Tôi cho rằng, người ta đã nhầm lẫn giữa hai từ khả năng 可能(capacité, capable) và khả dĩ 可以(possibilité, possible). Nhưng thôi, cứ dùng từ có thể, tiếng Việt thuần túy, ai cũng hiểu và trả từ khả năng cho điều có thể do năng lực tạo nên.
Tôi nghĩ rằng 3 thí dụ như thế cũng vừa rồi. Bây giờ xin sang vấn đề chuẩn hóa khác. Đó là việc dùng cho đúng văn phạm, nghĩa là sắp xếp các từ cho đúng thứ tự trước sau. Xét về hai nhóm từ gồm một phần chính và một phần bổ túc thì ta phải chia các từ thành 4 nhóm:
- Nhóm thứ nhất là những tiếng Nôm thì nhất thiết phải đặt phần chính phía trước dù có chen tiếng Hán Việt vào. Tôi tạm gọi là đó văn phạm xuôi. Thí dụ: Thân phụ của tiên sinh. Thân phụ (cha) là tiếng chính. Tiên sinh (ông) là tiếng bổ túc. Cả hai đều là tiếng Hán nhưng có từ của là tiếng nôm thuần túy chen vào nên phải đặt tiếng chính ở trước.
- Nhóm thứ hai là những tiếng Hán đã được Việt hóa hoàn toàn như áo 襖quần 裙, cô 姑, bà 婆…. thì dùng văn phạm xuôi như nhóm thứ nhất. Thí dụ, phải nói áo lục, quần lục chứ không nói lục áo, lục quần, dù các từ đều là Hán Việt.
- Nhóm thứ ba là những tiếng Hán mới được Việt hóa nửa chừng thì dùng văn phạm cả xuôi lẫn ngược tùy nơi và tùy nghĩa. Thí dụ: cao 高, tu 修, học 學, tướng 將 v.v…Ta có thể nóitòa nhà cao (xuôi),hoặc hàng cao cấp (ngược); thầy tu (xuôi) hoặc tu sĩ (ngược); đồ dùng dạy học (xuôi) hoặc học cụ (ngược); vị thượng tướng (ngược) hoặc vị tướng tài (xuôi).
- Nhóm thứ tư, mới được Việt hóa sơ sơ thôi thì buộc phải dùng văn phạm ngược, và từ kép phải toàn là tiếng Hán. Thí dụ: quân 君(vua), vương 王(vua), ái 爱(thương), ố 惡(ghét). Ta chỉ có thể nói minh quân, hôn quân chứ không thể nóiquân sáng suốt, quân u tối được.
Phân biệt 4 nhóm như thế rồi mới thấy bây giờ người ta dùng sai rất nhiều. Một tờ báo thuộc loại tầm cỡ ở Sài gòn đã gọi bọn đào vàng là vàng tặc, bọn trộm tôm là tôm tặc, bọn rải đinh ngoài đường là đinh tặc! Thực là khiếp. Các em học sinh có thể đọc và tưởng như thế là hay mà bắt chước để sáng tác trong bài thi mình những từ xe máy tặc, chó tặc, mèo tặc thì thực là tai hại. Trong một tờ báo khác, tôi thấy một tựa rất to ở trang nhất: Tuần thú đường sắt ký sự. Đường sắt là tiếng Nôm mà quăng chữ ký sự ra sau thì bậy quá. Cần phải viết Ký sự tuần tra đường sắt, nghe êm tai là vì đúng còn nói như trên nghe chỏi cái lỗ tai vì sai.
Đài truyền hình cũng chẳng khá gì hơn. Tôi còn nhớ, cách nay không lâu, sau khi lính Mỹ bắn chết nhân viên tình báo của Ý bảo vệ người nữ phóng viên vừa được bọn bắt cóc trả tự do, các đài truyền hình loan tin nhiều lần và nhắc đi nhắc lại nhóm từ nữ nhà báo. Thực là quá tệ! Nhà báo là tiếng Nôm nên phải dùng văn phạm xuôi và phải nói “nhà báo nữ” Còn muốn dùng văn phạm ngược thì phải dùng 3 từ Hán Việt: “nữ phóng viên” hay “nữ ký giả”. Các báo và đài đều có trưởng ban biên tập hẳn hòi; không biết tại sao các ông ấy lại để cho nhân viên mình viết và nói như thế.
Gần đây, tôi thấy xuất hiện rất thường xuyên hai từ triều cường. Hai chữ nầy có thể thay đổi vị trí trước sau và có hai ý nghĩa khác nhau. Cường triều 強潮gồm tính từ đứng trước danh từ thì có nghĩa là thủy triều lớn (haute marée).Triều cường 潮強thì lại là một mệnh đề gồm một danh từ triều và một động từ cương và có nghĩa là thủy triều đang lớn lên (la marée monte). Lúc nào cũng dùng chữ triều cường thì có thể sai hơn phân nửa trường hợp rồi.
*
* *
Tôi đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng tiếng Hán Việt vô cùng quý giá đối với ngôn ngữ Việt Nam . Tuy nhiên, việc dùng tiếng Hán không phải lúc nào cũng hay cũng tốt. Cần phải tránh dùng tiếng Hán Việt một cách thái quá hay bất cập. Tôi muốn nói thái quá là dùng tiếng Hán Việt một cách không cần thiết, và bất cập là cố tình tránh tiếng Hán một cách phi lý.
Có một lần, cách nay hơn hai mươi năm, tôi thấy một thầy giáo dẫn học sinh đi làm lao động, kéo thành hàng dài. Thầy dừng lại và la to lên: “Bộ phận phía sau khẩn trương lên”. Học trò nghe xong, nhiều đứa bụm miệng cười. Ở địa vị của thầy thì tôi sẽ nói: “Các em phía sau nhanh chân lên”. Câu nói đó dễ nghe và chắc chắn gây được cảm tình hơn.
Một người bạn cũ kể cho tôi nghe câu chuyện buồn cười thế nầy: Anh định cư tại Uc từ năm 1975. Cách đây vài năm, anh về Việt Nam lần đầu tiên và dùng tàu hỏa ra Hà nội thăm quê. Giữa khuya, tàu đến ga Đồng hới thuộc tỉnh Quảng bình. Đang ngủ say bỗng anh giật mình tỉnh dậy vì tiếng loa “… hành khách khẩn trương lên”. Anh hoảng hồn phóng xuống giường, chạy ra khỏi buồng của toa xe vì tưởng xe trật đường rầy hay có hỏa hoạn xảy ra. Té ra chẳng có gì quan trọng: nhân viên trên toa tàu nhắc nhở hành khách nào xuống ga Đồng hới thì hãy nhanh chân rời khỏi toa tàu. Thì ra, ở miền Nam trước đây, ngươi ta ăn nói một cách giản dị và chỉ thường dùng tiếng Hán Việt trong văn chương và khi có việc nghiêm trọng mà thôi.
Sau năm 1975, khi trở lại dạy học, tôi nghe hai từ lưu ban và không hiểu là gì, dù tôi đã đi học và đi dạy đến mấy mươi năm rồi. Về sau mới biết từ đó có nghĩa là ở lại lớp . Ở lại lớp mà nói là lưu ban 留班thì e không đúng bằng lưu cấp 留級. Tuy nhiên, chỗ nầy dùng tiếng Hán Việt làm chi. Dùng chữ ở lại lớp thì vừa hay lại vừa dễ hiểu cho mọi người, nhất là nhân dân lao động có con em đi học.
Ngày xưa các cụ nhà ta dùng nhóm từ “dốt thì hay nói chữ” để chê trách những kẻ hay chen tiếng Hán, (thường là sai và không cần thiết) vào lời nói của mình. Chắc các cụ chán ghét những kẻ đó. Bây giờ cũng thế, nghe dùng tiếng Hán Việt một cách thái quá và bừa bãi, có nhiều người bực mình chứ không phải riêng tôi. Cách nay vài tháng, trên một bài báo, tôi thấy có một ông nào đó viết rằng ông đọc được ở ngõ đi vào của một địa điểm du lịch, hàng chữ to tướng dùng để quảng cáo “Nơi đây có đệ nhất thác”. Ông biết người ta đã viết sai vì thác là một tiếng Nôm thì không dùng như vậy được. Ông ấy đề nghị sửa lại là đệ nhất khê. Rất đúng văn phạm vì khê là tiếng Hán nhưng tiếc là sai nghĩa vì khê 溪 là khe nước chứ không phải là thác. Thác là bộc bố 瀑布, nhưng đó lại là tiếng Hán thuần túy nghĩa là chưa được Việt hóa nên chưa thể dùng được. Trong trường hợp nầy, nên viết “Nơi đây có thác đẹp nhất”, vừa đúng, vừa dễ hiểu lại vừa hấp dẫn khách du lịch.
Đó là những thí dụ về việc lạm dụng tiếng Hán Việt. Ở chiều ngược lại, sự tránh né tiếng Hán Việt một cách phi lý cũng không phải là hiếm. Vì tránh né tiếng Hán Việt mà người ta bỏ từ trực thăng và thay bằng từ máy bay lên thẳng, làm mất đi sự gẫy gọn của ngôn ngữ. Cũng vì tránh né tiếng Hán Việt mà người ta bỏ tên thủy quân lục chiến mà thay bằnglính thủy đánh bộ trong khi từ trên đã rất quen thuộc và từ dưới cũng vẫn phải dùng tiếng Hán Việt là thủy 水và bộ 步. Hai sự việc nầy đã được nhiều người đề cập trước đây rồi nên tôi chỉ nhắc sơ qua mà không bình luận thêm nữa.
*
* *
Với sự trình bày trên đây, tôi hi vọng người đọc đồng ý về sự cần thiết phải bắt đầu chuẩn hóa tiếng Việt càng sớm càng tốt. Ba nguyên tắc đầu tiên của việc chuẩn hóa là đúng đắn, đại chúng và hiện đại.
- Đúng đắn là nguyên tắc đầu tiên bất khả nhượng, nghĩa là nhất thiết phải dùng cho đúng từ và đúng văn phạm. Chúng ta phải cương quyết sửa sai ngay bây giờ, để lâu thành thói quen thì rất khó sửa.
- Đại chúng là phù hợp với cách dùng của nhiều người và mọi sự điều chỉnh phải thuyết phục được đa số chấp thuận. Tiêu chuẩn đại chúng đứng sau tiêu chuẩn đúng đắn cho nên, nếu đại chúng xưa nay dùng sai thì vẫn phải sửa và cố gắng thuyết phục đại chúng chấp nhận. Còn từ Hán Việt nào quá xa lạ đối với đại chúng mà có từ nôm thay thế thì cương quyết loại ra khỏi tự điển
- Hiện đại là phải dựa vào cách nói và cách viết thông dụng hiện nay. Rất nhiều tác giả, trong đó có những người làm tự điển, thường có khuynh hướng lấy những tác phẩm xưa nổi tiếng để làm chuẩn mực. Điều nầy, theo tôi, không phải luôn luôn đúng. Với những áng văn cổ, chúng ta chỉ nên dùng để tham khảo chứ không dùng làm tiêu chuẩn tuyệt đối để chuẩn hóa ngôn ngữ vì vi phạm nguyên tắc hiện đại. Để làm thí dụ, tôi dùng ngay tác phẩm số một của Việt Nam là Truyện Kiều của Cụ Nguyễn Du, với câu thơ:
Lạ gì bỉ sắc tư phong,
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
Bốn chữ bỉ sắc tư phong rất được các học giả lưu ý và được nêu ra trong hầu hết các từ điển. Chúng ta hãy xét từng chữ một.
Bỉ 彼 mà Cụ Nguyễn dùng có nghĩa là bên kia. Trong tiếng Việt không có chữ đó mà chỉ có chữ bỉ 鄙nghĩa là thô lỗ, hèn mọn mà thôi. Trong kinh Phật có chữ đáo bỉ ngạn 到彼岸là qua bờ bên kia, nhưng đó là cách viết nguyên tiếng Hán vào một đoạn kinh hay kệ chứ không phải là dịch ra tiếng Việt.
Chữ sắc 嗇 mà Cụ dùng có nghĩa là keo kiệt thiếu thốn. Tiếng Việt cũng không có chữ đó mà chỉ có chữ sắc 色nghĩa là màu sắc và chữ sắc 敕 trong từ kép sắc lệnh 敕令mà thôi.
Chữ tư 兹hay 斯mà Cụ dùng có nghĩa là bên nầy. Tiếng Việt lại không có chữ đó mà chỉ có những chữ tư 私(riêng tư), 思(tư tưởng), 司(tư lệnh), 資(vốn liếng như tư bản) mà thôi.
Chữ phong 豐nghĩa là dồi dào thì đúng là tiếng Hán Việt, như tài nguyên phong phú thường được dùng trong môn địa lý.
Tôi không biết, ở thời đại của Cụ, cả 4 chữ trên có được dùng một cách phổ biến hay không chứ ở thời đại chúng ta thì trong bốn chữ, có đến ba chữ chưa thể gọi là đã được Việt hóa.
Chúng ta hãy thử bàn tiếp về sự dùng chữ Việt của Bà Đoàn thị Điểm trong một câu thơ ở bản Chinh phụ ngâm:
Thành liền mong tiến bệ rồng.
Thành liền là gì? Tôi tra bản chữ Hán của Ông Đặng Trần Côn và thấy chữ gốc là liên thành trong câu thơ:
Dục bả liên thành hiến minh thánh 欲把連城獻明聖nghĩa là muốn chiếm cả dãy thành trì để dâng lên cho vua. Bà Đoàn thị Điểm là một thi hào của Việt Nam , hẳn thế, nhưng riêng chữ thành liền mà Bà dùng thì khó mà chấp nhận trong tiếng Việt hiện đại được.
Trong bài thơ Cảnh chiều hôm của Bà Huyện Thanh Quan, có câu:
Gác mái ngư ông về viễn phố.
Chữ phố 浦mà Bà dùng có nghĩa là bến sông, quả thực không có trong tiếng Việt ngày nay. Bây giờ chỉ có chữ phố 鋪 là phố xá, nơi có nhiều cửa hàng buôn bán.
Tôi nêu các thí dụ trên đây để nói rằng khi chỉnh đốn tiếng Việt thì phải tôn trọng các tiêu chuẩn nêu ra, nhất là tiêu chuẩn hiện đại, chứ tôi không hề tỏ ý nghi ngờ giá trị tác phẩm của các thi hào của dân tộc ta. Tôi vẫn luôn luôn xem các tác phẩm nói trên là những viên ngọc cực kỳ quý giá của nền Văn học Việt Nam . Tuy nhiên những viên ngọc ấy là những món đồ cổ, chúng ta không thể rút từng chi tiết trong đó ra để chuẩn hóa tiếng Việt hiện đại. Phố cổ Hội an thì rất quý, cần giữ gìn cẩn thận nhưng không thể dùng để làm khuôn mẫu cho việc xây dựng những đô thị ngày nay được.
*
* *
Biết bao nhiêu người, trong đó có tôi, mong muốn tiếng Việt mình trở nên phong phú và trong sáng hơn để có giá trị không thua bất cứ ngôn ngữ nào trên hành tinh. Ngôn ngữ là một trong những di sản lớn nhất mà ông cha để lại cho con cháu. Ai cũng phải có bổn phận làm cho di sản đó có giá trị hơn để truyền lại cho thế hệ mai sau.
Hầu hết các nước trên thế giới đã chỉnh lý và chuẩn hóa ngôn ngữ của họ. Công việc hệ trọng nầy bao giờ cũng là một việc khó khăn. Với tiếng Việt thì chắc chắn công tác sẽ hết sức gay go và phức tạp. Nội cái việc định xem, trong kho tàng tiếng Hán, những từ nào được chính thức công nhận là tiếng Việt, cũng đã ngốn biết bao nhiêu công sức và thời gian.
Vậy ai có thể đảm nhiệm trọng trách đó? Theo kinh nghiệm của những nước đã đi trước chúng ta thì đó là trách nhiệm của những người có tài, tập họp trong tổ chức gọi là Viện Hàn lâm. Đúng thế, chúng ta cần phải thiết lập các Viện Hàn lâm, trước hết là Viện Hàn lâm ngôn ngữ rồi sau đó đến những Viện Hàn lâm khác. Chúng ta thường hãnh diện tuyên bố mình có đến 4000 năm văn hiến thế mà cho đến thời đại nầy một Viện Hàn lâm cũng chưa có và thậm chí chưa được nhắc nhở đến, các cơ quan truyền thông ăn nói sai cũng chẳng có mấy người quan tâm thì đó quả thực là điều đáng buồn phiền và xấu hổ. Nghe nói hiện tại có một Viện Ngôn ngữ, nhưng cái viện đó ở đâu, làm việc gì thì chẳng mấy ai biết.
Từ thuở mới bắt đầu đi dạy học cho tới ngày nay, tôi vẫn ước mong xứ sở mình có một Viện Hàn lâm, không phải lập ra để làm cảnh mà để làm việc một cách tích cực, hầu làm vẻ vang nền văn học của nước nhà. Muốn được như thế, Viện Hàn lâm phải tập họp những vị có thực tài và tâm huyết chứ không phải những ông tiến sĩ “trời ơi đất hỡi”, chui vào đó cốt để “tùng xẻo” ngân quỹ nghiên cứu mà thôi.
Tôi đã qua cái tuổi mà thi hào Đỗ Phủ đời Đường gọi là “thất thập cổ lai hi”, còn ông bà mình gọi là tuổi “gần đất xa trời”. Một ngày nào đó không xa lắm, nếu được nhìn thấy, trên báo chí hay màn truyền hình, tin tức về việc thành lập một Viện Hàn lâm Việt Nam đúng nghĩa, thì đó sẽ là một trong những điều vui thích ở đoạn cuối của cuộc hành trình của tôi trên trần thế .
Tôi xin kết thúc bài viết với niềm tâm sự nho nhỏ và tha thiết nầy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét