Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

MƯỜI BẢY NƠI NGUY HIỂM NHẤT TRÊN INTERNET (1/3)

MƯỜI BẢY NƠI NGUY HIỂM NHẤT TRÊN INTERNET (1/3)
Nguồn: QuanTriMang.com - 

Liệu bạn có thể biết rằng đâu là nơi đáng sợ và nguy hiểm nhất trên Internet? Có thể bạn sẽ không ngờ đến, đôi khi nơi an toàn nhất lại là nơi nguy hiểm nhất. Trong bài viết sau, Quản Trị Mạng sẽ phân loại ra các khu vực dựa vào nhu cầu chủ yếu và thói quen truy cập của phần lớn người sử dụng dựa vào đánh giá và kinh nghiệm của các chuyên gia bảo mật hàng đầu hiện nay.


Nói một cách trừu tượng, những bức ảnh của Jessica Alba cũng có thể là kẻ gây ra tội ác trên máy tính, những câu trả lời từ Google có thể giúp bạn giải đáp hầu hết các thắc mắc nhưng sẽ khiến nhiều người phải đau đầu. Những đoạn video clip để giải trí, thư giãn sẽ giúp bạn giải tỏa tâm lý nhưng cũng có thể gây ra sự mất ổn định trong hệ thống… tất cả đều có thể dẫn đến một hậu quả không thể lường trước. 
Khi bước chân vào thế giới Internet, chắc chắn nhiều người đã tự trang bị cho mình các biện pháp phòng bị tốt nhất để tự bảo vệ bản thân, nhưng họ vẫn có thể rơi vào các cạm bẫy tinh vi của tin tặc bao gồm: những loại mã độc, nạn phishing, virus, spyware, malware… Vậy dựa vào đâu, những dấu hiệu nào để phân biệt nơi nào là an toàn hay không an toàn? Và thực tế, trên Internet, không phải tất cả các mối nguy hiểm đều đến từ các website. Tại sao lại như vậy? Rốt cuộc là như thế nào? Trong phần trình bày sau đây, chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm và phân loại các mức nguy hiểm theo mức độ an toàn hoặc nguy hiểm:
- Cấp độ 1: an toàn tuyệt đối
- Cấp độ 2: khá an toàn
- Cấp độ 3: cảm thấy nguy hiểm
- Cấp độ 4: rất nguy hiểm
- Cấp độ 5: đặc biệt nguy hiểm

1. Các file Flash có chứa mã độc có thể lây nhiễm vào máy tính của người sử dụng
Được xếp vào hàng cấp độ 3, chúng có ở khắp mọi nơi, ở hầu hết các website có sử dụng Flash (hầu hết tất cả các website hiện nay đều có Flash) và do vậy, những website này dễ dàng trở thành mục tiêu của tin tặc. Nhưng mối nguy hiểm mà có thể rất ít người biết đến là khả năng kết hợp với cookies của Flash. Các cookies này là những mẩu dữ liệu rất nhỏ mà kẻ tạo ra chúng dùng để thu thập mọi thông tin liên quan khi người dùng tương tác với file Flash trên website. Và cũng giống như cookies thông thường, Flash cookies có thể theo dấu vết những website mà bạn ghé thăm. Khi tiến hành xóa bỏ toàn bộ cookies của trình duyệt, Flash cookies không hề mất đi mà vẫn còn tồn tại. 
Để khắc phục, các bạn nên cập nhật đến các phiên bản Flash Player mới nhất của Adobe hoặc thiết lập thuộc tính của Flash Plug-in khi yêu cầu người dùng download bất kỳ Flash cookies nào. 
2. Việc rút gọn các đường link sẽ dẫn đến các địa chỉ độc hại
Có thể dễ dàng nhận ra từ Twitter, những mối nguy hiểm bắt đầu từ đây được xếp hạng thứ 4 – rất nguy hiểm. Tin tặc đã bắt đầu “ưa thích” Twitter vì quá phụ thuộc vào việc rút ngắn các URL – thu gọn các đường dẫn “loằng ngoằng” từ hàng chục đến hàng trăm ký tự về 1 dạng đơn giản, dễ nhìn hơn với người sử dụng. Và cũng rất đơn giản để tin tặc dễ dàng chèn vào đây những đường dẫn giả mạo, từ đó dẫn người dùng đến với các chương trình Trojan ngụy trang khác.
Cách khắc phục đơn giản, nếu bắt buộc phải sử dụng, các bạn không nên trực tiếp click chuột vào những đường dẫn đó, thay vào người dùng có thể áp dụng các chương trình Twitter client như TweetDeck hoặcTweetie dành cho Mac với chức năng kiểm tra đường URL thực sự trước khi người sử dụng quyết định mở đường dẫn đó hay không.
Chỉ sử dụng dịch vụ của các địa chỉ uy tín như Bit.ly với các bộ lọc ngăn chặn mã độc hoặc TinyURL – khá an toàn và phổ biến.
3. Các thông tin quảng cáo hoặc file đính kèm trong email cá nhân
Tiếp theo, chúng ta không thể không nhắc đến những mối nguy hiểm luôn rình rập ngay bên trong hòm thư email của mỗi người. Có thể xếp vào hàng thứ 3 – nguy hiểm, do tính chất phức tạp và thay đổi không ngừng của tội phạm mạng. Khi nghe qua, nhiều người sử dụng sẽ tặc lưỡi hoặc lắc đầu: chuyện nhỏ, chẳng có gì mới cả. Nhưng tại sao số người bị lừa đảo qua hình thức này vẫn tăng lên theo từng ngày? Do cách thức ngụy trang và sự phát triển của công nghệ quảng cáo, nhiều bức thư chào hàng được gửi đến chúng ta hàng ngày và dĩ nhiên, bạn đã quá quen với chúng. Cho tới khi 1 bức thư giống hệt như vậy (nhưng là tác phẩm của tin tặc) được gửi đến, bạn sẽ chẳng hề ngần ngại gì mà không click vào và xem. Chỉ khi để ý kỹ, bạn mới thấy được những điểm khác biệt nhất định (dễ nhận thấy nhất là địa chỉ của người gửi). Điển hình, chúng thường xuyên bắt chước các form mẫu của các hãng nổi tiếng, như Amazon, eBay, Paypal … 
Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, bạn chỉ nên mở những bức thư từ người thân, bạn bè, các tài khoản đã biết rõ. Với các email lạ, không nên mở hoặc click trực tiếp vào đường dẫn, file đính kèm trong đó mà hãy truy cập thẳng vào website gốc. 
4. Mã độc được “nhúng” trong các file video, ca nhạc hoặc phần mềm tải về
Quá phổ biến và thông dụng, mô hình mạng chia sẻ ngang hàng – torrent là nơi cung cấp vô vàn các tài nguyên công nghệ thông tin quý giá và cũng là nơi phát tán các loại mã độc nguy hiểm nhất. Không phải vô lý mà chúng tôi xếp hạng mục này vào mức cao nhất – đặc biệt nguy hiểm. Ben Edelman, chuyên gia bảo mật, đã tiến hành 1 cuộc khảo sát và nghiên cứu nho nhỏ tại trường đại học kinh doanh Harvard với kết quả là họ thường xuyên sử dụng website cung cấp torrent vì chúng hoàn toàn miễn phí (bằng cách so sánh đơn giản, rất nhiều trang web khiêu dâm dựa vào độ “bảo mật” khi người truy cập nghĩ rằng đây là nơi rất an toàn – thực tế thì hoàn toàn ngược lại). Hơn nữa, họ không hề xây dựng 1 mô hình phòng bị bảo mật nào cho hệ thống mạng: Các khách hàng sử dụng dịch vụ torrent, họ thực sự không muốn trả phí so với lợi ích mà chúng mang lại – ông còn cho biết thêm.
Khi sử dụng torrent, các bạn cần chú ý tới số lượng seed và peer. Và để chắc chắn hơn nữa, hãy tránh xa các website cung cấp torrent này, hạn chế sử dụng các chương trình cr@ck, keygen, patch… nhưng nếu bắt buộc phải sử dụng, các bạn nên tiến hành trên hệ thống PC sao lưu để phòng tránh rủi ro cho hệ thống chính, chịu khó đọc và tham khảo các comment – bình luận của cộng đồng chia sẻ với từng file tương ứng, sử dụng các chương trình bảo mật uy tín, luôn cập nhật đầy đủ.
5. Mã độc luôn trong các bức hình “khiêu gợi”
Nơi cung cấp và phát tán hình thức này là những trang web khiêu dâm đã được hợp pháp hóa. Những website này từ trước đến nay vẫn có tiếng là không an toàn nhưng sao lượng truy cập và số thành viên đăng ký vẫn cứ đông và tăng theo từng giờ ? Roger Thompson – trưởng nhóm nghiên cứu bảo mật từ AVG cho biết: “Không hề nghi ngờ gì khi bạn truy cập vào những trang web nguy hiểm mà không bị làm sao. Khi điều này trở thành thói quen, việc bạn bị tấn công và lây nhiễm chỉ còn là khoảng thời gian đếm ngược ngắn ngủi. Thật không may, nếu bạn tránh xa khỏi những website khiêu dâm thì cũng không thực sự an toàn vì các trang web không mang nội dung đồi trụy cũng đang bị tấn công từng ngày và bên cạnh đó, chúng sẽ được sử dụng làm “mồi” để thu hút các nạn nhân khác.”
Như đã đề cập đến ở trên, có rất nhiều trang web khiêu dâm hoạt động bình thường như 1 ngành kinh doanh không thể thiếu … để thu hút và giữ chân lượng khách hàng khổng lồ. Thực tế cũng nói lên rằng rất khó để có thể buộc tội các website khiêu dâm có nguồn gốc từ những nơi cung cấp và phát tán mã độc, chúng sử dụng các địa chỉ này để làm mồi thu hút lượng người truy cập.
Khi truy cập vào những website như vậy, người dùng cần thật cẩn thận với các file video tải về máy hoặc các bộ giải mã codec video (sẽ được đề cập bên dưới) … hoặc sử dụng các công cụ hỗ trợ như LinkScanner của AVG và SiteAdvisor của McAfee sẽ dễ dàng phát hiện được đường dẫn, website chứa mã độc.

(Còn tiếp)

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

ĂN BÁNH SINH NHẬT

CHÁU NGOẠI CHARLES DƯƠNG ĂN BÁNH SINH NHẬT
Julie Tram Phan


Non-stop eating birthday cake :)

Very funny!

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014

HOA TRẮNG THÔI CÀI LÊN ÁO TÍM

HOA TRẮNG THÔI CÀI LÊN ÁO TÍM
Thơ: Kiên Giang
Ngâm thơ: Hồng Vân

 

VÌ SAO TA KHÓC?

VÌ SAO TA KHÓC ?
Sưu tầm

Một câu chuyện có thật xảy ra ở Trung Quốc vào năm 2008 và đã được đưa lên BBC & CNN… (Ở đâu có kẻ thủ ác thì ở đó có những con người vô cảm!)

Một chiếc xe bus chở đầy khách đang chạy trên đường đồi. Giữa đường, ba thằng du côn có vũ khí để mắt tới cô lái xe xinh đẹp. Chúng bắt cô dừng xe và muốn “vui vẻ” với cô. Tất nhiên là cô lái xe kêu cứu nhưng tất cả hành khách trên xe chỉ đáp lại bằng sự im lặng.
Lúc ấy, một người đàn ông trung niên nom yếu ớt, tiến lên yêu cầu ba tên du côn dừng tay nhưng ông đã bị chúng đánh đập. Ông rất giận dữ và lớn tiếng kêu gọi các hành khách khác ngăn hành động man rợ kia lại nhưng chẳng ai hưởng ứng. Và cô lái xe bị ba tên côn đồ lôi vào bụi rậm bên đường.
Một giờ sau, ba tên du côn và cô lái xe tơi tả trở về xe và cô sẵn sàng cầm lái tiếp tục lên đường…
“Này ông kia, ông xuống xe đi!” cô lái xe la lên với người đàn ông vừa tìm cách giúp mình.
Người đàn ông sững sờ, nói:
“Cô làm sao thế? Tôi mới vừa tìm cách cứu cô, tôi làm thế là sai à?”
“Cứu tôi ư? Ông đã làm gì để cứu tôi chứ?” Cô lái xe vặn lại và vài hành khách bình thản cười.
Người đàn ông thật sự tức giận. Dù ông đã không có khả năng cứu cô nhưng ông không nên bị đối xử như thế chứ. Ông từ chối xuống xe và nói:“Tôi đã trả tiền đi xe nên tôi có quyền ở lại xe.”
Cô lái xe nhăn mặt nói: “Nếu ông không xuống, xe sẽ không chạy.”
Điều bất ngờ là hành khách, vốn tảng lờ trước hành động man rợ mới đây của bọn du côn, bỗng nhao nhao đồng lòng yêu cầu người đàn ông xuống xe, họ nói:
“Ông ra khỏi xe đi, chúng tôi có nhiều công chuyện đang chờ và không thể trì hoãn thêm chút nào nữa!”
Một vài hành khách khỏe hơn tìm cách lôi người đàn ông xuống xe.
Ba tên du côn mỉm cười với nhau một cách ranh mãnh và bình luận: “Chắc tụi mình đã phục vụ cô nàng ra trò đấy nhỉ!”
Sau nhiều lời qua tiếng lại, hành lý của người đàn ông bị ném qua cửa sổ và ông bị đẩy ra khỏi xe.
Chiếc xe bus lại khởi tiếp hành trình. Cô lái xe vuốt lại tóc tai và vặn radio lên hết cỡ. Xe lên đến đỉnh đồi và ngoặt một cái chuẩn bị xuống đồi. Phía tay phải xe là một vực thẳm sâu hun hút. Tốc độ của xe bus tăng dần. Gương mặt cô lái xe bình thản, hai bàn tay giữ chặt vô lăng. Nước mắt trào ra trong hai mắt cô. Một tên du côn nhận thấy có gì không ổn, hắn nói với cô lái xe:
“Chạy chậm thôi, cô định làm gì thế hả?”
Cô lái xe không nói gì cả, chiếc xe bus càng lúc càng phóng mau hơn. Tên du côn tìm cách giằng lấy vô lăng nhưng chiếc xe bus lao ra ngoài vực như mũi tên bật khỏi cây cung.
Hôm sau, báo địa phương loan tin một tai nạn bi thảm xảy ra ở vùng “Phục Hổ Sơn” (Tiger Taming Hill): "Một chiếc xe cỡ trung rơi xuống vực, tài xế và 13 hành khách đều thiệt mạng".
Người đàn ông đã bị đuổi xuống xe đọc tờ báo và khóc. Không ai biết ông khóc cái gì và vì sao mà khóc! Mọi người chết cả, chỉ một mình ông thoát chết. Tại sao ông khóc?
Đặc điểm nhận dạng của con người là sống liên đới. Sống là sống với, sống vì, sống cho. Không ai là một hòn đảo. Con người không còn là con người nữa khi đánh mất đi tình liên đới. Và tiếng khóc là một nét chấm phá đặc trưng của con người. Mỗi tiếng khóc đều phát xuất từ đáy sâu tâm hồn con người, có khi là niềm vui nhưng thường khi là để diễn tả một sự mất mát, nhất là khi sự mất mát đau đớn không thể nói nên lời.
Tiếng khóc của người đàn ông này là tiếng khóc trước sự mất mát tính người nơi con người.
Đó là tiếng khóc cho sự bất nhân của ba tên du côn đã tước đoạt nhân phẩm của cô lái xe chỉ để thỏa mãn những khoái lạc hạ đẳng.
Đó là tiếng khóc cho sự im lặng của những hành khách vì hèn nhát mà không dám đứng lên làm người (kiến nghĩa bất vi phi dũng giã). Những người đó trước thì run sợ im lặng làm lơ khi có người bị xúc phạm và cam chịu ngồi chờ cả tiếng đồng hồ, sau lại nhao nhao lên đòi hỏi và tống cổ một người ra khỏi xe chỉ vì một chút tiện lợi cho mình.
Đó là tiếng khóc cho những giọt nước mắt của cô lái xe, khóc cho một tâm hồn đã bị giết chết.
Và cuối cùng đó là tiếng ông khóc cho phận làm người của mình: Làm người là sống liên đới, ông đã sống liên đới nhưng nhìn chung quanh ông chỉ thấy toàn là những tâm hồn đã chết, những thi hài biết đi! Cuộc sống có còn là cuộc sống không nếu nó chỉ toàn là liên đới với người đã chết. Ông thấy như đó là cái chết của chính mình. Ông khóc cho mình, cho cái chết của mình.

Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

CẦU NGÓI THANH TOÀN 238 NĂM TUỔI ̣(1776-2014)

CẦU NGÓI THANH TOÀN 238 NĂM TUỔI (1776-2014)
Trần Công Nhung

Cầu ngói Thanh Toàn là chiếc cầu vồng bằng gỗ bắc qua con sông Như Ý, làng Thanh Thủy Chánh, thuộc xã Thuỷ Thanh, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách thành phố Huế 7km về phía Đông Nam.

Đây là chiếc cầu gỗ được xếp vào loại hiếm và có giá trị nghệ thuật cao trong các loại cầu cổ ở Việt Nam. Cầu được Bộ Văn hoá cấp bằng công nhận là Di tích cấp quốc gia vào năm 1990.
Cầu ngói Thanh Toàn xây dựng vào năm 1776 do bà Trần Thị Ðạo (một người cháu gái thuộc thế hệ thứ sáu của họ Trần) cúng tiền cho làng xây dựng để dân làng qua lại được thuận tiện và là nơi cho lữ khách cùng người tha phương tạm dừng chân lỡ bước.
Cầu được xây dựng theo lối "thượng gia hạ kiều" (trên nhà, dưới cầu). Cầu dài 43 thước mộc (18,75m), rộng 14 thước mộc (5,82m), chia làm 7 gian, hai bên thân cầu có hai dãy bục gỗ và lan can để ngồi tựa lưng. Trên cầu có mái che, lợp ngói lưu ly. Cầu đầu tiên được xây dựng cách đây hơn hai thế kỷ, đã bao lần bị gió bão, lụt lội và chiến tranh tàn phá. Tuy nhiên, sau các lần hư hỏng, nhân dân trong xã đều chung nhau tu sửa, tôn tạo và gìn giữ.

Cầu ngói Thanh Toàn là di tích cấp quốc gia từ năm 1990 

Hàng năm có hàng ngàn du khách trong và ngoài nước đến ngắm nhìn chiếc cầu có niên đại 238 năm tuổi này

Chiếc cầu thơ mộng, nên thơ này được xây dựng theo lối "thượng gia hạ kiều" (trên nhà, dưới cầu)

Cầu ngói Thanh Toàn là một di tích kiến trúc cổ rất có giá trị về mặt lịch sử và văn hóa. Là một trong những chiếc cầu thuộc vào loại hiếm hoi và có giá trị nghệ thuật cao ở Việt Nam. Những đường nét hoa văn trên cầu đã thể hiện rõ điều đó.

Năm 1925, vua Khải Ðịnh ban sắc phong trần cho bà Trần Thị Đạo, người có công xây cầu, là Dực Bảo Trung Hưng Linh phò. Nhân dân biết ơn bà nên lập bàn thờ ngay trên cầu để thờ cúng bà.

Ngồi trên cầu ngói yên bình, thỏa sức ngắm cảnh đẹp của chợ quê Thanh Toàn cùng con sông Như Ý thơ mộng soi bóng mây trời

Cảnh đẹp nơi đây gắn với câu hò Huế nổi tiếng: Ai về cầu ngói Thanh Toàn/Cho em về với một đoàn cho vui.

Về cầu ngói Thanh Toàn, du khách còn được gặp những người nông dân thật thà chất phác bao năm làm ruộng, giờ đây trở thành những hướng dẫn viên du lịch. Họ tái hiện lại cảnh sinh hoạt thôn quê ngày xưa.

Du khách có nhiều cơ hội để trải nghiệm việc giã gạo.

Sàng gạo 

Chằm nón lá…

Ngắm nhìn những con tò he rực rỡ, ngộ nghĩnh

Du khách, đặc biệt là nhiều trẻ em, thanh thiếu niên thành phố được biết đến các vật dụng nông nghiệp từ cái cuốc cái cày, bừa… 

Cho đến cái quạt nước

Hay liềm, rựa, riều… 

Hay tham gia các trò chơi dân gian đầy thú vị như Bịt mắt đập om

Chơi bài chòi

Trở về ngày xưa cũ với tục ăn trầu cau

Và chụp ảnh lưu niệm thỏa thích cho một chuyến đi thú vị về thăm và tìm hiểu đời sống dân giã ở thôn quê

Và đọng lại trong lòng mỗi du khách một tình yêu quê hương, yêu những gì đã trở thành di sản như cầu ngói Thanh Toàn cổ kính

Chợ Quê Cầu Ngói
Ai về Cầu Ngói Thanh Toàn,
Cho em về với một đoàn thêm vui
Hồi nhỏ, tôi thường ru em như thế. Cầu Ngói Thanh Toàn là một di tích đặc biệt của Huế. Một chiếc cầu kiểu thượng gia hạ kiều như cầu vào Chùa Thầy Hà Tây. Lễ Hội Festival Huế đã chọn Cầu Ngói tổ chức Hội Chợ Quê, càng thêm quyến rũ khách đường xa. Hội hè phải nơi thôn dã mới nhiều màu sắc, thành phố thì toàn máy móc khô cứng, giả tạo, chỉ khéo hóa trang.
Khai mạc Festival Huế năm nay trời mưa tầm tã suốt từ sáng, tôi lo không biết ngày mai về Cầu Ngói được không. Dù mưa cũng phải đi. Tôi đặt trước một xe ôm đến đón tận nhà nghỉ.
Lúc khởi hành trời không mưa, nhưng không có gì báo hiệu một ngày nắng. Ra quán cà phê cửa Thượng Tứ, điểm tâm, tôi thăm dò:
- Em định chạy lối nào về Cầu Ngói?
- Dạ, đi băng theo ngã Chợ Cống về Thủy Thanh cho mau. 
Nhà nông

- Hay lắm, cứ đường mau mình chạy, đỡ mất thì giờ. Hội chợ khai mạc lúc 10 giờ, xuống đó em loanh quanh đợi tôi, xong lễ mình về.
Mới sáng sớm mà khu triển lãm trước bến Thương Bạc đã đông người. Những ngày hội hè di chuyển trong phố không phải dễ dàng, nhất là thời này lượng xe máy tăng vượt mức, đường sá quá tải, phải chen nhích từng bước. Qua khỏi cầu Trường Tiền giao thông mới bớt tắc.
Đã mấy chục năm, nay mới có dịp trở về chốn cũ, Chợ Cống, nơi tôi trọ học ngày xưa. Tôi bảo anh xe ôm: “Qua Chợ Cống dừng cho chú một chút.”
Không phải đợi, Chợ Cống đã hiện ra trước mặt. Ngày trước, đây là một xóm quê nghèo nàn, mùa mưa mới thấy khổ, đường sá lầy lội, mang áo tơi lá, đi bộ đến trường mỗi ngày trong gió rét căm căm, tôi không ngờ ngày nay là một phố thị, một ngôi chợ khang trang, đường chạy hai chiều, cảnh đổi thay ngoài sức tưởng tượng.

Khu bài Chòi
Khu vực phồn thịnh quanh Chợ Cống không nhiều, chạy một lúc đã vào làng quê, ruộng đồng không khác gì xa xưa. Tưởng rằng cậu chạy xe biết đường, hóa ra cũng phải lò mò hỏi từng chặng, lúc quẹo trái lúc quẹo mặt, cuối cùng chạy qua xã Thủy Thanh nước trắng đồng. Mưa mới hai hôm mà cánh đồng mênh mông như mặt biển. Đường làng tuy hẹp nhưng sạch sẽ, tráng nhựa hoặc đổ bê tông, không còn những con đường sình lầy nữa. Người đi dự hội từng nhóm, con trẻ áo đủ màu, rải dài trên đường đồng về Cầu Ngói.

Quán bánh sinh viên 

Nhìn về phía làng xa, tôi hỏi:
- Gần tới chưa?
- Trước mặt chú tề. (Trước mặt kia chú).
Làng Cầu Ngói chắn ngang cánh đồng. Vào làng rẽ trái, qua một hai chiếc cầu nhỏ, đã nghe tiếng nhạc loa, tiếng trống, tiếng người, cờ xí, biểu ngữ giăng dài dài... Một lạch nước chạy theo đường cái, có “cầu khỉ” qua những túp lều tranh vách nứa, nghèo mà đẹp, tôi lại phải dừng. Tiếng loa vang càng rõ, Cầu Ngói đã tấp nập người xem, một vùng Chợ Quê đang ồn ào mua bán. Một khán đài dựng tạm ra bờ sông mé bên kia. Cờ quạt khẩu hiệu rực rỡ, tiếng loan báo chương trình khai mạc vang rộn trên loa. 
Sự tích Cầu Ngói được ban tổ chức nhắc lại: “Ba-trăm năm trước, có bà Trần Thị Đạo, thấy dân chúng hàng ngày qua lại bất tiện vì ngăn sông. Nhất là những ngày mưa gió nước lớn, tai nạn không sao tránh khỏi, bà đã bỏ tiền và vận động dân chúng làm chiếc cầu nầy.”
Chiếc cầu đã 300 năm, mái ngói âm dương, 3 gian, 7 vài, vẫn còn nguyên, vẫn chắc, không như Chùa Cầu Hội An phải đội trên đế bê tông. Một công trình nghệ thuật cổ kính mà ngày nay còn lại không nhiều. Ngày thường chiếc cầu dùng cho mọi người qua lại, kể cả xe đạp, xe máy. Những buổi trưa hè, các lão ông trong làng ra nằm nghỉ mát. Trong ngày hội hôm nay, cầu được sửa sang trưng bày như một nơi lễ bái. Bàn thờ, hương đèn và nhiều bô lão khăn đóng áo dài ngồi tụ họp uống trà kể chuyện xưa cho con cháu.

Cầu ngói Thanh Toàn
Lễ đài đã chuẩn bị khai mạc, sau bài diễn văn của ban tổ chức, phát biểu của các quan chức là phần phát bằng khen thưởng cho những cá nhân xuất sắc trong sinh hoạt địa phương. Hình ảnh khởi đầu cho Hội Chợ Quê là một đoàn các bà quảng gánh ra chợ. Họ đi qua một chiếc cầu tre nhỏ mới làm, rất hợp với dòng sông nhỏ. Đôi gánh tuy nhẹ nhưng dáng vẻ vẫn hay, nhất là một đoàn liên tiếp cả chục người. Tiếc là các bà đi chợ thời nay, áo bà ba, chân dép chứ không như thời xưa áo dài, guốc mộc, nón lá quai thao. Bên này là đình chợ, đoàn Lân nổi trống múa một vòng qua cầu về khán đài. Lân đến đâu, trẻ con bu theo đấy, hội hè có Lân là xôm tụ. Lân đồng quê màu sắc cũng rực rỡ nhưng không chuyên nên không có màn “leo cây hái tiền,” tuy nhiên cũmg mang lại không khí tưng bừng cho ngày hội.


Trước đình chợ có dựng thêm lều tranh mấy dãy. Hai dãy lều Bài Chòi đã có người ngồi đợi. Trong đình là khu trưng bày các mặt hàng thủ công và những nông cụ mà ngày nay không còn dùng như: Cối xay, guồng nước, gàu giai, cối giã gạo, cày bừa... những chiếc xuồng nan bé tí, sàng dừng, thúng mủng bằng mây tre. Nhiều cô thử vào xay lúa, nhiều bà ngồi sàng sảy gạo, tỏ vẻ vui thích. Ai thắc mắc đã có chuyên viên đứng cạnh giải đáp. Tiếng hô Bài Chòi đã vang lên, thu hút người xem, tôi ghé qua nhưng không hiểu rõ lắm. Trời lại mưa, sẵn có lều hàng ăn, tôi vào kiếm một ghế, quán đã đầy khách. Một công hai việc, núp mưa, vừa thưởng thức món bánh Nậm, có cả bánh Bột Lọc, Cháo... Quán dã chiến của đội thanh niên trong làng, một cô cán bột, một cô hấp bánh, mấy cậu chạy bàn. Nói là chạy, nhưng quán chỉ hẹp chừng 4 mét vuông thì quay qua quay lại đã đụng nhau. Tôi hỏi :
- Một dĩa bánh Nậm bao nhiêu?
- Dạ, 3 ngàn.
- Cho chú một dĩa.
Qua cầu ra chợ
Dĩa bánh 7 cái, chén nước mắm dầm ớt thơm phức. Trời lạnh bánh nóng, bao nhiêu người còn đợi bên ngoài, tự nhiên thấy mình có niềm vui nho nhỏ. Dù là chuyện không gì, mình cũng may mắn hơn kẻ khác. Tôi khệnh khạng dùng đũa lột bánh vào chén nước mắm, định lột hai ba cái rồi ăn một lúc thì có chị ngồi đối diện chận lại:
- Không phải ăn rứa mô chú ơi.
Những người chung quanh xúm lại cười. Tôi chưa hiểu “mô tê” thì chị ta đã nhanh tay cầm đũa vừa mở bánh vừa chỉ cho tôi:
- Ăn ri nì, để bánh nguyên trên lá, dùng muỗng đũa, ăn hết cấy ni đến cấy khác.
Tôi liếc quanh, mọi người đều ăn như “rứa” cả nhưng tôi lại chợt nhận ra người đàn bà có đôi bàn tay quá đẹp. Ăn rứa ăn ri, bánh ngon dở chưa biết mà có đôi bàn tay đẹp để ngắm cũng “xứng đồng tiền, bát gạo” rồi. Nơi người đàn bà có nhiều cái đẹp, mắt đẹp dễ tả, dễ ví von, đôi bàn tay đẹp thì chỉ để ngắm chứ khó nói. Tôi tính khen một câu nhưng ở chỗ đông người nên thôi, nếu nơi vắng thế nào cũng có vài tấm ảnh.
Bánh nậm chợ quê thế mà ngon, không thua gì bánh O Sương (1), lót dạ một dĩa là vừa nhưng ăn no phải hai, ba. Ba nghìn đồng (20cents) một dĩa bánh đúng là “rẻ không đâu sánh bằng.”
- Cho chú gửi tiền.
- Dạ, ba ngàn.
Tôi đưa tờ bạc 20,000, vì hay nhầm lẫn khi trả tiền nên đưa giấy bạc lớn để họ thối cho chắc ăn. Cô bé trả lại :
- Dạ không có bạc lẻ đến nơi.
Tôi tìm giấy 5,000 đồng trả luôn không lấy lại tiền thừa, các cô cười vui vẻ, “Xí nữa mời chú lại ăn nữa hí.”
Một người trong đám lên tiếng: “Dọn tề.” (Dọn bàn đi).
Trời vẫn còn mưa, song chương trình đua thuyền như sắp bắt đầu. Khoảng 5, 6 chiếc thuyền dài, tập trung trước khán đài chờ lệnh xuất phát. Trời rét nhưng những tay bơi phải mặc áo thun, mỗi thuyền 8 chèo 1 lái. Dân chúng chen nhau ở hai đầu cầu để xem, trên bờ trống giục, tiếng cổ vũ như sấm dậy. Thuyền đua hai vòng, mỗi lần ngang qua gần cầu là tiếng trống càng thúc gấp, tiếng hò reo ầm trời. Các tay bơi cắm đầu xoải dầm xoàm xoạp, thuyền nọ sát thuyền kia. Xem ra ăn thua sát nút. Cuộc đua kết thúc, phần thưởng phát ra, lễ khai mạc Hội Chợ Quê chấm dứt.
Hội hè như là sinh hoạt không thể thiếu ở thôn quê. Mỗi năm, đến ngày Tết Nhất, Lễ Hội là dịp mang lại cho người dân vui chơi để quên nỗi vất vả ruộng đồng quanh năm suốt tháng. Sau tuần lễ Hội, đồng quê cảnh vắng lại đâu vào đấy. Lại lam lũ cuốc cày, đợi ngày hội tới, hai năm sau.

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

NGƯỜI VIỆT ĐẦU TIÊN ĐẶT CHÂN ĐẾN HOA KỲ

NGƯỜI VIỆT ĐẦU TIÊN ĐẶT CHÂN ĐẾN HOA KỲ
(Dựa trên tư liệu của học giả Nguyễn Hiến Lê)

Khi Bùi Viện (một vị quan sống dưới triều vua Tự Đức) đặt chân đến Hoa Kỳ để đặt quan hệ ngoại giao vào đầu những năm 1870, lịch sử đã coi ông là người Việt Nam đầu tiên đặt chân lên đất nước châu Mỹ này. Nhưng trong cuốn sách "Con đường thiên lý" (NXB Văn hóa - Thông tin), nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê đã đưa ra những bằng chứng thuyết phục, chứng minh rằng trước Bùi Viện 20 năm, có một người Việt đã thực hiện một chuyến phiêu lưu ở miền Tây hoang dã của Hoa Kỳ như một cao bồi thực thụ.
Từ một người đi tìm vàng ở California, ông đã trở thành ký giả người Việt đầu tiên trên đất Mỹ. Ông là Trần Trọng Khiêm (người làng Xuân Lũng, phủ Lâm Thao, Phú Thọ).
Từ người Việt đầu tiên đến Hoa Kỳ và nhà báo Việt đầu tiên trên đất Mỹ
Trần Trọng Khiêm sinh năm Tân Tỵ (1821), tức năm Minh Mạng thứ 2, là con của một gia đình thế gia vọng tộc ở phủ Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ nhưng trong người lúc nào cũng sẵn máu phiêu lưu. Năm ông 21 tuổi, vợ ông bị một viên chánh tổng âm mưu làm nhục rồi giết hại. Sau khi giết tên chánh tổng báo thù cho vợ, ông xuống Phố Hiến (Hưng Yên), xin làm việc trong một tàu buôn ngoại quốc và bắt đầu bôn ba khắp năm châu bốn bể.
Suốt từ năm 1842 đến 1854, Trần Trọng Khiêm đã đi qua nhiều vùng đất từ Hương Cảng đến Anh Cát Lợi, Hoà Lan, Pháp Lan Tây. Do trí tuệ sắc sảo, đến đâu ông cũng học được ngoại ngữ của các nước đó. Năm 1849, ông đặt chân đến thành phố New Orleans (Hoa Kỳ), bắt đầu chặng đường 4 năm phiêu bạt ở Mỹ cho đến khi tìm đường về cố hương.
Sau khi đến Mỹ, ông cải trang thành một người Trung Hoa tên là Lê Kim rồi gia nhập đoàn người đi tìm vàng ở miền Tây Hoa Kỳ. Sau đó, ông trở về thành phố Xanh - Phát - Lan - Xích - Cố (phiên âm của San Francisco) và làm kí giả cho tờ Daily News 2 năm. Cuộc phiêu lưu của Trần Trọng Khiêm (tức Lê Kim) trên đất Mỹ đã được nhiều tài liệu ghi lại.
Trong cuốn sách La Ruée Vers L'or của tác giả Rene Lefebre (NXB Dumas, Lyon, 1937) có kể về con đường tìm vàng của Lê Kim và những người đa quốc tịch Gia Nã Đại, Anh, Pháp, Hòa Lan, Mễ Tây Cơ… Họ gặp nhau ở thành phố New Orleans thuộc tiểu bang Lousiana vào giữa thế kỷ 19 rồi cùng hợp thành một đoàn đi sang miền Viễn Tây tìm vàng.
Thời đó, "Wild West" (miền Tây hoang dã) là cụm từ người Mỹ dùng để chỉ bang California, nơi mà cuộc sống luôn bị rình rập bởi thú dữ, núi lửa và động đất. Trong gần 2 năm, Lê Kim đã sống cuộc đời của một cao bồi miền Tây thực thụ. Ông đã tham gia đoàn đào vàng do một người ưa mạo hiểm người Canada tên là Mark lập nên.
Để tham gia đoàn người này, tất cả các thành viên phải góp công của và tiền bạc. Lê Kim đã góp 200 Mỹ kim vào năm 1849 để mua lương thực và chuẩn bị lên đường. Đoàn có 60 người nhưng Lê Kim đặc biệt được thủ lĩnh Mark yêu quý và tin tưởng. Do biết rất nhiều ngoại ngữ, ông được ủy nhiệm làm liên lạc viên cho thủ lĩnh Mark và thông ngôn các thứ tiếng trong đoàn gồm tiếng Hòa Lan, tiếng Trung, tiếng Pháp. Ông cũng thường xuyên nói với mọi người rằng ông biết một thứ tiếng nữa là tiếng Việt Nam nhưng không cần dùng đến. Lê Kim nói ông không phải người Hoa nhưng đất nước nằm ngay cạnh nước Tàu.
Ông và những người tìm vàng đã vượt sông Nebraska, qua núi Rocky, đi về Laramie, Salt Lake City, vừa đi vừa hát bài ca rất nổi tiếng thời đó là "Oh! Suzannah" (Oh! My Suzannah! Đừng khóc nữa em! Anh đi Cali đào vàng. Đợi anh hai năm, anh sẽ trở về. Mình cùng nhau cất ngôi nhà hạnh phúc). Họ thường xuyên đối mặt với hiểm họa đói khát và sự tấn công của người da đỏ để đến California tìm vàng. Sốt rét và rắn độc đã cướp đi mất quá nửa số thành viên trong đoàn.
Trong đoàn, Lê Kim nổi tiếng là người lịch thiệp, cư xử đàng hoàng, tử tế nên rất được kính trọng nhưng đó đúng là một chuyến đi mạo hiểm, khiến già nửa thành viên trong đoàn chết vì vất vả, đói khát và nguy hiểm dọc đường đi.
Sau khi tích trữ được một chút vàng làm vốn liếng, Lê Kim quay trở lại San Francisco. Vào giữa thế kỷ 19, nơi đây còn là một thị trấn đầy bụi bặm, trộm cướp. Là người học rộng, hiểu nhiều, lại thông thạo nhiều ngoại ngữ, Lê Kim nhanh chóng xin được công việc chạy tin tự do cho nhiều tờ báo như tờ Alta California, Morning Post rồi làm biên tập cho tờ nhật báo Daily Evening.
Đề tài mà Lê Kim thường viết là về cuộc sống đầy hiểm họa và cay đắng của những người khai hoang ở bắc California và quanh khu vực San Francisco, trong đó ông hướng sự thương cảm sâu sắc đến những người da vàng mà thời đó vẫn là nạn nhân của sự phân biệt chủng tộc. Lê Kim cho rằng các mỏ vàng đã khiến cuộc sống ở đây trở nên méo mó và sa đọa không gì cứu vãn được.
Nhiều bài báo của ông đăng trên tờ Daily Evening hiện vẫn còn lưu giữ ở thư viện Đại học California. Đặc biệt, trong số báo ra ngày 8/11/1853, có một bài báo đã kể chi tiết về cuộc gặp giữa Lê Kim và vị tướng Mỹ John A. Sutter. Tướng Sutter vốn trước là người có công khai phá thị trấn San Francisco. Khi Lê Kim mới đến đây, ông đã được tướng Sutter giúp đỡ rất nhiều. Sau khi bị lật đổ, Sutter đã bị tâm thần và sống lang thang ở khắp các bến tàu để xin ăn, bạn bè thân thiết đều không đoái hoài đến.
Khi tình cờ gặp lại, Lê Kim đã cho vị tướng bất hạnh 200 Mỹ kim. Ông đã chê trách thái độ hững hờ, ghẻ lạnh của người dân San Francisco và nước Mỹ đối với tướng Sutter, điều mà theo ông là đi ngược với đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ông.
Sang năm 1854, khi đã quá mệt mỏi với cuộc sống hỗn loạn và nhiễu nhương ở Mỹ, cộng thêm nỗi nhớ quê hương ngày đêm thúc giục, Lê Kim đã tìm đường trở lại Việt Nam. Nhưng ông cũng đã kịp để lại nước Mỹ dấu ấn của mình, trở thành người Việt Nam đầu tiên cưỡi ngựa, bắn súng như một cao bồi và cũng là người Việt đầu tiên làm ký giả cho báo chí Mỹ.
Người Minh Hương cầm quân chống Pháp
Năm 1854, Trần Trọng Khiêm trở về Việt Nam vẫn dưới cái tên Lê Kim. Để tránh bị truy nã, ông không dám trở về quê nhà mà phải lấy thân phận là người Minh Hương đi khai hoang ở tỉnh Định Tường. Ông là người có công khai hoang, sáng lập ra làng Hòa An, phủ Tân Thành, tỉnh Định Tường. Tại đây, ông tục huyền với một người phụ nữ họ Phan và sinh được hai người con trai, đặt tên là Lê Xuân Lãm và Lê Xuân Lương. Trong di chúc để lại, ông dặn tất cả con cháu đời sau đều phải lấy tên đệm là Xuân để tưởng nhớ quê cũ ở làng Xuân Lũng.
Trong bức thư bằng chữ nôm gửi về cho người anh ruột Trần Mạnh Trí ở làng Xuân Lũng vào năm 1860, Lê Kim đã kể tường tận hành trình hơn 10 năm phiêu dạt của mình từ một con tàu ngoại quốc ở Phố Hiến đến những ngày tháng đầy khắc nghiệt ở Hoa Kỳ rồi trở về an cư lạc nghiệp ở Định Tường. Khi người anh nhắn lại: "gia đình bình yên và lúc này người đi xa đừng vội trở về", Lê Kim đã phải tiếp tục chôn giấu gốc gác của mình ở miền Tây Nam Bộ.
Nhưng chưa đầy 10 năm sau, khi làng xóm bắt đầu trù phú thì thực dân Pháp xâm lược nước ta. Lê Kim đã từ bỏ nhà cửa, ruộng đất, dùng toàn bộ tài sản của mình cùng với Võ Duy Dương mộ được mấy ngàn nghĩa binh phất cờ khởi nghĩa ở Đồng Tháp Mười. Tài bắn súng học được trong những năm tháng ở miền Tây Hoa Kỳ cùng với kinh nghiệm xây thành đắp lũy đã khiến ông trở thành một vị tướng giỏi. Năng khiếu ngoại ngữ cũng giúp Lê Kim cảm hóa được một nhóm lính Pháp và dùng chính nhóm lính này tấn công quân Pháp ở Cái Bè, Mỹ Qưới khiến cho quân giặc điêu đứng.
Năm 1866, trong một đợt truy quét của Pháp do tướng De Lagrandière chỉ huy, quân khởi nghĩa thất thủ, Lê Kim đã tuẫn tiết chứ nhất quyết không chịu rơi vào tay giặc. Gia phả nhà họ Lê do hậu duệ của Lê Kim gìn giữ có ghi lại lời trăn trối của ông: "Trước khi chết, cụ dặn cụ bà lánh qua Rạch Giá gắng sức nuôi con, dặn chúng tôi giữ đạo trung hiếu, đừng trục lợi cầu vinh, đừng ham vàng bỏ ngãi. Nghĩa quân chôn cụ ngay dưới chân Giồng Tháp. Năm đó cụ chưa tròn ngũ tuần". Trên mộ của Lê Kim ở Giồng Tháp (tỉnh Đồng Tháp) có khắc đôi câu đối: "Lòng trời không tựa, tấm gương tiết nghĩa vì nước quyên sinh/Chính khí nêu cao, tinh thần hùng nhị còn truyền hậu thế".
Như vậy, không chỉ là người đầu tiên đặt chân lên đất Mỹ, Lê Kim còn là một trong những nhà yêu nước can đảm đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược. Dù cuộc khởi nghĩa của ông cùng chung số phận với nhiều cuộc khởi nghĩa khác ở Nam Kỳ đều bị thực dân Pháp và triều đình Nguyễn đánh tan nhưng Lê Kim vẫn được công nhận là một trong những danh nhân lớn ở Đồng Tháp thế kỷ 19.



Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

CHIÊU TẬN DÚNG VỎ CHUỐI BỎ ĐI

CHIÊU TẬN DỤNG VỎ CHUỐI BỎ ĐI
Theo Rodalenews/VnExpress.net

Thay vì ném vỏ chuối vào sọt rác, bạn có thể tận dụng để làm vườn, thức ăn cho vật nuôi hay nấu nướng, đánh bóng vật dụng bằng bạc, đồ da trong nhà…

HƯ VÔ

HƯ VÔ
Thơ: Nguyễn Thu Hà
Nhạc: Dương Vân Châu
Tiếng hát: Ca sĩ Ánh Nguyệt
Video - Youtube : Trần Hải Long

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

KỲ QUAN KIẾN TRÚC HIỆN ĐẠI

KỲ QUAN KIẾN TRÚC HIỆN ĐẠI
Nguồn: Internet

Cybertecture Egg - Mumbai, India


Grand Lisboa - Macao, China


Bullring - Birmingham, United Kingdom


BMW Welt - Munich, Germany


Experience Music Project - Seattle, USA


Mumbai University ASK Foundation Convention Center


The Sage - Gateshead, England


Air Force Academy - Chapel, Colorado


The Universum Science Museum - Bremen, Germany


The Fuji Television Building - Tokyo, Japan


Gherkin Building - London City, United Kingdom


Lotus Temple - Delhi, India


National Theatre - Beijing, China


Banknote Kaunas - Lithunania


Le Palais Bulles - Cannes, France


Tenerife Concert Hall - Canary Islands, Spain


The Conch Shell House - Isla Mujeres, Mexico


The Torre Galatea - Figueres, Spain


The Crooked House - Sopot, Poland


Ceramic House - Columbia


Cathedral of Brasilia - Brazil


Dome House - Flordia, USA


Earth House - Lostorf Switzerland


Eden Project - United Kingdom


Chapel In The Rock - Arizona, USA


Druzhba Holiday Center - Yalta, Ukraine


Ferdinand Cheval Palace - France


Olympic Stadium - Montreal, Canada


The National Library - Minsk, Belarus


Wonderworks - Pigeon Forge, Tennessee


Steam World Museum - Gramado, Brazil


Piano and Violin-Shaped Building - Huainan, China


Great Mosque of Djenne - Mali


Elephant Building - Bangkok, Thailand


Dancing Building - Prague, Czech Republic


Kunzthaus - Graz, Austria


La Tete au Carre - Nice, France


Porto Stone House - Fafe Mountains, Portugal


Ripley's Believe It Or Not - Ontario, Canada


Snail House - Sofia, Bulgaria


House Attack - Vienna, Austria


Hang Nga Guesthouse - Vietnam


Habitat 67 - Montreal, Canada


Wooden Gagster House - Anchangelsk, Russia


Cubic Houses - Rotterdam, Netherlands


Solar Furnace - Odeillo, France


The Flintstone House - Hillsborough, California


Wilkinson Residence - Portland, Oregon


Bunker House - Chicago, Illinois


Beijing National Stadium - Beijing, China


Danang Governmental Building - Vietnam