NGƯỜI
BẠN VONG NIÊN – (Kỳ 1)
Thái Quốc Mưu
Ông
Ba định nhấp hớp rượu nhưng lại để ly xuống, bảo tôi:
-
Nữa! tui đã nói với chú bao nhiêu lần rồi! Đừng gọi tui bằng bác nữa. Gọi bằng
anh đi! Anh, a..a.. anh, có gì thiệt thòi cho chú đâu? Bộ tui hổng đáng làm anh
chú sao?
Tôi
cười cười. Ông Ba nhỏ hơn cha tôi con giáp và chỉ lớn hơn chị Hai tôi năm bảy
tuổi. Nếu là con trưởng, tôi gọi ông Ba bằng anh chẳng có gì đáng nói. Đàng
nầy, tôi lại là đứa con thứ mười hai trong gia đình, tính ra tôi nhỏ hơn ông Ba
gần đến ba mươi tuổi và con gái đầu lòng của ông Ba còn lớn hơn tuổi tôi, lại
có con cái đùm đề. Tôi gọi bằng anh coi sao được? Lẽ ra, tôi gọi ông Ba bằng
chú là hợp lý nhấ nhưng tôi vẫn ngại vì đã gọi ông Ba bằng bác từ lâu rồi,
nó đã thành “cái lệ”. Đổi lại cách xưng hô coi nó thật kỳ khôi
Những
lần trước - khi mới quen - tôi gọi ông Ba bằng bác, ông rất hài lòng nhưng mấy
lần sau nầy - nhất là hôm nay - dứt khoát ông không chịu mà cứ nằng nặc bắt tôi
phải gọi bằng anh. Lý do rất đơn giản. Ông nói:
-
Hổng phải là tui muốn mần... nhỏ đâu chú. Tui đã nói với chú rồi, tui hổng có
em. Em ruột đó, chứ ba cái thứ em bà con lấy giạ (1) đong cũng hổng hết. Nhưng
tụi nó, có đứa nào biết chữ biết nghĩa gì đâu! Chữ Hán đó mà! Dốt như vậy làm
sao tui tâm tình được? Còn nhỏ mà thông hiểu chữ nghĩa như chú, bây giờ hiếm
lắm. Bởi vậy, tui rất khoái chú. Ý tui, tui muốn kết nghĩa đệ huynh với chú.
Tôi
sượng sùng:
-
Dạ!... Thôi để con gọi bằng chú coi được hơn đó... bác! Con còn nhỏ hơn...
Ông
Ba gạt phắt
-
Đâu được, nhỏ lớn gì cũng dzậy (2). Bộ chú nhỏ tuổi rồi tui hổng kết nghĩa đệ
huynh với chú được sao? Trong truyện Tàu, biết bao nhiêu người kết nghĩa bằng
hữu mà tuổi tác cũng như tui với chú, có sao đâu? Ăn thua ở cái tình cái nghĩa
với nhau thôi. À! khi kết nghĩa anh em mà tuổi tác chênh lệch như tui với chú,
người ta gọi là gì hả chú?
-
Dạ! Bạn vong niên.
Ông
Ba búng tay không cần kêu:
-
Thấy chưa! Biết ngay mà! Nói ra là chú biết liền. Thôi, uống đi chú. Uống đi.
Đừng bỏ bụng tui nghen
Kể
từ giây phút đó, về vai vế, tôi đã “có hạng” trong gia đình nầy. Tôi nghiễm
nhiên là chú của “bầy trẻ” bốn đứa mà đứa lớn nhất hơn tôi bốn năm tuổi
Hứng
chí, ông Ba quay ra sau nhà bảo “sắp nhỏ”:
-
Thiếu Phương đâu rồi! À! con lựa coi con cá lóc nào trộng trộng nướng cho ba
mấy con nữa đi con để ba với chú Út bây nhậu cho thỏa tình thỏa chí bữa nay
coi!
Tôi
nhìn ông Ba ái ngại. Ông lại giục:
-
Ăn đi chú. Nè! ăn cá phải ăn như vầy mới đã.
Đoạn ông vói tay lấy chén của tôi để trước mặt rồi dùng hai ngón tay kẹp đầu cá,
tay kia dùng đũa tuốt hai bên mình cá từ trên xuống dưới và bỏ phần còn lại
vào cái chậu đựng xương mấp mé đầy. Ông đẩy cái chén đầy cá về phía tôi. Tôi
nhìn chậu xương cá, tự nhiên “phát ngán”. Dường như đoán được ý tôi, ông Ba bảo:
-
Ăn đi! Mần gì mà chú ngồi thừ ra đó vậy? Ăn xong, mình đem chậu xương nầy đổ
xuống mương nuôi cá. Cá lớn nó lại nuôi mình. Vòng quanh như vậy đó mà...
Ông
Ba thích tôi vì ba cái vốn liếng chữ Nho của tôi. Còn tôi thích ông vì nhiều lý
do lắm. Thích thì nhiều mà không có cái gì đậm nét, rõ ràng nên rất khó diễn
tả. Đầu
tiên có thể là sự hoạt bát, cởi mở, phóng khoáng của người dân miền Tây Nam Bộ.
Họ hiếu khách, thật thà, chất phác, nghệ sĩ tính... Bất cứ lúc nào cũng có cái
gì tiềm ẩn trong họ như một bản sắc anh hùng! Ngoài những thứ ấy ra, tôi còn
nhận thấy ở ông có “cái gì” thật là trí thức nữa...
Quả
vậy, ở trong cái vùng khỉ ho, cò gáy nầy mà có một người “thông kinh điển” và
“biết chữ nghĩa” như ông Ba quả là hiếm lắm.
Gia
đình ông Ba lại là người trụ trì tại ấp số 3 nầy kỳ cựu nhất nên mọi chuyện
xưa, chuyện nay ở vùng nầy, không điều gì ông không biết. Chẳng phải chỉ biết
khơi khơi mà còn biết tường tận nữa. Tôi nghĩ, ông Ba là “pho tự điển sống” ở
mảnh đất nầy. Điều đó làm cho tôi thích nhất bởi tính tôi ưa tò mò, thích
“khảo cổ”. Những gì “pho tự điển sống” ấy có thì tương lai tôi cũng có như thế.
Và, sự hiểu biết ấy sẽ giúp cho tôi rất nhiều trong việc viết lách sau nầy. Tôi
khoái chí ra mặt. Mãi suy nghĩ, tôi quên hẳn có ông Ba ngồi bên cạnh, cho đến
khi...
-
Chú nó thấy tui đặt tên cho mấy nhỏ được hông?
Tôi
như chợt tỉnh:
-
Em nghĩ, đặt tên con như anh Ba thì quá khiêm nhường. Người ta đặt tên con
thường chọn chữ lót nghe cho nó gồ ghề lẫm liệt. Còn anh, anh chỉ dùng chữ
“Thiếu” làm tên lót cho “tụi nhỏ” ở nhà.
-
Hổng phải khiêm nhường đâu chú! Đó là thật tâm tui nói lên “cái thiếu” của tui
đó thôi. Chú nghe nè! Thiếu Tài, Thiếu Đức, Thiếu Phương, Thiếu Danh. Với tiền
bạc, mình biết đủ thì nó đủ, “tri túc tiện túc, hà thời túc” mà chú. Còn tài,
đức biết sao cho đủ? Tiếng thơm (Phương Danh) cũng vậy. Cả đời tìm hoài cũng
hổng có, lấy đâu mà hổng thiếu? Chú nghĩ có phải hông?
Rồi
ông cười buồn:
-
Mình thiếu thì mình chịu thiếu. Mình đặt tên con là “Thiếu” để lớn lên nó biết
gìn giữ, tiết kiệm vậy mà...
(còn tiếp kỳ 2)
(còn tiếp kỳ 2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét