Thứ Ba, 28 tháng 3, 2023

NHÀ CÁCH MẠNG PHAN CHÂU TRINH NHƯ TÔI ĐÃ HIỂU

NHÀ CÁCH MẠNG PHAN CHÂU TRINH NHƯ TÔI ĐÃ HIỂU

(Nhân ngày giỗ thứ 97 cụ Phan Châu Trinh 24/3/2023)

Hà Sĩ Phu

Ngày 21/3/2006 báo Nhân dân đã đăng một bài của nhà văn Nguyên Ngọc, tán thành ý kiến của 2 người đồng chí thân thiết nhất của Phan Châu Trinh (PCT) là Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp rằng “PHAN CHÂU TRINH là NHÀ CÁCH MẠNG ĐẦU TIÊN của VN” chứ không chỉ là nhà giáo dục, nhà văn hóa, nhà yêu nước hay chiến sĩ giải phóng dân tộc… như nhiều người quan niệm [1].

Nhà văn Nguyên Ngọc giải thích 2 chữ “Cách mạng” của PCT ở chỗ “không chỉ dừng lại ở vấn đề độc lập dân tộc”, “ông chủ trương một cuộc cách mạng xã hội chứ không chỉ là một cuộc chiến đấu chống ngoại xâm”, “ông chủ trương đưa dân tộc lên tầm cao mới để hội nhập cùng thế giới mới, phát triển trong thế giới mới đó”, “nhà cách mạng là người chủ trương và thực hiện một cuộc thay đổi tận gốc xã hội, chuyển từ một xã hội này sang một xã hội khác, khác tận gốc, về cơ bản”.

Cảm ơn 2 chữ “CÁCH MẠNG” rất chính xác về PCT nhưng nếu chỉ mô tả tư tưởng của PCT sơ lược như vậy e có thể bị hiểu cũng tương tự như con đường của “nhà cách mạng" Hồ chí Minh (HCM) chăng?

Thực ra nhà Cách Mạng PCT khác hẳn với nhà cách mạng HCM ở 2 điểm mấu chốt cực kỳ quan trọng:

1/ Về CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC:

Muốn cứu nước phải hiểu nguyên nhân tại sao nước mình lại hèn yếu để chịu phận nô lệ trước ngoại bang? Vì chênh nhau một tầm văn minh! Nếu không nâng được tầm văn minh mà muốn đánh thắng kẻ mạnh hơn mình gấp bội thì phải nhờ cậy sức mạnh của nước khác, thì rốt cuộc kẻ đã giúp mình sẽ lại ngồi lên đầu mình, “nhân dân vẫn cứ là cái lưng con ngựa chỉ thay người cưỡi mà thôi”.

Vì “mẫu quốc” là nước ở tầm văn minh cao hơn nên có những mặt tốt, có những nhân vật và tổ chức dân chủ, hiện đại, có thể giúp ích cho một dân tộc thuộc địa.

Muốn nâng tầm văn minh thì tốt nhất là khai thác mặt tốt, mặt dân chủ-hiện đại của “Mẫu quốc” để nâng dần trình độ của mình và đấu tranh để cải biến dần mặt xấu của nó. Chế độ Thực dân chỉ là một giai đoạn nhất thời của lịch sử, nó sẽ tự mất đi khi nhân loại dần được “toàn cầu hóa” để thu nhỏ dần khoảng cách về tầm văn minh giữa các dân tộc.

Vậy muốn giành độc lập không được nhờ sức mạnh của nước khác, không cần bạo động tức thì và giành độc lập chỉ là công đoạn sau cùng. Điều này hoàn toàn đối lập với con đường CS của HCM và con đường của nhà ái quốc Phan Bội Châu (Nhưng PCT luôn tìm sự ủng hộ lẫn nhau với HCM và PBC).

2/ VỀ DÂN CHỦ HÓA XÃ HỘI:

Trong mục đích xây dựng xã hội mới thì PCT có cái nhìn toàn cục, kết hợp cả Đông và Tây, cả văn hóa-giáo dục với chính trị-kinh tế nhưng đã phát hiện nhu cầu cốt lõi nhất là nhu cầu DÂN CHỦ.

Trong khi còn tạm thời chấp nhận sự thống trị của Pháp thì PCT đã kiên quyết chống chế độ Quân chủ Phong kiến của nhà Nguyễn mà Pháp còn lợi dụng để nô dịch dân Việt.

Vào đầu thế kỷ 20, trong quá trình cư trú tại Pháp, tư tưởng Phan Châu Trinh đã chuyển biến từ CHỦ NGHĨA DÂN TỘC thành CHỦ NGHĨA DÂN TỘC-DÂN CHỦ (nationalisme démocratique).

Trong bài nói chuyện tại Sài-gòn cuối năm 1925 với chủ đề “QUÂN TRỊ chủ nghĩa và DÂN TRỊ chủ nghĩa”, ông phân tích về Viện Dân biểu (Chambre des députés) tức Hạ nghị viện của nước Pháp như sau:

“Bởi vì trong hạ-nghị-viện thế nào cũng có hai đảng: một đảng tả, một đảng hữu; nếu cái đảng tả chiếm số nhiều mà cầm quyền trong nước thì đảng hữu nó xem xét chỉ trích, cho nên có muốn làm bậy cũng khó lắm” (Tây-Hồ Phan-Châu-Trinh, Bài diễn thuyết Quân trị chủ nghĩa và Dân trị chủ nghĩa, Chân Phương ấn quán, Hà Nội 1926).

Do nhận thức “DÂN CHỦ = HỢP TÁC TẢ-HỮU”, trong thực tế Phan Châu Trinh đã tìm cách tạo ra một liên minh tả-hữu giữa những người Việt yêu nước.

Điều đáng tiếc là sau khi PCT qua đời, trước sự công phá của phe cực hữu (thực dân) lẫn phe cực tả (cộng sản), liên minh này đã bị phá vỡ. Đó chính là nguyên nhân sâu xa dẫn đến hai cuộc chiến tranh đẫm máu và việc thiết lập chế độ toàn trị cộng sản tại Việt Nam.

Theo PCT, 2 phe đối lập Tả-Hữu không phải chỉ chấp nhận nhau mà rất cần có nhau, kẻ đối lập chính là ân nhân giúp mình ngày càng hoàn thiện. Trước đây cả thế kỷ, PCT chẳng những đã thấy nhu cầu cấp thiết phải Dân chủ hóa xã hội mà còn có quan niệm “rất cần có đối lập” để tự hoàn thiện mình thì chủ nghĩa CS đến mãn đời cũng không thể có được.

KẾT LUẬN:

Phan Châu Trinh chính là nhà tư tưởng kiệt xuất về cả con đường cứu nước và Văn minh hóa xã hội. Ba khẩu hiệu nổi tiếng “KHAI DÂN TRÍ, CHẤN DÂN KHÍ, HẬU DÂN SINH” chỉ là ba công việc cụ thể để thực hiện hai lý tưởng rất lớn kia mà thôi.

Nói về Cách mạng thì như thế mới đáng là CÁCH MẠNG TIỀN PHONG, chẳng những vượt trước thế kỷ mình đang sống mà vượt trước cả nhiều thế kỷ về sau. Nhưng nhà Cách mạng kiệt xuất và thánh thiện ấy chưa thể thành công trước một trào lưu còn rất thiển cận và thực dụng như xã hội VN lúc bấy giờ! (Nên bây giờ, phải đối mặt với một thực tiễn độc quyền, mất gốc, lai căng, hỗn loạn và phụ thuộc Tàu rất khó gỡ ra!).

Nếu VN biết theo PCT?… Ôi! Ước mơ…! Nhưng Lịch sử chẳng bao giờ có chữ… NẾU ấy! Chân lý không phải bao giờ cũng đồng nghĩa với thành công! Vấn đề là phải biết bài học của quá khứ để nhìn ra con đường và cách ứng xử xán lạn nhất cho ngày hôm nay!

24/3/2023

H.S.P.

[1] https://nhandan.vn/phan-chau-trinh-nha-cach-mang-dau-tien-cua-viet-nam-post476714.html

Chủ Nhật, 19 tháng 3, 2023

SYDNEY HARBOR BRIDGE

SYDNEY HARBOR BRIDGE


Up to 1 million citizens celebrate the opening of the magnificent new bridge spanning Sydney Harbour. Nicknamed 'the coat hanger,' it's the world's tallest steel arch bridge and the widest long-span bridge.


Thứ Hai, 13 tháng 3, 2023

CHÙA TIÊU SƠN hay CHÙA "BA KHÔNG" Ở BẮC NINH.

CHÙA TIÊU SƠN hay CHÙA "BA KHÔNG" Ở BẮC NINH.             

Đoàn Dự ghi chép

 

Đi theo con đường Hà Nội- Bắc Ninh, đến ki-lô mét 20, nhìn về phía bên trái, thấy có một núi đất mọc lên giữa đồng lúa mênh mông. Tại lưng chừng núi, giữa rừng cây sum suê, thấp thoáng mái chùa cổ kính. Đó là chùa Tiêu Sơn, tên chữ là Thiên Tâm tự, thuộc xã Tương Giang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Chùa này đả từng được nhà Văn Khái Hưng dùng làm bối cảnh để viết truyện "Tiêu Sơn tráng sĩ" nổi tiếng. Đây là ngôi chùa thiêng hơn 1.000 năm tuổi, nay được mệnh danh là chùa "Ba không": Không đặt hòm công đức quyên tiền của khách thập phương- Không cho phép đốt vàng mã, giấy tiền - Không cúng thực phẩm chay hay mặn.

Ai tới đây đều được sư bà trụ trì căn dặn: "đi chùa thì phải tịnh tâm, không mê tín dị đoan, việc đốt vàng mã và rải giấy tiền không có trong đạo Phật".                 

Khi các phóng viên tới, sư bà trụ trì pháp danh Thích nữ Đàm Chính, 84 tuổi, lưng còng, vui vẻ mời vào.                      

Theo lời kể của sư bà, cách đây gần 50 năm, tức khi ấy sư bà 34 tuổi, mới về trụ trì tại chùa. Lúc đó chùa rất hoang vu, đổ nát bởi sự tàn phá trong chiến tranh Việt - Pháp mặc dầu chùa rất rộng lớn, đã có từ hơn ngàn năm và được biết đến là nơi tu thiền của các bậc chân tu đời xưa.                  


Nói tới chùa Tiêu Sơn là nói đến thiền sư Vạn Hạnh, vị đại thiền sư đã có công nuôi dưỡng và dạy dỗ cậu bé "con hoang" Lý công Uẩn, sau này trở thành vua Lý Thái Tổ, vị vua anh minh đã đánh thắng giặc Tàu, khai sáng cơ nghiệp nhà Lý kéo dài hơn 200 năm (thường gọi là nhà Hậu Lý để phân biệt với nhà Tiền Lý của Nam Đế Lý Buôn).            

Điều đặc biệt hơn nữa là chùa Tiêu Sơn hiện nay đang bảo quản và thờ phụng nhục thân tức pho tượng bằng xương bằng thịt của thiền sư Như Trí với dáng ngồi " kiết già" (ngồi thẳng lưng, hai chân xếp bằng tròn, mắt hơi nhắm, hai tay bắt quyết để trên đầu gối hoặc chắp lại trong lòng giống như một động tác trong Yoga ngày nay mà chúng ta thường gọi là "ngồi thiền"  (Đoàn Dự).          

Theo sách vở cho biết cách đây gần 300 năm, khi thiền sư Như Trí viên tịch, nhục thân của ngài được ướp và đặt theo dáng ngồi thiền rồi được các đệ tử thời ấy đặt vào một trong số 14 ngôi tháp rải rác trong "rừng Từ Sơn" thuộc khuôn viên nhà chùa.                         

Gần 300 năm kể từ khi nhục thân ngài được rước vào tháp, năm 1946, khi chiến tranh xảy ra, chùa bị đổ nát nhưng các tháp vẫn còn nguyên vẹn với những bậc đá dẫn lên tháp khá cao.             

Dân chúng trong những năm ấy sợ "pho tượng" nhục thân thiền sư bị tổn hại nên xây bít tháp lại. Nay, sau gần 70 năm trôi qua, các bô lão còn sống chợt nhớ, bèn bàn tính với dân chúng rồi phá cửa tháp, rước nhục thân vị thiền sư ra. Như vậy, gần 300 năm từ ngày thiền sư viên tịch cộng với non 70 năm từ ngày tháp được xây bít, song nhục thân của vị thiền sư chỉ bị hư hại rất ít, ví dụ hai cẳng tay ngài bị gẫy và mắt bên trái có một lỗ hổng. Đặc biệt, xương ở cẳng tay chỗ gẫy vẫn trắng như xương bình thường và da thịt khô đét, cứng như gỗ nhưng vẫn giữ được màu nâu chứ không biến thành màu đen như các xác ướp trong Kim Tự Tháp Ai Cập. Điều này chứng tỏ nghệ thuật ướp xác của tiền nhân ta thời xưa rất  cao, nếu không nói là hơn thì cũng không kém người Ai Cập với những xác ướp của họ.                    

Tượng nhục thân thiền sư Như Trí đã được dân chúng mời GS Tiến sĩ Nguyễn Lân Cường và ê-kíp khảo cổ của ông đưa về Hà Nội phục chế cho hoàn hảo, nay đang được thờ trong lồng kính tại nhà thờ tổ của chùa Tiêu Sơn.                  

Tại chùa Đậu thuộc huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây (Hà Đông và Sơn Tây hợp lại, nay là Hà Nội) cũng có hai pho tượng nhục thân của hai vị thiền tăng Vũ khắc Trường và Vũ Khắc Minh từ thế kỷ thứ 17 tức cách đây khoảng  hơn 300 năm cũng đã được ê-kíp GS Nguyễn Lân Cường phục chế hoàn hảo. Theo GS Cường, nhục thân của các vị thiền tăng và thiền sư xưa không hiểu được ướp cách nào mà vẫn còn tốt, cứng như xá lợi (xương nhỏ của các vị sư tổ sau khi thiêu còn sót lại), đốt không cháy, ngâm nước không tan. Ngoài sự độc đáo về nguồn gốc và là bối cảnh cho tác phẩm Tiêu Sơn tráng sĩ nổi tiếng của nhà văn Khái Hưng, hiện nay chùa Tiêu Sơn còn được biết đến là ngôi chùa có một không hai: Không có hòm công đức.               

Nếu ở các đình, đền, miếu tại các địa phương khác, hòm công đức được bày la liệt thì ở đây tuyệt nhiên không có một hòm nào cả. Bởi vậy nên không có cảnh chen lấn lễ bái, bỏ tiền vào hòm xô bồ như thường thấy tại các di tích khác.            

Ngoài ra, chùa cũng không nhận lễ vật, không cho phép đốt vàng mã, tiền giấy hoặc rải tiền thật cho người ta nhặt. Nhà chùa cũng khuyên các tăng ni, Phật tử, trên mỗi bát Hương chỉ nên cắm một nén nhang và khi dâng lễ Phật thì chỉ cúng bằng hoa quả tinh khiết, không cúng thực phẩm chay hoặc mặn.           

Hoan hỉ phát tâm khi cần tu bổ chùa, khi biết chùa Tiêu Sơn không đặt hòm công đức, nhiều người cho rằng sư bà trụ trì "gàn dở" không nhạy bén với kinh tế. Trước sự chê trách đó, sư bà cười móm mém nói với các phóng viên: "Gần 50 năm trước, khi về đây trụ trì, tôi đã nguyện không lập hòm công đức. Cuộc sống tu hành đâu cần nhiều vật chất. Tôi ở một mình, nếu có hòm công đức lại phải trông coi, nơm nớp lo lắng, đêm ngủ không yên. Biết  tôi không có tiền, không trộm nào muốn quấy phá nữa".                   

Sư bà Thích nữ Đàm Chính cũng cho rằng chuyện đốt vàng mã, rải tiền thật ở cửa Phật để cầu xin phước đức là chuyện hoàn toàn không có trong đạo Phật. Nếu đến chùa dâng tiền, cầu xin tài lộc mà Phật ban cho thì chẳng hoá ra Phật nhận hối lộ hay sao? Hoàn toàn sai lầm khi nghĩ rằng hễ có lễ thì Phật phù hộ độ trì. Đến với đạo Phật là để học phương pháp sống an lành, hạnh phúc cho mình, cho gia đình mình và cho xã hội chứ không phải để cầu xin với những tham vọng tầm thường.

Sư bà nói: "Điều đáng buồn là hiện nay vấn đề hòm công đức đã trở nên quá phổ biến, rất nặng nề. Chung quanh chuyện hòm công đức, chuyện ái, ố, hỉ, nộ được bàn tán khắp nơi hay  trên báo chí. Ban quản lý các chùa chiền, danh lam thắng cảnh cũng tranh nhau tận thu tiền bạc của khách thập phương. Ở nhiều nơi, khách vừa lo lễ bái vừa lo lấy tiền bỏ vào hòm công  đức. Mỗi lần rút ví là một cơ hội cho kẻ cắp lợi dụng, do đó chốn linh thiêng bị vẫn đục ngoài ý muốn".

Sư bà giải thích như vậy. Trước sự khang trang  rộng lớn của ngôi chùa với những bậc thang lát đá chắc chắn, sang trọng, nhiều khách thập phương tò mò tự hòi, không có hòm công đức  thì chùa lấy đâu ra tiền mỗi khi tu bổ, xây dựng?

Sư bà cho biết: "Chùa không có hòm công đức nên chẳng có tiền. Khi cần tu bổ, xây dựng chỗ nọ chỗ kia, tôi nhờ người tính toán dự trù kinh phí rồi bàn với ban quản tự, ban quản tự  kêu gọi khách thập phương giúp đỡ. Khi đã nhận đủ tiền rồi thì ban quản tự ngưng lại, không  quyên góp thêm nữa. Số tiền ấy được thấy minh bạch qua sổ sách và các chứng từ".

Được biết, có một đại gia kinh doanh thủy sản ở tận Cà Mau, khi biết chuyện nhà chùa đang quyên góp để tu bổ và xây dựng thêm những bậc thang bằng đá, vị đại gia này đã bay ra Hà Nội rồi tới chùa xin đóng góp 500 triệu đồng. Nhưng điều bất ngờ là ban quản tự từ chối vì... chùa đã nhận đủ tiền nên không nhận thêm nữa. Sư bà nhẹ nhàng nói với vị đại gia: "Con số  500 triệu đồng rất lớn, nếu con đem giúp các trại mồ côi hay các viện dưỡng lão thì lại càng quý hơn nữa". Vị đại gia đã làm theo lời sư bà trước khi trở về Cà Mau.                                      

MƯỜI MỘT BỨC ẢNH LỊCH SỬ

MƯỜI MỘT BỨC ẢNH LỊCH SỬ

Theo Đại Kỷ Nguyên

 11 bức ảnh lịch sử khiến bạn phải suy ngẫm về cuộc sống

Nếu không có các bức ảnh lịch sử, thật khó có thể tưởng tượng được những gì mà con người đã nếm trải trong các giai đoạn thăng trầm đã qua.

Bao thế kỷ đã trôi qua với biết bao bi kịch từ sự tàn ác của những kẻ hung bạo. Nếu không có các bức ảnh lịch sử, thật khó có thể tưởng tượng được những gì mà con người đã nếm trải trong các giai đoạn thăng trầm đã qua.

Thuận theo sự phát triển của khoa học kỹ thuật, những thước phim, bức ảnh ghi lại các sự kiện kinh hoàng ấy đã được phục hồi để giúp chúng ta – con người hiện đại – ngày một hiểu rõ hơn về những sự kiện lịch sử khủng khiếp đã qua. Chỉ cần xem 11 bức ảnh dưới đây thôi, cũng khiến bạn hiểu hơn về những điều mà con người trong quá khứ đã từng gánh chịu.

Khi xem gần hết các bức ảnh trong bài viết, bạn sẽ nhận ra rằng: Dẫu cuộc sống có ra sao, thì con người cũng có thể tồn tại được. Vậy tại sao chúng ta không mỉm cười. 

1. Bức tường Berlin Salvatio 

 Anh chàng lính đến từ vùng Đông Đức đã có một hành động vô cùng liều lĩnh. Anh đã mở hàng rào chắn cho đứa bé vượt qua. Dẫu anh biết rất rõ là mình không được phép để cho đứa bé này vượt qua bức tường Berlin, để sang bờ bên kia nước Đức. Nhưng lý trí đã thôi thúc anh giúp đứa trẻ được đoàn tụ với gia đình. Tuy đã rất cảnh giác, nhìn tứ phía để xem có ai không rồi mới hành sự nhưng… người chụp bức ảnh lịch sử này đang ở đâu vậy nhỉ?

 2. Hai anh em ở thành phố Nagasaki sau vụ tập kích trên không

 Đứa trẻ đã chết trên lưng người anh, trong khi người anh đứng lặng người, mím chặt môi và không hề khóc trước sự ra đi của em mình. Tuy “cả thế giới” của cậu đã sụp đổ nhưng cậu bé đã nuốt hết nỗi đau ấy vào lòng để đường hoàng mà tiễn đưa em mình về nơi an nghỉ cuối cùng.












 3. Dịch cúm ở Tây Ban Nha năm 1918

Từ khi xuất hiện, nó đã nhanh chóng lan rộng khắp cả Tây Ban Nha, ước tính toàn thế giới lúc đó có khoảng 100 triệu người chết. Thoạt nhìn bức ảnh này, bạn sẽ không thấy có gì đặc biệt, mọi người vẫn vui chơi, sinh hoạt bình thường nhưng nó cũng cho ta thấy sức ảnh hưởng to lớn của đại dịch này – mọi người đều phải đeo khẩu trang cả ngày để phòng bệnh.

  










4. Nạn mua bán nô lệ ở Đại Tây Dương. 

Bức ảnh chụp những người nô lệ được cứu thoát từ các vụ buôn người, trên chuyến tàu hải quân HMS Daphne của Anh Quốc ngày 1/11/1868. 

 











5. Chàng binh sĩ nhỏ tuổi khóc thúc thít. 







Cậu thiếu niên 16 tuổi Hans-Georg Henke là một thành viên của Đoàn thanh niên Hitler. Bức ảnh được chụp trước khi quân Đức quốc xã đầu hàng một ngày. Ta có thể thấy cậu bé đang rất đau khổ và vô cùng sợ hãi.

6. Nhiếp ảnh gia người Anh William Saunders đã đến Trung Quốc để chụp ảnh một vụ chém đầu giả được dàn dựng sẵn, nhằm kích động người dân Anh Quốc gây chiến với Trung Quốc. 

Nước Anh viện cớ: giúp Trung Quốc “hiện đại hóa” nhưng trên thực tế là muốn xâm lược Trung Quốc.


 7. Cô gái Mông Cổ bị bỏ đói. 

Đây là bức ảnh lịch sử của nhiếp ảnh gia Stefan Passe được đăng trên tạp chí National Geographic vào năm 1913. Những gì bạn nhìn thấy trong bức ảnh chính là một hình phạt thông dụng ở Mông Cổ thời bấy giờ – sau khi giành được độc lập không lâu – Tội phạm bị nhốt vào trong một cái hòm bằng gỗ, chiếc hòm được đặt ở nơi vắng vẻ, không người qua lại. Những người chịu hình phạt này sẽ bị chết dần, chết mòn trong đói khát. 

                                        Cô gái bị bỏ đói 

8. The Holodomor – nạn đói ở Ukraine lớn nhất thế giới. 

Nó đã cướp đi sinh mệnh của hàng chục triệu người, số người chết tương đương với cuộc diệt chủng người Do Thái của phát-xít Đức trong thế chiến thứ hai. Thi thể người chết tràn lan khắp đường phố ở Kharkiv năm 1933

.

 9. Em bé may mắn sống sót trên chiến trường Thượng Hải. 

Năm 1937 chiến tranh Trung – Nhật và chiến tranh thế giới lần thứ 2 xảy ra cùng lúc tại Trung Quốc. Trong một lần không kích, Nhật Bản đã đánh bom nhầm vào một nhà ga ở Thượng Hải, có rất nhiều phụ nữ và trẻ em bị tử nạn. Đứa trẻ trong hình là một trong những người hiếm hoi còn sống sót sau trận tấn công ấy nhưng em đã bị thương khắp người. 



 10. Trại tập trung khổng lồ Bergen-Belsen. 

Trước khi được giải phóng (năm 1945), trại tập trung này là nơi mà Nazis (Đức quốc xã) đã tàn sát.

50.000 người, Anne Frank cũng là một trong những nạn nhân. Bác sĩ Fritz Klein – người đứng gần nhất trong ảnh – đã được lệnh chôn cất “bãi thi thể.” Vị bác sĩ này đã đưa các tù nhân đến phòng chứa khí độc để giết chết họ (một thí nghiệm y khoa vô nhân đạo). Sau chiến tranh, ông ta đã bị xử tử vì những tội ác đã gây ra trong chiến tranh.

 

 












11. Chỉ trong khoảng thời gian 3 năm từ 1959 – 1961, nạn đói ở Trung Quốc đã cướp đi 5.000 người. 

Nhưng đó chỉ là con số do các nhà chức trách ở Trung Quốc đưa ra, còn số người chết thật sự cho đến nay vẫn là một ẩn số. Nó đã bị che giấu bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc. Theo một cuộc điều tra khác thì có gần 36 triệu người chết (số trường hợp ít nhất mà ta có thể xác nhận được) trong nạn đói này. Như vậy, số tử vong nhiều hơn số người chết đói trong 5.000 năm lịch sử Trung Quốc là  7.650.000 người. 



 “Góc nhìn” của bạn có thay đổi ra sao khi xem những bức ảnh gây chấn động cả thế giới này?

Nhìn thoáng qua, có lẽ bạn sẽ nghĩ những sự kiện này đã xảy ra từ lâu lắm rồi nhưng kỳ thực chúng chỉ mới xảy ra khoảng 60 năm trở lại đây mà thôi. Thật khó có thể tin phải không?

Hãy chia sẻ cho nhiều người hơn nữa được biết và hiểu rõ về những sự kiện lịch sử tàn khốc nhưng có thật này. Không chỉ vậy, thông điệp mà chúng tôi muốn gửi đến bạn thông qua các bức ảnh trên là “Hãy trân quý cuộc sống của mình, đừng để nó trôi đi vô ích”.

Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2023

BIÊN GIỚI CANADA - HOA KỲ

 BIÊN GIỚI CANADA - HOA KỲ

Mai Thanh Mai


Biên giới Canada - Hoa Kỳ dài gần 9000km kéo dài từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương là đường biên giới dài nhất trên thế giới giữa hai quốc gia. Đây cũng là đường biên giới yên bình nhất, đường biên giới này không hề có biên phòng vũ trang cũng chẳng có cột mốc, hàng rào thép gai, loa phóng thanh gì cả.
Đường biên giới này đi qua các rừng cây, lúc này đường biên rộng 6m không có cây mọc, mỗi bên Mỹ và Canada tự trả kinh phí phụ trách 3m cắt cây để lộ một đường thẳng xuyên rừng.
Đường biên này đi qua cả sông hồ thác nước, nước thì không kẽ đường biên giới được, Mỹ và Canada kệ nó.
Đường biên đi qua cả các con phố, các thị trấn, làng mạc, con phố… lúc này đường biên là các vạch kẽ sơn.


Đường biên đi qua cả những ngôi nhà, đất đai họ sở hữu tư nhân, nhà họ nằm giữa hai quốc gia kệ họ, không ai vào được. Có anh chị chủ sở hữu căn nhà có đường biên đi qua, một lần anh chủ nhà người Mỹ đứng trong nhà và đi ra ban công nhưng ban công của anh lại thò sang đất Canada. Khi đó, tình cờ có sĩ quan Canada đi qua, anh sĩ quan dừng lại đứng dưới phố nhìn lên ban công và nói:
“Chào mừng đến với Canada, chúc quý khách có một chuyến đi vui vẻ“
Đường biên giới này đi qua cả những thư viện, họ kẽ vạch khắp sàn nhà thư viện và để người dân hai nước tự do ra vào thư viện và đọc sách miễn phí.
Đường biên này đi qua cả các quán bar, thông thường mọi người vào quán bar có kẻ vạch biên giới. Lúc mới vào, người Mỹ ngồi một bên, người Canada ngồi bên phần đất của họ, đến lúc ziệu say rồi thì hai bên bắt đầu vượt biên và nhẩy múa 😂
Biên giới Mỹ- Canada, đường biên giới nhiều cảm xúc nhất, yên bình nhất và là đường biên nhiều du khách muốn khám phá nhất.