Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

VỢ CHỒNG NHƯ... KHÁCH KHỨA

VỢ CHỒNG NHƯ... KHÁCH KHỨA
Chuyện vui của Nguyễn Thị Thanh Dương 

Chị Bông vừa bước vào nhà, quẳng ngay cái xách tay xuống bàn và ngồi phịch xuống ghế làm anh Bông ngạc nhiên:
- Em ơi, có chuyện gì mà em buồn giận, em quăng cái xách tay hiệu Gucci yêu qúy của em mạnh tay thô bạo thế ?
Giọng chị như sinh sự:
- Anh mỉa mai em đấy hả? anh làm bộ xót xa cho cái xách tay này trong khi anh thừa biết nó là hàng nhái mà!
- Tuy xách tay Gucci hàng nhái nhưng là hàng nhái diện cao cấp vẫn đắt tiền hơn các xách tay hàng thật vô danh tiểu tốt khác.
Chị Bông thở dài thậm thượt:
- Anh ra lấy cho em ly nước, em khát khô cả cổ rồi đây!
Anh Bông mang ly nước đến cho vợ:
- Tiêu chuẩn em uống mỗi ngày 2 lít nước mà từ sáng đến giờ em quên chưa uống hả? nào em kể đi, em đã đổi xong bằng lái xe chưa?
Chị Bông uống xong ly nước, đòi hỏi tiếp:
- Anh vào phòng lấy em cái gối để em nằm ra ghế nghỉ vài phút, đứng xếp hàng rồng rắn ở văn phòng bằng lái xe làm em mỏi cả chân!
Anh Bông đùa:
- Em làm anh nhớ đến hai câu thơ của thi sĩ Đinh Hùng “ Nếu bước chân ngà có mỏi. Xin em tựa sát lòng anh”. Vậy thì em hãy tựa vai anh, kể ra nỗi bực mình cho anh nghe em sẽ nhẹ lòng.
Chị Bông nằm ra ghế thở một hơi cho thoải mái rồi mới kể:
- Sáng nay, trước khi đến văn phòng bằng lái xe thì em đến nhà băng Chase. Địa điểm này lúc nào cũng vắng khách, ế ẩm nên nhân viên chào mời khách vồn vã quá. Vừa đẩy cái cửa kính bước vào, em gặp ngay một cô nhân viên ngồi ở quầy chính giữa mỉm cười tươi như hoa và cất tiếng chào. Em đứng vào xếp hàng sau 2 người, đến lượt em thì ông teller cũng hớn hở không thua gì cô nhân viên ngoài quầy kia, rảnh rang nên ông này khen hôm nay trời đẹp, nhiệt độ ấm cúng và không quên chúc em một ngày đẹp. Khi em bước ra cũng…không thoát khỏi cô nhân viên ngoài quầy lúc nãy, dù đang bận nói phone mà cô cũng dứt ra để nói lời tạm biệt và chúc em một ngày đẹp đẽ.
- Ôi, có gì lạ đâu, họ làm theo lệnh của cấp trên và để giữ job chứ chẳng ai tử tế với em cả. Có thế mà cũng khoe.
- Biết rồi nhưng tài khỏan của mình trong nhà băng Chase thì èo uột như đứa trẻ sinh thiếu tháng nuôi thiếu sữa mà thấy họ tiếp đãi ân cần qúa làm em ngại ngùng, mắc cở.
- Ừ, ngành ngân hàng lúc này cũng èo uột, sống dở chết dở luôn, lãi suất cho người gởi tiền chưa tới 1 chấm, vì lãi suất ngân hàng cho vay mua nhà chỉ hơn 3 chấm…lời lộc là bao nhiêu trong khi họ phải trả bao chi phí khác. Nhưng họ vẫn phải o bế khách hàng, không ai gởi tiền thì vốn đâu cho họ kinh doanh?
Rồi anh Bông giục giã:
- Tóm lại là hôm nay em đi đổi bằng lái xe xong chưa? Em chỉ thích nhập đề từ xa, chỉ thích kể chuyện bên lề cho anh sốt ruột lên mới vào chủ đề chính.
Chị Bông gắt lên:
- Nhập đề từ xa cũng liên quan đến gần chứ, ở nhà băng họ chúc em một ngày vui vẻ mà em có gặp vui vẻ đâu. Em cũng tóm lại cho anh biết là chưa có xong vụ đổi bằng lái xe.
- Uý trời! em kinh nghiệm lái xe mấy chục năm nay, còn trục trặc gì nữa?
- Giời ôi, anh chồng Nam Kỳ đơn giản của tôi ơi, bộ khi đổi bằng lái xe họ thử tay lái mình sao? đằng này họ thử mắt nhìn và kết quả là em phải trở về đi bác sĩ nhãn khoa khám mắt, mua kính mới đeo vào thì mới được lấy hẹn đến gặp họ lần nữa để thử lại mắt. Vừa tốn công vừa tốn tiền, rõ chưa?
Anh Bông thắc mắc:
- Bộ em không đọc được mấy chữ ấy thiệt hả? Sao không kêu họ thử đi thử lại vài lần?
Chị Bông cay đắng:
- Họ thử em 3 lần đều không đọc được nhưng đáng lẽ họ phải …ưu tiên cho em chứ vì em đã ký giấy donate toàn bộ nội tạng trong cơ thể con người em nếu một mai em chết. Em “hi sinh” cho tha nhân, cho xã hội thế mà…họ vẫn làm khó dễ.
- Thôi em à, lái xe quan trọng nhất là sự nhìn, mắt mũi lơ tơ mơ thì chẳng những hại mình mà còn hại cả người khác, họ lợi lộc gì mà làm khó dễ em…Mai em đi bác sĩ mắt đi, nhân thể kiểm tra lại mắt luôn.
- Biết rồi, khỏi nói. Chuyện lái xe là chuyện sống chết mà, không được lái xe làm sao đi chợ, đi làm? ngồi nhà để mà chết héo! 
Anh Bông nghiêm giọng:
- Nãy giờ anh đợi em về để thông báo một tin vui nè…em còn nhớ cô chú Bình không? người quen của gia đình anh, đã thay cha mẹ anh đứng ra làm chủ hôn cho anh cưới em ngày xưa đó.
Chị Bông đáp ngay:
- Nhớ chứ, chú ấy tên Bình, anh tên Bông thành “Bình Bông” thật khó mà quên cả tên lẫn người, lại còn câu dặn dò năm lần bảy lượt của cô chú làm em nhớ đời: Vợ chồng cháu phải luôn “tương kính như tân” dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Thế họ vẫn sống ở Canada hở anh?
- Đó.. đó…chính là vấn đề anh muốn bàn với em. Tuần tới, vợ chồng cô chú Bình sẽ sang Mỹ thăm một số thân nhân, sẵn đi ngang thành phố mình nên muốn ghé vào thăm, anh đã mời cô chú ngủ lại một đêm cho khỏe rồi sáng mai đi tiếp. Cho nên…
- Thì mình sẽ mời cô chú đi nhà hàng, giới thiệu những quán ăn Việt Nam tại thành phố này.
Anh Bông hăng hái:
- Cô chú sẽ đến vào buổi chiều nghĩa là họ chỉ ăn và ở nhà mình một lần, anh đề nghị em làm cơm nhà đãi khách cho thân tình và tha hồ tâm sự. Vấn đề anh bàn với em là chúng ta sẽ chứng tỏ đã thi hành theo lời dặn đò của cô chú, vợ chồng luôn “tương kính như tân” là tôn trọng, kính mến nhau như…khách khứa để cô chú hãnh diện và vui lòng.
Chị Bông kêu lên:
- Giời ơi là giời ! vậy mà hồi nào đến giờ em cứ tưởng chữ “Tân” là “mới”, vợ chồng tôn kính nhau như mới lấy nhau về, hoá ra “Tân” là “khách” đấy. Nhưng anh ơi, mình ăn ở với nhau từ thuở đôi mươi, đến nay đã mấy chục năm trời, hai con đã lớn và đi học ở xa. Chúng mình thấy đủ mọi thứ trần trụi tốt xấu, dở hơi dở hám của nhau rồi, anh còn biết trên mặt em có mấy chục vết nhăn và em biết trên đầu anh có bao nhiêu sợi tóc ngả màu thì làm sao mà làm khách khứa của nhau được?
Anh Bông khích lệ:
- Mình chịu khó đóng kịch một buổi chiều thôi mà, cô chú Bình còn theo kiểu xưa lắm, anh từng nghe nói cô chú luôn đối xử với nhau một lòng một dạ “tương kính như tân” đó em. Nghĩa là em sẽ là một cô vợ hiền lành dịu dàng và coi anh như người khách “share” phòng của đời em, ngược lại anh cũng là một anh chồng lịch sự, nhã nhặn coi em như cô khách quý ở chung nhà. Chúng ta làm đẹp mặt nhau trước mặt khách và nhân thể thử làm lại từ đầu coi có cải thiện được tình nghĩa vợ chồng đã quá cũ mòn, trơ trụi này không?
Chị Bông không nhịn nổi cười:
- Em sẽ dấu cái đanh đá, anh sẽ quên cái tính ăn nói cộc cằn bạ đâu phang đấy của anh. Hai chúng ta sẽ là khách khứa của nhau…cũng vui đấy.

***
Cô chú Bình đến vào buổi chiều thứ bảy, chị Bông đã chuẩn bị xong xuôi tươm tất một bữa cơm ngon lành, thịnh soạn đón khách quý.
Sau bao nhiêu năm, chị Bông thấy họ vẫn ăn nói kiểu cách lịch sự và từ tốn với nhau như ngày xưa, cái dạo chị mới lấy anh Bông.
Cô Bình nói với chồng luôn lễ phép một thưa hai gởi, chú Bình đáp lời vợ luôn lịch thiệp vui vẻ làm chị Bông thầm bái phục, chẳng biết bằng cách nào mà sau mấy chục năm vợ chồng ăn ở với nhau họ vẫn đối xử tốt đẹp như thế?
Chị Bông luôn nghĩ rằng cặp vợ chồng nào khoe hòa hợp nhau, chưa bao giờ cãi nhau hay làm mất lòng nhau nghĩa là luôn “tương kính như tân” thì phải là một người hèn hoặc một …người khùng mới chịu đựng, nhẫn nhịn người kia, chứ bát dĩa để trong sóng chén còn khua nữa là con người.
Chú Bình kéo ghế cho vợ:
- Mời em ngồi.
Cô vén áo nhẹ nhàng ngồi xuống:
- Dạ, xin phép anh.…
Cô Bình tự tay lấy napkin lau bát đũa và để ngay ngắn trước mặt chồng:
- Thưa anh, mọi thứ đã sẵn sàng cho anh.
- Cám ơn em đã luôn chăm lo cho anh từng chút thế này
- Thưa, không có chi.
Chị Bông liền bắt chước, quay ra gọi chồng mình đang lúi húi lấy món gì trong bếp:
- Mời anh Bông ra xơi cơm.
Hồi nào tới giờ anh Bông ghét nhất hai chữ “xơi cơm” của chị Bông hay dùng, anh nói người miền Bắc ăn nói khách sáo quá, ngay cả khi ăn cơm với rau mắm dưa cà mà cũng trân trọng mời nhau ra “xơi cơm” làm như là tiệc tùng cao lương mỹ vị.
Nhưng hôm nay anh Bông thông minh đáp lễ:
- Cám ơn em, anh ra ngay đây.
Chị Bông kéo ghế cho anh Bông và dịu dàng:
- Anh cần gì sao không bảo để em lấy cho. Nào, xin mời cô chú Bình, xin mời anh Bông, chúng ta cùng nâng ly chúc mừng ngày hội ngộ.
Anh Bông vui vẻ:
- Vợ chồng chúng cháu mời cô chú cứ tự nhiên, chúng ta phải uống hết chai rượu mừng trong chiều nay.
Chị Bông phụ họa chồng:
- Anh Bông nói rất đúng như em đang nghĩ. Cám ơn anh đã hiểu ý em
Chú Bình uống một hớp rượu, khen:
- Sau bao nhiêu năm được hội ngộ hai cháu, thấy hai cháu thương yêu nhau, hiểu ý tứ nhau và vẫn đối xử với nhau “ Tương kính như tân” là cô chú thật vui lòng
Cô Bình tiếp lời chồng:
- Thật chẳng uổng công cô chú đã dặn dò hai cháu trong ngày cưới là vợ chồng phải “Tương kính như tân” y chang như vợ chồng cô chú đây dù tình già vẫn trước sau như một. Lời cổ nhân nói thật hữu ích và chí lý, vợ chồng phải tôn trọng nhau như khách khứa mới bền lâu và hạnh phúc.
Chú Bình giảng giải:
- Vợ chồng ăn ở với nhau cả đời, bởi thế phải biết giữ một khoảng cách để tôn trọng nhau, kính mến nhau thì tình yêu sẽ thánh thiện và tràn đầy cảm xúc như vừa mới cưới nhau hôm qua.
Anh Bông vỗ tay:
- Hoan hô cô chú, hoan hô vợ chồng cháu, chúng ta là những cặp vợ chồng luôn tôn trọng, quý mến nhau như khách khứa, như bạn thân.
Thế là bữa cơm hội ngộ với nhiều món ngon bắt đầu, chú Bình múc súp vào bát cho vợ và cô Bình âu yếm lấy món súp cho chồng.
Chị Bông cũng lấy bát của chồng và múc vào một chút súp:
- Mời anh nếm thử món súp đồ biển xem sao?
Anh Bông húp một thìa và hơi nhăn mặt:
- Úy trời, sao mà…
Chị Bông kín đáo liếc mắt nhìn anh Bông như nhắc nhở và đáp rất hiền hòa:
- Chắc anh chưa nếm kỹ đấy, mọi thứ em đều nêm nếm đúng số lượng như đã từng làm cho anh vừa ý bấy lâu nay.
Anh Bông sì sụp húp thêm mấy thìa súp nữa và vội thể hiện vai trò người chồng tế nhị:
- Thiệt tình là em nói đúng, chắc anh mới uống rượu nên ăn súp lạ miệng mà thôi.
May qúa, anh Bông đã cứu vãn kịp thời, tí nữa là anh cộc cằn kêu lên như thường lệ: "Úy trời, sao mà nấu mặn thế này? thì cô húp cho hết nồi súp đi nhé!”
Vì bản tính anh Bông vốn thích ăn lạt mà trái lại, chị Bông thích mặn mà nên thường xuyên xảy ra sự cố này.
Thế là bữa cơm với nhiều món ăn ngon, với chai rượu đắt tiền làm chủ nhà và khách cùng hào hứng và chếnh choáng. Cuộc chuyện trò kéo dài cho đến tối.
Chị Bông sắp xếp cho vợ chồng khách ngủ căn phòng dưới nhà. Đây là căn phòng dự trù cho khách khứa, họ sẽ cảm thấy được tự do thoải mái trong căn phòng ngủ rộng và không gian yên tĩnh dưới này vì tất cả những phòng ngủ khác đều ở trên lầu.
Vợ chồng chị Bông đã lên lầu vì cũng cần một không gian riêng cho thoải mái khỏi phải đóng kịch trước mặt khách nữa. Cũng may, họ chỉ đến một buổi chiều và ngủ qua đêm chứ họ mà ở lại vài ngày thì vở kịch vợ chồng chị diễn không biết có hoàn thành tốt đẹp đến phút cuối không?
Chị Bông chợt nhớ ra vội đi mở closet và sai chồng:
- Anh với tay lấy cái chăn bông Đại Hàn xuống cho em.
- Anh đang bận, em không thấy sao?
Chị Bông cao giọng cằn nhằn:
- Em đã bảo làm gì thì làm ngay đi.
- Úy trời, em nói nhỏ thôi lỡ vợ chồng chú Bình nghe thấy em sai anh như bà chủ sai nhân viên thì mất mặt anh mà tiếng Bắc của em gọi là mất thể diện đó.
- Làm sao mà họ nghe thấy trừ khi họ đứng rình ngoài cửa và giờ này không phải để anh ôn lại tiếng Bắc tiếng Nam nhé. Em cần cái chăn Đại Hàn để mang xuống phòng cô chú, cái chăn này sẽ ấm áp hơn. Nhanh lên, không thôi em…quát to lên ráng chịu!
Anh Bông đang dở tay trong phòng tắm cũng vội chạy ra làm theo lời vợ. Chị Bông ôm cái chăn to kềnh to càng đi xuống thang lầu…
Chị đi nhẹ nhàng đến bên phòng ngủ của khách để xem chừng nếu họ đã ngủ say thì chị chợt nghe tiếng cô Bình gắt gỏng:
- Ông có im họng đi giùm tôi được không? Tôi đang buồn ngủ nè, uống có chút rượu mà lè nhè nãy giờ điếc cả tai.
- Người ta nói rượu vào lời ra mà. Bà đừng có ỷ ở đây nhà người ta mà tôi không dám bạt tai bà à nghe…
- Đúng là thằng cha ó đâm, thằng cha vũ phu. Vậy mà trước mặt thiên hạ, trước mặt đám con cháu cứ làm như ta đây là một người đàn ông thanh lịch.
- Còn bà, tế nhị cái khỉ khô, ăn nói với chồng chỉ làm chồng tức trào máu họng. Không biết bao giờ tôi mới thoát khỏi cái nợ đời này…
Trời ơi, thật là bất ngờ và kinh khủng, thì ra hai vợ chồng cô chú Bình đã cãi nhau từ lúc về phòng ngủ cho đến giờ, chú Bình chếnh choáng say, còn cô Bình ỷ y phòng ngủ dưới lầu không có ai nên họ cứ tự tiện mà cãi nhau.
Chị Bông phải đưa tay lên bịt miệng mình, chỉ sợ không kềm chế nổi và kêu toáng lên thôi.
Chị nhẹ nhàng ôm cái chăn bông Đại Hàn nặng chịch đi ngược lên lầu, thở phào một tiếng và khẽ bảo chồng.:
- Anh ơi, cất lại cái chăn về chỗ cũ đi.
Anh Bông ngạc nhiên kêu lên:
- Tại sao em mang cái mền này xuống lầu cho bằng được rồi bây giờ lại mang lên? Cô chú Bình không chịu đắp hả?
- Khẽ mồm miệng chứ, rồi em kể cho mà nghe..
Chị Bông kể hết cho chồng những gì mình vừa nghe được và khoái chí kết luận:
- Thì ra vợ chồng cô chú Bình cũng đóng kịch như vợ chồng mình nhưng đoạn cuối của họ thê thảm hơn mình nhiều, em chưa bao giờ nặng lời thậm tệ với anh và anh cũng chưa bào giờ ăn nói lỗ mãng với em đến thế.
Anh Bông thẫn thờ:
- Không ngờ có những cuộc sống vợ chồng đến mức trơ trẻn thế, nhất là với cô chú Bình mà anh luôn tôn trọng kính mến như một gương mẫu để mình phải vâng lời noi theo, nếu vợ chồng không “tương kính như tân” thì cũng không nên mạt sát nhau, coi thường nhau chứ!
- Chắc họ quen tính cách đối xử của nhau rồi, có nhiều cặp cãi nhau, đánh nhau phũ phàng mà vẫn ăn ở với nhau con đàn cháu đống, ra đường vẫn đẹp đôi, bề ngoài là một gia đình đề huề hạnh phúc đấy!
Chị Bông nhẹ nhàng nói tiếp:
- Mình cứ sống thật với nhau theo tình cảm tự nhiên, cuộc sống vợ chồng nào chẳng là con đường lúc gập ghềnh, lúc gió mưa, ai chẳng có tính tốt và tật xấu. Hãy chấp nhận và bao dung cho nhau còn hơn là sống đạo đức giả che mắt thế gian trong khi trong lòng thì khinh thường và xem nhau như bèo rác.
- Cuộc đời nhiều giả dối mà em!
Chị Bông chứng minh thêm:
- Đúng thế, thí dụ như hôm vợ chồng mình đi xem triển lãm tranh trừu tượng của một họa sĩ bạn anh, các bạn khác xúm vào khen bức tranh này ý nghĩa cao siêu, khen bức tranh kia đẹp tuyệt và thâm thúy, em dám chắc chỉ là những lời khen giả dối cho vừa lòng tác giả hay ra vẻ ta đây hiểu biết. Còn em, nhìn những nét vẽ ngoằn ngoèo như giun bò, rối tung như gà bới, những mảng màu sắc nham nhở như vệt phấn loang trên gương mặt cô gái già đỏm dáng lỗi thời mà không hiểu nổi là cái gì dù tác gỉa đã đặt tên cho bức tranh đàng hoàng tử tế.
- Anh nhớ rồi, và em đã nói là thà họa sĩ vẽ cụ thể con gà, con vịt, cây ổi, cây xoài thì em còn hiểu được và chấm điểm được chứ gì.?Tội nghiệp họa sĩ thuộc trường phái vẽ tranh trừu tượng quá, tại em không hiểu họ chứ không phải họ vẽ dở đâu…Nhưng dù sao em cũng thành thật để lộ ra là em chẳng biết gì về hội họa.
Chị Bông cười trừ:
- Thôi, chúng mình không tranh cãi giùm các họa sĩ nữa kẻo lại…cãi nhau đến nửa đêm vẫn chưa phân thắng bại. Sửa soạn đi ngủ đi anh.
Chị Bông thay quần áo ngủ lên giường nằm thấy thoải mái từ trong tâm hồn đến thể xác. Anh Bông cũng đã thay xong bộ đồ ngủ nhưng còn đứng bên giường, mặt anh bỗng nghiêm trang y như lúc chiều trước mặt khách:
- Thưa cô Bông, tôi có lời khen cô hôm nay đã hoàn thành vai trò người vợ hiền rất xuất sắc.
Chị Bông cố nhịn cười để tung hứng cùng chồng:
- Không dám. Cám ơn anh.
- Thưa cô Bông, tôi xin phép được lên giường ngủ cùng cô, có được không?
Chị Bông làm bộ e lệ kéo cao cổ chiếc áo ngủ hớ hênh và kéo chăn đắp lên đôi chân trần, lễ phép trả lời:
- Vâng ạ, xin mời anh, rước anh lên giường.
Hai vợ chồng ôm nhau cười khúc khích…Tiếng chị Bông thì thầm:
Đây là màn cuối của vở kịch “Vợ chồng tôn kính nhau như khách khứa” nhé. Anh mà thưa gởi nữa là em…đạp anh rơi xuống giường luôn đấy!

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

CHÀNG LAO CÔNG GỐC VIỆT TRỞ THÀNH KHOA HỌC GIA KHÔNG GIAN VŨ TRỤ CỦA MỸ

CHÀNG LAO CÔNG GỐC VIỆT TRỞ THÀNH KHOA HỌC GIA KHÔNG GIAN VŨ TRỤ CỦA MỸ
Trà Mi - VOA 27-8-2015 

Tiến sĩ Phạm Đăng Khánh
Một thanh niên làm lao công cho các cửa hàng trong những khu mua sắm khi sang Mỹ tỵ nạn trở thành một nhà khoa học không gian vũ trụ của Trung tâm Thí nghiệm Nghiên cứu Không quân Hoa Kỳ sau 25 năm miệt mài vượt khó vươn lên.
Đó là câu chuyện thành công của Tiến sĩ Phạm Đăng Khánh, cháu nội đích tôn của sử gia nổi tiếng Phạm Văn Sơn và là cháu ngoại của nhà thơ lừng danh một thời Bàng Bá Lân.
Đến Mỹ năm 1991 theo diện HO vì bố mẹ là cựu tù nhân chính trị từng làm việc cho chính phủ Mỹ trước năm 1975, chàng thanh niên 19 tuổi quyết tâm theo đuổi ‘giấc mơ Mỹ’, phấn đấu tiến thân bằng con đường học vấn.
Ý chí kiên trì và những nỗ lực không ngừng đã mang về cho anh những thành quả đáng nể. Trong số này phải kể tới hàng trăm bài viết nghiên cứu khoa học cùng hàng chục giải thưởng của Không quân Hoa Kỳ như Huy chương Không quân về Thành tựu dân sự, Giải Kỹ sư Không quân Xuất sắc, Bài nghiên cứu Xuất sắc nhất năm. Anh cũng là thành viên phê bình trong các ủy ban luận án Tiến sĩ và Thạc sĩ tại các trường đại học Mỹ, cố vấn nghiên cứu cho các cơ quan khoa học danh tiếng của Mỹ như Cơ quan Phòng thủ Tên lửa, Cơ quan Dự án Nghiên cứu Quốc phòng cao cấp, Hội Kỹ thuật Khoa học Quốc phòng Hoa Kỳ..v..v..
Tạp chí Thanh niên VOA hôm nay mời các bạn cùng gặp gỡ tấm gương thành công Phạm Đăng Khánh, niềm tự hào của người Việt hải ngoại.

TS. Khánh: Khi tôi đến Mỹ, mọi sự đều bỡ ngỡ về văn hóa, lịch sử, phong tục-tập quán. Khó khăn lớn nhất đối với tôi và cả gia đình là không có đủ khả năng đọc hiểu và nói tiếng Anh. Bản thân tôi phải bắt đầu lại con đường học vấn từ lớp 10. Các khó khăn về kinh tế người tỵ nạn nào cũng phải đương đầu nhưng mình cũng phải cố gắng. Tôi cùng với em trai mỗi sáng sớm phải đi làm thêm. Sáng sớm, chúng tôi đi dọn dẹp, lau chùi các cửa hàng to trong các khu thương mại lớn. Mình làm 2-3 tiếng/ngày và đi học cho tới 10 giờ đêm. Lên thạc sĩ, mình được học bổng. Mình biết tiết kiệm nên tiền học bổng cũng đủ trang trải các chi phí như đi lại, xe cộ, bảo hiểm.
Trà Mi: Với những cái giá đã trả để có được vị trí hôm nay, nhìn lại, anh nghiệm ra cho mình điều gì?
TS. Khánh: Tôi nghĩ mình lúc nào cũng nên luôn làm việc chăm chỉ, không được hài lòng với những gì đạt được và con đường đó lúc nào cũng đòi hỏi những hy sinh. Chẳng hạn như vì công việc, thời gian của tôi dành cho gia đình đã bị ít đi.
Trà Mi: Tư chất ham học, nỗ lực và sự may mắn chiếm tỷ lệ thế nào trong sự thành công của anh?
TS. Khánh: Tinh thần học hỏi và sự nỗ lực, hai tố chất này cộng lại chiếm 90%. Còn lại là do sự may mắn hay do cơ hội chính mình tự tạo nên. Những người tỵ nạn như tôi khi gặp khó khăn mà không biết cách giải quyết vấn đề và đương đầu với khó khăn một cách tích cực thì rất khó khăn. Làm sao để vượt qua và tìm phương hướng tùy thuộc vào bản thân mỗi người kèm theo các yếu tố tác động xung quanh từ gia đình.
Trà Mi: Nếu đặt tất cả những bí quyết thành công anh vừa kể vào môi trường ở Việt Nam, anh nghĩ đích đến của mình có giống ngày hôm nay không?
TS. Khánh: Chị hỏi một câu rất sát thực tế. Những tố chất về nỗ lực, ham học, sự giúp đỡ của những người xung quanh thì ở trong hay ngoài nước mình đều có được nhưng môi trường nuôi nấng nghiên cứu và các chính sách hay những khuyến khích từ các cơ quan, hội đồng khoa học rất quan trọng. Có thể trong nước đang dần dần có môi trường này nhiều hơn so với những năm trước nhưng những điều kiện đó không thể nào bằng được bên Mỹ này.
Trà Mi: Có nhiều con đường để thành công, vì sao anh chọn theo đuổi con đường khoa học đầy cam go đòi hỏi rất nhiều kỳ công và chất xám để tiến thân?
TS. Khánh: Lĩnh vực khoa học luôn năng động, thay đổi, biến động nên tôi muốn đóng góp một phần nào đó cho hướng đi này.
Trà Mi: Thành tựu hôm nay đạt được trên đất Mỹ có ý nghĩa thế nào đối với anh, một người tỵ nạn gốc Việt?
TS. Khánh: Tôi vẫn luôn tự hào mình là người Việt Nam và đề ra mục tiêu dài hạn là hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu sáng tạo do người Việt đứng đầu hoặc các chuyên gia người Việt ở đây.
Trà Mi: Vì sao mục tiêu đó chỉ mới giới hạn ở cộng đồng người Việt ở Mỹ? Anh có bao giờ nghĩ tới mình có thể làm gì để đóng góp, giúp đỡ nơi chôn nhau cắt rốn của mình chăng?
TS. Khánh: Câu hỏi này tương đối rất khó. Bất kỳ thể chế nào muốn thu hút nhân tài về giúp nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu đất nước trân trọng sự phát triển về khoa học, thúc đẩy và động viên tinh thần nghiên cứu khoa học thì ai cũng muốn về giúp đỡ cả. Hiện nay, tôi biết vài nhân tài người Việt bên này đang hợp tác với các cơ quan hữu trách ở Việt Nam để nâng cấp giáo dục đại học. Nhân tài người Việt ở nước ngoài đang dần dần trở về hợp tác và giúp đỡ phát triển kinh tế trong nước. Tôi nghĩ nếu môi trường và các điều kiện trong nước thích hợp với các nhân tài bên này và tạo điều kiện cho họ phát triển tài năng và lương bổng gần gần với bên này thì dần dần họ sẽ trở về thôi.
Trà Mi: Theo ý kiến của Tiến sĩ, học vấn cao và vị trí lãnh đạo có phải là thước đo chính xác về sự thành công của người trẻ hay không?
TS. Khánh: Tôi nghĩ học vấn vẫn là một công cụ nhiều tiềm năng. Về tinh thần lãnh đạo, đối với giới trẻ, nếu mình có vị trí cao trong một cơ quan hay tổ chức nào đó, mình nên truyền đạt tinh thần đóng góp tích cực và tinh thần tự nguyện. Tinh thần lãnh đạo và học vấn, hai điều này phải luôn đi đôi với nhau.
Trà Mi: Một lời khuyên cho các bạn trẻ ngưỡng mộ thành quả anh đạt được, anh sẽ nói gì?
TS. Khánh: Tôi muốn gửi đến các bạn trẻ một lời khuyên đơn giản thôi, đó là phải luôn luôn làm việc tích cực, ham học và hướng tới. Đây là những bí quyết đã giúp tôi thành công. Và mình cũng không nên quên nguồn gốc gia đình của mình và bản thân mình là ai.
Trà Mi: Xin cảm ơn Tiến sĩ Khánh rất nhiều về thời gian dành cho cuộc trao đổi hôm nay.

45 TRIỆU ĐÓA HOA NỞ GIỮA SA MẠC Ở DUBAI

45 TRIỆU ĐÓA HOA NỞ GIỮA SA MẠC Ở DUBAI
Nguồn: Internet

Giữa sa mạc khô cằn và rộng lớn của Dubai, vườn hoa Dubai Miracle hiện lên như một thứ phép lạ thu hút sự quan tâm của hàng nghìn du khách tới viếng thăm.
Dubai Miracle Garden is world's biggest flower garden. It is situated in the North West Quadrant of Arabian Ranches interchange.
Vườn Dubai Miracle là vườn hoa lớn nhất thế giới, nằm ở phía cung Tây Bắc của giao điểm các nông trại A-rập.
This amazing tourist attraction is a Guinness Record Holder for the Largest Vertical Garden. Also popular is the heart shaped flower beds at the Alley of Hearts.
Địa điểm du lịch hấp dẫn tuyệt vời này đã giữ kỷ lục Guinness về  khu vườn dọc rộng nhất. Còn được ưa chuộng là những luống hoa hình trái tim tại Alley of Hearts.
Dubai Miracle Garden has more than 45 million blooming flowers with stunning colour combinations achieved through 45 different flower species.
Vườn Dubai Miracle có hơn 45 triệu bông hoa khoe sắc với sự kết hợp màu sắc lộng lẫy đạt được thông qua 45 loại hoa khác nhau.
Bordered by windmills, this area provides parking, sitting areas, a prayer room and shops for visitors to Dubai Miracle Garden
Bao quanh bởi những cối xay gió, khu vực này cung cấp bãi đậu xe, khu vực ngồi, một phòng cầu nguyện và các cửa hàng dành cho du khách đến vườn Dubai Miracle.
The Dubai Miracle Garden features a sensational 45 million flowers over a 18-acre site, from breathtaking flowerbeds to heart-shaped archways and adorned castles.
Vườn Dubai Miracle nổi bật 45 triệu bông hoa kỳ lạ trên một khu đất 18 mẫu tây từ những vồng hoa ngoạn mục đến những mái vòm hình trái tim và những lâu đài trang trí đẹp.
The spectacular bonanza provides a colourful oasis for the eyes of city workers, who can escape to the natural splendour.
Sự phát đạt ngoạn mục cung cấp một ốc đảo đầy màu sắc cho đôi mắt của người lao động thành phố là những người có thể tránh được sự lộng lẫy tự nhiên.
In order to create a fresh experience for guests visiting the rainbow gardens, the displays are changed seasonally.
Để tạo ra một trải nghiệm mới mẻ cho khách thăm viếng nên các khu vườn cầu vồng, các sự trưng bày được thay đổi theo mùa.
These have included millions of flowers in the shape of the UAE's flag, floral clock, a Ferrari car with driver decorated by flowers, a vertical buried car zone, flower apple structures, artificial animals, flower boats and an Islamic Arch Design.
Những sự trưng bày này bao gồm hàng triệu bông hoa trong hình dạng lá cờ của UAE, đồng hồ hoa, một chiếc xe Ferrari với người lái xe được trang trí bằng hoa, một khu vực xe chôn thẳng đứng, những cấu trúc hoa hình trái táo, những động vật nhân tạo, những thuyền hoa và họa tiết hình cung của Hồi giáo.
At the moment, there are 45 species of flowers in the garden, which are imported in from all around the world.
Vào lúc này, có 45 loài hoa trong vườn được nhập khẩu từ khắp nơi trên thế giới.
If the natural landscape was not incredible enough, what makes this attraction particularly impressive is the unique sub-surface irrigation system that recycles waste water via drip irrigation while avoiding evaporation and saving up to 75 per cent of water and energy.
Nếu các cảnh quan thiên nhiên không đủ tin được thì những gì làm cho sự thu hút này đặc biệt nguy nga là hệ thống thủy lợi lạ thường dưới mặt đất tái chế nước thải thông qua việc tưới nhỏ giọt trong khi tránh bay hơi và tiết kiệm lên đến 75 phần trăm nước và năng lượng.                                                           
A fantasy flower house at the Miracle Garden, which has plants growing over its turrets, doors, walls and towers.
Một.ngôi nhà hoa tưởng tượng tại vườn Miracle có cây mọc trên các tháp nhỏ, các cửa ra vào, tường và tháp cao.
A pathway shaded by umbrellas at the Miracle Garden, provides a colourful walkway for visiting guests.
Một con đường nhỏ che mát bởi những cây dù tại vườn Miracle cung cấp một lối đi đầy màu sắc cho khách thăm viếng.
Peacock topiary covered in an array of colourful flowers at the largest natural flower garden in the world.
Nghệ thuật cắt tỉa hình con công bao phủ trong một mảng hoa đầy màu sắc tại vườn hoa thiên nhiên lớn nhất thế giới.
There is no limit to the imagination gone into the design of the gardens, which include flowers streaming like hair from a giant human.
Không có giới hạn cho trí tưởng tượng đi vào thiết kế của các khu vườn bao gồm những hoa phất phơ như tóc của một người khổng lồ.
Barrels tipping streams of flowers, and peacocks with colourful plumages are featured in the creative attraction.
Thùng đổ nước vào suối hoa và con công với bộ lông đầy màu sắc nổi bật trong sự hấp dẫn đầy sáng tạo. 
Even Disney characters such as Mater from Cars can be seen at the Dubai oasis, of course decorated with flowerbeds.
Ngay cả các nhân vật Disney như Mater từ các Ô tô có thể được nhìn thấy ở ốc đảo Dubai, tất nhiên được trang trí bằng những vồng  hoa.
Giant structures can be viewed in the park, covered from top to bottom in an array of flowers.
Những cấu trúc khổng lồ có thể được xem trong công viên được phủ kín từ trên xuống dưới trong một mảng hoa.

Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2015

Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2015

CUNG HOÀNG KIM - HOA HẬU TIỂU BANG NEBRASKA HOA KỲ 2015

CUNG HOÀNG KIM  
HOA HẬU TIỂU BANG NEBRASKA HOA KỲ 2015
Phỏng vấn của đài truyền hình Việt Nam Hoa Thịnh Đốn

 

Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

TÌNH GIÀ

TÌNH GIÀ
Thái Quốc Mưu
(Atlanta, Georgia, USA)

Hình minh họa
Thời trai trẻ, tôi thấy nhiều ông bà già đã già gần sụm bánh chè mà vẫn còn lấy nhau. Tôi vừa ngạc nhiên vừa nực cười, tự nghĩ “già rồi còn làm ăn” gì được nữa mà bày đặt yêu đương!” Tôi đem ý nghĩ ấy nói với Ngoại tôi, lúc ấy bà gần bảy mươi. Ngoại tôi nói: “Cháu hổng biết chớ chuyện tình yêu thì người nào đầu gối còn có máu thì còn muốn yêu và muốn được yêu.” Cách nay vài năm, tôi gặp người bạn vong niên, một nhà thơ lừng lẫy, tuổi gần chín chục, ông có người yêu ngoài sáu chục, tôi lại hỏi: “Anh già rồi còn gì nữa đâu mà yêu với yết?” Ông bạn tôi cười hồn nhiên, đáp: “Ở tuổi nào mà có người yêu mình và có người để mình yêu mà không thích hả anh?”
Hồi đó, nghe Ngoại nói, tôi không phản đối nhưng không tránh được tức cười thầm. Tôi muốn hỏi: “ông Ngọai mất lâu rồi, bà Ngoại có muốn yêu ai nữa không?” Nghĩ là vậy nhưng tôi chẳng có gan đồng nên không dám hỏi. Bây giờ tôi đã sáu lăm, có mười đứa con với đàn cháu nội, ngoại gần bốn mươi đứa. Tôi đến Mỹ, vừa mười sáu năm. Tôi nhớ rõ như vậy là năm tôi đến Mỹ cũng là năm bà Nội bà Ngoại lũ cháu qua đời. Tôi quạnh quẽ từ đó.
Ở vào cái tuổi xấp xỉ năm mươi mà “mồ côi”, lại mồ côi vợ trên cái xứ dư thừa vật chất, nhiều cám dỗ nầy, lòng tôi rất khó chịu và phải tranh đấu thường xuyên trước sự cám dỗ quái ác kia!
Tôi chịu đựng như vậy gần tám, chín năm. Thời gian ấy là một chuỗi dài đáng kinh sợ cho một con người còn sung mãn thể lực nhưng lại thiếu thốn về tình cảm. Một thứ tình cảm đòi hỏi phải được đáp ứng từ một người không cùng giới tính.
Như mọi sự vật, sức chịu đựng trong lòng tôi cũng có giới hạn. Một hôm lòng khao khát trong tôi phát hiện ra nhược điểm của biên giới đó, nó len lỏi chui ra ngoài và chẳng đặng đừng, tôi quyết định đăng báo tìm bạn bốn phương với hi vọng tìm được người bạn già cùng cảnh ngộ sớm hôm tâm sự cho đỡ buồn. Đôi khi hẹn hò ‘tí mí nhau” cho đời thơm hương càng tốt! Nếu có thể cùng tiến tới để hủ hỉ bên nhau cho đời lên hương sắc!
Sau khi viết nội dung lời rao tìm bạn, tôi gởi cho tờ tạp chí địa phương. Trở vào phòng, lòng tôi cảm thấy vui vui, đứng trước gương ngắm nghía, tôi thấy vóc dáng mình cũng còn “ngon lành ra phết”, gương mặt cũng đầy đặn, mái tóc vẫn tiêu nhiều hơn muối, râu ria nhẵn nhụi, chung chung cũng còn tí “có lý với đời”. Tôi mỉm cười rồi chợt giật mình, cái hàm răng chỉ còn hơn mười cái. Tôi nghĩ, mình phải làm lại hàm răng. Thế là sáng hôm sau, tôi đi tìm một ông nha sĩ.
Ngày tạp chí Kiến Thức Phổ Thông Dân Việt phát hành, đúng vào ngày hẹn tôi đến phòng nha sĩ nên quên phức nó đi. Khi về, tôi vừa bước vào nhà thấy trên chiếc sofa ở phòng khách, vợ chồng thằng con Út đang ngồi bên nhau. Đứa cháu nội ba tuổi chạy tới chạy lui bên cha mẹ nó. Thấy tôi, chúng nhìn tôi rồi ngó nhau cười tủm cười có vẻ khác lạ! Tôi làm như không quan tâm định bước vào phòng thì vợ thằng Út nói:
- Thưa Ba, có tờ Dân Việt mới nè ba!
Trong khi tôi đưa tay lấy cuốn tạp chí từ tay con dâu Út thì thằng chồng nó nhìn tôi cười, nói:
- Con đọc thấy lời rao tìm bạn của Ba nhưng con nghĩ Ba viết như vậy chưa đủ.
Tôi mở tờ báo, chọn mục “Tìm bạn bốn phương”, dò lời rao của mình, đọc nhẩm: “Đàn ông 65 tuổi, góa vợ 16 năm. Hiện đang sống với người con Út. Kinh tế, tài chính trung bình. Tìm bạn gái cùng lứa tuổi, cùng hoàn cảnh. Nếu hợp sẽ tiến xa hơn. Thư về…”
Đọc xong, tôi nhìn nó, hỏi:
- Ba đăng như vậy là đủ rồi. Con nói thiếu là thiếu chỗ nào?
Trong khi thằng con Út tôi cười ngặt nghẽo thì vợ nó vừa cười vừa đáp thay chồng:
- Hồi nãy, đọc báo thấy Ba rao tìm bạn, ảnh nói với con: sao Ba không ghi thêm câu “Để ngắm nhau trong lúc vui và khi chết có thêm người khóc!”
Tôi bật cười vì lời châm chọc của tụi nó. Và tôi chợt nghĩ, cái tư tưởng của thằng Út nhà tôi “để ngắm khi vui và…” sao mà nó giống hệt với cái ý của tôi gần năm mươi năm về trước, “già rồi còn làm ăn gì được mà bày đặt…”
Tôi không nhớ rõ bao lâu, dường như hai tuần sau thì phải, tôi nhận được bốn lá thư của “những người bạn gái cùng cảnh ngộ như tôi”. Trong đó có một lá đáng chú ý nhất, tôi đọc đi đọc lại nhiều lần. Người đẹp viết:
“Ngày..
Kính gởi ông,
“Hân hạnh biết ông qua mục “tìm bạn bốn phương”. Lần đầu tiên đặt bút viết cho một người không quen biết, tôi cảm thấy e ngại thế nào ấy. Sở dĩ bức thư nầy gởi đến ông vì tôi muốn được giao thiệp với ông để trao đổi tâm tư và học hỏi thêm những điều hay, ý đẹp của bốn phương. Hy vọng thư tôi đến sẽ đem lại cho ông một niềm vui nho nhỏ và ông sẽ hồi âm với tất cả lòng chân thành. Mặc dầu chưa được biết ông lần nào nhưng tôi hy vọng ông sẽ là người bạn tốt của tôi sau nầy.
Tôi không ao ước gì hơn là có được một người bạn tri kỷ cùng chung lý tưởng, hiền lành, thành thật để dìu nhau trên bước đường đời còn lại trên mảnh đất tha hương. Ngoài ra, tôi không ước gì hơn nữa. Vì suốt đời tôi đã trải qua nhiều đau khổ đắng cay nên mãi đến bây giờ vẫn cô đơn buồn chán. Tôi nghĩ tiền tài, danh vọng không bao giờ đem lại hạnh phúc lâu dài mà chỉ có sự chân thật mới đem lại cho chúng ta một tình bạn cao đẹp đáng quý trọng mà thôi.
Riêng tôi, với những tánh tình sẵn có của một người phụ nữ Á Đông thuần túy hiền lành, đảm đang và chung thủy, hy vọng sẽ được làm người bạn gái của ông sau nầy và mãi mãi…
Tôi là cựu nữ sinh trường trung học Gia Long ngày xưa, sau khi tốt nghiệp đại học, lập gia đình với một thương gia xuất nhập cảng và đã tan vỡ từ năm 1974 vì không chịu đựng được sự đau khổ triền miên của ông chồng hào hoa, nhiều nhân tình…
Tôi và các con qua Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình do người chị ruột bảo lãnh trên 25 năm nay. Hiện các con tôi đã thành tài và có sự nghiệp, lập gia đình, nhà cửa khang trang. Tôi không còn lo lắng gì cho chúng nữa. Duy có một điều là tôi vẫn còn cô đơn và buồn chán vì từ trước đến nay, tôi chưa hề tìm được bạn tri kỷ như tôi đã từng ao ước. Cái ao ước nhỏ bé có được một người bạn đời chân thật, chỉ thế thôi ông ạ!
Đó là sự thật của lòng tôi. Tôi không dám viết gì nhiều hơn sợ làm phiền ông chăng? Vả lại, việc làm đầu tiên bao giờ cũng khó, khi ta chưa biết đường đi nước bước của nó. Dù sao tôi cũng rất mong nhận được thư ông một ngày gần đây để chúng ta có dịp hàn huyên cùng nhau trong những lúc cô đơn buồn thảm…
Xin phép ông cho tôi dừng bút. Hẹn những cánh thư sau sẽ dài và vui vẻ hơn. Thành thật chúc ông nhiều may mắn trên đường đời.
Người bạn mới của ông,
Trần Ngọc Lan Hương”
Tôi đọc đi đọc lại lá thư nhiều lần. Nội dung của nó làm tôi thích thú. Người đẹp trong trang thư có những đặc điểm tương đồng về học lực, hoàn cảnh, cô đơn… và nhất là cũng mong có một người bạn thành thật để chia sẻ vui buồn… cũng như tôi. Tôi “chấm” ngay người đẹp có cái tên đẹp đẽ nầy. Tôi vào phòng, khóa cửa, tránh sự quấy phá từ thằng cháu nội. Tôi viết thư cho người đẹp mới quen.
Vì muốn trải tâm tư qua trang giấy, tìm lại chút dư âm của thời trước bục giảng đại học. Tuy già nhưng chúng tôi cũng biết lãng mạn chứ bộ! Tình yêu không phân biệt tuổi tác nên ở bất cứ lứa tuổi nào cũng nôn nao, rạo rực như nhau.
Chúng tôi thỏa thuận không phone mà chỉ thư cho nhau. Hệ thống bưu điện ở Hoa Kỳ làm cho cả hai chúng tôi rất hài lòng. Mỗi xế chiều, chúng tôi được thư nhau. Thư đi thư lại chừng hơn tháng, tình cảm biểu hiện rõ nét qua từng cánh thư. Chúng tôi gởi ảnh cho nhau.
Khi gởi tấm ảnh đến “cô Cử” trên ba mươi năm về trước, tôi cẩn thận chọn một tấm ảnh vừa ý nhất, “bô trai” nhất rồi cặm cụi viết vào đó, “Trao Lan Hương, người đem đến cho anh nguồn vui và hạnh phúc.” Đối lại, tôi cũng nhận được tấm ảnh của “người thương”.
Trong ảnh, dưới lăng kính lúp, tôi thấy người phụ nữ xinh đẹp, tuổi trên dưới năm mươi, mặc thời trang, mái tóc dài chảy xuống ngập bờ lưng, kiểu tóc gợi nhớ giảng đường đại học xa xưa. Trong ảnh, người đẹp đứng trên lan can nhà.
Tôi rất thích thú vì ước vọng của mình đã đạt thành. Tôi viết thư cho nàng, hẹn ngày gặp mặt. Hôm sau, tôi nhận được hồi đáp. Nàng viết:
“Anh của em,
Không gì vui sướng bằng khi nhận được thư anh. Hương mong anh từng giờ đó! Anh biết không anh? Đã lâu lắm rồi trên ba chục năm nay, Hương chưa bao giờ biết mong đợi ai mà bây giờ Hương đang mong chờ anh, chứng tỏ tình Hương đối với anh như thế nào. Anh ơi, Hương hồi hộp quá..! Theo ý anh, Hương quyết định chọn ngày… chúng mình gặp nhau. Hương sẽ dành trọn vẹn ngày ấy bên anh. Nhớ anh nhé, giờ ấy, ngày ấy nha anh!
Đêm về anh ngủ, mộng nhớ em nha!
Hôn nhiều,
Lan Hương của anh.”
Đọc thư xong, tôi thấy lòng rộn ràng khôn tả. Nói ra sợ lũ trẻ chúng cười, chẳng hiểu sao lòng tôi lúc bấy giờ rạo rực y chang như hồi mới biết yêu lần đầu. Tôi chợt nhớ đến lời của bà Ngoại tôi và tôi thầm phục chính mình đã không hỏi Ngoại: “Già rồi, còn “làm ăn” gì được mà bày đặt yêu đương!”
Tôi ngắm gương, tóc hơi dài, tôi đi cắt ngay. Chỉ còn khoảng mười tám tiếng đồng hồ nữa là chúng tôi gặp nhau. Tôi chọn sẵn bộ veston đẹp nhất, chiếc cà vạt xinh nhất, tìm quanh không biết cái kẹp cà vạt biến đâu rồi. Tôi phóng xe ra tiệm, nhân tiện đi rửa luôn chiếc xe...
Sáng hôm sau, tôi dậy thật sớm. Trước gương, những sợi râu lún phún trên cằm bị tôi tận tình cạo nhẵn nhụi, cạo đi cạo lại nhiều lần, cạo đến nỗi da mặt nghe ran rát mới thôi. Tôi lấy hàm răng giả ra, săm soi, lau chùi lần nữa, gắn vào hàm, mỉm miệng cười, hàm răng đều đặn trắng bóng nhô ra. Tôi hài lòng về nó. Xịt lên đầu chút keo, tôi chải đi, chải lại những sợi tóc hiếm hoi, cố tình che dấu mái đầu hói của mình nhưng tôi thất vọng. Thôi kệ, trời sinh sao chịu vậy! Tôi tự an ủi, “dầu sao tướng tá của mình vẫn còn có lý với đời”.
Tôi định bước ra cửa, thằng Út đang ngồi vừa xem TV vừa uống cà phê sáng. Nó thấy tôi ăn mặc tươm tất, dáng điệu lăng xăng, bèn cười hỏi:
- Hôm nay ba đi gặp Mommi hả ba?
Tôi làm giọng nghiêm khắc:
- Chuyện của ba, con đừng có xen vào.
Vậy mà nó còn cười tiếp:
- Con có dám nói gì đâu! Thấy Ba vui, con chúc mừng Ba mà ! Ba cho con kính lời chào Mommi nha Ba!
Rồi nó ôm con nó vào lòng nói nựng:
- Con ngoan! Bữa nay ông Nội đi coi mắt vợ, ít lâu nữa, ông Nội rước bà Nội về cho con. Hôm nay, con hổng được vào phòng lục lạo thư từ của bà Nội nha!
Nói xong, nó nhìn tôi cười, đứng lên dang rộng hai tay hát:
“Tình yêu, ôi tình yêu,
Tình yêu làm cho lòng ta xôn xao,
Làm cho lòng ta nôn nao,
Làm cho giờ đây ta chao dao
Vì đêm qua ta không ngủ
Ta cám ơn tình yê…ê…êu…u!
Tôi không biết nó “sáng tác” lời ca quỷ quái đó hồi nào. Nhưng qua lời nó “dặn dò” đứa cháu nội, tôi biết chắc một điều là nó đã lén đọc thư Lan Hương gởi cho tôi. Đúng là “thằng con chết bầm”! 
Mới đặt tay vào nấm cửa, tôi lại nghe con dâu nói với chồng nó:
- Anh kỳ quá, cứ “phá” Ba hoài. Mình nên thông cảm tuổi già cô đơn của Ba chứ anh!
Quay nhìn tôi, nó tiếp:
- Con chúc ba đi chơi vui vẻ. Ba lái xe cẩn thận nha Ba!
Đúng là con dâu của tôi hiếu thảo, khôn ngoan ra phết. Nó biết nói những lời làm vừa ý “ông già chồng”.
Tôi bước ra ngoài, kéo cửa ập lại. “Hổng dè, con vợ thằng Út coi vậy mà biết điều. Đúng là khi chọn cưới nó cho thằng nhỏ, mình đã không lầm.” Tôi nghĩ, lòng cảm thấy vui vui.
Trời Đông năm nay thật lạnh, lạnh dai dẳng, lạnh lạ lùng. Lòng tôi thì khác, ấm áp làm sao! Tôi lên xe nổ máy. Chỉ gần ba mươi phút nữa, nó – chiếc xe, sẽ có người đẹp ngồi chiếc ghế bên cạnh “lão tài xế”.
Trên đường tôi huýt sáo một bản nhạc tình, lòng cảm thấy khoan khoái vô cùng. Tôi phóng xe với tốc độ mà mỗi khi có việc hai tía con cùng đi, ngồi bên cạnh thằng Út, tôi thường nhắc nhở nó, “Con chạy vừa thôi, đâu cần chạy nhanh như vầy!”
Xe vào Exit chỉ dẫn, tôi lấy tờ giấy hướng dẫn lộ trình thủ sẵn trong túi ra xem, bất ngờ tay lái chao đảo, chiếc xe hơi lệch trên đường. Tôi nhẩm đọc, “… quẹo trái, đến đường A, quẹo phải, gặp đường……… Đây rồi, số Z đúng rồi…”
Xuống xe, cẩn thận như chàng trai đi làm rể trước khi vào cổng nhà nhạc gia, tôi vuốt ve áo quần cho thẳng thớm, giữ thái độ bình thản, sửa tướng, “đường bệ” ôm bó hoa hồng đi vào. Ngôi nhà thật sang trọng, theo lời dặn của người đẹp, không cần bấm chuông, tôi gõ nhẹ vào cửa. Chỉ tiếng gõ đầu, cánh cửa mở ra. Nàng chờ sẵn.
Trước mắt tôi, người đàn bà khoảng sáu chục, vóc người mảnh khảnh, làm da trắng ngần, mặc đầm dài, trang điểm nhẹ, nét quý phái biểu hiện trên gương mặt mà nét thanh tú ngày nào còn phưởng phất đâu đây. Chiếc mũi thon, thẳng, kín đáo trên gương mặt trái soan đầy đặn, sáng sủa, trí thức dưới chiếc kính lão đắc tiền.
Tôi hỏi:
- Chào bà. Thưa bà tôi muốn gặp Lan Hương.
Người đàn bà nói:
- Xin chào ông, xin lỗi, ông là…
Tôi tiếp lời:
- Tôi là Tân, Nguyễn Đại Tân.
Người đàn bà cười khoe hàm răng trắng, đều như hạt bắp:
- Hân hạnh được gặp anh. Em là Lan Hương.
Tôi hơi giật mình, thoáng chút ngỡ ngàng. Tôi nhận ra, “Bà cụ” trước mặt tôi phưởng phất nét đẹp người trong ảnh mà Lan Hương đã gởi tôi nhưng thể chất già hơn nhiều. Còn tấm ảnh cho thấy “người đẹp của tôi” chỉ khoảng trên dưới năm ba. Ai ngờ… Có lẽ Lan Hương nhận ra ý tôi, nàng cười nói:
- Tấm hình em gởi đến anh, chụp hồi em năm mươi hai tuổi, gần mười năm nay em không có chụp hình. Xin lỗi anh!
Đúng là nàng đã nói dối nhưng tôi chẳng dối nàng là gì! Khi gởi ảnh nàng tôi cũng lựa, chọn tấm ảnh “bô nhất” chụp hơn mười năm trước. “Đúng là vỏ quýt dày gặp móng tay… sắt”. Mà hổng sao, nàng của mình rất đẹp lão - tôi nghĩ.
Chúng tôi cùng ngồi xuống. Trong khi tôi còn phân tâm, Lan Hương cất tiếng. Giọng nàng êm như lời văn trên những cánh thư gởi đến tôi, nàng khéo léo:
- Em có cảm tưởng dường như anh già dặn hơn tấm hình em có được.
Tôi không biết nàng nói thật hay là để trách khéo tôi “anh cũng như em thôi, vậy mà còn trách người ta.” May thay! nàng đã giúp tôi trả lời:
- Sáu lăm tuổi mà trông anh còn trẻ, khỏe mạnh như trên năm mươi (Chắn chắn như vậy rồi! Vậy mà cũng nói, ghét làm sao!). Em rất mừng!
Tôi tiếp lời người đẹp:
- Em rất đẹp và quý phái. Được em chấp nhận anh làm người bạn đời, anh rất vui mừng!
Lan Hương khoe vành môi không son bóng mọng trong nụ cười duyên dáng:
- Cảm ơn anh! Mời anh dùng nước.
Tôi đứng lên, đến bên nàng. Lan Hương cũng đứng lên. Tôi nắm tay nàng rồi bất thần ôm trọn thân hình thon gọn ấy vào lòng. Nàng áp đầu vào vai tôi, lim dim đôi mắt đón nhận tình yêu như thuở xuân thời. Tôi tìm môi nàng, Lan Hương đáp nhận. Bốn cánh môi gặp nhau, quấn quýt. Hai hàm răng giả mới gắn mấy ngày chưa quen, tôi cảm thấy khó chịu. Ngoảnh qua, tôi vội gỡ nó cho vào túi quần, lại tiếp tục đường môi. Toàn thân Lan Hương mềm nhũn, run bần bật, chẳng khác gì người tình đầu của tôi hơn bốn mươi năm trước. Tôi vuốt tóc nàng, Lan Hương đưa tay giữ chặt, nói trong hơi thở thều thào:
- Đừng anh! Em xuống tóc (cạo đầu) cầu nguyện Trời Phật ban cho em được gặp anh là người mà em nghĩ rằng anh đến với em bằng tất cả lòng thành thật. Và chúng ta sẽ dìu nhau đi hết quãng đời còn lại. Đừng buồn em nghen anh!
Tôi chết lịm vì những lời ngọt ngào ấy nhưng tôi không buồn vì mái đầu trọc của nàng, ngược lại tôi xúc động, lòng cảm thấy rưng rưng đón nhận mối chân tình của người “lão bà” đáng yêu đáng quý nầy.

BAN NHẠC TÍ HON TUYỆT VỜI

BAN NHẠC TÍ HON TUYỆT VỜI
Nhạc phẩm: Mangyongdae is a Flower Garden
Nguồn: Internet

I

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

CHA VÀ CON

CHA VÀ CON
Không rõ tác giả

Hắn ra tù, tự biết không có ma nào đến đón, đành dứt khoát bước đi. Xe Honda ôm vào giờ này không thiếu nhưng hắn thích đi bộ. Lững thững đi hoài như người rảnh rang lắm, trời tối mịt mới đến thị xã. "Khách sạn công viên" trước Cung thiếu nhi khi xưa là chỗ ngủ tốt nhất của dân bụi đời. Trong một năm hắn ở tù, khu vực này đã sửa sang, trồng trọt đủ thứ hoa kiểng lại thêm nhiều đèn chùm đầy màu sắc đứng xếp hàng nối dài khoe đẹp, khoe sáng.
10 giờ đêm, hắn lại quảy túi đi... rồi cũng phát hiện ra chỗ ngủ lý tưởng: Cái thềm xi măng sát tường rào bệnh viện có tàn cây phượng vĩ che khuất ánh đèn giúp khoảng thềm tôi tối cỡ ánh sáng đèn ngủ. Hắn nghĩ: "Chỗ này chắc nhiều muỗi nhưng ngủ rất êm không bị xe cộ ồn ào". Moi từ cái túi ra tấm vải xanh cũ bèo nhèo có thể gọi tạm là mền, trải ra, kê túi gối đầu lên, hắn nhắm mắt. Đi bộ mệt mỏi cả ngày nên hắn ngủ rất ngon.
Gần sáng, hắn giật mình tỉnh giấc, lạnh toát với cảm giác nghĩ có con gì đó quấn quanh cổ. Hắn nằm im định thần. Sát ngực hắn là một làn hơi thở nhẹ và một trái tim ai đó đập đều nhịp, cánh tay của người ấy vòng quanh cổ hắn. Hắn lẩm bẩm: Con mẹ nào đây?
Hắn nhè nhẹ ngồi lên, nheo mắt nhìn. Hoá ra là một thằng nhỏ chừng hơn 10 tuổi mặc cái áo rách bươm bày ra bộ ngực lép kẹp, đã giành muốn hết cái mền của hắn. Nó cũng thuộc dạng không nhà như hắn, đang ngáy pho pho ngon lành, chẳng hay biết thằng cha nằm kế bên đã thức giấc, đang nhìn mình chăm chăm.
Hắn dợm người đứng lên, định bỏ đi tìm chỗ khác ngủ nhưng nghĩ gì đó, hắn nằm trở xuống, xoay lưng về phía thằng nhỏ, đưa tay kéo lại cái mền. Hắn nhắm mắt cố dỗ giấc nhưng không tài nào ngủ lại được. Hắn ngồi dậy móc thuốc hút, chợt thấy cái mền bỏ không, trong khi thằng bé bị sương xuống lạnh, càng lúc càng co tôm lại. Hắn bất giác chửi thề rồi kéo mền đắp lên người thằng nhỏ.
Hút hết điếu thuốc, hắn nằm xuống thiếp được một lúc, tới khi thức dậy thì thằng nhỏ bỏ đi mất tiêu. Hắn hốt hoảng thọc tay vào túi quần kiểm tra, số tiền vẫn còn nguyên. Hắn thở phào, xếp mền bỏ vào túi, quàng lên vai bước đi.
Cả ngày hắn đi tìm việc làm nhưng không ai mướn, đành xài thật dè xẻn từng đồng. Xong, trở lại nơi tối qua để nằm ngủ.
Hắn còn hút thuốc thì thằng nhỏ lại về. Nó thò lõ mắt nhìn, trách hắn:
- Sao ông giành chỗ ngủ của tui hoài vậy?
- Chỗ nào của mầy?
- Thì đây chứ đâu?
- Vậy hả? Thôi để tao ngồi chơi một chút rồi đi, trả chỗ cho.
Thằng nhỏ thấy người đàn ông vạm vỡ nhưng có vẻ biết điều, liền tới ngồi cạnh hỏi chuyện. Bỗng nhiên hắn trút hết tâm sự với thằng nhỏ. Từ chuyện bỏ làng ra đi đến chuyện ở tù hai lần, cả việc từng ăn ở với đàn bà lang thang và bây giờ là không tìm được việc làm.
Nghe xong, thằng nhỏ phán một câu xanh rờn:
- Dám chừng tui là con ông lắm à?
- Nói bậy! - Hắn nạt thật sự - Mầy con của ai?
- Má tui làm gái, gặp ông nào đó ở với bả. Bả có bầu thì đẻ ra tui. Bả bệnh chết rồi. Mấy năm trời tui sống với một bà già mù, dắt đi ăn xin lay lất rồi bả cũng chết luôn, còn mình tui.
- Vậy mà nói là con tao?
- Biết đâu được?
- Mầy làm nghề gì mà lúc nào cũng về muộn?
- Buổi sáng, tui đi khiêng cá biển, tiếp bà chủ làm khô. Buổi chiều, tui đi bán thêm vé số tới khuya mới về đây ngủ.
- Sao mầy hổng ngủ ở chỗ làm khô luôn, từ bến cảng đi tới đây xa bộn?
- Ông khờ quá! - Thằng nhỏ đập muỗi cái bộp rồi nói tỉnh queo - Muốn kiếm được việc làm bộ dễ lắm sao, mình cù bơ cù bất, ai mà mướn? Phải nói dóc: Nhà ở xóm Bánh Tằm, có ba má đàng hoàng, tại nghèo mới đi kiếm việc làm tiếp gia đình, tối về nhà chớ bộ.
- Mầy giỏi hơn tao - Hắn buột miệng khen, hỏi tiếp - Mầy làm đủ sống không?
- Dư! Cho ông biết tui lấy vé số bằng tiền mặt đàng hoàng. Còn tiền gởi cho ông chủ thầu cất giùm một số nữa.
- Quá xạo!
- Hổng tin thì thôi - Thằng nhỏ nằm xuống, ngáp vắn ngáp dài – Ông ngủ đây với tui cũng được, ngủ chung với ông ấm hơn.
Tự dưng hắn cảm thấy mình bị xúc phạm khi phải ngủ nhờ thằng nhỏ, dù rằng thềm xi măng là của bệnh viện. Nhưng rõ ràng thằng nhỏ oai hơn hắn ở chỗ đầy vẻ tự tin và có việc làm đủ sống. Hắn ôm túi đứng lên bỏ đi. Thằng nhỏ vòng tay ra sau ót, nhóng cổ nói:
- Dân bụi đời mà còn bày đặt tự ái.
Hắn đảo một vòng nhỏ, kết cuộc đành trở lại. Thằng nhỏ cười hi hi:
Tui nói rồi. Chỗ này là ngon lành nhất thị xã, ngủ lạng quạng thì tổ bảo vệ lôi về khu phố phạt tiền là chết. Nó lăn người xích qua nhường phần cho người đàn ông nằm xuống bên cạnh, thì thào: Tôi chỉ cho ông chỗ ngủ ngon lắm.
- Ở đâu?
Trong bệnh viện. Vô ngủ ngoài hành lang, người ta tưởng đâu mình đi nuôi bệnh, hổng ai thèm đuổi.
Hắn thở dài trong bóng tối:
- Sao mầy hổng vô đó ngủ mà lại xúi tao?
- Tui ghét mùi thuốc sát trùng.
- Tao cũng vậy.
Sáng ra, thằng nhỏ lại thức sớm đi trước, hắn tiếp tục quẩn quanh với một ngày không có việc làm. Hắn không dám ăn cơm, chỉ ăn bánh mì, uống một bọc trà đá, dành tiền cho những ngày sau.
Đêm nay, phố thị buồn mênh mang theo tâm trạng. Hắn bắt đầu chùn ý chí, nghĩ thầm: "Lúc mới ra tù còn ít tiền, giá cứ tìm nơi nào đó gần trại giam ở lại, lầm thuê làm mướn chắc dễ dàng hơn".
Hắn nghe sống mũi cay cay, hình như một vài giọt nước đòi rơi ra từ mắt, hắn không kiềm giữ cứ để nó tuôn trào.
Bàn tay thằng nhỏ sờ vào mắt hắn:
- Ngủ rồi hả? Ý trời, sao ông khóc, chưa kiếm được việc làm phải không?
Hắn gượng cười:
- Tao khóc hồi nào? Tại ngáp chảy nước mắt thôi.
Thằng nhỏ ra vẻ sành sỏi:
- Má tui nói bụi đời mà còn biết khóc là bụi đời lương thiện. Tui khoái ông rùi đó, ngồi dậy "hưởng xái" với tui cái bánh bao nè.
Hắn ngồi lên sượng sùng:
- Mầy sang quá.
- Ờ! Tui ăn sang lắm, hổng ăn sao đủ sức đi làm suốt ngày! Nó ngừng lời ngoạm một miếng lớn bánh bao rồi nói nhẹ xều: Ông chịu để tui giúp, chắc sẽ tìm được việc làm.
- Làm gì? - Hắn có vẻ không tin, thờ ơ hỏi.
- Trước tiên, ông chịu làm ba tui nghen?
Hắn lắc đầu nguầy nguậy:
- Thân tao lo chưa xong, làm sao nuôi mầy?
- Ai bắt ông nuôi tui, tui nuôi ông thì có. Tui giới thiệu với bà chủ rằng ông là ba tui. Nếu được nhận vô làm khô cho bả, sức ông mạnh, kiếm tiền nhiều hơn tui là cái chắc.
- Làm gì?
- Khiêng cá, gỡ khô ngoài nắng, vác khô lên xe - Thằng nhỏ ngừng lời đưa tay nắm cổ tay hắn bóp bóp – Ông bụi đời mà sao hổng ốm, lại khoẻ mà còn hiền nữa chứ!
- Một năm ở tù, tao lao động tốt mà - Hắn tự hào khoe, nói tiếp – Ai mới ở tù ra mà hổng hiền, có người sau khi được cải tạo thành tốt luôn, có người hiền được vài ba bữa.
- Nè! Ông nhớ việc cần thiết là: Nhà mình ở xóm Bánh Tằm, vợ ông bán bún cá, tui còn hai đứa em gái đang đi học. Mà ông có bộ đồ nào mới hơn bộ này không, ngày đầu đi xin việc phải đẹp trai, ít te tua một chút.
Hắn vỗ vỗ tay vào cái túi du lịch:
- Có, tao còn một bộ hơi mới. Mầy tên gì, sao má mầy ở xóm Bánh Tằm mà bán bún?
- Thì nói mẹ nó vậy. Tui tên Tèo nghe ba?
- Tao chịu cách xin việc của mầy nhưng tao ghét có con lắm. Ở chỗ làm mầy kêu tao bằng ba, ngoài ra thì xưng hô như bây giờ.
- Ông cà chớn chết mẹ, người ta giúp cho mà còn làm phách - Thằng Tèo nhe răng cười hì hì – Ăn bánh bao vô khát nước quá ta.
- Tao mua cho - Hắn đứng lên đi lại quán mua hai bọc Pepsi.
Thằng Tèo nhăn mặt:
- Chưa có việc làm mà xài sang quá vậy ba?
Hắn nghiêm mặt:
- Mầy còn kêu như vậy, tao không nói chuyện đâu. Đây là tao đãi mầyđể cảm ơn công giúp tao có việc làm.
- Biết đâu người ta hổng nhận thì sao?
- Thì kệ, coi như phá huề cái bánh bao với mầy.
Đêm đó, hắn khó ngủ, lầm thầm nghiền ngẫm cái hoàn cảnh gia đình và địa chỉ do thằng Tèo đặt ra giúp hắn.
Vóc dáng khoẻ mạnh của hắn làm vừa mắt bà chủ. Hắn có việc làm, lương tháng kha khá, bèn bàn với thằng Tèo hùn nhau kiếm một chỗ trọ, thằng Tèo đồng ý.
Cái chỗ ở nhỏ xíu như cái hộp, ban ngày nắng nóng muốn ngộp thở nhưng cũng sướng hơn ngủ ở thềm rào bệnh viện. Hơn nữa, ban ngày "cha con" nó có ở nhà đâu mà sợ nóng. Hắn và thằng Tèo có vẻ thương nhau nhiều hơn nhưng không ai chịu bày tỏ điều đó. Nếu không phải ở chỗ làm khô mà thằng Tèo lỡ miệng kêu ba là hắn cau mày khó chịu. Thằng Tèo không ưa cái kiểu bực bội của hắn nên nói chuyện với hắn trống không, hổng ông hổng ba gì hết.
Hắn những tưởng cuộc sống êm trôi với công việc tanh tưởi cá biển nhưng sự đời thật không đơn giản, tới tháng làm thứ năm thì có chuyện xảy ra.
Sáng nay, mới vác cần xé cá từ tàu lên bờ, thấy xôn xao trên nhà chủ, hắn vội đi lên. Thằng Tèo đang bị bà chủ nắm áo. Bà ngoác cái miệng tô môi son đỏ chót gào lên:
- Nó ăn cắp bóp tiền, tui mới để đây xoay lưng đi vô, quay ra đã mất. Có mình nó đứng đây, ai vào lấy chớ?
Thằng Tèo nước mắt ngắn nước mắt dài, mũi dãi lòng thòng quẹt lấy quẹt để:
- Tui không ăn cắp đâu. Tui tốt nào giờ bà chủ biết mà?
- Nghèo mà tốt gì mày? Ba mầy hổng biết dạy con, tao tốt với cha con mầy quá, sao trả ơn vậy hả?
Hắn đứng im không thanh minh, mặc cho bà chủ xỉa xói chửi không ra gì cái thằng cha là hắn. Hắn đi lại bên thằng Tèo hỏi ngọt ngào:
- Mầy có lấy tiền của bà chủ không?
- Tui thề có trời, tui không lấy.
Một bên bà chủ sang trọng nói mất, một bên là thằng con hờ bảo không lấy. Hắn còn đang lúng túng thì hai anh công an phường tới. Mỗi lần gặp công an,  hắn lại nhớ tới trại giam. Hắn nghĩ thằng Tèo mới hơn mười tuổi mà phải chịu tiếng tù tội thì sẽ ảnh hưởng tới tương lai sau này của thằng nhỏ không ít và hằn sâu trong ký ức nó khó nguôi quên như bản thân hắn đây! Có thể nó lỡ dại một lần nhưng làm sao nỡ để nó bị bắt khi thực bụng hắn thương nó như con. Hắn vẹt đám người hiếu kỳ bu xung quanh, đi tới trước mắt hai anh công an thú tội:
- Tui ăn cắp tiền của bà chủ, lỡ tay đánh rơi xuống nước, chắc là trôi ra biển mất rồi.
Hắn im lặng đi theo đà đẩy của người công an, không thèm nhìn thằng Tèo đang há hốc miệng trông theo hắn. Lòng hắn nặng trĩu nhớ tới tiền án có sẵn nhưng rồi hắn chuyển sang niềm hy vọng: "Chắc chắn các anh công an sẽ tìm ra thủ phạm và mình được trả về".
Thằng Tèo thấy niềm thương cảm dâng lên đầy ứ ngực, nó tốc chạy theo, hai tay đưa về phía trước chới với. Giọng nó khàn đục, gào tha thiết:
- Ba ơi, ba bỏ con sao ba?
Bất giác hắn xúc động tột cùng, cảm giác thương yêu chạy dọc sống lưng làm ớn lạnh. Hắn giật phắt người, quay lại hỏi bằng giọng âu yếm:
- Con kêu ba hả Tèo?
Công an đưa hắn lên xe. Thằng Tèo chạy theo, luồn lách trong dòng xe cộ, hụp hử trong khói bụi sau xe. Nó chạy luôn tới trụ sở công an, lảng vảng đứng ngoài chờ mà không biết chờ cái gì. Không thể làm gì hơn, thằng Tèo chửi cha chửi mẹ kẻ nào ăn cắp bóp tiền của bà chủ và nó tin tưởng các chú công an sẽ bắt được thằng ăn cắp.
Khoảng nửa tiếng đồng hồ sau, thằng Tèo đang ngồi dựa lưng vào tường, nhắm mắt ngủ gà ngủ gật thì một bàn tay ai đập mạnh vào vai. Nó giật mình dụi mắt. Bà chủ nách kẹp cái bóp, đứng ngó nó cười toe toét:
- Đi vô lãnh ba mầy ra. Cái bóp dì mang theo lúc đi tiểu, bỏ quên trong toa lét mà tưởng mất. Dì đãng trí quá!
Vậy là "ba" thằng Tèo được thả. Nó nhào tới thót lên cổ ba để ba cõng nó tưng tưng trên lưng miệng liến thoắng:
- Ba thấy chưa? Ở hiền gặp lành mà!
Bà chủ đi sát bên, đưa tặng cha con nó chút tiền với thái độ của người có lỗi. Hắn lắc đầu không nhận vì đây chỉ là sự hiểu lầm. Thằng Tèo đột ngột dùng cả hai tay giật phắt nắm tiền, nói gọn hơ:
- Con cảm ơn bà chủ. Tiền này cha con mình xài cả tháng đó ba.
Trước hành động đường đột của thằng Tèo, hắn còn biết làm gì hơn là cảm ơn bà chủ. Rồi quay sang rầy "con":
- Con thiệt mất dạy quá, chắc phải cho đi học thôi.
- Ông nói cái gì? - Thằng Tèo khom người xuống nhìn hắn hỏi gằn.
Hắn lặp lại:
- Ba nói con phải đi học để cô giáo dạy những điều hay lẽ phải mới mong nên người.
Thằng Tèo đang ngồi trên lưng đột ngột tụt xuống. Nó lặng im đi miết lên phía trước. Hắn đuổi theo nó, hỏi:
- Sao vậy? Bộ con hổng muốn đi học hả?
Không quay người lại, thằng Tèo chúm chím cười, trả lời:
- Ba hổng biết gì hết trơn, tui đang khoái chớ bộ!
Gió từ biển thổi lộng vào mát rượi. Hắn mỉm cười nhủ thầm: "Gió nhiều thật dễ thở!"

NGHĨA TÌNH CỦA CHA

NGHĨA TÌNH CỦA CHA
Không rõ tác giả

Công Cha cao tựa núi non,
Dài sông, rộng biển - cho con nên người.
Cha cho con nụ cười tươi
Dành cho con cả cuộc đời tương lai.

Dạy con: Nhận rõ đúng sai,
Ân tình, nhân nghĩa, dũng tài, hiếu trung.
Rộng lòng, độ lương, khoan dung,
Gái, trai chí lớn - chớ dùng mưu ma.

Hiểu nhiều, biết rộng, nhìn xa,
Đừng quá thiển cận - khó qua khổ nghèo.
Sóng to phải vững tay chèo,
Chớ ham danh lợi mà gieo oán thù.

Bốn mùa đông, hạ, xuân, thu,
Trong êm, ngoài ấm cho dù khó khăn.
Lỡ lầm phải biết ăn năn,
Đừng huênh hoang, cũng không nhăn nhó hoài.

Sống hôm nay - để ngày mai
Công to, việc nhỏ miệt mài cho xong.
Khổ đau nên để trong lòng,
Nước mắt chớ chảy thành dòng - ướt my.

Gia phong, nền nếp duy trì
Sẻ san cơm, áo những khi người cần.
Thương người như thể thương thân,
Kính trên, nhường dưới - góp phần, chung lo.

Gia đình - xã hội - sao cho
Vẹn tròn, hạnh phúc, ấm no, trong ngần ...
Đời Cha sâu nặng nghĩa ân,
Phận làm con nguyện muôn lần khắc ghi..


Cha laø boùng maùt giöõa trôøi,
Cha laø ñieåm töïa beân ñôøi cuûa con !


GÀ TRỐNG NUÔI CON

GÀ TRỐNG NUÔI CON
Hà Minh (Dân Trí)

Nói đến chăm sóc, nuôi con khi chỉ có một mình, phụ nữ dường như đang được ưu ái hơn với những tên gọi như "single-mom" hay "làm mẹ đơn thân" cùng với đó là nhiều lời ngợi ca, khen tặng cho sự độc lập, mạnh mẽ, đảm đang, cùng lúc nhận cả hai vai trò...
Nhưng thử đứng lùi lại và quan sát rộng hơn, tôi thấy đàn ông cũng có những người đang âm thầm làm gà trống nuôi con đấy chứ!
Ít ai dành thời gian nói về họ mặc dù đàn ông chăm được con và chấp nhận ở vậy nuôi con còn đặc biệt hơn cả đàn bà dám đương đầu với thử thách đó bởi đàn ông thiếu một thứ gọi là bản năng chăm sóc con non của giống cái. Phụ nữ có thể làm tốt kỹ năng này ngay từ khi còn là một đứa trẻ. Họ thích chơi búp bê và được tập luyện qua những trò chơi chăm sóc ấy. Cho đến khi trưởng thành, kỹ năng chăm sóc trở nên nhuần nhuyễn như ăn sâu vào máu thịt đến mức rất nhiều người lầm tưởng họ sinh ra để làm "thiên chức" ấy. Thực tế chẳng có "thiên chức" nào gọi là "chăm sóc người khác" buộc vào vai phụ nữ cả. Tôi đồng tình như vậy song rõ ràng về khả năng chăm sóc, phụ nữ có lợi thế hơn nam giới. Bởi vậy những ông bố dám ở vậy nuôi con nên tặng họ điểm cộng đầu tiên cho lòng dũng cảm, dám đối mặt với thách thức vốn dĩ không hề là thế mạnh của mình.
Họ chăm sóc con ra sao? Nếu bạn từng nhìn thấy một ông bố đơn thân buộc tóc cho con vừa cẩn thận tỉ mỉ lại hơi lóng ngóng vụng về, nếu bạn từng nhìn thấy một ông bố bế cô con gái bé nhỏ dán miếng hạ sốt trên trán con đang thiêm thiếp ngủ trong vòng tay khi ông bố ấy vẫn đang ngồi trước màn hình máy tính làm việc, nếu bạn bắt gặp một ông bố chơi bóng cùng con trai trên bãi cỏ công viên sáng cuối tuần thì tôi tin câu trả lời của bạn cũng giống như tôi: Họ làm rất tốt. 
Ở họ không có sự ồn ào than thở, càng không có chuyện các ông bố sẽ tụ tập để nói nhau nghe về việc làm bố đơn thân cực nhọc như thế nào (có lẽ đó cũng là lý do mà họ ít được nhắc đến trong vai trò một ông bố đơn thân) nhưng điều đó không có nghĩa họ gặp ít khó khăn hơn hoặc làm không tốt.
Một ông bố có thể sẽ làm được nhiều việc hơn và kiếm được nhiều tiền hơn so với một bà mẹ (thực đáng tiếc, xã hội loài người ở nhiều nơi vẫn đang là như vậy) nhưng tôi đồ rằng họ gặp khó khăn ở một khía cạnh khác khi sống đời 'gà trống nuôi con'. Có những ông bố hy sinh tình cảm riêng tư vì con hay không? Có đấy! Có những ông bố phải mất rất nhiều thời gian để kiên nhẫn học cách tắm cho con, pha sữa cho con, chuẩn bị cho con những món ăn riêng nó yêu thích, tìm hiểu về tâm lý của nó theo đặc điểm giới, theo giai đoạn phát triển hay không? Luôn có những người đàn ông như vậy. Họ cũng đáng được nhắc đến như một mặt khác của vấn đề một mình nuôi con. Cho nên nếu nhìn nhận vấn đề một mình nuôi con mà bạn chỉ nhìn thấy những bà mẹ đơn thân, thậm chí lớn tiếng phê phán những người đàn ông khiến phụ nữ "phải" lựa chọn đơn thân nuôi con thì bạn hơi thiếu công bằng. Tôi không phủ nhận một mình nuôi con luôn là việc quá khó nhưng hãy san sẻ cái nhìn đồng cảm cho cả hai phía, đàn ông lẫn đàn bà. 

Nöôùc bieån meânh moâng khoâng ñong ñaày tình Meï

Maây trôøi loàng loäng khoù phuû kín coâng Cha !