MAI XA RỒI
Nhạc: Dương Vân Châu
Thơ: Nguyễn Thu Hà
Tiếng hát: Ca sĩ Minh Thư
Youtube: Trần Hải Long
T
Nhãn
- Ca nhạc (266)
- Con người và thiên nhiên (52)
- Địa Lý - Đất Nước (27)
- Giới Thiệu (5)
- Khoa Học - Kỹ Thuật (20)
- Kiến Thức Phổ Thông (25)
- Lễ Hội (78)
- Lễ Hội - Phong tục (77)
- Lịch Sử & Nhân Vật (62)
- Lời Hay Ý Đẹp (45)
- Nghệ Thuật (113)
- Ngôn Ngữ (19)
- Người Việt khắp nơi (57)
- Sức Khỏe & Đời Sống (203)
- Thắng Cảnh - Du Lịch (178)
- Thơ (179)
- Thực Phẩm (15)
- Tôn Giáo (15)
- Văn Hóa (4)
- Văn Xuôi - Truyện Ký (155)
- Video Chọn Lọc (34)
- Vui Cười (33)
- Xiếc - Ảo Thuật (31)
Thứ Năm, 24 tháng 5, 2018
Thứ Ba, 22 tháng 5, 2018
PHÁP LUÂN ĐẠI PHÁP
PHÁP LUÂN ĐẠI PHÁP
Lý Hồng Chí
Click vào đường dẫn dưới đây rồi click vào hình video để nghe giảng và tập luyện:
http://vi.falundafa.org/falun-dafa-video-audio.html
Lý Hồng Chí
Click vào đường dẫn dưới đây rồi click vào hình video để nghe giảng và tập luyện:
http://vi.falundafa.org/falun-dafa-video-audio.html
Ý kiến của Bác sỹ Nguyễn Công Hoan – Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội
Tuy là bác sỹ, từng điều trị và chữa khỏi cho nhiều bệnh nhân nhưng không ngờ tháng 11 năm 2016, tôi mắc trọng bệnh bị áp xe phổi. Vì là bác sỹ tây Y nên tôi vào viện ngay. Làm các xét nghiệm, chụp cắt lớp CT…, bệnh viện chẩn đoán tôi bị ung thư phổi. Để chắc chắn, tôi bay sang Singapore chẩn đoán lại, bên kia cũng cho kết quả gần như thế. Khi xác định 100% mình bị ung thư rồi, tôi sắp quần áo vào Bệnh viện Hữu Nghị chữa bệnh. Sau 6 lần truyền hoá chất, người tôi giống như mất hồn vậy.
Khi đang vật vã điều trị ở bệnh viện thì tôi nhận được cuộc gọi từ Quân khu 4 điện ra. Là cuộc gọi của một Thiếu tá Quân đội, cậu ấy là cháu tôi, nó nói: “Cậu ơi, cậu phải học Pháp Luân Công đi thôi, cậu chữa cũng không khỏi được đâu”. Nó là người bình thường khuyên một bác sỹ như tôi: “Cậu chữa không khỏi được đâu”. Mà đúng thật, tôi nghĩ cháu nói đúng, quả thật là đúng vì bệnh này trên thế giới còn không chữa được nữa là Việt Nam. Cái đó mọi người đều biết. Rồi tôi hỏi cháu: “Thế cháu có học không mà biết?”. Nó kể: “Cháu mua một cuốn sách Chuyển Pháp Luân về đọc, xem đĩa Sư Phụ dạy luyện công rồi thì cháu học theo. Cháu mới học chưa được một năm mà ba căn bệnh nặng nhất của cháu đã biến mất. Một là sỏi thận mà lại là sỏi thận đa nang. Thứ hai là tiểu đường. Thứ ba là huyết áp cao. Hơn sáu tháng tập luyện, cháu ra Bệnh viện Quân khu 4 kiểm tra thì tất cả các chỉ số đều đẹp lung linh như một người khoẻ mạnh. Cháu không thể tin, sao có chuyện thần kỳ như vậy được. Cháu quyết định thu xếp ra viện 108 ở Hà Nội kiểm tra lại, kết quả vẫn tuyệt vời như thế. Không cần dùng một viên thuốc nào mà bệnh tật đã tự lui, cậu học đi nhé”.
Vì lúc ấy, tôi còn chưa hiểu thế nào là tu luyện mà cháu tôi chắc cũng có tâm nguyện muốn cứu tôi nên mới nói với tôi về sự thần kỳ của Pháp Luân Công như thế. Chứ thực ra bây giờ tôi hiểu rồi, tu luyện là tu luyện thôi, tu luyện không có điều kiện gì cả, không cầu gì thì mọi điều tốt đẹp tự nhiên sẽ đến.
Sau cú điện thoại đó, tôi như bừng tỉnh và hiểu rằng: Còn có nhiều phương pháp chữa bệnh khác chứ không phải là Tây y hay Trung y. Tôi đã điều trị hoá chất bao nhiêu đợt, mỗi đợt từ 7 đến 10 ngày mà có khỏi đâu, bệnh vẫn rề rề, người rất yếu nhược, cứ đến hẹn lại vào viện như cái vòng luẩn quẩn.
Một điều kỳ lạ xảy đến với tôi như một sự an bài đặc biệt dành cho tôi vậy. Bữa đó, tôi vào điều trị truyền hoá chất, tôi nhận giường bệnh rồi tôi phát hiện ra dưới chiếc gối có một cuốn sách, đó là cuốn Chuyển Pháp Luân của ai đó để lại. Cuốn sách to thế mà không ai thấy, tôi cầm lên và đọc luôn. Sau này, tôi thấy tiếc cho ai đó đã ‘để quên’ cuốn sách lại vì họ không thể biết rằng họ vừa đánh mất đi cơ hội quý giá nhất của đời mình.
Khi đọc sách tôi đã rất cảm động. Tôi có người em là Bác sỹ Hoá, nguyên là Phó Viện trưởng Bệnh viện da liễu Quốc gia, tôi tâm sự với chú ấy: “Anh em mình đã học và biết rất nhiều thầy nổi tiếng, cả trong và ngoài nước, nhiều Giáo sư nổi tiếng, Giáo sư đào tạo tại Pháp chứ không phải Việt Nam… Nhưng mà… Những gì mà Đại sư Lý Hồng Chí dạy, không thể tìm thấy trong bất kỳ một tri thức nào mà chúng ta đã được học, nó vượt xa tất cả những điều đó”.
Các bài giảng của Ngài quá uyên thâm, rất nhiều tầng nội hàm, rất chấn động. Trong những bài giảng ấy, Ngài đã cho tôi một cái nhìn hoàn toàn khác, một lượng tri thức khổng lồ về thế giới quan, nhân sinh quan. Điều đó khiến tôi rất say mê, tôi đọc Pháp, học Pháp, tôi lĩnh hội được nhiều điều và hiểu được cội nguồn của bệnh tật khổ đau mà con người đang phải gánh chịu là gì? Tôi quyết định một lòng chân tu theo Pháp Luân Đại Pháp.
Một thời gian sau, tôi đi kiểm tra. Trước đó, tôi truyền 6 đợt hoá chất, sau mỗi đợt truyền đều kiểm tra lại kỹ lưỡng. Kết quả không những không giảm được mà các chỉ số còn bất ổn hơn. Khi tôi đang truyền một đợt hoá chất thì bước vào tu Đại Pháp. Tôi quyết định chân tu và lựa chọn con đường dừng lại tất cả các điều trị y tế khác. Sau vài tháng, tôi đi kiểm tra lại, chụp cắt lớp CT, làm các xét nghiệm thì thật kinh ngạc bệnh tình của tôi đã hoàn toàn thay đổi.
Sau đó, tôi trở về thăm quê, tôi trở thành ‘câu chuyện Thần thoại Hy Lạp’ của gia đình. Anh rể tôi cũng là một bác sỹ, anh vô cùng kinh ngạc, hễ gặp tôi là lẩm bẩm: “Ô, một Thần thoại của Hy Lạp đã về đây, một Thần thoại của Hy Lạp đã về đây…” tức là anh ấy không thể tin ung thư phổi như tôi thì chắc chắn phải ‘đi’ rồi chứ sao lại hồng hào thế này mà trở về đây? Ông ra ôm tôi: “Một thần thoại của Hy Lạp về đây!”.
Tôi nói nhỏ với anh: “Nhờ Pháp Luân Công đấy anh ạ, nhờ Pháp Luân Công đấy!”.
Từ lúc bước vào tu luyện, cá nhân tôi chưa biết và cũng chưa gặp ai đã tu Pháp Luân Công rồi lại bỏ dở bởi vì tôi biết Pháp Luân Công thực sự rất huyền diệu, rất phi thường.
Có năm cô gái đến thăm tôi, họ là những trí thức có hiểu biết. Họ thấy lạ và thắc mắc: “Cái đấy là án tử hình, em nghe nói là ‘tạch’ cơ mà, sao anh lại khoẻ mạnh như thế này?”.
Tôi nói nhờ Pháp Luân Công em ạ rồi dẫn các cô ấy lên phòng đọc sách của mình, lên tầng ba. Có hai cái hộp, một hộp để sách đang đọc dở và một hộp để Kinh Văn với bộ thơ Hồng Ngâm của Sư Phụ.
Năm cô ấy thì bốn cô cũng đã tu luyện Đại Pháp. Họ rất thành đạt, thành công trong công việc của mình.
Tôi có cô em là con cô con cậu, cô ấy là kỹ sư đường sắt, người rất yếu vì bị viêm đa khớp, không phải viêm khớp dạng thấp. Bị viêm nhiều khớp nhưng chưa bị biến dạng, đi lại khó khăn, nhất là việc đứng lên ngồi xuống. Cô ấy nghe nói Pháp Luân Công rất tốt liền gọi điện hỏi tôi. Tôi nói: “Thế thì tốt quá, không có gì bằng đâu, em đọc sách đi không có gì bằng đâu. Kiến thức mà anh em mình được học nhỏ nhoi lắm”.
Cô ấy bắt đầu học. Đọc hết một lượt cuốn Chuyển Pháp Luân cô ấy đi tìm bằng được nơi tổ chức lớp chín ngày. Đây là một khoá học mà mọi người cùng đến nghe 9 bài giảng Pháp bằng video mà Sư Phụ Lý Hồng Chí giảng. Con dâu cô ấy làm bên truyền hình, xin nghỉ phép để đưa đón mẹ đi học lớp chín ngày ấy.
Hôm đầu tiên ngồi nghe bài giảng số một qua video, khi xong thì không đứng lên được. Vì mỗi bài giảng thường kéo dài một tiếng rưỡi. Bệnh viêm đa khớp mà phải ngồi bệt chỉ một lúc đứng dậy đã rất khó khăn. Mọi hôm ở nhà ngồi ăn cơm bằng ghế cao, chỉ mươi phút thôi đứng dậy đã khó rồi. Hôm nay ngồi bệt hơn một tiếng, khi đứng dậy thì mấy người phải đỡ cô ấy lên.
Hôm sau đến học buổi thứ hai. Lúc kết thúc bài giảng, cô đã tự đứng lên từ lúc nào. Mọi người đều ngỡ ngàng và chứng kiến sự sửng sốt của cô con dâu: ‘Mẹ ơi, hôm nay mẹ tự đứng dậy được rồi’. Cô nói với tôi rằng: “Em không biết mình đứng dậy lúc nào nữa”.
Bao nhiêu năm làm trong ngành Y, tôi chưa chứng kiến sự thần kỳ nào như vậy. Ngay cả câu chuyện của chính tôi đối với Y học cũng là một thần tích rồi. Pháp Luân Công quá huyền diệu, quá phi thường.
Tôi cũng được nghe câu chuyện về đồng nghiệp của mình, Bác Sĩ, Tiến sĩ nguyên Trưởng khoa tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy, chị Thanh Thái. Chị đã đặt hai van tim nhân tạo, đặt cái này mà không dùng thuốc chống đông thì sẽ nguy hiểm ngay nhưng chị vẫn sống khoẻ, còn khoẻ và minh mẫn hơn trước, đó chính là điều siêu thường. Nhóm luyện công của tôi có chị Lộc, đặt 5 sten để thông mạch máu, 4 năm nay không dùng viên thuốc chống đông nào, điều ấy thực sự đã vượt ra khỏi những gì mà khoa học chứng minh, là điều bí ẩn chỉ người tu hành mới có thể liễu giải được.
Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2018
CÀNG CAO TUỔI CÀNG CẦN ĂN NGON
|
Thứ Năm, 17 tháng 5, 2018
NON NƯỚC TÌNH QUÊ
NON NƯỚC TÌNH QUÊ
Nhạc và lời: Minh Nhã Nguyễn Thanh Dũng
Tiếng hát: Ca sĩ Tâm Thư
Hòa âm: Nhạc sĩ Dặng Vương Quân
Nhạc và lời: Minh Nhã Nguyễn Thanh Dũng
Tiếng hát: Ca sĩ Tâm Thư
Hòa âm: Nhạc sĩ Dặng Vương Quân
TỪ CÔ BÉ MỒ CÔI GỐC VIỆT ĐẾN NGƯỜI CÓ INSTAGRAM ĐẮT GIÁ NHẤT THẾ GIỚI
TỪ CÔ BÉ MỒ CÔI GỐC VIỆT ĐẾN NGƯỜI CÓ INSTAGRAM ĐẮT
GIÁ NHẤT THẾ GIỚI
Nguồn: tapchihoaky
Vượt
lên tuổi thơ cơ cực, không có gia đình để nương tựa, Wendy Nguyễn (33 tuổi) trở
thành blogger thời trang nổi tiếng tại Mỹ với thu nhập hiện tại lên tới 1 triệu
USD/năm.
Những
năm gần đây, viết blog trở thành ngành công nghiệp cạnh tranh cao. Các fashion
blogger hàng đầu có thể bỏ túi hàng triệu USD/năm nhờ quảng bá cho nhiều thương
hiệu thời trang.
Mới
đây, trang Bright Side thống kê 10 tài khoản Instagram đem lại nhiều tiền nhất
cho chủ sở hữu. Họ đều là blogger thời trang, du lịch đình đám, thu hút lượng
follow lên tới hàng triệu người.
Đặc
biệt, trong số 9/10 cô gái nằm trong danh sách, xếp thứ 3 là fashionita người Mỹ
gốc Việt – Wendy Nguyễn. Thu nhập của cô chưa từng được công bố, song các
chuyên gia đánh giá con số này vào khoảng 1 triệu USD/năm.
Wendy
được ngưỡng mộ không chỉ bởi gu thời trang tinh tế, mà còn nhờ câu chuyện vượt
lên số phận của một cô gái mồ côi từ nhỏ.
Làm
3 công việc cùng lúc để kiếm tiền vào đại học
Wendy
Nguyễn lớn lên ở trại trẻ mồ côi và luôn cảm thấy cô đơn suốt quãng thời niên
thiếu. Khi còn là nữ sinh trung học, cô phải làm thêm cùng lúc 3 việc để tiết
kiệm tiền vào đại học.
8X
nộp đơn vào tất cả trường thuộc ĐH California, rồi may mắn trúng tuyển ĐH
California-Berkeley. Cô rời trại trẻ em mồ côi với hành trang vỏn vẹn chiếc túi
xách cũ rách để bắt đầu cuộc sống mới.
Wendy
Nguyễn qua tuổi thơ cơ cực và cô đơn trong trại trẻ mồ côi.
Wendy
tiết lộ trong bài phỏng vấn với Forbes rằng khi ấy, cô rất sợ trở thành người
vô gia cư. Vì vậy, cô nộp đơn xin vào đại học chỉ để có một chỗ ở.
Đến
nay, Wendy vẫn cảm thấy mọi chuyện như phép lạ, bởi ngày đầu tiên trở thành
sinh viên chính là sinh nhật tuổi 18 của cô.
Sau
khi tốt nghiệp ngành Tâm lý học, Wendy làm cho một ngân hàng ở thành phố San
Francisco.
8X
không thích công việc này nên mọi ngày cứ thế trôi đi trong tẻ nhạt. Cô mất vài
tháng để nhận ra điều mình thật sự muốn theo đuổi – thời trang.
Thực
tế, từ khi Wendy còn nhỏ, các cuốn tạp chí thời trang đã vẽ nên thế giới đầy
màu sắc mà cô luôn yêu thích. Khi còn làm việc tại ngân hàng, Wendy dành ra
hàng giờ để đọc tạp chí thời trang trong giờ nghỉ trưa và sau mỗi buổi làm việc.
Tuy
nhiên, đây là lần đầu tiên cô suy nghĩ tới việc trở thành một phần của cộng đồng
thời trang, biến đam mê thành nghề nghiệp chính.
Thành
công nhờ bắt đầu từ điều chưa ai làm
Nhờ
sự khích lệ và động viên từ bạn bè, Wendy Nguyễn lấy hết can đảm từ bỏ công việc
ổn định tại ngân hàng để bắt đầu cuộc phiêu lưu mới.
8X
muốn làm việc cần đến sự sáng tạo nên đăng ký tham gia các lớp diễn xuất, thanh
nhạc và cả chế tạo đồ kim loại. Cô cũng làm giáo viên ở một trại giam trẻ vị
thành niên.
Wendy
muốn biết mình chọn con đường nghệ thuật đúng hay sai nên tham gia casting diễn
viên và các buổi thử giọng. Tuy nhiên, cô nhận lại sự thất vọng khi không nơi
nào phản hồi.
Vào
thời điểm đó, bạn trai Wendy gợi ý cô quay video rồi đăng lên YouTube để qua đó
tự đánh giá về bản thân. 8X đồng tình, dành vài tuần nghiên cứu những xu hướng
được yêu thích trên YouTube.
Wendy
nhận thấy mảng thời trang chưa được phát triển tại nền tảng chia sẻ video này.
Cô quyết định quay video gợi ý cách lựa chọn và phối trang phục cho đôi tình
nhân.
Bạn
trai 8X đảm nhận phần quay phim, biên tập. Từ đó, đôi trẻ ra video mới hàng tuần
trên kênh Wendy’s Lookbook.
6-7
năm trước, Wendy từ bỏ công việc ổn định để theo đuổi đam mê thời trang. Cô hiện
luôn nằm trong top fashion blogger giàu có và ảnh hưởng nhất thế giới.
Bằng
niềm say mê với thời trang, cô gái gốc Việt tài năng cho ra đời các clip vui nhộn,
hữu ích gợi ý từ tip quàng khăn, phối đồ, đến tạo kiểu tóc, trang điểm hay tip
bảo quản đồ.
Đoạn
video giúp tên tuổi của Wendy lan rộng là gợi ý 25 cách đeo khăn quàng cổ được
xuất bản vào ngày 1/4/2011. Sau 6 năm, clip này hiện hút tới 40 triệu lượt xem,
kênh của cô có hơn 660.000 fan.
Một
thời gian sau khi mở kênh YouTube, trang blog cùng tên của Wendy cũng ra đời và
nhanh chóng thu hút hàng trăm lượt ghé thăm mỗi ngày. Hàng tuần, blog của Wendy
cập nhật 2 bài đăng mới.
Danh
tiếng ngày càng vang xa giúp Wendy có được nhiều hợp đồng quảng cáo. Nhận lời mời
hợp tác với YouTube, 8X và bạn trai chuyển tới sống tại thành phố Los Angeles
(Mỹ) từ mùa hè năm 2011.
Dù
duy trì song song hai nền tảng, Wendy luôn xác định chúng hoàn toàn khác nhau với
nội dung không trùng lặp. Rất hiếm khi người hâm mộ thấy 8X diện cùng trang phục
trên YouTube và blog.
Nhằm
cải thiện chất lượng, san sẻ khối công việc khổng lồ, Wendy và bạn trai phải
tuyển thêm người hỗ trợ. Tuy nhiên, mục tiêu hoạt động ngày ấy – bây giờ vẫn
không đổi.
Đó
là chia sẻ các mẫu thiết kế đẹp, bí quyết tạo mẫu, khuyến khích phái đẹp trải
nghiệm thời trang và ủng hộ mọi người tự do thể hiện cá tính.
Dù
chỉ cao 1,52 m, Wendy khéo léo mix match những bộ cánh và phụ kiện lên người
khiến mọi người không thể rời mắt.
Phong
cách thời trang của Wendy được gói gọn trong 3 từ: Thanh lịch, nữ tính và trẻ
trung – đúng như cá tính của cô. Đối với cô gái gốc Việt, thời trang chính là
nghệ thuật.
“Tôi
học về thời trang bằng cách quan sát thiên nhiên, kiến trúc, âm nhạc và con người.
Thiên
nhiên truyền cảm hứng cho tôi chơi đùa với màu sắc, kiến trúc giúp tôi có tư
duy về kiểu dáng, âm nhạc là cửa ngõ cho tôi nghe và cảm nhận kết cấu. Tôi cũng
chịu ảnh hưởng từ một số đồng nghiệp”, Wendy chia sẻ với Featherfactor.
‘Hãy
luôn tử tế’
Tuổi
thơ kém may mắn khiến Wendy Nguyễn thêm trân trọng và hài lòng với cuộc sống hiện
tại. 8X không chỉ có những chuyến phiêu lưu thú vị với thời trang, mà còn được ở
bên người đàn ông cô coi là người yêu, bạn thân, anh trai và là cả gia đình của
mình.
Wendy
âu yếm gọi anh chàng là “người đàn ông bí ẩn”. Anh luôn ủng hộ, khích lệ bạn
gái trải nghiệm thời trang.
Ngay
cả khi cuộc sống khó khăn trước đây hay giàu có như hiện tại, Wendy Nguyễn luôn
giữ quan niệm sống: “Hãy luôn tử tế, bởi bạn không biết ai đó đang phải đối mặt
với những gì”.
Từ
năm 2 đại học, Wendy tình nguyện làm tư vấn viên tại phòng khám miễn phí của
thành phố Berkeley – nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho người vô gia
cư. Đồng thời, cô dạy học cho học sinh kém may mắn tại trường tiểu học Harding.
Sau
khi tốt nghiệp đại học, Wendy làm tình nguyện viên tại trại giam trẻ vị thành
niên ở San Francisco trong 1,5 năm. 8X đồng cảm với những bạn trẻ phải vào đây
bởi họ hầu hết là trẻ mồ côi.
Wendy
dạy chương trình trung học với hy vọng giúp những thanh thiếu niên này vượt qua
kỳ thi tốt nghiệp trung học. Nếu làm được điều này, họ sẽ có thêm hy vọng sửa
chữa lỗi lầm để làm lại cuộc đời sau khi rời khỏi trại giam.
Wendy Nguyễn hạnh phúc bên “người đàn ông bí ẩn”
Hiện
tại, blogger gốc Việt làm tình nguyện viên tại InsideOutWriters – tổ chức phi lợi
nhuận nhằm hỗ trợ, giúp đỡ, tư vấn cho những thanh thiếu niên từng bị giam giữ.
Tạp
chí Elle khen ngợi Wendy không chỉ có tài năng trong lĩnh vực thời trang, mà
còn là hiện thân của vẻ đẹp từ sâu trong tâm hồn.
“Với
tôi, phụ nữ có sức mạnh để chinh phục mọi thứ. Hãy suy nghĩ táo bạo, đặt ra mục
tiêu cho chính mình và nỗ lực để đạt được điều đó”, Wendy Nguyễn nhắn nhủ tới
phái đẹp.
Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018
KÝ ỨC THỜI GIAN - SAIGON TRÙNG TRÙNG NỖI NHỚ
KÝ ỨC THỜI GIAN - SAIGON TRÙNG TRÙNG NỖI NHỚ
Nguồn: Internet (không rõ tên tác giả)
Sài Gòn vẫn rất dễ thương
Cái tên dù lạ con đường vẫn quen
*Tôi hay “viện dẫn” hai câu thơ của mình mỗi khi phải hồi âm một cánh thư xa nào đó, thường là câu hỏi “Sài Gòn bây giờ ra sao?”
Thật ra trong cảm nhận của tôi, Sài Gòn vẫn thế bởi dù trải qua nhiêu bao biến cố thăng trầm thì Sài Gòn, Hòn Ngọc Viễn Đông, thủ đô trong những trái tim miền Nam ngày nào vẫn không bao giờ thay đổi.
Sài Gòn của một thời tôi mới lớn, những “con đường tình ta đi” Duy Tân, Trần Quý Cáp, Tú Xương, Công Lý. Những chiều bát phố Lê Lợi, Tự Do. Những rạp cine. Món bánh tôm hẻm Casino (Sài Gòn). Những xe bò viên Nguyễn Thiện Thuật. Bánh mì thịt trước chợ Trương Minh Giảng. Gỏi đu đủ - khô bò - nước mía Viễn Đông (góc Lê Lợi - Pasteur)…
*Sài Gòn của tôi “sáng nắng chiều mưa”. Mưa như được lập trình sẵn hoặc chiều hoặc sáng, có khi… cùng giờ nên người Sài Gòn có thể nhởn nhơ bát phố khi “cơn mưa qua”, rất ít khi mưa như… đòi nợ. Điều này những năm gần đây hình như thay đổi, mưa dầm và mưa… mất trật tự, người Sài Gòn vốn quen kiểu “xưa” chẳng biết đâu mà lần!
Nắng Sài Gòn không quá gắt. Có lẽ nhờ thế nên mới chợt mát chỉ qua màu áo lụa Hà Đông.
*Sài Gòn của tôi có những ngôi trường đi vào thơ và nhạc như Văn Khoa, Luật, Gia Long, Trưng Vương, những con đường địa chỉ báo như Lê Lai, Phạm Ngũ Lão… Hồn đất và hồn người quyện nhau hồn hậu, chân tình.
*Sài Gòn của tôi, nơi quốc vương Cam-bốt từng du học, người Sài Gòn chê hàng Thái, không thèm xài Colgate vì đã có kem Hynos “Anh yêu em, anh yêu luôn kem” xịn hơn.
*Sài Gòn của tôi trẻ - luôn luôn trẻ. Không phải vì thiếu phố cổ hay người Sài Gòn không thích “ra vẻ cụ” mà vì Sài Gòn luôn luôn mới, hồn nhiên và dễ thương, không điệu đà, kệch cỡm.
*Sài Gòn của tôi còn nhiều hơn thế. Không diễn tả hết dù văn hoa cách mấy. Chỉ giản dị như lời hát “Sài Gòn đẹp lắm! Sài Gòn ơi! Sài Gòn ơi!”
*Không lớn lao gì, kỷ niệm chỉ chứa đầy ngăn cặp học trò. Sự ồn ào sống động, dễ thương của vùng đất và con người. Đi xa, cứ về đến cầu Sài Gòn hay cầu Bình Điền là coi như đến nhà.
Như bạn bè cùng trang lứa, tôi giữ Sài Gòn như giữ chính cuộc đời mình. Khóc một ngày khi thương xá Tam Đa bị thiêu rụi. Thức một đêm khi Eden bị đập bỏ, có thể thay vào sẽ là một tòa nhà đẹp hơn nhưng Eden của ngày nào:
"Qua hành lang Eden ghi kỷ niệm,
Buổi chiều mưa hai đứa đứng bên thềm.
Anh che cho em khỏi ướt tà áo tím,
Anh quen rồi, không lạnh - lính mà em!”
Hơn mấy mươi năm hãnh diện làm “dân Sài Gòn”, bỗng chợt giật mình tự hỏi có khi nào người ta phù phép để Sài Gòn biến mất không nhỉ? Có khi nào Vương Cung Thánh Đường, chợ Bến Thành, bưu điện Sài Gòn, một sớm mai thức dậy, người Sài Gòn ngơ ngác hay tin sẽ trở thành trung tâm thương mại, cao ốc chọc trời…?
Ôi! Sài Gòn của tôi!
*Tôi vẫn nói vui rằng mình giữ lại “Sài Gòn xưa”, từng tên đường, góc phố, giữ lại những buổi chiều hẹn hò: “
"Uống ly chanh đường, uống môi em ngọt” và giữ lại mãi mãi những dấu yêu xưa!
Và rồi lại buốt tim khi nghĩ đến một ngày nào “Sài Gòn của tôi” sẽ chỉ còn là hoài niệm. Vô tình ai đó sẽ tìm thấy trong những trang sách hằn dấu thời gian ở một hiệu sách cũ.
Sài Gòn ơi!
Tôi gặp lại họ rất tình cờ, trong một… tiệm sách cũ, nơi thường lưu lại những gì mà ta còn nhớ hay đã quên. Những trang giấy đã không còn nguyên màu trắng. Những dòng chữ như cũng nhạt theo năm tháng. Nhưng hình ảnh, dù phôi pha thì nụ cười, ánh mắt cũng gợi nhớ một thời ta đã sống. Thời mà tên tuổi họ trên môi người hâm mộ Nghệ thuật thứ bảy và họ được gọi một cách trang trọng là tài tử minh tinh.
Chưa xa lắm nhưng cũng đủ để quên những gì không muốn nhớ. Khi mà muốn xem phim, người ta không thể làm gì khác hơn là đến rạp và cứ có phim hay là rạp chật như nêm… Và rạp hát nào cũng treo đầy ảnh minh tinh tài tử, không phải Hồng Kông, Hàn Quốc như bây giờ mà toàn Việt Nam. Tôi say mê điện ảnh dù chưa tới tuổi “đến rạp một mình” và yêu họ, dĩ nhiên.
*Dạo đó chưa có những chương trình giao lưu, tài tử điện ảnh, ca sĩ tân nhạc cũng chưa phải “chạy sô” như bây giờ. Họ coi nghệ thuật như cứu cánh của đam mê và cả cuộc sống thực tế, nghề tay trái hầu như không có. Chẳng ai nghe nói Thẩm Thúy Hằng phải đi… biểu diễn tân nhạc để kiếm thêm, cũng không thấy Kiều Chinh tham gia chương trình “đại nhạc hội”. Họ cũng chẳng đóng cùng lúc hai, ba phim như các diễn viên “đắt khách” bây giờ dù đó là những tên tuổi lớn của điện ảnh Sài Gòn thuở ấy, những tên tuổi mà lứa tuổi 40, 50 hôm nay, nếu yêu điện ảnh khó mà quên được.
Một Kiều Chinh tuyệt vời trong “Hồi Chuông Thiên Mụ”, Thẩm Thúy Hằng với “Người Đẹp Bình Dương”, Kiều Nguyệt Nga - Thu Trang trong “Lục Vân Tiên”, Túy Phượng diễm kiều với vai Công chúa của “Thạch Sanh - Lý Thông...
*Tôi yêu nét thùy mị của Thu Trang, vẻ sắc sảo của Kiều Chinh và nét đẹp duyên dáng Thẩm Thúy Hằng. Nam tài tử có La Thoại Tân, Anh Tứ, Lê Quỳnh, Anh Sơn, Đoàn Châu Mậu, Tâm Phan, Huy Cường, Trần Quang… Vân Hùng chuyên đóng kịch với kỳ nữ Kim Cương, thỉnh thoảng cũng “lên phim”. Rất nhiều, thời nào thì nghệ thuật cũng cần rất nhiều. Dù trong số họ không phải ai cũng đến được vinh quang, và để hoàn thành tác phẩm nghệ thuật, không chỉ có diễn viên chính.
Tình cờ gặp lại họ trong tiệm sách cũ. Nơi mà quá khứ lẫn với hiện tại, nơi mà thời gian chừng như bất lực, tôi thấy chút vui pha lẫn ngậm ngùi khi bắt gặp Lê Hoàng Hoa thời “mới làm quen với máy quay”, một Lê Mộng Hoàng hơn ba mươi năm về trước vẫn nhăn nhó… như bây giờ. Nụ cười Kiều Chinh và ánh mắt Thu Trang vẫn còn đó.
*Một thời tôi đã lớn lên cùng với tên tuổi họ. Rồi tất cả bỗng như không còn, bỗng như chưa từng có. Người ta trôi theo nhịp sống bằng những cách khác nhau và lưu giữ hay xóa đi dĩ vãng tùy thuộc mỗi người. Có điều chắc chắn rằng những gì đã có thì vẫn còn đâu đó và ta sẽ gặp khi tình cờ một lúc nào đó đảo ngược được thời gian…
Và… thời gian đã đảo ngược với tôi, trong một tiệm sách cũ… Tình cờ......!
Thứ Hai, 14 tháng 5, 2018
Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2018
MẸ TÔI
MẸ TÔI
Ca sĩ An Nhiên
Phiên bản đệm guitar hay nhất
Mẹ Tôi - An Nhiên
Mẹ ơi con đã già rồi con ngồi nhớ mẹ khóc như trẻ con
Mẹ ơi con đã già rồi con ngồi ngớ ngẩn nhớ ngôi nhà xưa
Ngày xưa cha ngồi nhớ mẹ, mẹ buồn xa vắng.
Nhìn Cha, thương Cha chí lớn không thành.
Ngày xưa chị hát vu vơ những câu ca cổ cho em em làm thơ
Ngày xưa mẹ đắp cho con tấm khăn quàng cổ ấm hơi mẹ tôi
Ngày xưa bên giường cha nằm mẹ buồn xa vắng.
Nhìn cha, thương cha chí lớn không thành.
ĐK:
Biển sóng thét gào một ngày nhớ mẹ sóng trào khơi xa
Trời gió mây ngàn một ngày khóc mẹ trăm tàn sao rơi
Mẹ ơi thế giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà mình.
Dù cho phú quý vinh quang,vinh quang không bằng có mẹ. Trèo lên dãy núi thiên thai ối a mẹ ngồi trong áng mây vàng. Mẹ ơi hãy dẫn con theo ối a,để con mãi mãi bên mẹ. Mẹ ơi thế giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà mình. Dù cho phú quý vinh quang,vinh quang không bằng có mẹ. Trèo lên dãy núi thiên thai ối a,Mẹ ơi về đâu.....? Ngàn năm mây trắng bay theo ối a,Mẹ ơi..... Me..... Mẹ về đâu....?
Ca sĩ An Nhiên
Phiên bản đệm guitar hay nhất
Mẹ Tôi - An Nhiên
Mẹ ơi con đã già rồi con ngồi nhớ mẹ khóc như trẻ con
Mẹ ơi con đã già rồi con ngồi ngớ ngẩn nhớ ngôi nhà xưa
Ngày xưa cha ngồi nhớ mẹ, mẹ buồn xa vắng.
Nhìn Cha, thương Cha chí lớn không thành.
Ngày xưa chị hát vu vơ những câu ca cổ cho em em làm thơ
Ngày xưa mẹ đắp cho con tấm khăn quàng cổ ấm hơi mẹ tôi
Ngày xưa bên giường cha nằm mẹ buồn xa vắng.
Nhìn cha, thương cha chí lớn không thành.
ĐK:
Biển sóng thét gào một ngày nhớ mẹ sóng trào khơi xa
Trời gió mây ngàn một ngày khóc mẹ trăm tàn sao rơi
Mẹ ơi thế giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà mình.
Dù cho phú quý vinh quang,vinh quang không bằng có mẹ. Trèo lên dãy núi thiên thai ối a mẹ ngồi trong áng mây vàng. Mẹ ơi hãy dẫn con theo ối a,để con mãi mãi bên mẹ. Mẹ ơi thế giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà mình. Dù cho phú quý vinh quang,vinh quang không bằng có mẹ. Trèo lên dãy núi thiên thai ối a,Mẹ ơi về đâu.....? Ngàn năm mây trắng bay theo ối a,Mẹ ơi..... Me..... Mẹ về đâu....?
Thứ Bảy, 12 tháng 5, 2018
Thứ Hai, 7 tháng 5, 2018
SÁU CÂY CẦU GẮN BÓ VỚI LỊCH SỬ SÀI GÒN
SÁU CÂY CẦU GẮN BÓ VỚI LỊCH SỬ SÀI GÒN
Nguồn: Nhật báo Văn Hóa Online - California
Đinh Quang Tuấn (lược ghi)
Đinh Quang Tuấn (lược ghi)
Hơn 300 năm hình thành và phát triển, vùng đất Sài Gòn đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử. Trong đó, những cây cầu đã gắn liền với thời gian, ký ức của người Sài Gòn và đã tạo nên những nét độc đáo, tiêu biểu về hình ảnh của người Sài Gòn từ xưa đến nay.
VietNamNet xin giới thiệu hình ảnh 6 cây cầu tiêu biểu đã gắn liền với người dân Sài Gòn từ qua nhiều năm xây dựng và phát triển.
1. Cầu Mống.
“Cầu Mống” là tên tiếng Việt của cây cầu “Messageries Maritimes Company Bridge” theo thời Pháp thuộc đặt. Nằm ở trung tâm với khung cảnh rất lãng mạn, từ thời Pháp thuộc cầu Mống ở Sài Gòn đã trở thành nơi hẹn hò của các bạn trẻ.
Vào giai đoạn năm 1893 – 1894, cây cầu được hoàn thành có chiều dài 128 mét, rộng 5.2 mét và 0.5 mét lề đường.
Vào những năm 2000, khi công trình đại lộ Đông Tây và đường hầm sông Sài Gòn được thi công, Cầu Mống đã được tháo dỡ hoàn toàn. Sau khi công trình hoàn tất, Cầu Mống được lắp ghép lại đúng nguyên bản. Điểm khác biệt duy nhất chính là các đường dẫn lên cầu đã được phá bỏ, và thay thế bằng bậc tam cấp dành cho người đi bộ.
Những ai sống ở Sài Gòn, chắc hẳn sẽ không ai lấy làm xa lạ với cây cầu nổi bật một màu xanh ngọc bích, bắc qua kênh Bến Nghé nối liền giữa quận 1 và quận 4. Được xây dựng hơn trăm năm nay từ thời Pháp thuộc, Cầu Mống ngày nay đã trở thành địa điểm hẹn hò lý tưởng của các bạn trẻ, là điểm thăm viếng của du khách thích đi loanh quanh khám phá thành phố.
2. Cầu Thị Nghè.
Cầu Thị Nghè bắc qua rạch Thị Nghè (đoạn gần hạ lưu đổ ra sông Sài Gòn), nối quận 1 và quận Bình Thạnh. Cầu Thị Nghè được cho là do bà Nguyễn Thị Khánh, con gái quan khâm sai Nguyễn Cửu Vân xây vào thế kỷ 18 (khoảng năm 1725-1750) để chồng tiện đường qua Sài Gòn làm việc. Chồng bà là thư ký, đương thời gọi là ông Nghè, nên nhân dân gọi bà là Bà Nghè.
Theo sử sách, vùng Thị Nghè xưa là nơi có khu ruộng Tịch Điền, đàn Xã Tắc, miếu thờ Thần Nông, đàn Tiên Nông (những cơ sở này nằm trước nhà thương dưỡng lão, nay là Trung tâm dưỡng lão Thị Nghè), miếu Văn Thánh…
3. Cầu Bông.
Theo cố nhà văn Sơn Nam, cầu Bông được xây dựng vào khoảng thế kỷ 18, (khoảng năm 1736). Đây là một trong những cầu được xây dựng đầu tiên ở vùng đất Sài Gòn. Cầu Bông được làm bằng gỗ, nhỏ và ngắn nhưng khá nổi tiếng của đất Sài Gòn – Gia Định. Ban đầu cầu có tên là Cao Miên vì có một Phó vương Cao Miên lúc đó đang xin tá túc tại Bến Nghé, cho bắc cầu qua sông để tiện việc đi lại.
Về cái tên cầu Bông có nhiều giả thiết nhưng giả thiết được nhắc đến nhiều nhất là sau khi Tả quân Lê Văn Duyệt xây dựng một vườn hoa gần cầu này thì dân gian bắt đầu gọi là cầu Hoa. Sau này, người dân phải đọc trại thành cầu Huê vì kiêng tên bà Hồ Thị Hoa là vợ vua Minh Mạng, mẹ vua Thiệu Trị (triều Nguyễn). Sau cùng, người dân Sài Gòn đổi hẳn tên cây cầu này là cầu Bông (bông là hoa theo cách gọi của người miền Nam) cho đến nay.
Trải qua hơn 200 năm lịch sử, cầu Bông nhiều lần bị phá hủy, đánh sập nhưng nó vẫn được xây mới ngay tại vị trí cũ bởi đây là cây cầu huyết mạch nối liền hai vùng thị tứ của vùng đất Sài Gòn xưa. Trước 1975, cầu Bông được xem là giao thông trọng yếu nối liền vùng Đakao của đô thành Sài Gòn với trung tâm tỉnh Gia Định (khu vực chợ Bà Chiểu ngày nay).
Tháng 10/2013, cầu Bông xây dựng từ trước năm 1975 được tháo dỡ để xây dựng mới. Cầu Bông mới được giao thông vào tháng 6/2014 với độ tỉnh không được nâng cao thêm tạo thuận lợi cho các phương tiện đi trên đường Hoàng Sa và Trường Sa được lưu thông thông suốt dưới dạ cầu
4.Cầu Bình Lợi.
Bình Lợi là cây cầu sắt vượt sông Sài Gòn đầu tiên, được xây dựng và hoàn thành năm 1902. Cầu được kết cấu vòm thép, mặt gỗ và có đường ray xe lửa nối Sài Gòn và Biên Hòa.
Sau 113 năm khai thác, cầu đã bị xuống cấp nghiêm trọng, chiều cao thông thuyền của cầu chỉ còn 1,8 m nên khi có thủy triều lên, nhiều tàu đã mắc kẹt dưới gầm cầu.
Bộ GTVT đã xây dựng cầu đường sắt Bình Lợi mới (nay gọi là cầu Bình Lợi 2) trên đường Phạm Văn Đồng. Cầu Bình Lợi mới được xây cách cầu cũ 12 m về phía hạ lưu với độ thông thuyền 7 m để không ảnh hưởng đến giao thông đường thủy. Sau khi hoàn thành sẽ giúp vận tốc chạy tàu qua cầu Bình Lợi đạt 100 km/h.
5. Cầu Chữ Y.
Cầu do người Pháp xây dựng vào cuối năm 1938 và hoàn thành năm 1941. Cầu nối quận 5 và quận 8 với ba nhánh giống như hình một chữ Y lớn: nhánh đường Nguyễn Biểu dài 175 m, nhánh Nguyễn Thị Tần dài 178,3 m, nhánh Hưng Phú dài 137 m. Tổng cộng chiều dài các nhánh là 490,3 m tính luôn đoạn cầu dẫn dài 913 m. Khu vực lồng cầu (ở giữa) có ba nhánh rộng 9 m, mỗi lề 0,7 m. Độ cao tĩnh không cách mặt nước là 6,3 m. Toàn bộ công trình khi xây dựng tiêu tốn 800 tấn thép và hơn 4.000 m3 bê tông.
Cầu được nhiều lần sửa chữa lớn vào các năm 1948, 1957, 1992. Ngày 30/9/2006, trong chương trình cải tổ về giao thông của thành phố, nhánh cầu chữ Y phía quận 5 được hạn chế xe để tháo dỡ và xây lại cầu mới nhằm bảo đảm độ cao dưới đường Đại lộ Đông – Tây.
6. Cầu Nhị Thiên Đường.
Cùng thời với những cây cầu nổi tiếng của Sài Gòn xưa như cầu Chà Và, cầu Chữ Y v.v..., cầu Nhị Thiên Đường (còn được gọi là Cầu Mới) là một trong những công trình tiêu biểu của Sài Gòn xưa. Cầu bắc ngang qua một nhánh kênh đôi Tàu Hũ, nối liền nội đô quận 8 với vùng phụ cận, với huyện Cần Đước (Long An) qua Gò Công về các tỉnh miền Tây.
Cây cầu xây dựng năm 1925, dài khoảng 1km, được đổ bê tông chắc chắn và thiết kế theo lối kiến trúc cổ của Pháp.
Theo thời gian, cây cầu Nhị Thiên Đường đã gần 100 tuổi. Hiện nay, cây cầu đang xuống cấp nặng, những cột đèn, trụ lan can, đường dẫn điện... không còn sử dụng được nữa. Nhiều người dân ở khu vực này thấy tiếc nuối khi hay tin cây cầu sắp phải bị phá đi để xây cầu mới.
Mới đây, UBND TP. Sài Gòn đã cho phép Sở GTVT thực hiện đề án xây dựng, xây cầu Nhị Thiên Đường mới với kinh phí 163 tỷ đồng. Cây cầu mới sẽ được dịch chuyển về phía cây cầu Nhị Thiên Đường 2. Cầu mới sẽ có nghiên cứu thiết kế để khôi phục (lan can, đèn chiếu sáng trang trí...) nhằm gợi nhớ một số nét kiến trúc của cây cầu Nhị Thiên Đường hiện hữu.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)