Vương Linh
"Ngày 8/3, thấy tôi chúc mừng và tặng hoa, chị đồng nghiệp Mỹ ngạc nhiên, lắc đầu và nói xứ họ không như vậy", nhà báo Phạm Hồng Phước kể.
Nhớ về kỷ niệm vài năm trước, nhà báo,
chuyên gia công nghệ thông tin Phạm Hồng Phước, TP HCM cho biết lúc ấy, ông mới
hay lâu nay mình đã hiểu sai về ngày 8/3. Khi từ chối
hoa của ông, các nữ đồng nghiệp Mỹ giải thích họ quan niệm chỉ có những nước
nào phụ nữ còn chịu nhiều thiệt thòi mới phải tổ chức ngày này.
Nhà báo, chuyên gia công nghệ thông
tin Phạm Hồng Phước. Ảnh: NVCC.
|
Theo Telegraph, chưa
rõ thời điểm bắt đầu chính xác ngày Quốc tế phụ nữ nhưng sự kiện
chính thức ghi nhận là vào năm 1908, khi 15.000 phụ nữ diễu hành ở thành phố
New York đòi quyền được bầu cử, được trả lương tốt hơn và làm việc ít giờ
hơn. Một năm sau đó, ngày phụ nữ quốc gia đầu tiên được tổ chức ở Mỹ.
Ngày quốc tế phụ nữ được
chính thức công nhận năm 1911 bằng một sự kiện được tổ chức ở 4 nước Áo,
Đan Mạch, Đức và Thụy Sĩ với hơn một triệu người tham dự. Năm 2011, cựu tổng
thống Mỹ Barack Obama tuyên bố tháng 3 trở thành "Tháng lịch sử của phụ nữ".
Tại sao ngày nay chúng ta vẫn kỷ niệm
ngày này? Mục đích ban đầu - đạt được sự bình đẳng giới cho phụ nữ trên toàn cầu
- vẫn chưa được nhận thức rõ. Chênh lệch về trả lương giữa hai giới vẫn tồn tại
khắp hành tinh và phụ nữ vẫn chưa có vị trí cân bằng trên thương trường hay
trong chính trị. Các con số thống kê vẫn cho thấy, chị em vẫn chịu thiệt thòi
hơn về giáo dục, chăm sóc sức khỏe và vẫn phải chịu nhiều bạo hành.
Theo Diễn đàn kinh tế thế giới, khoảng
cách giữa hai giới chưa thể xóa bỏ cho tới năm 2186. Chính vì thế, ngày
8/3, phụ nữ khắp thế giới cùng nhau nỗ lực để cả thế giới công nhận những sự bất
bình đẳng này, đồng thời ăn mừng những thành tựu đạt được khi vượt qua các rào
cản họ vấp phải.
Cũng chính vì lý do đó, ở các nước văn
minh, 8/3 không phải là dịp để phụ nữ nhận hoa, quà, những lời chúc mừng
mà họ hướng đến những điều lớn hơn thuộc về quyền của phụ nữ cũng như quyền
của con người.
Nhà báo Trương Anh Ngọc,
Thông tấn xã Việt Nam cho biết, khi anh làm phóng viên thường trú tại Italy,
anh khá ngạc nhiên khi thấy vào ngày này, nếu được tặng hoa hay quà, phụ nữ
Phương Tây từ chối nhận vì họ cho rằng hành vi đó chỉ mang tính hình thức và thể
hiện sự bất bình đẳng, đi ngược với tiêu chí ngày lễ.
Còn với nam giới, 365 ngày đều là
8/3 vì ngày nào những người chồng cũng chia sẻ
mọi trách nhiệm gia đình với vợ, vào bếp nấu nướng, phụ trách việc nhà. Họ coi
đó là một điều hiển nhiên.
Nhà báo Trương Anh Ngọc tại Italia. Ảnh:
NVCC.
|
"Một người bạn Italy 70 tuổi bảo với
tôi rằng: 'Nếu không sống vì gia đình thì đừng lấy vợ và có con nữa'. Và ở đây,
đàn ông thực sự rất 'gia đình'", anh chia sẻ. Từng sống lâu năm ở nước
ngoài, anh cho rằng, đàn ông phương Tây ga lăng và biết chăm sóc phụ nữ không
phải vì để lấy lòng, mà bởi từ bé họ đã được dạy phải tôn trọng người khác
giới.
Bản thân anh Ngọc cũng cho rằng, ở Việt
Nam, chẳng có lý do gì để ăn mừng khi rất nhiều người hiểu sai về ngày 8/3.
Ngày này không phải để tặng quà, hoa mà là để đấu tranh cho các quyền của phụ nữ.
"Hãy nghĩ
đến bao nhiêu bé gái bị xâm hại tình dục, những thiếu nữ bị bắt làm
vợ ở miền núi, những phụ nữ Việt lang thang xứ người làm gái mại dâm và rất nhiều
chị em phải hy sinh ước mơ vì hôn nhân hoặc không được học lên cao bởi
bị gia đình ngăn cản, những bà mẹ đơn thân bị khinh rẻ... Họ không cần quà hay
lời chúc tụng", anh nói.
Nói về phong trào, tặng hoa, quà cho vợ,
bạn gái, nữ đồng nghiệp... của nam giới ngày 8/3 tại Việt Nam, ông Pereric Högberg, Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam cho rằng
đó là một hành động đẹp, thể hiện sự tôn trọng những người phụ nữ
mình yêu quý nhưng theo ông, nên tặng hoa chị em hằng tuần, hằng ngày chứ không
chỉ vào một dịp.
|
Ông Pereric Högberg cho
hay tại Thụy Điển, vấn đề giới và bình đẳng giới là trung tâm của các chương
trình phát triển 50 năm qua. Chính phủ tạo ra nhiều thay đổi về hành lang pháp
lý để đảm bảo môi trường bình đẳng hơn cho phụ nữ, nổi bật nhất là chính sách
"Ngày nghỉ của cha mẹ" có từ năm 1974 cho phép các ông bố "nghỉ
đẻ" để chăm sóc vợ và em bé. Ngày nay, việc người cha không "nghỉ đẻ"
thậm chí còn được coi là điều lạ.
Bản thân ông Högberg
cũng nghỉ làm 5 tháng khi vợ sinh lần đầu và 3 tháng khi vợ sinh lần hai.
"Trong nhà, tôi là đầu bếp chính. Nấu ăn, hút bụi, là ủi quần áo cho vợ
con cũng là công việc thường xuyên của tôi", ông chia sẻ.
Ông cho biết ngày 8/3, Thụy
Điển không có lễ hội, ăn mừng. Mọi người coi đó là ngày để cùng nhau kỷ niệm và
nhận ra vẫn còn nhiều việc cần phải làm để đạt tới sự bình đẳng giới và cố gắng
làm việc đó cả 365 ngày.
Nhà văn Tâm Phan và chồng. Ảnh: NVCC.
|
Lấy chồng Tây và định cư nhiều năm tại
Thụy Sĩ, nhà văn Tâm Phan cho biết ngày 8/3 với chị cũng giống mọi ngày khác
nghĩa là trong nhà đã có sẵn những bông hồng do tự tay chồng chị chăm bón, đi
làm về anh chăm con và giúp vợ làm việc nhà như 364 ngày còn lại.
"Tôi thấy
khá buồn cười vì Việt Nam là một trong số rất ít các quốc gia tổ chức mừng ngày
Quốc tế phụ nữ 8/3 trong khi phụ nữ Việt phần lớn bị đối xử bất bình đẳng so với
nam giới. Phải chăng nó như là một phần thưởng mỗi năm chỉ có một lần cho chị
em được 'mở mày mở mặt' để rồi ngày hôm sau và bao nhiêu ngày khác lại quay về
với cái 'máng lợn' vừa đi làm vừa chăm con vừa lo toan tất tật việc nhà?",
chị Tâm Phan bày tỏ.
Để có hạnh phúc
đích thực, theo chị, phụ nữ cần bỏ hết các nhãn mác người đời gán cho mà
chú ý tới những gì mình được đối xử hằng ngày. "Hãy tự mang lại niềm vui
và tiếng cười cho bản thân. Hạnh phúc tại tâm chứ nó không nằm trong tay ai
khác", nhà văn chia sẻ.
Một số nước trên thế giới tổ chức
lễ 8/3 như thế nào?
Pakistan: Những cuộc diễu
hành và kháng nghị diễn ra ở nhiều thành phố lớn. Phụ nữ và các bé gái đưa
các biểu ngữ về những vấn đề nổi bật, cần giải quyết mà phụ nữ phải đối mặt
khi đã ở thế kỷ 21.
Philippines: Năm 2016, các
cuộc mít tinh xảy ra ở khắp đất nước. Cả nam giới và phụ nữ đều tham gia các
lễ kỷ niệm. Đàn ông đi giày phụ nữ trong quá trình diễu hành ủng hộ phong
trào chống lại sự phân biệt đối xử với nữ giới.
Mozambique: Năm ngoái, phụ
nữ nước này tổ chức một buổi hòa nhạc, các chiến dịch vận động vì quyền của
phụ nữ.
Ba
Lan:
Các công ty sẽ tặng quà cho nữ nhân viên. Học sinh cũng tặng quà và hoa cho
cô giáo (đặc biệt là hoa cẩm chướng, violet hay hoa ly).
Trung
Quốc:
Ở Trung Quốc và một số nước như Madagascar, Macedonia và Nepal, ngày 8/3
là ngày lễ cho phụ nữ và trẻ em gái.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét