GHEN
Thơ: Nguyễn Bính
Diễn ngam: Khắc Tư
Nhãn
- Ca nhạc (266)
- Con người và thiên nhiên (52)
- Địa Lý - Đất Nước (27)
- Giới Thiệu (5)
- Khoa Học - Kỹ Thuật (20)
- Kiến Thức Phổ Thông (25)
- Lễ Hội (78)
- Lễ Hội - Phong tục (77)
- Lịch Sử & Nhân Vật (62)
- Lời Hay Ý Đẹp (45)
- Nghệ Thuật (113)
- Ngôn Ngữ (19)
- Người Việt khắp nơi (57)
- Sức Khỏe & Đời Sống (203)
- Thắng Cảnh - Du Lịch (178)
- Thơ (179)
- Thực Phẩm (15)
- Tôn Giáo (15)
- Văn Hóa (4)
- Văn Xuôi - Truyện Ký (155)
- Video Chọn Lọc (34)
- Vui Cười (33)
- Xiếc - Ảo Thuật (31)
Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016
Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016
NGƯỜI BẠN VONG NIÊN (Kỳ 3)
NGƯỜI BẠN VONG NIÊN (Kỳ 3)
Thái Quốc Mưu
Thái Quốc Mưu
Sau
năm 1930, phong trào “nông dân nổi dậy” đã đánh dấu ngày tàn của Hai Thọ. Không
phải vì điền sản bị phân chia mà vì cả hai vợ chồng đều thấy có triệu chứng
bệnh cùi (14). Vừa đau đớn, vừa xấu hổ nên họ vào ẩn cư ở một xóm nhỏ trên bờ
sông Trèm Trẹm.
-
Sao họ phát cùi vậy anh?
-
Hai Thọ nghĩ rằng người tá điền nào đó hận thù gia đình nó nên “thuốc” để trả
thù hành vi ác độc của ông già nó đối với họ nhưng mà theo tui nghĩ, có lẽ đó
là do hậu quả của một thời trác táng của Hai Thọ. Song hết thảy đều là đoán
mò, trật lất. Sự thật là Út Tiên có sẵn dòng máu cùi trong người. Chú biết mà,
hầu hết người con gái nào mang dòng máu cùi trong người thì dung nhan rất đẹp
đẽ, đôi má luôn luôn hồng hồng khêu gợi. Đặc biệt là máu dâm kèm theo. Bà Tư
của lão Hoành bước vào làng chơi là do dòng máu đó nhưng
Út Tiên là người khôn ngoan, có học nên biết nghĩ đến tương lai u ám của mình.
Nếu cô ta cứ sống kiếp giang hồ thì khi cuộc đời về chiều mà nhất là khi bệnh
cùi bộc phát thì đời cô sẽ “tiêu tùng xíu quách” (15), chỉ có nước đi xin ăn.
Vì vậy, cô ta mới bằng lòng nhận lão Hoành, một lão già lớn hơn cô ta tới ba con
giáp, mần chồng trong khi cô ta còn xuân sắc biết bao kẻ thèm thuồng.
Tôi
lại hỏi:
-
Em nhớ hình như xóm Trèm Trẹm trước kia ở...
Ông
Ba cướp lời tôi:
-
Đúng rồi! Nằm cách đây (cách ấp 3), khoảng hơn một giờ chèo xuồng. Nói là xóm là
hồi trước kia kìa chứ bây giờ là rừng tràm nước ngập lúp xúp. Chiến tranh liên
miên, người dân ở đó, họ đi tứ tán hết. Bây giờ, giả sử họ đứng trên nền nhà cũ
của họ, họ cũng hổng biết đó chú! “Thương hải biến vi tang điền” là vậy phải
hông chú? Ở đó chỉ có hai vợ chồng Hai Thọ,
đầu bạc răng long, tay chân lở loét. Họ sống trong ngôi nhà nhỏ như hai cái bóng
ma!
Ông
Ba chép miệng:
-
Cái kiếp nhân sinh nghĩ cũng thảm thương!
Đoạn
ông thở dài, nét mặt dàu dàu. Tôi cũng cảm thấy cái buồn len vào lòng khi nghĩ
đến cuộc đời tạm bợ nầy!
Tôi
hỏi:
-
Ở như vậy, họ sống bằng cách nào? Anh!
-
Việc đó chú khỏi lo. Như đã nói, Út Tiên đã tính được nước cờ của mình. Họ sống
mấy đời cũng không hết.
-
Thế còn cô Ba Hưởng thì sao?
Ông
Ba trầm ngâm một lát mới trả lời:
-
Ba Hưởng là một phụ nữ tiến bộ, giàu lòng nhân ái. Một buổi sáng, cô mời Năm
Văn vào phòng cô, rồi nói:
"- Việc đại sự mà sao anh hớ hênh vậy?
Trong
khi Năm Văn tròn xoe đôi mắt thì cổ (16) tiếp:
- May mà tôi gặp, nếu chẳng may ai thấy thì tính mạng anh không còn. Khuya hôm
qua, anh mần gì trong phòng?
Cô
Ba Hưởng càng nói thì mặt Năm Văn càng tái mét. Sau đó, ba Hưởng xuống giọng:
- Tôi hỏi thiệt mà anh cũng phải nói thiệt cho tui nghe… hông! Anh làm quốc sự (17)
bao lâu rồi?
Năm
Văn cúi mặt đáp:
- Dạ! Mấy năm nay rồi cô Ba.
Cô
Ba Hưởng cười duyên dáng:
-
Ngoài việc để tâm trí vào chuyện quốc sự, anh còn nghĩ gì khác nữa không?”
-
Dạ! Tôi nghĩ đến cô Ba. Tôi nghĩ về con người nhân ái của cô Ba.
- Có vậy thôi sao...?
- Dà! Dà!...
Cô
Ba Hương thở dài:
- Tôi biết anh nói dối. Tôi cũng biết anh thương tôi mà không dám nói. Có lẽ vì
anh ngại thân phận tôi đòi của mình nhưng lòng tôi không khi nào nghĩ về người
chồng tương lai của mình phải có thật nhiều tiền bạc hay giàu có. Điều đó đối
với tôi không quan trọng. Không phải vì tôi đang sống trên nhung lụa hay trên
đống vàng. Tôi nghĩ con người cần phải có đức tính cao quý đối với con người,
nhất là trong hôn nhân, tình yêu phải trên hết, những thứ khác chỉ là thứ yếu.
Khi yêu nhau, người ta chấp nhận tất cả, đôi khi còn phải chấp nhận đối phó với
hoàn cảnh cay nghiệt nhất để được gần nhau, sống bên nhau cho hai con tim cùng
hòa nhịp thở.
Bỗng
cô đổi giọng:
- Anh làm quốc sự mà tính khí hèn yếu như vậy thì không thể mần nên đại sự.
Năm
Văn thấy tự ái bị va chạm nhưng giọng không khỏi ấp úng:
- Thưa cô Ba, làm quốc sự thì khác, còn chuyện tình cảm thì khác. Hai thứ đó
không thể sánh nhau đâu! Với thực dân Pháp - kẻ thù của dân tộc mình, những
người làm quốc sự như chúng tôi không bao giờ khiếp sợ. Nhưng với cô Ba, không
hiểu sao cứ mỗi lần gặp cô, muốn nói với cô điều gì thì tim tôi đập loạn xạ
lên. Thiệt tình tôi rất quý trọng cô Ba, thương yêu cô Ba nhưng bảo nói với
cô Ba những điều đó thì tôi không dám.
Cô
Ba Hưởng cười dễ dãi:
- Tôi biết! Tôi nói ra điều nầy không khéo người ngoài nghe được sẽ bảo “trâu
tìm cột, chớ thuở đời nào cột lại tìm trâu.” Từ lâu, tôi biết anh có nhiều tình
cảm đặc biệt với tôi. Dầu anh không nói ra nhưng qua ánh mắt, cử chỉ của anh, tôi đều biết. Chẳng dấu gì anh, cứ mỗi lần thấy anh nhìn tôi như vậy, lòng tôi
cũng xao xuyến rung động. Lâu dần, tôi thấy thèm ánh mắt ấy của anh và tôi biết
mình đã thương anh. Tôi nói bằng sự thật lòng mình. Anh có khinh tôi không?
Năm
Văn hoảng hốt:
- Dà! Dà…! Không bao giờ tôi dám khinh cô Ba đâu! Cám ơn cô Ba đã nghĩ tới thân
phận thấp hèn nầy.
Cô
Ba Hưởng mời gọi:
- Anh lại học tính khách sáo ở đâu đó rồi! Anh Năm Văn, tại sao anh không dám chứng
tỏ tình yêu của anh trước người con gái đã nói tiếng thương anh? Anh ngại gì?
Bị
Ba Hưởng tấn công bất ngờ khiến Năm Văn cuống quýt:
- Không! Thưa cô Ba, tôi không ngại gì cả. Tôi còn trách nhiệm với tổ quốc.
Cô
Ba Hưởng tiếp:
- “Tổ quốc là của cả dân tộc,
chẳng phải riêng của một cá nhân hay của một tổ chức, đảng phái, đoàn thể, tôn
giáo nào.” Trong đó, (rồi bỗng nhiên cô
đổi cách xưng hô) em cũng có phần trách nhiệm, chớ chẳng riêng gì anh. Trong
tình yêu, khi chúng ta cùng chung nhìn về một hướng, cùng có một lý tưởng với
nhau thì tình yêu càng gắn bó, càng dâng cao.
Anh
đừng tưởng chỉ có bọn mày râu như các anh mới làm được việc lớn lao. Lịch sử
dân tộc ta đã chứng minh hùng hồn những tấm gương oanh liệt của các bà Trưng,
Triệu anh không biết sao?
Năm
Văn mừng rỡ, hắn tiến gần sát người cô Ba Hưởng, để hai tay lên đôi vai mềm mại
của cô:
- Anh để ý thương em vì lòng phúc hậu chứ không vì nhan sắc của em mặc dầu em
rất đẹp, đẹp từ trong ra ngoài. Việc em lén lút cho người cung cấp tiền bạc
nuôi dưỡng cha mẹ hai vợ chồng Tư Cung làm anh rất xúc động và càng quý trọng
em nhiều hơn. Em là một trái ngọt trên cây đắng.
Những
người thân của em là những con ác quỷ trong xã hội loài người. Anh xin lỗi em
vì đã nói những lời ấy. Anh đã tính kỹ rồi, nếu được em đáp lại tình yêu của
anh, chúng mình sẽ cùng nhau xây dựng một cuộc sống mới. Một cuộc sống trong
đại gia đình xóm làng biết thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau để
chúng ta chuộc lại phần nào lỗi lầm do cha, anh chúng ta đã gieo rắc từ bấy lâu
nay.
Cô
Ba Hưởng thổn thức vì cảm động:
- Anh nói đúng. Chúng ta phải làm điều đó. Nếu chúng ta không làm được chuyện ấy
thì chúng ta không thể làm được việc lớn lao hơn. Chúng ta bắt tay vào việc ấy
ngay từ giờ phút nầy, không cần phải chờ đến sau ngày cưới nhau.
Năm
Văn vui sướng vô cùng, hắn ôm chặt vòng lưng thon nhỏ của cô Ba Hưởng để tỏ
lòng yêu thương lẫn tôn phục.”
Đặt
ly rượu xuống, ông Ba nhìn tôi tiếp:
-
Từ đó, những người tá điền cùng cực ở ấp 3 nầy được vợ chồng Năm Văn chiếu cố
đặc biệt, họ tự chia cắt phần ruộng đất của mình cho những gia đình nghèo khổ
nhất. Những tá điền khá hơn một chút, họ chỉ lấy phần nhỏ lúa ruộng tượng
trưng. Những ai khá giả thì được cô Ba Hưởng bán đất cho trả dần. Đời
sống người dân ở đây thay đổi hẳn. Sau “Ngày nông dân nổi dậy”, biết bao điền
chủ độc ác bị tán gia bại sản, có kẻ còn bị giết chết. Chỉ có vợ chồng Năm Văn
vẫn bình an vô sự. Họ sống an nhàn trong ngôi nhà ba gian hai chái với đâu hơn
mươi mẫu ruộng làm kế sinh nhai.
Kể một hơi dài đến đây, chợt ông Ba ngập ngừng, giọng trở nên xúc động:
Kể một hơi dài đến đây, chợt ông Ba ngập ngừng, giọng trở nên xúc động:
-
Nhưng trời già cay nghiệt, nỡ phụ lòng nhân từ của người có đức. Cô Ba Hưởng
mất vì bị làm băng (18) sau khi sanh đứa con thứ tư. Bệnh không ngặt nghèo lắm,
không đến nỗi vong mạng, nếu thuốc thang đầy đủ. Nhưng chú biết mà, thời đó,
vùng nầy xa xôi hẻo lánh...
Tôi
nín lặng, cảm thông với nỗi buồn của ông. Người quá cố chắc đã cho ông nhiều ân
nghĩa.
Ông
Ba tiếp giọng nghẹn ngào:
- Đám tang cô Ba, tá điền ở đây và các nơi khác
quy tụ về cả ngàn người. Họ tự động để tang cô. Họ thành tâm tưởng nhớ người đã
cứu vớt họ thoát khỏi cảnh khốn cùng.
Tôi
liếc sang, thấy trên má của ông Ba long lanh hai dòng lệ. Tôi tìm lời an ủi:
-
Có thể giờ đây, hương hôn cô Ba Hưởng đang ở một nơi nào đó, chắc sẽ thanh nhàn
hơn cõi trần tục nầy. Và chắc cô cũng mỉm cười sung sướng vì biết còn có những
tấm lòng nghĩ đến cô.
Ông
Ba lau nước mắt, lại than thở sau tiếng thở dài:
-
Lão trời già thật cay nghiệt, không buông tha cho người nhân hậu, khi cô Ba
Hưởng chết rồi thì Năm Văn cũng chết theo.
Tôi
sững sờ, hỏi:
-
Ông Năm Văn sao chết vậy anh?
Ông
Ba nghẹn lời:
-
Trong một chuyến sang sông thăm một người tá điền cũ bị bệnh nặng, Năm Văn bị
xuồng chìm trong vùng nước xoáy...
***
Hai
mươi năm sau.
Hai
mươi năm trôi giạt xứ người. Mái tóc tôi đã pha màu sương tuyết. Một hôm, tôi
trở về thăm quê hương, nhớ lại người bạn vong niên, tôi quyến định tìm về ấp 3
để thăm viếng ông Ba. Mặc dầu với tuổi đời, tôi tin rằng ông Ba khó thể còn
sống được. Nếu quả vậy, ít ra tôi cũng viếng được mộ phần của người bạn già
đáng kính đó.
Hai
mươi qua, cuộc đời biết bao thay đổi thăng trầm nhưng ở vùng quê nầy, tôi cũng
không khó khăn tìm lại ngôi nhà của người bạn cũ.
Tôi
đứng tần ngần trước ngôi nhà, lòng bồi hồi ray rức, ngôi nhà vẫn như xưa, tuy
nét rêu phong đã phủ mờ màu khói đỏ. Vài bụi cỏ dại mọc trên mái ngói. Đầu hiên
và trước sân nhà, từ trong lỗ ngói vài tổ chim se sẻ lòng thòng những cọng cỏ
khô. Những con chim sẻ ríu rít bay là đà, khi chui vào tổ, lúc liệng trên không
rồi đậu trên mái ngói.
Một
người đàn bà xấp xỉ tuổi tôi, từ đâu bước tới, nhìn tôi trân trân rồi mừng rỡ
kêu lên:
-
Chú! Có phải chú là chú Út Toàn hông?
Tôi
ngỡ ngàng:
-
Tôi đây! Xin lỗi...
Người
đàn bà đon đả:
- Chèn
ơi! Chú về hồi nào? Con (19) là con Thiếu Phương nè. Chú quên con rồi sao chú?
-
Trời đất! Chú không thể nào nhìn ra cháu!
Nói
xong, nhìn đứa bé chừng bốn năm tuổi đang sợ sệt nắm tay Thiếu Phương, tôi hỏi:
-
Con của cháu phải không? Đứa thứ mấy rồi?
Thiếu
Phương cười, đáp:
-
Thằng nhỏ nầy là cháu nội của con. Nó là con đầu lòng của thằng thứ ba đó chú.
Mời chú vô nhà mình!
Một
cảm giác đi vào lòng tôi. Ở quê, đời sống, tính tình con người rất bình dị. Họ
thật thà chất phác và răm rắp tuân theo lễ giáo của ông bà, cha mẹ. Tôi còn
nhớ, Thiếu Phương là người con thứ ba (20) của ông Ba. “Nó” bằng hoặc nhỏ hơn
tôi một tuổi là quá mức. Vậy mà khi nói chuyện với tôi, một điều chú, hai điều
con. Thật ra, cách xưng hô như vậy, lâu rồi đã không còn làm tôi ngượng ngùng.
Điều làm cho tôi nghĩ là trên dải đất thân yêu của chúng ta ngày nay còn được
mấy nơi giữ gìn được nền phong hóa tốt đẹp ấy?
Tôi
nhìn gian giữa của ngôi nhà, trên bàn thờ, tấm ảnh bán thân của ông Ba đang
nhìn tôi mỉm cười. Có lẽ ông hài lòng vì còn có thằng em biết nghĩa tình đến
thăm ông. Cũng như khi xưa, khi kể chuyện về lão Hoành cho tôi nghe mà ông nhỏ
lệ khóc vợ chồng cô Ba Hưởng.
Tôi
hỏi Thiếu Phương:
- Ba
cháu mất bao lâu rồi? Ảnh (21) đau sao vậy cháu?
Thiếu
Phương buồn bã:
-
Sau khi chú giã từ gia đình con ra đi. Ba con vẫn thường hay nhắc chú. Mỗi lần
nhậu, ba con đều biểu tụi con phải dọn thêm phần chén đũa và ly rượu cho chú.
Ba con nói, “làm như vậy để lúc nào tao cũng nhớ chú Út tụi bây!”
Tôi
thấy mắt mình cay xè. Tôi thật không ngờ người anh kết nghĩa với tôi lại trọng
nghĩa tình và thương tôi đến mức đó. Thiếu Phương cũng rơi nước mắt. Nó tiếp:
-
Khi ba con lâm bệnh nặng, lúc nào ba con cũng nhắc đến chú, còn dặn tụi con sau
nầy gặp chú phải kính trọng như lúc ba con còn sống. Trước khi nhắm mắt, ba con
cũng gọi tên chú rồi hỏi một mình, “Út Toàn, chừng nào em về?”
Nghe
Thiếu Phương kể xong, nước mắt tôi nhòa mặt, tôi bước đến bàn thờ thắp nhang
quỳ lạy, chịu lỗi với người anh quá cố. Thấy vậy, Thiếu Phương òa lên khóc. Nó
nghẹn ngào:
-
Bây giờ chắc ở nơi chín suối, ba con cũng mãn nguyện rồi phải hông chú?
“Phải
hông chú?” Từ miệng Thiếu Phương buông ra làm tôi thêm nhớ hình ảnh ông ba. Mỗi
lần nói hoặc kể chuyện với tôi, ông Ba thường hỏi ba tiếng “phải hông chú?”
Tôi
lại chợt nhớ câu chuyện giữa tôi và ông. Chúng tôi cùng luận về hai chữ “Tri
kỷ”. Kẻ tri kỷ, khi chưa trả lời được câu hỏi của bạn mình cũng lấy làm khó
chịu trong lòng:
Khi
xưa, có hai người bạn sắp chia tay, người ở lại làm lươn để đãi người ra đi. Người
ra đi hỏi:
-
“Thịt lươn làm món gì ngon?”
Người
ở lại chưa kịp trả lời thì tiếng người đưa thuyền thôi thúc. Người ra đi vội vã
từ biệt. Người ở lại chưa kịp trả lời bạn, ấm ức trong lòng. Từ đó, ra vào buồn
bã. Hai mươi năm sau - cũng hai mươi năm - hai mái đầu đã bạc, thoắt gặp nhau
trên đất khách, người ở lại vội nói liền:
-
“Thịt lươn nướng ngon lắm!”
Người
ra đi ôm chầm lấy bạn, ngậm ngùi...
-
Anh ba ơi! Ngày em ra đi, anh hỏi, “chừng nào chú trở lại?” Em chưa biết trả
lời sao thì vội vàng từ biệt. Em thật có lỗi với anh. Hai mươi năm trôi giạt
xứ người, trở về thăm quê hương, em về đây với anh thì anh đã thành người quá
cố. Nay trước vong hồn anh, em xin bắt chước người xưa trả lời, “nay em đã về
với anh.”
***
Ngồi
trên chiếc Boeing 747 của hãng hàng không Krorea Airline trở lại Hoa Kỳ. Trong
chuyến bay nửa vòng trái đất, tôi không tài nào ngủ được. Hình ảnh quê hương,
tình cảm con người ở nơi chôn nhau cắt rốn đã làm cho tôi nghĩ tới cuộc sống,
tình cảm của những đứa con xa lìa tổ quốc.
Ở
đây, vật chất, tiện nghi, giờ giấc đã gậm nhấm lần mòn tất cả những gì cao đẹp
của nền văn hóa quê hương để rồi đến một ngày nào đó, chính những con người
có cội rễ nguồn gốc bây giờ sẽ chẳng còn biết quê hương mình ở phương trời nào,
chẳng khác gì những người nô lệ da màu đến từ xứ Phi châu nghèo khó. Còn chăng,
chỉ là mái tóc màu da...
Càng
nghĩ, tôi thấy lòng mình càng se lại.
Tổ
quốc ơi! Quê hương tôi ơi! Xin hãy nới rộng vòng tay thương xót chúng con. Hãy
tha thứ chúng con, những đứa con trót xa lìa nơi chôn nhau cắt rốn, trót xa lìa
đồng ruộng quê hương để trở thành những kẻ lang thang nơi xứ người và đang tiến
dần trên con đường vong bổn.
________
Ghi chú:
1.
Giạ: Đơn vị đo lường, dùng để đong các loại hạt. Làm bằng
tole hoặc đan bằng tre. Dung tích từ 35 đến 41 lít, tùy địa phương. Miền Nam
thường dùng giạ 41 lít, đôi khi có vùng dùng giạ đến 41.5 lít hoặc 42 lít (litre
= 1dm3). (Xin nói thêm, dùng giạ giống như dùng “Chục”. Mỗi “chục” thông thường
có 10 hoặc 12 đơn vị . Ở miền Nam, vài địa phương mỗi một chục đến 14 hoặc 16
đơn vị).
2 +
13: Cắn “gứt”: cắn rứt, đa số người miền Nam (ở các tỉnh miền Tây thì
nhiều hơn) khi phát âm không phân biệt được chữ “R” với chữ “G” hoặc chữ “V”
với chữ “D”. Họ dùng “G” thay cho “R”, dùng “D” hoặc “Dz” thay cho “V”. Chẳng
hạn đi “guộng”, đi “gừng”, “con cá gô bỏ trong gỗ kêu gồ gồ”, hay “Và với Dà” hoặc “Vậy với Dzậy”. Nhưng khi
viết thì viết đúng những mẫu tự. Chẳng hạn, có người nói “cái biếp” nhưng khi
viết, họ viết “cái bếp”. Giống như người miền Bắc chữ “L” với chữ “N” hoặc chữ
“D” với chữ “R”. Ví dụ: “Xe nam neo nề (xe lam leo lề), mặc rầu (mặc dầu),
trong khi vài địa phương miền Trung không phát âm đúng chữ “Ă”, súng bắn pằng
pằng, họ nói súng bắn pèng pèng hoặc tét đèn = tắt đèn.
3.
Cộ: Một dụng cụ chuyên chở nông sản, một loại “xe không bánh”. Có hai cây
gọng dài, máng trên cổ trâu nhờ cái ách, chạy dài từ đó ra sau. Thành cộ được
đóng thẳng ngay tên hai chiếc gọng. Khi trâu bò kéo đi, phần sau hai đầu gọng
kéo lê trên mặt đất.
4.
Lẫm: Như nhà bình thường nhưng vách làm chắc chắn, không để ở mà để đổ
lúa vào chứa.
5.
Bồ: Dụng cụ chứa lúa nhà nông, đan bằng tre, nứa. Rộng khoảng 1 mét trở
lên, dài tùy ý muốn đường kính của bồ lớn hay nhỏ. Khi chứa lúa người ta dựng
đứng chiều ngang lên, chiều dài cuốn thành vòng tròn rồi đóng nhiều cây cọc
chung quanh phía ngoài làm sườn cho chắc chắn.
6.
Sứ quân: Tướng lãnh hay quý tộc ngày xưa chiếm cứ một vùng đất
tương đối làm lãnh địa riêng để tự cai trị mà không chịu ảnh hưởng bởi triều
đình vua chúa.
7.
Xiêm La: tên gọi cũ của Thái Lan ngày nay.
8.
Phú Lang Sa: Thời đó gọi nước Pháp bằng Phú Lang Sa do chữ français.
9.
“Đi ngoài” hay “đi đồng”: đi vệ sinh. Thuở ấy, người nông dân miền Nam thường
đi bài tiết ở đồng ruộng.
10.
Phảng: Dụng cụ phát cỏ, lát, lưỡi bằng thép, to bản. Lưỡi và
cán phảng không nằm thẳng như gươm đao. Cán phảng cúp lại thành góc vuông.
11.
Đường bà, đường ông: Đàn bà, đàn ông, lối nói thông dụng của người dân
miền Nam thời đó.
12.
Bà chè: Xương bánh chè, khớp xương có hình tròn dẹt ở đầu gối
người.
13
+ 2. Cắn gứt (xin xem 2 + 13 ở trên)
14.
Cùi: Bệnh hủi =Một trong bốn chứng nan y trong ngành Đông y.
15.
Tiêu tùng = chẳng còn gì. Xíu
quách = xương có thịt của động vật được nấu rục lấy nước nấu phở, hủ tiếu.
16
+ 21. Cổ, ảnh, chỉ, dĩ, dưỡng: Đại từ ngôi thứ ba, cách nói đơn giản
của người miền Nam để chỉ cô ấy, anh ấy. chị ấy, dì ấy, dượng ấy…
17.
Quốc sự: Làm chính trị. Ngôn ngữ miền Nam thời đó.
18.
Làm băng: Sau khi sanh xuất huyết nhiều, không cầm lại được.
19:
Con: Ở đây = Cháu, trong bài, từ dùng tự xưng, đại từ ngôi
thứ nhất. Khi xưng hô trước những người có ngôi bậc ông bà, cha mẹ chú bác, cô
dì, người miền Nam không xưng cháu mà xưng con.
20. Đây là đứa con sinh lần thứ hai. Miền Nam, đứa con
sinh lần thứ nhất gọi thứ Hai.
Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2016
NGƯỜI BẠN VONG NIÊN (Kỳ 2)
NGƯỜI BẠN VONG NIÊN (Kỳ 2)
Thái Quốc Mưu
Thái Quốc Mưu
Có
lần, tôi thấy một thửa ruộng cỏ năng mọc bạt ngàn, tứ bề chạy tít chân trời. Tôi lấy làm tiếc vì nếu thay vào đó là lúa thì người dân ở đây được no ấm
biết bao nhiêu. Tôi nói lên ý nghĩ của mình thì được ông Ba đáp:
-
Chú nói đúng đó! Hồi tui còn nhỏ, ở đó là lúa chứ đâu phải năng. Lúa ơi là lúa,
bốn bề nhìn mút mắt! Chú thấy hông, bên nầy là kinh Chủ Chí, bên kia là kinh
Thầy Cai... đủ hết, họ đào ngang xẻ dọc ngó như màn nhện. Hồi đó, đất của chủ
điền nào thì người đó cho đào kinh nên người ta lấy tên của họ đặt cho con
kênh họ đào, miết rồi thành địa danh luôn.
Mấy
ông chủ điền họ cho đào kinh để rỏ phèn mà cũng để chở lúa cho tiện chứ quân
ngũ nào cộ (3) cho xuể? Lúc chở về, phơi khô cho vào “lẫm” (4). Chà! chà! chắc
chú chưa biết “lẫm” là cái gì nên nghe lạ tai lắm phải hông? Lẫm lúa là những
dãy nhà cất để vựa lúa, nó cũng giống như nhà mình ở vầy nè nhưng vách được
mần kiên cố hơn để chứa lúa không bị sạt. Người ta chứa lúa vào đó chứ hổng
mần bồ (5) mần biết gì cả.
Ở
miệt Gành Hào còn có “lẫm chiếc” và “lẫm đôi” nữa. Lẫm chiếc, chỉ chứa chừng
mười mấy ngàn giạ lúa. Lẫm đôi thì chứa bằng hai hoặc ba lần lẫm chiếc. Bây giờ
người đông, đồng ruộng bị chia năm xẻ bảy. Mỗi mùa người nào nhiều lắm cũng chỉ
có khoảng vài ngàn giạ là quá mức rồi nên họ xây bồ chứa lúa chứ hổng còn cất
lẫm như trước nữa.
-
Như vậy, đời sống người dân lúc đó chắc khỏe lắm, hả anh?
Tôi
hỏi xong chợt thấy mình ngớ ngẩn nhưng câu trả lời của ông Ba đã đánh tan ý
nghĩ ấy. Ông
Ba cười dễ dãi:
-
Khỏe sao được mà khỏe! Cái thứ mần tôi mọi thì đời nào cũng như đời nấy. Ruộng
lúa nhiều nhưng là ruộng lúa của chủ điền chớ nào phải của tá điền đâu! Thời
nào cũng vậy, chỉ có “dân ngu cu đen” là phải cảnh “trên răng dưới dái” đó chú!
Họ mần quần quật suốt năm chỉ tổ mần công không cho chủ. Người nào gặp vị điền
chủ nhân đức thì đỡ khổ, hổng may gặp bọn cường hào ác bá thì nó bóc lột tận
xương tủy chẳng khác gì bọn thực dân bóc lột người bản xứ. Vậy mà mỗi lần Tết
đến, tá điền còn phải “Tết” cho chủ điền nữa đó chú. Lễ vật Tết ít nhất cũng là
cặp gà hay cặp vịt. Một lão chủ điền có chừng trăm tá điền trở lên, chú thử làm
con tính coi mỗi kỳ Tết đến, họ được bao nhiêu gà vịt. Ăn cả năm không hết!
À!
chắc chú đã nghe nói về công tử Bạc Liêu chớ gì? Đó là cậu ba Trần Trinh Huy,
con của ông Hội Đồng Trần Trinh Trạch đó chú. Ở Vĩnh Châu còn hai con kinh mang
tên hai ông nầy. Mấy ngôi nhà đồ sộ nằm dọc theo bờ sông, gần cầu Quây đều là
của họ Trần hết đó chú! Đời sống của dòng tộc nầy chẳng khác gì vua chúa hết.
Tá điền của họ Trần may hơn tá điền của các địa chủ khác vì họ Trần không đến nỗi
bạo ngược.
Ở
vùng nầy, chỉ có lão điền chủ họ Hoành thì đáng ghi vào sách “tang thương ngẫu
lục” lắm!
Tôi
hỏi:
-
Chuyện đó như thế nào vậy anh Ba?
Ông
kể:
-
Khoảng năm 1924, ông địa chủ họ Hoành có mấy trăm mẫu ruộng, dưới tay có cả
trăm tá điền. Ngoài lệ đóng lúa ruộng hàng năm, họ còn phải đóng vai “lính” mà
ông “quan Hoành” muốn kêu gọi bất cứ lúc nào lão ta nổi hứng. Lão ta tự đặt cho
mình cái tục lệ rất kỳ cục là những tá điền trong tay lão ta cai quản phải
tuân hành tuyệt đối mệnh lệnh của lão ta. Lão Hoành coi điền thổ của y như là
lãnh địa của một sứ quân (6). Nhà lão có hai mươi nam nữ gia nhân phục dịch
trong ngoài. Ngoài ra, còn có mười tên lực điền vừa mần “lính gác” vừa
mần bảo vệ khi lão ta ra ngoài. Đứng đầu những tên lực điền là một võ sư gốc
người Xiêm La (7).
Chủ
Hoành có hai đời vợ rồi, hổng hiểu sao hai bà vợ của lão đều chết sớm. Người vợ
cả hổng có con nối tự. Bà thứ hai thì có hai người con. Thằng con trai lớn là
Hai Thọ, cô con gái kế là Ba Hưởng. Thằng Thọ giống cha nó như hai cái bánh đúc
cùng khuôn. Vì là con trai một nên từ cái mánh khóe gian ác nhỏ nhặt nhất, lão
Hoành cũng hổng quên truyền lại cho thằng con trai cưng của lão nhưng Hai Thọ
còn trội hơn lão về tính láu cá và cách vung vãi tiền. Cũng may, trong cọng rau
sâu vẫn còn một lá nguyên vẹn. Đó là cô Ba Hưởng, một bông hoa ngọt ngào nhân
ái trong một gia đình nực mùi gian ác.
Nhấp
xong miếng rượu, ông tiếp:
-
Út Tiên là vợ thứ ba của lão Hoành nhưng kẻ trên người dưới đều kêu Út Tiên
bằng “bà Tư” chớ hổng kêu bằng “bà Ba” như cách kêu bình thường để chỉ ngôi
thứ những bà vợ lẻ của các điền chủ thời đó. Tiền thân của Út Tiên là gái hạng
sang ở tỉnh, tính nết bà Tư trước kia như thế nào chẳng ai biết song từ khi về
mần vợ nhỏ lão Hoành thì Út Tiên ít nói, bàng quan trước mọi sự nên khó ai
hiểu được lòng bà. Có điều, mọi người biết chắc chắn là bà Tư rất ngán cô Ba
Hưởng vì phẩm hạnh của cô. Ngán Hai Thọ vì tánh ẩu tả và ba trợn và ngán lão
Hoành vì ông ta có quá nhiều... tiền! Bà Tư cùng lứa tuổi với cô Ba và có lẽ
vì ngại cách xưng hô nên người ta ít khi thấy bà Tư nói chuyện với hai đứa con
chồng.
Trong
nhà lão Hoành, còn có một nhân vật đáng nhắc tới nữa đó là Năm Văn, trạc tuổi
Hai Thọ. Năm Văn là quản gia và mà cũng là “con cưng” của lão Hoành. Lão ta tự
hào về người giúp việc đảm đang, cần mẫn của mình. Ban đầu, chủ Hoành hổng biết
Năm Văn “tài giỏi” như vậy, đến một bữa có quan Tây đến nhà, khi quan Tây xổ ào
ào tiếng Phú Lang Sa (8) mần cho lão Hoành cứ đờ mặt ra chịu trận. May sao Năm
Văn bèn bật tiếng Tây rôm rốp rồi còn dịch tiếng Tây ra tiếng ta cho lão Hoành
nghe khiến lão ta muốn… chóng mặt.
Hôm
ấy, trong khi chờ dự tiệc thì thầy thông ngôn xin vắng mặt để “đi ngoài” (9).
Quan Tây chẳng chịu nín, cứ tuôn tiếng phú Lang Sa ì xèo khiến lão Hoành há
miệng ra… nghe.
Sau
đó, lão ta mạnh dạn tuyên bố rất hách xì xằng: “trong triều” có văn võ song
toàn, bên ngoài thì có xã, huyện, bạn bè vây cánh thì lo gì “vương quốc” ta
không cường thịnh đời đời.”
Lão
Hoành vì quá chủ quan mà tuyên bố như vậy nhưng hổng biết rằng với cái “vương
quốc” được xây dựng trên mồ hôi nước mắt của người khác thì chú nghĩ coi với
“nhân tài” lão ta đang có liệu có thể gìn giữ được bao lâu?
Tôi
khẽ gật đầu tán đồng nhận định của ông Ba trong khi ông tiếp:
-
Trong đời sống, nếu không gieo cái đức thì cái họa tất nhiên sẽ tới gần. Chú
còn nhớ câu “Hành thiện chi nhân như xuân viên chi thảo, Hành ác chi nhân như
ma đao chi thạch” hông?
Tôi
gật đầu, nói:
-
Làm điều thiện, điều lành như cây cỏ mùa xuân (không thấy tốt mà tốt lúc nào
không hay). Làm điều dữ, điều ác cho người giống như cục đá mài dao (không
thấy mòn mà nó mòn, hết lúc nào không biết).
Ông
Ba vỗ vế cái bốp, cười đắc ý:
-
Giải nghĩa như chú mới thật đúng là “người thông thái chữ nghĩa”. Tui biết tui kết nghĩa với chú là trúng phóc mà...
Nhấp
một hớp rượu, khà một tiếng to, ông tiếp:
-
Cái họa của lão Hoành chính là Hai Thọ, thằng con cưng của lão ta. Tui nghĩ,
trời cao có mắt đó chú! Mần cha mẹ mà ác đức, bóc lột của người, lấy công sức
của người để mần giàu, cậy thế quyền, dựa vào của cải chèn ép, trấn áp người
thì trời nào để yên phải hông chú? Nói
nôm na, gieo thứ nào thì gặt thứ đó, có ai cấy lúa mà hái đậu bao giờ đâu chú!
Lão Hoành mần quá nhiều điều ác thành thử trời cho Hai Thọ đầu thai mần con lão
để phá banh cái sản nghiệp ấy đó chú. Chú biết hông, Hai Thọ có cái tính thật là
ác ôn, khi đi đâu thì nó hay kêu tá điền cõng nó đi.
Rồi
như không kềm chế được sự nóng giận, ông Ba hằn học tiếp:
-
Nó bắt người ta mần ngựa cho nó cỡi (cưỡi). Chú thấy khốn nạn chưa? Chỉ trừ khi
nào nó lên tỉnh đánh bài hay chơi đĩ thì tá điền mới thoát khỏi cảnh mọi rợ ấy
thôi!
Ngừng
một chút, ông Ba vừa lấy mấy đọt xoài cuốn với mấy cọng rau thơm, vừa tiếp:
-
Đến mùa thu lúa ruộng thì y như rằng phải có nhiều điều xảy tới tá điền. Mỗi
khi có người đem lúa đến, Hai Thọ bèn hốt một nắm lúa bỏ vào chậu nước, nếu
chìm hết thì thôi, nếu còn hột nào nổi lên thì nó nói với tá điền ấy rằng “mầy nộp
trấu hả mậy? Mầy ăn trấu được không mà đem nộp cho tao?”
Cứ
mỗi mùa đong lúa ruộng như vậy, ít nhất có hàng chục người “nộp trấu” bị cha
con lão Hoành giải quyết “tạm trời tha tụi bây. Để chuộc tội, mỗi đứa lau cột
nhà mười lần.”
Chuyện
hỏng mới lạ gì nên sau khi nghe lệnh truyền ra, mỗi tá điền bèn lấy một bao
bố, vào nhà chánh, leo lên mấy cây cột nhà to như cột đình làng rồi ôm bao
tuột xuống. Mới nghe coi bộ chẳng ăn thua gì. Thiệt ra, khi tuột xuống thì khỏe lắm chớ khi leo lên
thì phải biết vì cột nhà lau như vậy đã hàng mấy chục năm rồi, nó bóng láng và
trơn như thoa mỡ, leo lên tuột xuống mấy lần là thở hổng ra hơi. Nhưng họ cứ
phải “vui vẻ” mần vì thà mần như vậy còn hơn đem lúa về mần lại. Mà mần lại có
yên đâu vì mần lại tức là chọc giận cậu Hai rồi, mà khi cậu Hai giận thì hậu
quả sao mà lường trước được chú?
Hai
Thọ ngoài thú cỡi ngựa người, có cái thú khác ác nghiệt hơn là nó không thèm
lấy vợ mà lại thích chim vợ tá điền. Vô phúc tá điền nào có vợ coi được, bị nó
để ý thì sớm muộn gì nó cũng cuỗm vợ người ta.
Để
tui nhớ lại coi... À! À... có lần nó thấy vợ của Tư Cung là con gái của ông Ba
Hóa. Vốn là một võ sĩ, từng mãi võ Sơn Đông bán thuốc khắp Nam Kỳ Lục Tỉnh. Sau
đợt tranh tài với hai anh em võ sĩ Huỳnh Phi Long, Huỳnh Phi Hổ, ông Ba Hóa bị
thua, bèn về ẩn dật ở xóm trên đây. Thằng Thọ nó thấy mát mắt, bèn thả dê. Dụ
dỗ không được, nó dọa dẫm nhưng cũng không được. Nó bèn cùng lũ bộ hạ đến nhà
làm càn, ôm đại vợ người ta. Vợ Tư Cung đang chống trả dữ dội thì Tư Cung về
tới. Nóng lòng, máu giận trào lên, Tư Cung sinh liều, bất kể trời đất nữa chớ
Hai Thọ thì nhầm nhè gì phải hông chú? Tư Cung vung tay đấm vào mặt Hai Thọ một
cú như trời giáng. Hai Thọ sặc máu mũi. Máu me chảy tùm lum. Trong khi Tư Cung
định bồi thêm mấy cú nữa thì y bị đám thủ hạ đầu trâu mặt ngựa của Hai Thọ ập
vào bắt trói rồi đánh nhừ tử.
Nhấp
thêm hớp rượu cho thấm giọng, ông Ba tiếp:
-
Vài ngày sau, tai họa đổ xuống đầu gia đình Tư Cung, hắn bị bắt vì tội trộm với
tang vật còn giấu dưới gầm giường trong buồng của vợ chồng y. Chuyện xảy ra,
đứa con nít cũng biết đó là âm mưu thâm độc của cha con lão Hoành nhưng vì sợ
tai bay họa gởi, chẳng ai dám nói lời nào. Chú coi, ăn ở thất nhân ác đức như
vậy thì trời đất nào dung tha! Phải hông chú?
Tôi
phụ họa:
-
Bày mưu lập chước hại người như vậy là quá vụng về, trân tráo chẳng khác gì
chuyện Thạch Sanh ăn cắp vàng trong truyện cổ tích.
-
Nhưng đời đâu có như tôi với chú tưởng. Hiệu quả của nó làm cho Hai Thọ rất hài
lòng. Sau đó, Tư Cung bị đày đi biệt xứ bỏ lại con vợ trẻ măng mà Hai Thọ đang
thèm muốn.
Nhà
giàu mà thèm ăn thì hổng bao giờ để chảy nước miếng. Lòng dâm trong thằng Hai Thọ
cũng vậy, nó hổng bỏ bất cứ cơ hội nào! Thế là nó kéo bọn ma vương đến túp lều
của vợ Tư Cung. Lần đó, Hai Thọ bị vợ Tư Cung phản đối quyết liệt. Phần quyết
giữ gìn trinh tiết, phần quyết trả thù chồng. Trong cơn nguy ngặt, vợ Tư Cung
vớ ngay cái phảng (10), vốn là con gái của võ sĩ, đã từng theo cha đi tám
phương tứ xứ, cô nàng vung tay múa phảng vù vù. Hai Thọ ỷ có đám thuộc hạ, lại
khinh thường đường (11) bà, hắn định nhào vô cướp phảng rồi ôm đại, ai dè bị vợ
Tư Cung cho một phảng vô ngay ống quyển, làm nó sụm bà chè (12). Bọn
tay sai của Hai Thọ thấy “chủ tướng” lâm nguy bèn gậy gộc hè nhau nhào vô. Vợ
Tư Cung chống trả dữ dội nhưng “mãnh hổ nan địch quần hồ” mà chú! Với lại, vợ
Tư Cung là thân phận đường bà sức yếu nên bị đám lâu la của Hai Thọ bắt trói
lại. Hai Thọ lấy phảng giết chết vợ Tư Cung rồi phóng lửa đốt nhà. Vậy là vợ Tư
Cung chết vì hỏa hoạn.
Ông
Ba đăm chiêu một lát, rồi mơ hồ:
-
Luật pháp thời đó là như vậy. Chắc chú cũng nhớ câu của thánh hiền: “Kiến nghĩa
bất di vô dõng giả.” Vậy mà tui biết tất cả tội lỗi của Hai Thọ nhưng tui lại làm
thinh. Tui tự thấy mình quá nhu nhược, yếu hèn phải hông chú?
Tôi
đáp:
-
Anh nghĩ chí phải nhưng cũng có câu, “Mãnh hổ nan địch quần hồ.” Lại có câu,
“Đa kim ngân phá luật lệ.” Thời đó, anh im lặng là phải. Vả lại, anh không
phải là mãnh hổ mà chỉ có lương tâm thì anh làm gì được? Lúc đó, anh im lặng là
anh “biết sống” chứ chẳng phải hèn. Anh chứng tỏ sự hiểu biết của anh trong
hoàn cảnh đó tức là anh vào bậc “trí giả” rồi! Nếu ai mà biết chuyện đó như
anh thì họ cũng đành im lặng thôi!
Ông
Ba ngậm ngùi:
-
Hổng phải đâu chú! Tui biết chú thương tui mà nói như vậy, an ủi tui như vậy để
tui cảm thấy lương tâm mình hổng bị cắn gứt (13) dày vò. Chú biết hông, trong
lòng dạ tui, lúc nào tui cũng tự thấy mình thiếu trách nhiệm mần người! Đã vậy mà còn dung túng cho kẻ thất nhân ác đức sống ngoài vòng pháp luật. Tui thấy tui
không xứng đáng làm một CON NGƯỜI đó chú!
Tôi
cảm thông nỗi lòng của ông Ba, có lẽ vì anh ngại thân phận tôi đòi của mình mà
không dám nói ra! Và tôi xua đuổi nó, bằng cách:
-
Chuyện cũ đã qua rồi, anh không nên băn khoăn. Bây giờ “dzô” một cái rồi kể
tiếp chuyện bà Tư đi anh!
Sau
khi nhấp ngụm rượu, ông Ba chiều ý tôi:
-
Một điều hết sức bất ngờ với mọi người là ông Chủ Hoành đột nhiên ngã ra chết
bất thình lình. Cái chết dù là của một tên bất nhân mà lại là chủ một cơ ngơi
đồ sộ, có nhiều tiếng tăm ở đây, lại còn là cái chết bất ngờ nữa nên ai nấy
cũng bàn tán xôn xao. Giới tá điền thì có người mừng, người lo. Họ mừng vì một
tên ôn dịch đã chết. Họ lo vì sợ thằng Hai Thọ có toàn quyền, nó còn ác độc hơn
thằng cha của nó. Lão Hoành chết chưa được bao lâu thì gia đình lão ta xảy ra
nhiều biến cố. Đầu tiên là Hai Thọ ở với... Bà Tư.
Tôi
ngạc nhiên:
-
Sao loạn luân vậy?
-
Loạn luân? Nhưng vẫn có thể giải thích được mà chú! Út Tiên là dân chơi có
tiếng tăm. Biết đâu trước lão Hoành, Hai Thọ đã từng ăn nằm với cô ta rồi. Điều
nầy có lý lắm chú vì Hai Thọ là tay ăn chơi bạt mạng chẳng những ở tỉnh thôi
mà luôn ở Sègòn nữa đó… Chỗ nào có động, có hang ổ là nó biết hết ráo! Nó biết
những chỗ ăn chơi như mình biết hai bàn tay của mình có mấy ngón vậy đó chú! Bây
giờ hai người ở chung nhà, cái gai trước mắt hổng còn nữa mà hổng chừng cái
gai đó do chính Hai Thọ nhổ nữa đó nghen chú! Chú nghĩ coi, một bên là thằng
đường ông háo sắc, một bên là con mẹ đường bà từng là gái giang hồ thì tụi nó
ngại gì loạn luân với hổng loạn luân chú?
Tôi
hỏi để câu chuyện thêm phần hấp dẫn:
- Sau
đó rồi như thế nào anh?
Ông
Ba ra dấu như bảo tôi đừng nôn nóng vì câu chuyện còn dài:
-
Lại một điều lạ nữa là từ khi chánh thức ăn ở với Út Tiên, Hai Thọ trở nên đứng
đắn với mọi người. Hắn không còn lăng nhăng với vợ tá điền cũng không còn ăn
chơi trác táng như trước. Người ta bảo nhau rằng Hai Thọ “cúi đầu chịu phép” Út
Tiên như con dê con trước bầy sói dữ.
(còn tiếp kỳ 3)
(còn tiếp kỳ 3)
Thứ Năm, 21 tháng 4, 2016
NGƯỜI BẠN VONG NIÊN (Kỳ 1)
NGƯỜI
BẠN VONG NIÊN – (Kỳ 1)
Thái Quốc Mưu
Ông
Ba định nhấp hớp rượu nhưng lại để ly xuống, bảo tôi:
-
Nữa! tui đã nói với chú bao nhiêu lần rồi! Đừng gọi tui bằng bác nữa. Gọi bằng
anh đi! Anh, a..a.. anh, có gì thiệt thòi cho chú đâu? Bộ tui hổng đáng làm anh
chú sao?
Tôi
cười cười. Ông Ba nhỏ hơn cha tôi con giáp và chỉ lớn hơn chị Hai tôi năm bảy
tuổi. Nếu là con trưởng, tôi gọi ông Ba bằng anh chẳng có gì đáng nói. Đàng
nầy, tôi lại là đứa con thứ mười hai trong gia đình, tính ra tôi nhỏ hơn ông Ba
gần đến ba mươi tuổi và con gái đầu lòng của ông Ba còn lớn hơn tuổi tôi, lại
có con cái đùm đề. Tôi gọi bằng anh coi sao được? Lẽ ra, tôi gọi ông Ba bằng
chú là hợp lý nhấ nhưng tôi vẫn ngại vì đã gọi ông Ba bằng bác từ lâu rồi,
nó đã thành “cái lệ”. Đổi lại cách xưng hô coi nó thật kỳ khôi
Những
lần trước - khi mới quen - tôi gọi ông Ba bằng bác, ông rất hài lòng nhưng mấy
lần sau nầy - nhất là hôm nay - dứt khoát ông không chịu mà cứ nằng nặc bắt tôi
phải gọi bằng anh. Lý do rất đơn giản. Ông nói:
-
Hổng phải là tui muốn mần... nhỏ đâu chú. Tui đã nói với chú rồi, tui hổng có
em. Em ruột đó, chứ ba cái thứ em bà con lấy giạ (1) đong cũng hổng hết. Nhưng
tụi nó, có đứa nào biết chữ biết nghĩa gì đâu! Chữ Hán đó mà! Dốt như vậy làm
sao tui tâm tình được? Còn nhỏ mà thông hiểu chữ nghĩa như chú, bây giờ hiếm
lắm. Bởi vậy, tui rất khoái chú. Ý tui, tui muốn kết nghĩa đệ huynh với chú.
Tôi
sượng sùng:
-
Dạ!... Thôi để con gọi bằng chú coi được hơn đó... bác! Con còn nhỏ hơn...
Ông
Ba gạt phắt
-
Đâu được, nhỏ lớn gì cũng dzậy (2). Bộ chú nhỏ tuổi rồi tui hổng kết nghĩa đệ
huynh với chú được sao? Trong truyện Tàu, biết bao nhiêu người kết nghĩa bằng
hữu mà tuổi tác cũng như tui với chú, có sao đâu? Ăn thua ở cái tình cái nghĩa
với nhau thôi. À! khi kết nghĩa anh em mà tuổi tác chênh lệch như tui với chú,
người ta gọi là gì hả chú?
-
Dạ! Bạn vong niên.
Ông
Ba búng tay không cần kêu:
-
Thấy chưa! Biết ngay mà! Nói ra là chú biết liền. Thôi, uống đi chú. Uống đi.
Đừng bỏ bụng tui nghen
Kể
từ giây phút đó, về vai vế, tôi đã “có hạng” trong gia đình nầy. Tôi nghiễm
nhiên là chú của “bầy trẻ” bốn đứa mà đứa lớn nhất hơn tôi bốn năm tuổi
Hứng
chí, ông Ba quay ra sau nhà bảo “sắp nhỏ”:
-
Thiếu Phương đâu rồi! À! con lựa coi con cá lóc nào trộng trộng nướng cho ba
mấy con nữa đi con để ba với chú Út bây nhậu cho thỏa tình thỏa chí bữa nay
coi!
Tôi
nhìn ông Ba ái ngại. Ông lại giục:
-
Ăn đi chú. Nè! ăn cá phải ăn như vầy mới đã.
Đoạn ông vói tay lấy chén của tôi để trước mặt rồi dùng hai ngón tay kẹp đầu cá,
tay kia dùng đũa tuốt hai bên mình cá từ trên xuống dưới và bỏ phần còn lại
vào cái chậu đựng xương mấp mé đầy. Ông đẩy cái chén đầy cá về phía tôi. Tôi
nhìn chậu xương cá, tự nhiên “phát ngán”. Dường như đoán được ý tôi, ông Ba bảo:
-
Ăn đi! Mần gì mà chú ngồi thừ ra đó vậy? Ăn xong, mình đem chậu xương nầy đổ
xuống mương nuôi cá. Cá lớn nó lại nuôi mình. Vòng quanh như vậy đó mà...
Ông
Ba thích tôi vì ba cái vốn liếng chữ Nho của tôi. Còn tôi thích ông vì nhiều lý
do lắm. Thích thì nhiều mà không có cái gì đậm nét, rõ ràng nên rất khó diễn
tả. Đầu
tiên có thể là sự hoạt bát, cởi mở, phóng khoáng của người dân miền Tây Nam Bộ.
Họ hiếu khách, thật thà, chất phác, nghệ sĩ tính... Bất cứ lúc nào cũng có cái
gì tiềm ẩn trong họ như một bản sắc anh hùng! Ngoài những thứ ấy ra, tôi còn
nhận thấy ở ông có “cái gì” thật là trí thức nữa...
Quả
vậy, ở trong cái vùng khỉ ho, cò gáy nầy mà có một người “thông kinh điển” và
“biết chữ nghĩa” như ông Ba quả là hiếm lắm.
Gia
đình ông Ba lại là người trụ trì tại ấp số 3 nầy kỳ cựu nhất nên mọi chuyện
xưa, chuyện nay ở vùng nầy, không điều gì ông không biết. Chẳng phải chỉ biết
khơi khơi mà còn biết tường tận nữa. Tôi nghĩ, ông Ba là “pho tự điển sống” ở
mảnh đất nầy. Điều đó làm cho tôi thích nhất bởi tính tôi ưa tò mò, thích
“khảo cổ”. Những gì “pho tự điển sống” ấy có thì tương lai tôi cũng có như thế.
Và, sự hiểu biết ấy sẽ giúp cho tôi rất nhiều trong việc viết lách sau nầy. Tôi
khoái chí ra mặt. Mãi suy nghĩ, tôi quên hẳn có ông Ba ngồi bên cạnh, cho đến
khi...
-
Chú nó thấy tui đặt tên cho mấy nhỏ được hông?
Tôi
như chợt tỉnh:
-
Em nghĩ, đặt tên con như anh Ba thì quá khiêm nhường. Người ta đặt tên con
thường chọn chữ lót nghe cho nó gồ ghề lẫm liệt. Còn anh, anh chỉ dùng chữ
“Thiếu” làm tên lót cho “tụi nhỏ” ở nhà.
-
Hổng phải khiêm nhường đâu chú! Đó là thật tâm tui nói lên “cái thiếu” của tui
đó thôi. Chú nghe nè! Thiếu Tài, Thiếu Đức, Thiếu Phương, Thiếu Danh. Với tiền
bạc, mình biết đủ thì nó đủ, “tri túc tiện túc, hà thời túc” mà chú. Còn tài,
đức biết sao cho đủ? Tiếng thơm (Phương Danh) cũng vậy. Cả đời tìm hoài cũng
hổng có, lấy đâu mà hổng thiếu? Chú nghĩ có phải hông?
Rồi
ông cười buồn:
-
Mình thiếu thì mình chịu thiếu. Mình đặt tên con là “Thiếu” để lớn lên nó biết
gìn giữ, tiết kiệm vậy mà...
(còn tiếp kỳ 2)
(còn tiếp kỳ 2)
Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2016
NHỮNG KỲ QUAN THẾ GIỚI
NHỮNG KỲ QUAN THẾ GIỚI
St. Mary's Altar, Krakow , Poland
Nguồn: Internet
Corsica, France
Queen Victoria Clock in Chester , England
Prague
Secluded beach Amalfi Coast, Italy
River Seine, Paris
Milan, zodiac sundial, 1768 created by the Accademia di Brera - Summer solstice the rays strike the bronze on the floor and for Winter solstice it stretches to the meridian.
Assos, Kefalonia Island, Greece
Millau Viaduct, France
Switchback Mountain, Tianman Hwy, China
Lighthouse in Sunderland, England
Gate opening to Lake Como, Northern Italy
Astronomical clock, Prague, Czech Republic
St. Petersburg, Russia, up close
Pulpit Rock, Norway
Sheep Highway, Ireland
Dorset, England
Turquoise River, BC , Canada
Vinhedos do Douro. Portugal
Artic Cathedral, Norway
Peles Castle, Romania
Underwater Roller Coaster in Japan (No, thank you!)
Victoria Falls, Africa
Ireland
The Kremlin, Russia
Micheldever Wood, Hampshire, England
Rocky village, Liguria, Italy
Basque, Spain
Balls Pyramid off the Eastern coast of Australia
Massive Vietnam cave discovered in 2009
Lightning on Eiffel Tower, Paris, France
Thứ Sáu, 15 tháng 4, 2016
LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA NGÀY GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG
LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG
Tổng hợp từ Internet
Tổng hợp từ Internet
Ngày giỗ tổ Hùng Vương hay còn gọi là
"Lễ hội Đền Hùng" là một ngày lễ của Việt Nam. Đây là ngày hội truyền
thống của dân tộc nhằm mục đích tưởng nhớ đến công ơn các Vua Hùng đã có công dựng
nước.
Thời kỳ Hùng Vương là một giai đoạn rất
quan trọng trong lịch sử dân tộc. Chính thời kỳ này đã xây dựng nên một nền tảng
của dân tộc Việt Nam, nền tảng văn hóa Việt Nam và truyền thống yêu nước. Ngày
nay, nhân dân ta lấy ngày 10 tháng 3 âm lịch hàng năm làm ngày giỗ Tổ và cùng
nhau về thăm đền Hùng để tưởng nhớ đến cội nguồn, tổ tiên của dân tộc Việt Nam.
Nhân dân Việt Nam có câu lưu truyền từ xa xưa:
'''Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.
Khắp miền truyền mãi câu
ca
Nước non vẫn nước non nhà
ngàn năm”.
Câu ca dao
đậm đà tình nghĩa ấy đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang
thế hệ khác. Hàng ngàn năm nay, Đền Hùng - nơi cội nguồn của dân tộc, của đất
nước luôn là biểu tượng tôn kính, linh nghiệm quy tụ và gắn bó với dân tộc Việt
Nam.
Ngày
mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm đã trở thành “điểm hẹn” tâm linh trong mỗi người
dân nước Việt. Cứ đến ngày này, dù ai ở xa, dù ai đang bận rộn, dù đi đâu về
đâu, cũng tìm đường về chân núi Nghĩa Lĩnh thuộc tỉnh Phú Thọ để dâng hương hoặc
nếu không về được Đền Hùng thì thiết lập hương án để tưởng nhớ các vua Hùng đã
có công dựng nước.
Thời Hùng
Vương đã trở thành huyền sử, còn sót lại chăng chỉ còn là những tục ngữ ca dao
và truyền thuyết lưu truyền trong dân gian nhưng ngày giỗ Tổ Hùng Vương vẫn ăn
sâu vào tâm linh người Việt Nam. Trải qua hơn 1000 năm Bắc thuộc, dưới ách đô hộ
phong kiến Bắc phương, tiếp theo là 1000 năm hưng quốc với bao thăng trầm của lịch
sử, tâm linh của người Việt Nam vẫn luôn nhớ về cội nguồn, nhớ về tổ tiên dựng nước.
Ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba là một trong những ngày lễ hội thiêng liêng và
trọng đại nhất của người Việt Nam vì bao hàm Tổ Quốc và luôn cả Tổ Tiên.
Từ ngày lập quốc bị nhiều phen ngoại
bang đô hộ, sử sách bị đốt, thất lạc muốn tra cứu rất khó nhưng không thể nghi
ngờ được nguồn gốc văn minh Việt tộc. Truyền thuyết Hùng Vương đã ghi lại từ cuối
thế kỷ thứ 14. Sử quan Ngô Sĩ Liên ( ?- 1442) biên soạn Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư
hoàn thành năm 1479 chính thức vinh danh các đời vua Hùng Vương trong Quốc sử,
ghi nhận các đời vua Hùng Vương có công dựng nước .
Thành lập nước Văn Lang của các Vua Hùng
trong giai đoạn còn phôi thai đầu tiên nhưng đã cố kết được lòng người, từ tình
cảm cộng đồng dẫn đến ý thức cộng đồng, thể hiện rõ tình đồng bào ruột thịt, bước
đầu hiểu được mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người, thấy được sức mạnh của
cộng đồng trong việc làm thuỷ lợi, trao đổi sản phẩm và đấu tranh giữ gìn bản
làng, đất nước. Xã hội Việt tộc nguyên thủy đã kết hợp với nhau bằng Tâm, cư xử
với nhau bằng Ðức.
Tín ngưỡng thờ Hùng Vương không chỉ tồn
tại trong đời sống nhân dân mà bất kỳ thời nào, chế độ nào cai trị đất nước,
chính quyền và người đứng đầu chính quyền cũng đều chăm lo việc thờ cúng. Các bậc vua chúa có người đến được, có người
không đến được nhưng đều chỉ đạo cho người dưới quyền lên Đền Hùng thực hiện
nghi lễ thờ cúng. Trong bản ngọc phả viết thời Trần, năm 1470- đời vua Lê Thánh
Tông và đời vua Lê Kính Tông - năm 1601 (sao chép đóng dấu kiềm để tại Bảo tảng
Hùng Vương thuộc Khu di tích) có đoạn: “Từ nhà Triệu, nhà Đinh, nhà Lê, nhà Lý,
nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói...”.
Ngày Giỗ
tổ Hùng Vương xuất hiện từ khi nào? Theo những tài liệu còn lưu lại, hình thức
sơ khai của Ngày Giỗ Tổ đã xuất hiện rất sớm trong lịch sử cách đây hơn 2000
năm. Dưới thời Thục Phán – An Dương Vương, cột đá thề đã được dựng trên núi
Nghĩa Lĩnh, ghi rõ: “Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường
tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ
giang sơn mà Hùng Vương trao lại; nếu nhạt hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập”.
Trong suốt hàng ngàn năm lịch sử, nhiều vị vua có tên tuổi của các triều đại
phong kiến Việt Nam ngay từ khi lên ngôi đã từng bước xác lập “ngọc phả” về thời
đại Hùng Vương, khẳng định vai trò to lớn của các Vua Hùng đối với non sông đất
nước.
Tổ tiên những người có công dựng nước
thì gọi là Quốc Tổ Hùng Vương, không phải niên hiệu của một triều đại. Vì thế,
giỗ Tổ là một truyền thống bản sắc của dân tộc Việt Nam, không phải là cuộc
trình diễn, không mang tính chất tôn giáo, mê tín dị đoan nhưng nó phát xuất từ
tận đáy lòng sự thành kính đối với Quốc Tổ Việt Nam, với hồn thiêng sông núi...
Từ đó, thêm khẳng định rằng từ tín ngưỡng gốc này, tín
ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lan tỏa và ngày càng ăn sâu trong tâm trí của mọi
thế hệ con dân đất Việt.
Giỗ Tổ Hùng Vương không phải chỉ đề cao
niềm tự hào dân tộc mà còn nhắc nhở chúng ta phải tìm hiểu thấu đáo bản sắc dân
tộc và chúng ta phải làm gì và có thể làm được những gì ích lợi cho cộng đồng
cho dân tộc, có nếp sống cho gia đình và dòng tộc, quây quần bên nhau, thương
yêu đùm bọc lẫn nhau.
Tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm, giữ
truyền thống dân tộc để ngày về nguồn không còn xa nữa! Đừng quên kẻ thù phương
Bắc không bao giờ bỏ mộng bá quyền. Trong thế kỷ 21, Việt Nam không thể nào tái
diễn nạn “bắc thuộc“ để chịu cúi đầu làm nô lệ cho kẻ thù truyền kiếp một lần nữa!
Dù là huyền thọai nhưng
thời đại Hùng Vương bao gồm triết lý sống làm nền tảng từ thời sơ khai trong
tinh thần và tâm linh, luôn là căn bản trong tình đoàn kết và tự hào dân tộc
qua nhiều thế hệ. Tổ tiên ta đã hy sinh xương máu để xây dựng và bảo vệ đất nước tồn tại đến
ngày nay. Ðiạ lý nước Việt nam từ xưa là "biên giới từ ải Nam Quan đến mũi
Cà Mau ". Ngày nay, nếu chúng ta để đất nước lọt vào tay ngoại bang thì chúng ta đã phạm
trọng tội bán nước rất đáng bị trừng trị như lời di chúc của vua Lê Thánh
Tông (1442-1497): “Nếu các ngươi đem một thước sông, một tấc đất của Thái Tổ
làm mồi cho giặc thì phải tội tru di”.
Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016
CƯỜI CHÚT CHƠI
CƯỜI CHÚT CHƠI
(Thơ tiếng Anh bồi)
Man has five, seven
livers
One for wife, one intends another
Đàn ông năm bảy lá gan
Một lá cho vợ, lá toan cùng người!
One for wife, one intends another
Đàn ông năm bảy lá gan
Một lá cho vợ, lá toan cùng người!
Heaven gave born
man's destiny
Married when growing up, no more free
Trời sinh ra kiếp đàn ông
Lớn lên có vợ, không còn tự do
Married when growing up, no more free
Trời sinh ra kiếp đàn ông
Lớn lên có vợ, không còn tự do
Pity the male's
destiny
Since married, man is not manly
Thương thay số phận đàn ông
Từ khi lấy vợ, người không ra người!
Since married, man is not manly
Thương thay số phận đàn ông
Từ khi lấy vợ, người không ra người!
Parties go with chicken
So men go with women, it's fun!
Tiệc thì phải có thịt gà,
Đàn ông phải có đàn bà mới dzui!
You're male, you must be manly,
Go out, you have beauties chasing!
Làm trai cho đáng nên trai,
Đi đâu cũng có chân dài chạy theo.
We came home, bath our pond
Clean or not, it's all better!
Ta về ta tắm ao ta,
Dù trong dù đục. ao nhà vẫn hơn!
Needle hits meat so pain,
Meat over meat, miss to the end!
Kim đâm vào thịt thì đau,
Thịt đâm vào thịt nhớ nhau suốt đời!
Beauty come with rich man,
Ugly lacoste, that is my wife!
Chân dài là vợ đại gia,
Đùi to, chân ngắn mới là vợ tui!
MẸO NHỎ NHƯNG CÓ THỂ CỨU SỐNG MẠNG NGƯỜI
MẸO NHỎ NHƯNG CÓ THỂ CỨU SỐNG MẠNG NGƯỜI
Đại Đại Nguyên
Nghẹn cổ, sái cổ, chuột rút, tê chân… thinh thoảng đột nhiên xuất hiện nhưng nếu xử trí không kịp thời cũng có thể gặp nguy hiểm. Tuy nhiên, thực ra chỉ cần một vài mẹo nhỏ là cũng có thể “thoát nạn” trong gang tấc.
Dưới đây là một số mẹo nhỏ để xử trí rắc rối trong cuộc sống:
1. Phương thức xử lý khi bị mắc nghẹn đồ vật
– Chỉ cần “giơ tay lên”.
Tại nước Mỹ, một cậu bé 5 tuổi đã cứu sống bà ngoại mình khỏi nghẹn bằng cách thức rất đơn giản, đó là “giơ tay lên”.
Bà của cậu bé là Michelle Stewart, 56 tuổi, vừa xem tivi vừa ăn thạch, khi quay đầu lại, một mảnh thạch bị mắc kẹt trong cổ họng. Bà cố gắng bóp bụng để tự giúp mình nhưng không có kết quả.
Sau đó cậu cháu hỏi: “Bà ơi, bà nghẹn à?”. Bà vẫn nói không ra lời: “Chắc là bà đang nghẹt thở, bà ơi, giơ hai tay lên, giơ hai tay đi”. Bà cậu đành nghe theo, kết quả thật sự nhổ được cục thạch ra. Cậu bé lúc ấy rất bình tĩnh, cậu còn khoe với bà rằng đây là điều mình được học trong trường.
2. Bị sái cổ
Nếu bị cứng cổ khi thức dậy buổi sáng tức là sái cổ thì xử lý như sau: chỉ cần nhấc chân lên, kéo ngón chân cái ra, lấy tay xoay tròn từ từ theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ.
3. Chuột rút ở chân
Khi chân trái bị chuột rút thì giơ tay phải lên, ngược lại thì giơ tay trái trong khi chuột rút chân phải của mình, ngay lập tức nhẹ nhàng
4. Tê chân
Nếu tê chân trái, dùng sức vung tay phải của bạn. Nếu chân phải bị tê thì dùng sức vung tay trái.
5. Nghẽn mạch máu
Chiếc kim khâu gia dụng cũng có thể trở thành dụng cụ hữu ích trong việc cứu người. Ta cần nhất định nhớ kỹ 3 phép cứu mạng dùng kim khâu quần áo như sau:
• Đầu tiên, liệt nửa người hay bán thân bất toại (không phân biệt xuất huyết não hay tắc máu), mắt miệng nghiêng lệch, ngay lập tức lấy kim khâu quần áo châm vào điểm thấp nhất dưới dái tai bệnh nhân cho đến khi nhỏ ra một giọt máu, bệnh nhân ngay lập tức được phục hồi và có thể không để lại bất kỳ di chứng nào.
• Thứ hai, bệnh tim đột tử phát sinh, lập tức cởi bít tất người bệnh, cũng lấy kim châm lên mười ngón chân cho ra một giọt máu, lần lượt bóp hết mười ngón chân, người bệnh có thể lập tức tỉnh táo lại.
• Thứ ba, dù là hen suyễn thở khò khè hay viêm thanh quản cấp tính các loại… phát hiện người bệnh thở không ra hơi, đến mức mặt đỏ tía tai, hãy nhanh chóng dùng kim châm lên chóp mũi, rồi thì có thể bóp ra hai giọt máu đen (máu độc).
Ba phương pháp “hồi dương cứu nghịch” trên không có bất kỳ nguy hiểm nào, hãy yên tâm là có hiệu quả trong vòng 10 giây.
Thứ Tư, 13 tháng 4, 2016
QUÊ EM
QUÊ EM
Trần Huiền Ân (1964)
Khi khôn lớn rộng đường ra hải ngoại,
Nếu có người muốn biết rõ quê em,
Mở bản đồ em sẽ chỉ người xem
Đây nước Việt bốn ngàn năm yêu quí,
Quê em có núi rừng nung chính khí
Ngọn Hoàng Liên chót vót đội trời xanh,
Dãy Trường Sơn như một bức liên thành,
Chân trải rộng miền cao nguyên màu mỡ.
Quê em có hai cánh đồng vạn thuở
Vẫn còn xanh thắm thiết Bắc Nam Trung
Dâng lúa ngô nuôi nòi giống oai hùng,
Mỗi trang sử ghi một lần thắng lợi.
Quê em có ba dòng sông chờ đợi
Hòa niềm vui trong lòng mẹ biển bao la,
Bùn Cửu Long Giang, đất đỏ Nhị Hà
Pha trộn nước dòng sông Hương trong suốt.
Quê em đấy dáng hình tuy gầy guộc
Nhưng biết bao nhiêu cảnh trí hữu tình
Để ai qua cũng cảm thấy lòng mình
Quyến luyến mãi và hẹn ngày trở lại!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)