Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

BẤM HUYỆT CHỮA CẬN THỊ VÀ LÃO THỊ

BẤM HUYỆT CHỮA CẬN THỊ VÀ LÃO THỊ
Theo Nhà giáo ưu tú Nguyễn đức Thuần và Bác sĩ Phạm thị Tuyết Nhung



1/. Cận thị.
Cận thị là một tật khúc xạmắt. Người bị cận thị có thể nhìn bình thường đối với những mục tiêu ở cự ly gần nhưng không nhìn rõ đối với những mục tiêu ở cự ly xa nếu mắt không điều tiết. Nguyên nhân của cận thị là do giác mạc vồng quá hoặc do trục trước - sau của cầu mắt dài quá khiến cho hình ảnh không hội tụ đúng võng mạc như mắt bình thường mà lại hội tụ ở phía trước võng mạc.
Đối với mắt bị cận thị, hình ảnh sẽ được hội tụ trước võng mạc thay vì hội tụ ở võng mạc như mắt bình thường. Một thấu kính lõm phù hợp có thể giúp điều chỉnh hình ảnh về đúng võng mạc.
Đối với mắt bị tật cận-lão thị cần đeo kính hai tròng với mắt kính ghép một nửa lồi, một nửa lõm.
1.1/. Nhóm nguy cơ dễ bị cận thị.
Những thanh thiếu niên thiếu ngủ, tư thế cầm bút không đúng, ăn uống không điều độ và nhóm người phải dùng mắt trong thời gian dài dễ bị cận thị. Bên cạnh đó, chịu sự ảnh hưởng của di truyền, bẩm sinh, v.v, một số trong nhóm người này cũng dễ bị cận thị.
Trong thời kỳ cơ thể của trẻ em phát triển nhanh, nhất là từ 7 – 9 tuổi và 12 – 14 tuổi, nếu thiếu ngủ sẽ dẫn đến một số em bị cận thị. Khi trẻ em viết chữ, nếu cầm bút ngón tay cái đan xen với ngón tay trỏ hoặc cách gọt bút quá gần, ngón tay sẽ che mất tầm nhìn, buộc phải cúi đầu hoặc nghiêng đầu sang bên trái làm cho khoảng cách giữa mắt và sách quá gần mà dẫn đến cận thị.
Những trẻ em thường xuyên ăn các món ăn chứa nhiều chất Protein và Ca-lo cao, ít ăn rau xanh, hấp thụ ít chất Lutein cũng dễ bị cận.
Trẻ em hàng ngày học tập thời gian quá dài, sử dụng mắt quá tải cũng dễ bị cận. Nói chung, mắt của người lớn đã định hình, không dễ bị cận nhưng những năm gần đây, song song với việc phổ biến vi tính, một số người lớn vì quá say mê vi tính cũng dẫn đến nhiều người bị cận do nguyên nhân này.
Ngoài ra, những trẻ sơ sinh nặng dưới 2500 gam, trước tuổi dậy thì cũng dễ bị cận; những trẻ em sinh thiếu tháng từ 2 tuần trở lên cũng dễ bị cận trong thời kỳ nhi đồng. Bố mẹ bị cận, con cũng dễ bị cận, hơn nữa mức độ di truyền sẽ đi đôi với mức độ bị cận của bố mẹ.
1.2/. Dấu hiệu của cận thị.
- Các đối tượng xa xuất hiện mờ.
- Cần phải nheo mắt để nhìn thấy rõ ràng.
- Có đau đầu gây ra bởi quá mỏi mắt.
Cận thị thường được phát hiện đầu tiên trong thời thơ ấu và là phổ biến nhất trong những năm học sớm thông qua thiếu niên sau đó. Một đứa trẻ bị cận thị có thể:
- Liên tục lác.
- Cần phải ngồi rất gần với truyền hình, màn hình phim hay bảng đen.
- Giữ sách rất gần trong khi đọc.
- Dường như không ý thức các đối tượng từ xa.
- Nháy mắt quá mức.
- Chà xát đôi mắt thường xuyên.
2/. Lão thị.
Lão thị là một trạng thái xảy ra ở mắt khi có biểu hiện giảm sút khả năng điều tiết của mắt, dẫn đến khả năng khi tập trung vào vật thể bị giảm sút giống như hiện tượng tóc bạc và các nếp nhăn da.
Người ta thường cho rằng LÃO THỊ chính là VIỄN THỊ. Điều này không đúng. Lão thị là một triệu chứng gây ra bởi quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, còn Viễn thị là một tật khúc xạ có thể mắc từ khi còn nhỏ tuổi. Tuy nhiên lão thị có tính chất như viễn thị.


2.1/. Nhóm nguy cơ dễ bị lão thị.
Tất cả mọi người đều bị lão thị hầu hết từ tuổi 40 trở đi, đôi khi sớm hơn hoặc muộn hơn. Cơ chế chính xác của chứng lão thị chưa được biết đến chắc chắn nhưng thể hiện rõ ràng nhất qua sự xơ cứng của thủy tinh thể làm giảm sự đàn hồi... nhưng chắc chắn một điều là cùng với năm tháng, thị lực nhìn gần sẽ ngày càng kém đi.
2.2/. Dấu hiệu lão thị.
Không nhìn thấy rõ vân tay, nhìn không thấy rõ chi tiết các vật ở trong tầm tay như đồng hồ, điện thoại di động... Muốn nhìn rõ phải đưa ra xa mắt và ngày càng cần xa hơn, cần có ánh sáng nhiều hơn, mắt phải nheo lại...
Khó nhìn rõ trong ánh sáng mờ, có vấn đề khi nhìn vào các vật thể nhỏ hoặc chữ nhỏ - thường xảy ra từ đội tuổi 40 – 50.
Làm công việc nhìn gần, đọc sách hoặc làm việc với máy tính không được lâu, phải dừng lại nghỉ vì thấy mỏi mắt chảy nước mắt, nhức đầu...
Khả năng nhìn vật thể ở gần suy giảm dần theo tuổi: khả năng điều tiết khoảng 20 dioptres (khả năng nhìn ở mức 50mm) của một đứa trẻ 10 tuổi, 10 dioptres ở tuổi 25 (100 mm) và chỉ còn 0,5 dioptres ở tuổi 60.
3/. Bấm huyệt chữa cận thị và lão thị.
Các vị có công việc luôn phải tiếp xúc với màn hình máy vi tính dễ bị cận thị hoặc khi đã có tuổi, chúng ta dễ bị lão thị cần biết diệu phương này! Nếu quý vị thường cảm thấy mỏi mắt nhưng lại không đúng vào giờ ngủ, lúc đó chúng ta hãy vận dụng phương pháp xoa bóp huyệt đạo để thư giãn mắt.
3.1/. Mô tả vị trí các huyệt và công dụng.
Trên ngón cái của bàn tay có 3 huyệt tiếp giáp nhau (như hình vẽ) đó là huyệt Minh Nhãn (giáp ngón trỏ), huyệt Phượng Nhãn (phía ngoài ngón cái) và huyệt Đại Không Cốt (ở giữa).
- Huyệt Minh Nhãn và Phượng Nhãn có thể cải thiện chứng mỏi mắt và viêm kết mạc cấp tính.
- Huyệt Đại Không Cốt thì cải thiện tất cả các triệu chứng bệnh liên quan đến mắt.
Các vị thường gặp chứng mỏi mắt mỗi ngày nên kích thích 3 huyệt này hai lần.
3.2/. Phương pháp ấn ba huyệt đạo.
Kẹp ngón cái giữa ngón cái và ngón trỏ của tay còn lại, dùng móng của ngón cái lần lượt kích thích 3 huyệt đạo này, ấn với mức độ có cảm giác hơi đau là được. Đây là phương pháp ấn huyệt đơn giản, khi đang rảnh rỗi giữa các ca làm việc hoặc trong lúc đợi xe... đều có thể thao tác.
Một vị huynh trưởng đã hơn 60 tuổi chia sẻ, ông ấy vốn có bệnh cận thị và lão thị, sau khi xoa ấn các huyệt này được nửa năm, đi kiểm tra lại thì thị lực đạt được 1.2. Hiện ông ấy không phải đeo mắt kính nữa, thỉnh thoảng lại ấn 3 huyệt này khi rảnh rỗi.

Không có nhận xét nào: