Thứ Năm, 23 tháng 1, 2014

NHẠC XUÂN

NHẠC XUÂN
Trần Năng Phùng

Mời click vào hình và các links để thưởng thức

***SUPER HD YOUTUBE "Góp Lá Mùa Xuân -Trịnh Công Sơn -Quang Dũng -NNS"


***HD YOUTUBE PLAYLIST "Nhac Xuan -2"


Phung Nang Tran has shared a video playlist with you on YouTube
31
videos


PLAYLIST  by Phung Nang Tran

Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014


CON HẠC TRẮNG


Không rõ tác giả
  





Bạn có bao giờ ngắm kỹ một con hạc trắng chưa? Nó trông thật mảnh mai; chân dài, người mỏng trong một bộ lông trắng muốt. Trông nó thanh cao như một người luống tuổi mà vẫn giữ được phong cách ung dung... Con hạc được coi là một con vật sống lâu nên người ta gọi tuổi của các cụ là tuổi hạc.
Tết năm nào gia đình tôi cũng lên Đà Lạt nghỉ ngơi tại nhà một người anh bà con. Ðằng sau nhà anh tôi có một con đường mòn dẫn tới một công viên. Con đường mòn vào cuối Xuân chớm Hạ thật là đẹp. Suối róc rách chảy, cây cỏ xanh mướt, những bông hoa núi nở trắng xóa. Chúng tôi mỗi buổi sáng dắt theo con chó đi bộ, vừa đi vừa trò chuyện. Tôi bất giác hỏi:
- Sao con người không giống cây cỏ, vào mùa đông héo, úa, rụng rồi đến xuân, hạ lại hồi sinh nhỉ?
Anh tôi cười, nói:

- Cứ giữ mãi được Xuân, Hạ trong lòng mình là tốt rồi.
Chúng ta những người ở lứa tuổi đang bước vào tuổi già hay đã già. Tinh thần và thể xác không còn như hai mươi năm, mười năm về trước hay thậm chí như mới năm ngoái nữa. Thông thường bất cứ người mang quốc tịch nào, sinh sống ở phần đất hay hoàn cảnh nào thì khi về già hay ngồi gặm nhấm lại quá khứ. Ở tuổi già, không có phương tiện di chuyển, bị trở ngại trong giao tiếp đã làm một số người sống một cuộc sống tẻ nhạt, từ tẻ nhạt đưa tới trầm cảm, khép kín. Từ đó sinh ra bao nhiêu bệnh và khi có bệnh, sự chạy chữa xem chừng không có hiệu quả lắm cho những người này.
Bác Sĩ Ornish, tác giả cuốn sách Love & Survival, nói rõ: Tách lìa tình thân gia đình và bạn bè là đầu mối cho mọi thứ bệnh từ ung thư, bệnh tim đến ung nhọt và nhiễm độc.
Tình thương và tinh thần lạc quan là gốc rễ làm cho chúng ta bệnh hay khỏe.
Ba mươi năm trước mà nghe ai nói cô đơn sinh ra các chứng bệnh thì người ta sẽ chỉ cười nhẹ. Nhưng bây giờ, điều này đã được nhiều bác sĩ công nhận là đúng. Những buổi tĩnh tâm chung, có cầu nguyện, có tịnh niệm (tùy theo tôn giáo của mỗi người), chia sẻ những buồn vui, lo lắng của mình cùng người khác cũng giúp khai thông được những tắc nghẽn của tim mạch như là ăn những thức ăn rau, đậu lành mạnh vậy.
Nếu không nói ra được những gì dồn nén bên trong thì chính là tự mình làm khổ mình. Khi nói ra, hay viết ra được những khổ tâm của mình thì hệ thống đề kháng được tăng cường, ít phải uống thuốc.
Theo Bác Sĩ Ornish, khi bị căng thẳng cơ thể sẽ tiết ra một hóa chất làm cho mọi sinh hoạt ứ đọng, ăn ngủ không ngon, đầu không suy nghĩ, mạch máu trì trệ,mất sức đề kháng, dễ cảm cúm.
Như vậy, sự cô đơn cũng là chất độc như cholesterol trong những thức ăn dầu mỡ mà chỉ có sống lạc quan mới cứu rỗi được.
Nếu bạn không mở tâm ra cho người khác thì bác sĩ bắt buộc phải mở tim bạn ra thôi!
Tuổi như thế nào thì gọi là già? Chúng ta biết khi một người qua đời ở tuổi 60 thì được gọi là 'hưởng thọ'. Vậy sau tuổi 60, mỗi ngày ta sống là một “bonus”, phần thưởng của Trời cho. Chúng ta nên sống thế nào với những ngày 'phần thưởng' này. Lấy thí dụ một người lớn tuổi, sống cô đơn, biệt lập, không đi ra ngoài, không giao thiệp với bạn hữu, thế nào cũng đi đến chỗ tự than thân trách phận, bất an, lo âu, ủ dột và tuyệt vọng. Từ đó bắt nguồn của bao nhiêu căn bệnh.
Trong những lời Phật dạy có câu:
 
Sai lầm lớn nhất của đời người là đánh mất mình.
 Phá sản lớn nhất của đời người là tuyệt vọng...
Chắc trong chúng ta không ai muốn rơi vào hoàn cảnh này. Gặp gỡ bè bạn thường xuyên trong những sinh hoạt thể thao là điều tốt lành nhất cho thể lý. Ði tập thể thao như nhẩy nhẹ theo nhạc, tắm hơi, bơi lội, tennis v.v... đã giúp cho người lớn tuổi giữ được thăng bằng, ít ngã và nếu có bệnh, uống thuốc sẽ công hiệu hơn, mau lành hơn.
Gặp bạn, nói được ra những điều phiền muộn cho nhau nghe, ngồi tĩnh tâm, đến nhà thờ, chùa cầu nguyện giúp được làm chậm lại sự phát triển của bệnh.
Bác Sĩ Jeff Levin, giáo sư đại học North Carolina, khám phá ra từ hàng trăm bệnh nhân: nếu người nào thường xuyên đến nhà nguyện, họ có áp suất máu thấp hơn những người không đến nhà nguyện. Ông bỏ ra hàng đêm và nhiều cuối tuần để theo dõi, tìm hiểu những kết quả cụ thể của "Tín ngưỡng và sức khỏe"! Cuốn sách của ông phát hành gần đây nhất có tên là God, Faith and Health. Trong đó, ông cho biết những người có tín ngưỡng khỏe mạnh hơn, lành bệnh chóng hơn, ít bị nhồi máu cơ tim, gặp sự thăng trầm trong đời sống họ biết cách đối diện, họ luôn luôn lạc quan. Lạc quan là một cẩm nang mà chúng ta nên luôn luôn mang theo bên mình. Ðừng bao giờ nói hay nghĩ là "Tôi già rồi, tôi không giúp ích được cho ai nữa"  hoặc  "Tôi vụng về, ít học, chẳng làm gì được " .
Tôi xin kể câu chuyện Hai con ngựa của thầy phó tế George A.Haloulakos:
Cạnh nhà tôi có một cánh đồng cỏ, hàng ngày có một cặp ngựa, con nọ lớn hơn con kia một chút, thong thả ăn cỏ ở đấy. Nhìn từ xa, chúng là đôi ngựa bình thường giống những con ngựa khác. Tuy nhiên, nếu bạn đến gần, bạn sẽ khám phá ra là có một con mù.
Trên đường trở về chuồng mỗi chiều, con ngựa nhỏ chốc chốc lại ngoái cổ lại nhìn bạn, muốn biết chắc bạn mù của nó vẫn đi theo tiếng chuông của nó để lại đằng sau..
Chủ nhân của nó chắc thương nó không nỡ bỏ đi mà còn cho nó một chỗ ở an toàn. Chính điều này đã thành một câu chuyện tuyệt vời. Ðứng bên chúng, bạn chợt nghe có tiếng chuông rung, phát ra từ cái đai nhỏ vòng quanh cổ con ngựa nhỏ hơn, chắc là một con cái. Tiếng chuông báo cho con bạn mù của nó, biết là nó đang ở đâu mà bước theo. Quan sát kỹ một chút bạn sẽ thấy cái cách con ngựa sáng chăm sóc con ngựa mù, bạn nó, chu đáo như thế nào. Con ngựa mù lắng nghe tiếng leng keng mà theo bạn, nó bước chậm rãi và tin rằng bạn nó không để nó bị lạc.Cũng giống như chủ nhân của đôi ngựa có lòng nhân từ, Thượng đế không bao giờ vứt bỏ bạn vì bạn khiếm khuyết, hoạn nạn hay gặp khó khăn. Người luôn luôn đem đến cho chúng ta những người bạn khi chúng ta cần được giúp đỡ.Ðôi khi chúng ta là con ngựa mù, được dẫn dắt bởi tiếng chuông mầu nhiệm mà Thượng đế đã nhờ ai đó rung lên cho chúng ta. Những khi khác chúng ta là con ngựa dẫn đường, giúp kẻ khác nhìn thấy.
Bạn hiền là như vậy. Không phải lúc nào ta cũng nhìn thấy họ nhưng họ thì luôn hiện diện đâu đó. Hãy lắng nghe tiếng chuông của nhau. Hãy tử tế hết sức mình, bởi vì có một người mà bạn gặp trên đời, biết đâu cũng đang ở trong một hoàn cảnh khó khăn nào đó, họ phải phấn đấu để vượt qua. Không gì hơn là tuổi già nương dựa vào nhau trong tình bạn. Luôn luôn nghĩ bao giờ mình cũng có cái cho đi mà người khác dùng được. Tính hài hước làm cho người khác cười cùng với mình cũng là những liều thuốc bổ.
Thi sĩ Maya Angelou vào sinh nhật thứ 77, trong chương trình phỏng vấn của Oprah, hỏi về sự thay đổi vóc dáng của tuổi già, bà nói: "Vô số chuyện xẩy tới từng ngày... Cứ nhìn vào bộ ngực của tôi xem. Có vẻ như hai chị em nó đang tranh đua xem đứa nào chạy xuống eo trước ". Khán giả nghe bà, cười chẩy cả nước mắt.
Những vấn đề chính ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn (qua tinh thần) là:
+ Sự cảm thông giữa cha mẹ và con cái, giữa ông bà với các cháu.
+ Tinh thần chấp nhận và lạc quan.
+ Nghĩ đến những điều vui nhỏ mỗi ngày.
+ Tham gia những sinh hoạt nào phù hợp với sức khỏe.
+ Làm việc thiện nguyện.
Sinh, bệnh, lão, tử. Con đường đó ai cũng phải đi qua nhưng đi như thế nào thì hầu như 80% chính mình là người lựa chọn.
+ Nhóm bạn: Ðọc sách, kể chuyện, đánh cờ, chơi bài (không phải ăn thua).
+ Tham gia các lớp thể dục: Như Yoga, ngồi thiền, khí công v.v...Và ngay cả chỉ đi bộ với nhau 30 phút mỗi ngày cũng giúp cho tinh thần sảng khoái, sức khỏe tốt hơn là ở nhà nằm quay mặt vào tường.
Hãy thỉnh thoảng đọc lên thành tiếng câu ngạn ngữ
này: “Một nét mặt vui vẻ mang hạnh phúc đến cho trái tim và một tin vui mang sức khỏe cho xương cốt”
Chúc tất cả anh chị em luôn cảm thấy vui khoẻ và trọn vẹn an lành trong tâm hồn!
 


 

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

GIÁP NGỌ: NÓI CHUYỆN NGỰA TRONG KHOA HỌC VÀ ĐỜI SỐNG

Giáp Ngọ: Nói chuyện Ngựa trong khoa học và  đời sống

Nguyễn Quý Đại (Vietcatholic)

Trong thập nhị chi, con giáp thứ 7 là con ngựa hay Ngọ chữ Hán Việt là Mã 馬. Tên khoa học: Equus caballus. Nếu ghép vào can chi thì có các năm: Giáp Ngọ, Bính Ngọ, Mậu Ngọ, Canh Ngọ và Nhâm Ngọ. Ngọ thuộc cực dương vì 12 giờ trưa là giờ Ngọ, tháng 6 là tháng Ngọ cây cối phát triển nhanh… Loài ngựa gắn bó với con người từ thời Thượng Cổ, con người bắt đầu thuần dưỡng ngựa vào khoảng 4000-4500 TCN. Khởi đầu ngựa hoang được thuần hóa ở miền nam nước Nga, nam Sibirien, các miền đông tây Á Châu và từ đó ngựa phổ biến trên khắp lục địa Á - Âu. Người ta thường nuôi ngựa làm phương tiện đi xa buôn bán với các bộ lạc khác nhanh chóng, thuận lợi hơn hoặc đi săn bắn xa và sau đó bắt đầu dùng ngựa tiến hành chiến tranh để cướp đất đai trong quy mô lớn.
Ngựa trong danh từ khoa học:

Giới (regnum): Animalia
Ngành (phylum): Chordata
Lớp (class): Mammalia
Bộ (ordo): Perissodactyla
Họ (familia): Equidae
Chi (genus): Equus
Loài (species): E. caballus

Chủng tộc ngựa có bốn nhóm: thoroughbred/Vollblut (giống ngựa nầy ở Á Rãp và Anh Quốc); warmblood/Warmblut; draft horse/ Kaltblut; ponies /Ponys. Mỗi nhóm, chi có đời sống tập tính khác nhau như: Ngựa vằn núi Bergzebras (Epuus Zebra), ngựa Quagga (Epuus quagga), ngựa Onager (Epuus hemionus) thuộc loại nửa ngựa nửa lừa) ngựa Przewalskipferd (Epuus Przewalskii) ngựa Steppentarpan (Epuus przewalskii igmelini) ngựa Waldtarpan (Epuus Przewalskì silvaticus) ngựa Westpferd (Epuus przewalskii robustus); ngựa ở Phi Châu Wildesel (Epuus asinus africanus); ngựa ở bắc Phi Châu Wildesel (Epuus asinus atlanticus
Tùy thuộc vào giống môi trường, thức ăn, nước uống v.v, ngựa có tuổi thọ khoảng 25 đến 30 năm. Ngựa cái mang thai kéo dài khoảng 335-340 ngày. Ngựa con vừa lọt lòng mẹ có thể đứng và đi ngay. Ngựa bốn tuổi được coi là ngựa trưởng thành, mặc dù chúng tiếp tục phát triển bình thường cho đến sáu tuổi, thời gian hoàn thành sự phát triển của ngựa cũng phụ thuộc vào kích cỡ của ngựa, giống, giới tính.Có loại ngựa dài 2.80m cao 1,5m…..Ngựa ăn cỏ, dạ dày ngựa chỉ có một túi và không thuộc bộ nhai lại như trâu bò, răng ngựa tốt, ăn và nghiền nhỏ thức ăn, ngựa đực có 40 cái răng, ngựa cái chỉ có 36 cái. Uống nước mỗi ngày từ 30-60 lít nước. Tai ngựa rất thính, nhãn quan của ngựa rộng nhưng chỉ thấy rõ về phía trước hơn, khuyết điểm không nhìn rõ hai bên, nên hay hoảng sợ khi nhìn thấy các di động hai bên, bởi vậy người ta dùng hai miếng da che hai bên mắt để ngựa kéo xe chỉ nhìn thấy phía trước. Ngựa có nhiều màu như lông màu trắng gọi là ngựa bạch, đen tuyền gọi là ngựa ô, đen pha đỏ tươi là ngựa vang, đen pha đỏ đậm là ngựa hồng, tím đỏ pha đen là ngựa tía, trắng sọc đen là ngựa vằn... Về cách đi đứng của ngựa có nhiều động từ để diễn tả như: đi, bước, rảo, chạy, nhảy, kiệu, phóng, vút, phi (bay), tế, sải, lao, vọt, phốc, phi nước đại, phi nước kiệu, phi rạp mình, ngựa lồng: ngựa chạy trung bình mỗi giờ từ 40-50 km nhưng có thể chạy nhanh đến 90 km/ giờ. Người ta lấy sức ngựa (mã lực) làm tiêu chuẩn tính sức mạnh của động cơ Kilowatt (1 PS=75 mkp/S; hay 1 PS= 0,735498 KW).
Chân ngựa cũng có nhiều ngón nhưng chỉ có một ngón giữa phát triển to ra, trên đầu ngón có một cái móng bằng chất sừng bao bọc ở mặt ngoài của móng ngựa, chất sừng rất dày cứng, nó gắn chặt với xương ngón chân nhưng phần phía trong của móng là chất sừng mềm có tính đàn hồi co giãn được, nó có tác dụng làm giảm xung lực từ mặt đất khi ngựa bước đi. Vì móng ngựa là chất sừng cứng, khi ngựa đi lại trên đất, đá lâu ngày, lớp sừng bảo vệ bên ngoài sẽ bị mòn đến lớp sừng mềm bên trong. Ngựa bị đau chân không thể chạy nhảy kéo xe được. Vì thế người ta đóng móng cho ngựa để bảo vệ cho móng không bị mòn. Có thợ chuyên môn rèn sắt đo ni lấy một cái vành bằng sắt có đục lỗ sẵn đóng móng cho ngựa, đã được sáng chế từ thời La Mã cổ đại. Ngựa trong chiến tranh được gọi là ngựa chiến hay chiến mã.


Hình ảnh ngựa còn là chủ đề cho các môn nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, thơ văn... Đối với văn hóa phương Tây, ngựa gắn liền với nhiều biểu tượng thần thoại. Quan hệ giữa chủ nhân và ngựa không khác gì đôi bạn thân, cùng nhau vào sinh ra tử, xông pha trận mạc. Bên cạnh chiến binh, ngựa được coi là chiến mã, tượng trưng cho sự dũng mãnh, thần tốc và lòng kiêu hãnh, các binh chủng kỵ binh, kỵ mã, kỵ xạ, thám mã trong chiến đấu, săn bắn… Người Ai Cập và Trung Hoa cổ đại sử dụng xe ngựa kéo, sáng chế ra yên cương và bàn đạp giúp tăng hiệu quả chiến đấu của chiến mã và giúp cho người cưỡi giữ thăng bằng, ổn định và không bị ngã ngựa. Các hiệp sĩ trên lưng ngựa mặc áo giáp với một thanh kiếm hoặc giáo thương, đại đao hoặc các vũ khí đánh xa khác… có sức chống lại mạnh mẽ và gây nguy hiểm cho hầu hết các loại lính bộ binh.
Việc sử dụng chiến thuật ổn định từ ngựa chiến được đóng yên cương và bàn đạp chân đã cho phép người Mông Cổ có thể tấn công và bắn tên hiệu quả từ trên lưng ngựa (nhất là các kỵ xạ), đồng thời đem đến cho họ sự linh động để chinh phục phần lớn các vùng đất đã biết đến trên thế giới. Thành Cát Tư Hãn/Genghis Khan phiên âm Hán: 
成吉思汗 (trị vì 1206-1227) là người sáng lập ra Đế quốc Mông Cổ. Vó ngựa quân Mông Cổ tung hoành khắp nơi, nhờ giống ngựa Mông Cổ với vóc dáng có phần nhỏ hơn, chân ngắn hơn, bờm và đuôi rậm hơn, song chúng ít đòi hỏi chăm sóc, sức chịu đựng tốt, đặc biệt thích nghi tốt với khí hậu cận nhiệt đới. Quân Mông Cổ đã bành trướng xuống phía Nam, ngựa Mông Cổ có thể nói là phương tiện duy nhất để di chuyển đại quân từ Á sang Âu. Vó ngựa Mông Cổ đi đến đâu thì cỏ không mọc được, đến đâu thì bình địa đến đó, máu chảy đầu rơi, xơ xác nhưng đến Việt Nam bị Hưng Đạo Vương đánh thua chạy dài về nước.
Theo truyền thuyết, đời Hùng Vương thứ Sáu nổi tiếng và đặc sắc nhất về ngựa là hình ảnh ngựa thần của Thánh Gióng, cậu bé làng Phù Đổng đã vươn vai thành người lớn cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt ra trận dẹp tan giặc Ân. Hình ảnh Thánh Gióng cưỡi ngựa thần bay lên trời tượng trưng cho sự tự do, bất khuất, lòng dũng cảm, ý chí kiên cường. Tại ngã sáu ở Sài Gòn còn tượng tưởng nhớ Phù Đổng Thiên Vương.
Ngựa thành Troie Hy Lạp Cổ đại: 
Người Hy Lạp sử dụng ngựa trong chiến trận. Lịch sử Hy Lạp cách đây hơn 3200 năm có chuyện ngựa gỗ thành Troie. Khi quân Hy Lạp đến bao vây thành Troie (Trojanische Krieg), dân thành này chống cự mãnh liệt, quân Hy Lạp không thể nào vô thành được. Theo mưu mẹo của Odysseus/ Odyssey chế ra một con ngựa gỗ rất cao lớn, bên trong rỗng ruột để quân lính chui vào nấp, sau đó giả vờ bỏ con ngựa lại chiến trường rồi ra lệnh tất cả thuyền bè rút ra khơi. Dân thành Troie thấy quân Hy Lạp rút lui, vui mừng kéo nhau ra khỏi thành hì hục đưa con ngựa gỗ vào bên trong thành như là một chiến lợi phẩm quý giá thu được từ Hy Lạp. Nửa đêm hôm ấy, quân mai phục từ bụng con ngựa chui ra chém giết lung tung, mở cửa thành cho quân Hy Lạp tràn vào. Thành Troie thất thủ, vua Priam bị giết, câu chuyện ngựa gỗ phá thành được chép lại như một thiên anh hùng ca trong các tiểu thuyết của nhà thi hào Homer.
Ngựa trong đời sống bình dân:
Ngựa là gia súc đóng góp to lớn trong việc mưu sinh và sự phát triển của con người. Ngựa đối với người phương Đông còn là biểu tượng của lòng trung thành, sự kiên trì, nhẫn nại và cần mẫn. Trong thời bình, ngựa giúp chúng ta cày bừa, chuyên chở hàng hóa, kéo xe, chở người di chuyển trên đường xa, những nơi hiểm trở. Ngoài ra, ngựa là phương tiện di chuyển nhanh nhất thời xưa trong vấn đề liên lạc thư tín, công văn …và tạo những niềm vui cho công chúng như đua ngựa, đi săn, cưỡi ngựa thi bắn tên, làm xiếc thú. Ngựa còn cho ta thịt để ăn và cúng tế, xương nấu cao ngựa làm thuốc, giúp các nhà y học chế ra các loại huyết thanh trị bệnh, huyết thanh chống nọc rắn. Viện Pasteur Nha Trang thành lập từ năm 1895, đến năm 1896, bác sĩ Yersin đã lên vùng Suối Dầu thành lập một trang trại chăn nuôi ngựa lấy huyết thanh bào chế vacxin phòng chống bệnh dịch hạch. Và cũng từ trại ngựa này, Yersin đã sáng chế ra những loại huyết thanh cổ điển khác như kháng huyết thanh bạch hầu, uốn ván. Cho đến nay, với hơn 100 năm tồn tại và phát triển, trại chăn nuôi vùng Suối Dầu đã trở thành một trung tâm sản xuất vacxin lớn trong khu vực, với số lượng thú nuôi phục vụ nghiên cứu khoa học đứng đầu trong cả nước gồm ngựa, thỏ, chuột lang, chuột bạch.
Tiếp bước theo công trình của bác sĩ Yersin, tập thể các cán bộ ở trại chăn nuôi Suối Dầu đã bào chế ra những kháng huyết thanh mới từ ngựa như kháng huyết thanh trị rạ, trị nọc độc rắn cắn, mới đây nhất là nghiên cứu phát triển loại kháng huyết thanh chữa ngộ độc cá nóc cho ngư dân theo tinh thần mà ngày xưa bác sĩ Yersin đã đề xướng: nghiên cứu và phục vụ đời sống.
Nhiều giống ngựa đã tuyệt chủng nhưng nhiều giống ngựa khác được lai giống to lớn có lông mai và đuôi dài rất đẹp. Hàng năm lễ hội Beer Tháng Mười ở Munich có nhiều ngựa to lớn kéo xe rất đẹp.
Ngựa trong văn chương
Thời xa xưa, đời sống hàng ngày chỉ sử dụng phương tiện di chuyển, kiệu, cán, xe kéo và ngựa. Ảnh hưởng đời sống nên truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du nhắc đến ngựa rất nhiều lần, hơn 24 câu nói đến ngựa. (1)
Trong đoạn thơ tả cảnh chị em Thuý Kiều, Thuý Vân đi lễ hội Thanh minh:
Dập diều tài tử giai nhân,
Ngựa xe như nước, áo quần như nêm.
Tác phẩm thứ hai có nhắc đến ngựa là Chinh Phụ Ngâm. vài đoạn thơ liên quan đến ngựa. Nói về nam nhi trong thời chinh chiến:
Chí làm trai đặm nghìn da ngựa
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao
Giả nhà đeo bức chiến bào
Thét roi cầu vị ào ào gió thu.
Rồi nàng phải tiễn chàng ra trận, cảnh chia ly thật buồn :
Ngoài đầu cầu nước trong như lọc
Đường bên cầu cỏ mọc còn non
Đưa chàng lòng vợi vợi buồn
Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền.
Ngựa liên quan trực tiếp đến người chinh phu ở nơi xa xăm, chịu dãi dầu sương gió cùng những hiểm nguy của chiến trận, bên mình ngựa:
Hơi gió lạnh người rầu mặt dạn
Giòng nước sâu ngựa nản chân bon.
Ôm yên, gối trống đã chồn
Nằm vùng cát trắng ngủ cồn rêu xanh
Hoặc:
Xông pha gió bãi trăng ngàn
Tên reo đầu ngựa giáo lan mặt thành.
Hay là:
Chàng ruổi ngựa dậm trường mây phủ
Thiếp dạo hài lối cũ rêu xanh.
Tác phẩm Lục Vân Tiên của cụ Nguyễn Đình Chiểu cũng có câu nói về ngựa:
Vân Tiên đầu đội kim khôi
Tay cầm siêu bạc, mình ngồi ngựa ô.
Tác phẩm Cung Oán Ngâm Khúc của Ôn Như Hầu cũng có nhắc xa mã:
Mùi phú quí nhữ làng xa mã,
Bã vinh hoa lừa gã công khanh.
Ngựa vốn là loài vật gắn bó với con người. Nó nằm trong Lục Súc Tranh Công, 6 loại gia súc nuôi trong nhà như: ngựa, trâu, bò, dê, chó và heo. Người Á Đông đã thuần hóa thành công 6 loại gia súc này trước tiên. Bởi vậy, có truyện Lục Súc Tranh Công, ngựa cũng tự khen mình, vừa kể công đánh Nam dẹp Bắc, giúp không biết bao nhiêu tướng tài, phò trợ xã tắc suốt trong lịch sử:
Ngựa nghe nói tím gan, tím phổi
Liền chạy ra hầm hí vang tai
Ớ này này tao bảo chúng bây
Đố mặt ai dài bằng mặt ngựa...
Tao đã từng đi quán về quê
Đã ghe trận, đánh Nam, dẹp Bắc...
Ngày ngày chầu chực sân rồng
Bữa bữa dựa kề loan giá.
Ông Cao Tổ năm năm thượng mã
Mới dựng nên cơ nghiệp Lưu gia.
Ông Quan Công sáu ải vượt qua
Vì cậy có Thanh Long, Xích Thố...
Các chú được ăn no nằm ngủ
Bởi vì ta cầm cán giữ gìn...
Các chú những nằm trong xó bếp
Tài các người ở chốn quê mùa
Đừng đừng buông lời nói khật khù
Bớt bớt thói chê bai giớn giác …
Ngựa trong tục ngữ ca dao:

Được đầu voi đòi đầu ngựa: Nói về người có lòng tham không đáy.
Ngựa chạy có bầy chim bay có bạn: Nói lên tinh thần đoàn kết.
Ngựa Hồ gió bấc hay chim Việt ngựa Hồ: Ngựa xứ Hồ mỗi khi gió bấc thì hí, chim nước Việt chọn cành phiá nam mà đậu.
Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ: Nói về tình đoàn kết 

Mã đáo thành công: Câu chúc may mắn, thành công. Ngựa non háu đá: Chỉ những người trẻ tuổi thường có tính cách hung hăng, thiếu chín chắn.
Cưỡi ngựa xem hoa: chỉ thời gian ngắn đi qua chưa nhìn hết mọi vấn đề.
Ngựa chứng là ngựa hay: nói những người có tài thường có những tật xấu.
Ngựa quen đường cũ: Chứng nào tật ấy.
Ngưu tầm ngưu mã tầm mã: Chỉ việc những người giống nhau thường tập hợp lại với nhau, tìm đến nhau.
Đầu trâu mặt ngựa: Câu này dùng để chỉ những kẻ vô loại, kẻ đại bất lương.
Thẳng như ruột ngựa: Nói về việc không úp mở, thẳng thắn vào đề luôn.
Da ngựa bọc thây: Câu này thời xưa dùng để nói về một người lính đã ngã xuống trên chiến trường.
Đơn thương, độc mã (một ngựa với một cây thương): Chỉ người một mình chống lại khó khăn, không có sự trợ giúp của ai, giống câu một mình một ngựa.
Một lời nói ra bốn ngựa khó tìm (Nhất ngôn ký xuất tứ mã nan truy): Câu này có nghĩa là một lời nói vô ý khi ra khỏi miệng rất khó có thể lấy lại được.
Tái ông mất ngựa: Chỉ trong cái rủi có cái may.
Có mặt nào dài hơn ngựa, trước pháp đình, tội nhân đứng trước vành móng ngựa.…
Rồng chầu ngoài Huế, Ngựa tế Đồng Nai.
Trong truyện thần thoại Tây Phương, con ngựa cổ nhất là con độc giác là con bạch mã đuôi dài tha thướt như tóc một thiếu nữ, giữa trán mọc một cái sừng (Einhorn) và xoắn như mũi khoan phát ra ánh sáng, thêm con ngựa có cánh bay, các loại truyện thần thọai đã dựng thành phim hoạt hình. Những lăng mộ ở Ai Cập trên những bức phù điêu đều có chạm trổ hình những con ngựa. Tại Viện bảo tàng ở Cairo chưng bày những chiếc xe ngựa của các đời Vua được khai quật hơn 3000 năm. Trước sân các Đình Miếu ở Việt Nam cũng như Trung Hoa thường có tượng đá bằng ngựa…Về Âm nhạc có các nhạc phẩm được nhiều người thích là: Vết thù trên lưng ngựa hoang, Lý Ngựa Ô...
Ở Trung Hoa, có dòng họ Mã lấy theo tên ngựa, trong đó có nhiều người nổi danh như Mã Viện, Mã Đằng, Mã Siêu, Mã Anh Cửu, Mã Giám Sinh, Mã Bé… Ngoài ra thêm nhiều chuyện như "trảm mã trà": cho ngựa ăn trà rồi chém đầu mổ bụng lấy trà sao chế để uống, hay chuyện cho ngựa bạch lên núi cao tìm cỏ Phương Chi mọc trên đá cho ngựa ăn lúc mặt trời vừa mọc, ăn xong cũng chém đầu mổ bụng lấy bao tử mang về chế thuốc phơi khô trị bệnh, bà Từ Hy Thái Hậu khoản đãi khách quý dùng loại thuốc đó nấu với Long Tu. 
Dược thảo mang tên ngựa
Trong các dược liệu cổ truyền, hai khái niệm ngựa và mã thường được sử dụng để chỉ tên nhiều vị thuốc có giá trị, thậm chí là tên của nhiều họ cây thuốc. Xin giới thiệu một số thảo dược chính có liên quan đến hai khái niệm này:
- Mã tiên thảo hay còn gọi là cỏ roi ngựa (Verbena officinalis L.), họ cỏ roi ngựa (Verbenaceae), trông hình dáng giống như cái roi ngựa. Vị thuốc là bộ phận trên mặt đất, thu hái lúc cây sắp ra hoa, phơi khô hoặc sấy khô, với liều 6 - 12g dùng trị các bệnh sốt rét, lỵ, ngứa lở hạ bộ, sưng đau tuyến vú, mụn nhọt, bế kinh, khí hư bạch đới.
- Mã kế còn gọi là đại kế (Circus japonicus (DC.) Maxim), họ Cúc (Asteraceae), dùng toàn cây. Vị thuốc có vị ngọt, đắng, tính mát. Trị thổ huyết, máu cam, trĩ ra máu, tiểu tiện ra máu, băng huyết, chấn thương chảy máu. Khi dùng để cầm máu thường được sao đen. Trị băng huyết và kinh nguyệt quá nhiều.
- Mã xỉ hiện còn gọi là rau sam (Portulaca oleracea L.), họ Rau sam (Portulacaceae), mọc hoang hoặc được trồng để làm thuốc hoặc làm rau ăn. Có thể dùng tươi hoặc khô để trị lỵ trực khuẩn, giun kim, dưới dạng nước sắc 15 - 20g ngày. Dùng ngoài, trị ngứa lở, nước ăn chân, lấy cây tươi rửa sạch, giã nát, chấm vào chỗ bị bệnh, ngày 1 - 2 lần sau khi đã rửa sạch chỗ bị bệnh và lau khô.
- Mã đề còn gọi là Xa tiền thảo (Plantago major L.), họ Mã đề (Plantaginaceae). Hai chữ mã đề là ám chỉ“móng chân của con ngựa”. Mã đề cho nhiều vị thuốc hay, toàn cây có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, chống viêm loét, trừ đờm, chống ho, chống lỵ...Dùng trị bí tiểu, tiểu vàng, đỏ, tiểu ra máu, sỏi đường tiết niệu, viêm gan, mật...Từ mã đề có thể thu được các vị thuốc: bông mã đề, cụm hoa, hạt mã đề (xa tiền tử) có cùng tác dụng: lợi tiểu, lợi mật...
Mặt khác, xa tiền tử còn chứa nhiều chất nhầy, có khả năng bao phủ các vết loét, nhất là ở dạ dày, tá tràng. Do vậy, vị thuốc này cũng như tịch chiết lá tươi của nó được dùng để trị viêm loét dạ dày, tá tràng rất tốt.
- Mã đề nước còn gọi là Trạch tả (Plantago plantago- aquatica L. tên đồng danh Alisma orientalis Sam. Juzep.), họ Trạch tả (Alismataceae). Gọi là mã đề nước vì lá của cây trạch tả trông rất giống với lá của cây mã đề, song cây này lại mọc ở dưới ruộng nước. Y học cổ truyền dùng thân rễ của Trạch tả hàng năm thu hái vào khoảng tháng 4 - 5 để làm thuốc chữa bệnh phù thũng, viêm thận, viêm bể thận, tiểu tiện khó khăn, đái ra máu.
Cá ngựa hay hải mã là tên gọi chung của một chi động vật sống ở đại dương tại các vùng biển nhiệt đới. Cá ngựa có chiều dài 15 cm có loài dài đến 30 cm. Cá ngựa là cá biển thuộc chi Hippocampus và họ Syngnathidae vùng nước nhiệt đới và ôn đới ở khắp nơi trên thế giới. Đông y thường dùng hải mã khô trong những than thuốc nấu uống hay để ngâm rượu uống bổ dương. Khoa học chưa có tài liệu nào cho biết thành phần hóa học tác dụng dược lý?.. Cá ngựa và cá chìa vôi là 2 chi cá đặc biệt ở chỗ con đực "mang thai" và sinh con. Thời gian mang thai từ 2-3 tuần. Nó có vây ngực ở phía trên gần mang và vây lưng nằm phía dưới cơ thể. Một số loài cá ngựa có một phần thân thể trong suốt nên rất khó nhìn thấy.
Năm Quý Tỵ đã qua nhiều biến đổi, hy vọng năm Giáp Ngọ đến“mã đáo thành công” sẽ đem lại Tự Do, Dân Chủ cho Việt Nam. Không còn bọn “đầu trâu mặt ngựa” đàn áp đánh đập người dân biểu tình chống Trung cộng xâm chiếm biển đảo tịch thu ghe tàu, đánh đập ngư dân Việt Nam.

Kính chúc thân hữu và quý độc giả năm mới bình an, thân tâm an lạc, may mắn và hạnh phúc .

Thứ Hai, 20 tháng 1, 2014

CHÚC MỪNG NĂM MỚI GIÁP NGỌ

CHÚC MỪNG NĂM MỚI GIÁP NGỌ
Blogger Bạch Hạc Thành Phố Gió
Kính chúc quý độc giả và quý thân hữu cùng bửu quyến
một năm mới Giáp Ngọ an vui và thành công tốt đẹp về mọi mặt


THỬ LẠM BÀN VỀ CÂU ĐỐI


THỬ LẠM VỀ CÂU ĐỐI
Lê Trúc Chi

                     


Đối liễn, hoành phi, phan triệu … là những cách chơi chữ phong nhã của người Tàu và người Việt chúng ta. Trong bài này, chúng tôi chỉ xin lạm bàn về câu đối. Những câu đối hay ho, những câu đối có giá trị dĩ nhiên là những câu đối đã vận dụng tài tình, nhuần nhuyễn ngôn ngữ của dân tộc, đúng niêm và đúng luật. Hồi còn đi học, thầy tôi dạy: “Câu đối là hai câu chữ chỏi nhau, chỏi nhau về ý, về tự loại, về bằng trắc… Câu thượng (vế ra) là câu có vần trắc ở chữ cuối cùng, treo bên phải hoặc treo lên trên và câu hạ (vế đối) là câu có vần bằng ở chữ cuối cùng và được treo ở phía dưới hoặc bên trái.”
Theo truyền thuyết thì  câu đối có nguồn gốc từ thời Cổ Đại bên Tàu. Vào thời đó, hai vị Thần Đồ và Thần Uất Lũy xuất hiện dưới gốc một cây đào thần để bảo vệ dân gian, trừ ma ếm quỷ. Vua Hoàng Đế thấy vậy bèn truyền cho dân chúng lấy gỗ đào tạc hình hai vị thần đó treo ở hai bên cổng vào nhà để trừ tà ma. Tuy thế, việc viết chữ lên gỗ lại nở rộ vào thời Ngũ Đại sau khi vua thân hành viết hai câu : “ Tân niên nạp dư khánh – Gia tiết hào trường xuân.”   
Ở câu đối thì không có một cung cách nhất quán nào cả. Vế ra có thể dài hoặc ngắn tuỳ theo ý thích của người ra đối: năm  chữ, bảy chữ ... hoặc đôi khi chỉ võn vẹn có hai chữ như trong câu đối  “chả ngon” có nghĩa là không ngon, chẳng ngon tí nào và “chả ngon” còn có nghĩa là miếng chả ngon. Có người đã đối lại là  “đéo sướng” có nghĩa là không sướng tí nào cả và vế đối còn có ý nghĩa dung tục nhằm  chỉ việc làm tình thì sướng. Việc ra vế đối thì tùy ... tùy nghi, tùy tiện và tùy thích! Ra vế đối thì rất dễ, muốn ra thế nào thì ra, gặp tình huống nào thì phát biểu theo tình huống đó  nhưng việc đối lại thì là cả một vấn đề, người đối phải lựa lời, lựa chữ, chọn ý … sao cho “đối”.
Xin nhắc lại ở đây cuộc đối đáp kỳ thú của Lưỡng Quốc Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi trong dịp ông đi sứ sang Tàu như là một minh chứng. Vào khoảng năm 1314, ông được suy cử làm quan Chánh Sứ . Vì thời tiết xấu, phái đoàn của ông đến cửa ải chậm, quân Tàu đóng cửa không cho qua. Vốn không mấy phục sứ An Nam, lại thêm vị Chánh Sứ có thân hình khiêm nhượng (cụ Mạc rất lùn) nên viên quan trông coi cửa ải đặt điều kiện: sẽ mở cửa nếu quan Trạng An Nam đối được câu đối mà họ đặt ra. Viên quan trông coi cửa ải đọc:
 “Quá quan trì, quan quan bế, nguyện quá khách quá quan”.
(Xin tạm dịch: qua cửa quan chậm, cửa quan đóng, mời khách qua đường qua cửa quan)
Cái khổ nạn ở đây là chỉ võn vẹn 11 chữ mà có đến 4 chữ quan, vế ra lại chỉ đúng hoàn cảnh trong hiện tại và đang xảy ra.
Thật không ngờ cho mọi người hiện diện, quan Tàu vừa dứt lời thì quan Trạng An Nam dõng dạc đối lại :
        “Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối”.
 (Xin tạm dịch: ra đối thì dễ, đối câu đối mới khó, xin tiên sinh đối trước)
Vế đối 11 chữ mà có 4 chữ đối. Viên quan giữ ải của Tàu kính phục tài đối đáp mẫn tiệp của sứ thần nước ta nên thân hành mở cửa mời phái bộ của ta quá cảnh.
Có những câu đối thuộc loại để đời, lâu lâu đọc lại, thấy lý thú quá! Ví dụ: ngày xưa, khi trong nhà có người qua đời, tang gia thường đến xin các cụ cử Nho học trong vùng những câu đối để thờ trên bàn thờ người quá cố.
Chuyện kể có một ông thợ nhuộm vừa mới mất, bà vợ tới xin cụ Tam Nguyên Yên Đỗ Nguyễn Khuyến một câu đối để thờ, cụ đã cho câu đối như sau:
   - Thiếp  đã từ lá thắm xe duyên, khi vận tía, lúc cơn đen, điều dại điều khôn nhờ bố đỏ.
   - Chàng ở dưới suối vàng thấu nhẻ, vợ má hồng, con răng trắng, tím gan tím ruột với trời xanh.
Vì người quá cố là thợ nhuộm nên câu đối đã tài tình dùng những chữ chỉ màu sắc.
Và với bà vợ của ông thợ rèn quá cố thì cụ đã hạ bút:
 - Anh vội bỏ đi đâu, nhà cửa để lầm than, con thơ dại lấy ai rèn cặp.
 - Em nay còn ở lại, cơ đồ đành bỏ bể, vợ trẻ trung lắm kẻ đe loi.
Ở đây xin độc giả để ý đến những chữ chỉ nghề nghiệp, dụng cụ và động tác của một bác thợ rèn.
Sau đây là một trường hợp chơi chữ khác: Ở vùng Ô Gia, huyện Đại Lộc, tỉnh Quãng Nam có ông Tú Quỳ nổi tiếng hay chữ. Cũng có bà chồng chết đến xin ông Tú ít chữ để thờ. Ông Tú viết một chữ ĐỊA rất to nhưng viết méo! Bà goá phụ hồn nhiên đem về nhà, trân trọng dán lên bàn thờ chồng. Sau đó, có một ông đồ Nho đến thăm, thấy chữ địa rồi cười to, bà vợ hỏi duyên cớ thì mới vở lẽ là cụ Tú Quỳ hóm hỉnh chơi chữ vì chữ địa là đất mà viết méo xẹo thành ĐẤT MÉO mà đất méo thành ĐÉO MẤT!
Cũng có một bà chết chồng đến một ông đồ Nho xin liễn thờ thì được thầy đồ viết cho mấy chữ TAM NIÊN ĐỔ LỄ CHẨM AI ĐĂNG có nghĩa rất tốt là “ba năm làm lễ thờ và châm ngọn đèn bi ai” (tức để tang thờ chồng 3 năm đúng phong tục Việt) nhưng nếu nói lái các chữ “đổ lễ chẩm ai đăng” thì vô cùng dung tục và hóm hỉnh!
Còn đây là những dạng chơi câu đối mà chúng ta thường gặp:
 * Sử dụng chữ trái nghĩa:  đối đáp giữa ông Tú Cát và ông Trạng Quỳnh:
                   “  Trời sinh ông Tú Cát.
                      Đất nứt con bọ hung”.
           ( từ Hán Việt: cát là tốt, hung là xấu).           
 * Sử dụng song ngữ Hán và Việt cùng một nghĩa: tương truyền là của bà Đoàn thị Điểm ra vế đối bắt bí ông Trạng Quỳnh:
                  “ Da trắng vỗ bì bạch.”
(Bì bạch là da trắng và cũng là tiếng tượng âm tiếng vỗ của tay lên da thịt).
Câu nầy đã có rất nhiều vế đối hay nhưng chỉ đúng về mặt từ ngữ chứ chưa ai cho được vế đối chỉnh có tiếng tượng âm ở cuối câu như chữ “bì bạch”; đó là chưa nói đến tính dí dỏm, tinh nghịch hàm chứa bên trong:
           - Trời xanh mầu thiên thanh.
           - Mũi thấp hôn tỉ ti.
           - Rừng sâu mưa lâm thâm
           - Đường hoàng ngồi nhà vàng..
           - Cô Miên ngủ một mình.
           - Mất sách tìm thất thơ.
           - Hạc đỏ thở hồng hộc.
           - Bèo cỏ trôi bềnh bồng.
Hoặc một ví dụ khác:
           - Lộc là hươu, hươu đi lộc cộc.
             Ngư là cá , cá lội ngắc ngư.
Ở dạng này có một vế thách đối hóc búa mà hình như chưa ai đối chỉnh, xin nêu lên để thỉnh ý quý độc giả ham thích lối chơi chữ này:
- Cha con ông thầy thuốc về quê, quảy một gánh hồi hương phụ tử.
(ở đây, các từ Hán Việt : hồi hương là về quê, phụ tử là cha con và còn là tên hai vị thuốc bắc hồi hương và phụ tử).
 *  Sử dụng cách tách chữ: ở đây các chữ cóc cách, cồng kềnh, cọc cạch được tách ra:
 -  Con công đi qua cầu Kênh, nó nghe tiếng cồng, nó kềnh cổ lại.
    Con cóc leo cây vọng cách , nó rơi trúng cọc, nó cạch đến già.
(Chùa Kênh ở Bắc Ninh; kềnh là ngoảnh lại; vọng cách là một loại rau dùng để ăn gỏi ở miền Bắc; cạch là chừa bỏ vì sợ sệt).
        - Thuý Kiều đi qua cầu, nhác thấy chàng Kim lòng đã Trọng.
           Trọng Thủy  dòm vào nước, thoáng nhìn nàng Mỵ mắt rơi Châu.
        - Ngựa kim ăn cỏ chỉ.
           Chó vá cắn thợ may.
 * Dùng chữ tập trung vào một đối tượng: Tập trung những chữ chỉ phương hướng:
  - Chợ Đồng Xuân bán bánh trung thu, đông thì đông nhưng không bán hạ.
  - Người miền đông làm nhà đất bắc, tây thì tây vẫn dựng kiểu nam.
 * Dùng những chữ chuyên biệt: một bà hàng phở goá chồng nhưng còn ngọt nước, lắm kẻ thòm thèm ngỏ lời ong bướm, bà ra câu đối:
           -  Mỡ nạc nữa mà chi, em nghĩ chín rồi, đừng nói với em câu tái giá.
Đối:    - Thịt da ai cũng vậy, tớ chưa sụn hẳn, hãy thương giùm tớ cặp giò gân.
Hoặc: - Muối tiêu không đáng ngại, lão còn gân chán, hãy vui cùng lão miếng gầu dai.  
 *  Dùng phép chiết tự trong chữ Hán hay nửa Tây nửa ta: xin ghi lại ở đây một cuộc đối đáp rất thú vị giữa vua Duy Tân và viên Khâm Sứ Trung Kỳ. Năm đó nhà vua khoảng 15 tuổi, một hôm, viên Khâm Sứ Pháp vào yết kiến nhà vua trong Đại Nội (viên khâm sứ Pháp rất giỏi Hán Văn vì hắn ta có một khoảng thời gian rất dài làm lãnh sự tại Trung Hoa). Để thử tài vị vua nhỏ tuổi cũng như đo lường ý chí của vua Duy Tân, hắn ra câu đối thách thức:
 - Vương là vua, rút ruột vua tam phân thiên hạ.
( đây là một lối chơi chữ vì chữ vương mà bỏ sổ dọc sẽ thành chữ tam là ba).
      Vua Duy Tân điềm nhiên đối lại:
- Tây là Tây, chặt đầu Tây tứ hải giai huynh.
(Chữ tây có nghĩa là phương tây, người Tây mà bỏ dằng đầu lại thành chữ tứ là bốn).
Khâm Sứ Pháp tái mặt và vô cùng thán phục sự thông minh, ý chí và tài đối đáp của vua ta. Khâm Sứ Pháp ngạo mạn, y cho rằng vua Việt Nam chỉ là con bù nhìn, người Pháp đã nắm hết gan ruột và chia Việt Nam thành ba kỳ với chính sách cai trị khác nhau. Câu đáp của vua nước ta đã là một cái tát nẩy lửa vào mặt quân cướp nước, đã nói lên ý chí kiên cường của dân ta: phải chặt đầu mấy thằng Tây thì anh em bốn biển  mới an vui hoà thuận.
Ở dạng này, một câu đối khác cũng được người đời truyền tụng nhằm nói đến gái không chồng mà chửa:
- Duyên thiên chưa thấy nhô đầu dọc.
  Phận liểu sao đà nẩy nét ngang.
(Chữ thiên khi nhô đầu dọc lên thì thành chữ phu nghĩa là chồng . Chữ liểu khi có nét ngang thì thành chữ tử nghĩa là con).
              - Tám giờ xe lửa huýt.
                Hai cẳng nằm ngay đơ.
               (huit là tám, deux là hai).
  *  Sử dụng lối nói lái, và khi nói lái thì hàm ý dí dỏm dung tục: tương truyền rằng đây là câu đối đáp giữa nữ sĩ Hồ xuân Hương và ông Phạm Đình Hổ:
  - Tán vàng, lọng lá, che đầu nhau đỡ khi nắng cực.
  - Thuyền rồng, mui vẽ, vén buồm lên rồi sẽ lộn lèo.
Hoặc những câu khác như:
 - Trai Hóc Môn vừa hôn vừa móc.
   Gái Gò Công vừa gồng vừa co.
 - Trai Thủ Đức năm canh thức đủ.
   Gái Đồng Tranh sáu khắc đành trông.
(Đồng Tranh là tên khúc sông tiếp giáp với sông Nhật Tảo)
Sau năm 1975, người ta thấy xuất hiện một câu đối có vế ra rất hay và dí dỏm:
 - Gái Củ Chi, chỉ cu hỏi củ chi? 
Và có nhiều câu đối lại cũng khá hay nhưng không sát cho lắm vì thiếu mất ý dung tục,  dí dỏm:  - Trai thành Hồ, thồ hành, tải thành Hồ.
          - Con trai Cần Giờ giơ cần hỏi cần giờ.
          - Con gái Hải Dương hưởng giai ngoài hải dương.
          - Trai Hàng Chuối chùi háng bảo hàng chuối.
          - Trai giải phóng phỏng dái hô giải phóng.
  * Lối chơi chữ hoán vị :
           - Vợ cả, vợ hai, cả hai ( ha vợ) đều là vợ cả.
           - Thầy tu, thầy chùa, chùa thầy cứ việc thầy tu.
hoặc: - Nhà thuê, nhà tậu, tậu nhà hết ở nhà thuê.
           - Thầy giáo tháo giầy đi chợ tết.
             Giáo chức, dứt cháo, dự hội xuân.
Hoặc: - Con bò cạp cạp con bò cạp, cạp đúng chỗ bò mà bò đúng chỗ cạp.
Các câu đối lại :
           - Thầy sinh vật vật cô sinh vật, vật đúng chỗ sinh mà sinh đúng chỗ vật.
           - Anh bán thịt thịt chị bán thịt, thịt rồi lại bán mà bán rồi lại thịt.
hoặc: - Anh cà phê phê chị cà phê, phê đúng chỗ cà mà cà đúng chỗ phê.
  *  Vận dụng chữ đồng âm, dị nghĩa:
          - Trọng tài trọng tài vận động viên.
            Vận động viên động viên trọng tài.
          - Kiến bò đĩa thịt bò.
            Ruồi đậu mâm xôi đậu .
Chúng tôi  hy vọng bài viết của mình sẽ được quý vị cao niên để mắt tới chứ chắc quý độc giả trẻ tuổi thì không mấy thích hợp! Và để kết thúc bài viết nầy, chúng tôi xin gởi đến quý vị trọng tuổi một ít câu vế ra để quý vị vừa uống trà vừa tìm vế đối cho vui :
 1.  Bánh ít nhiều đường bánh ít ngọt.
Vế ra hóc búa thật, chữ thứ 2 và chữ thứ 3 phải  trái nghĩa nhau, chữ thứ 6 lặp lại chữ thứ 2 và nhất là ba chữ cuối phải hiểu hai cách khác nhau: bánh ít ngọt có thể ngắt thành bánh ít / ngọt ( tên của một loại bánh ngọt)  và bánh/ ít ngọt mà lại nhiều đường.
             2.  Vác búa về phang đất Việt, Minh đếch gì minh.
(Vế ra nói đến hình búa liềm trên cờ đảng của các quốc gia cọng sản, Minh là lảnh tụ Bắc Việt Nam. Lên án việc du nhập chủ nghĩa ngọại lai, gây nên cảnh nồi da xáo thịt).
             3. Đội rượu về quỳ hang cáo, Kỳ quá à kỳ .
(Vế ra rõ ràng phê phán thái độ đốn mạt,  trở cờ đón gió của viên cựu phó Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà Nguyễn Cao Kỳ).    
Càng về già thì sự thoái hoá của não bộ càng nhanh (bệnh alzheimer) và các nhà y học cho rằng một trong những phương cách chống lại sự suy thoái của não bộ ở tuổi già là năng suy nghĩ (động não) và thường xuyên đọc sách báo. Vậy xin mời quý vị thử động não tìm chữ đối lại xem !


 

Chủ Nhật, 19 tháng 1, 2014

ĐI BỘ


ĐI BỘ: MỘT PHƯƠNG THUỐC HAY
Phan Lục



Đi bộ là một phương thuốc không tốn tiền mà có thể mang lại sức khoẻ, đặc biệt cho người già. Không ai lại không có đủ khả năng đi bộ. Có thể bạn không đủ sức đi bộ rất xa và rất nhanh nhưng đi bộ ở một mức nào đó thì phần đông chúng ta đều làm được. Đi bộ có vẻ tương đối dễ làm so với việc chạy bộ hoặc trượt tuyết nhưng đừng nên nghĩ rằng nó quá tầm thường trong lợi ích hấp thụ dưỡng khí và khả năng làm cho ta có một thân thể khoẻ mạnh.
Theo một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Y học Heller ở Tel Aviv thì tình trạng cơ thể khoẻ mạnh do hấp thụ dưỡng khí được cải thiện đáng kể trong vòng ba tuần lễ bằng cách đi bộ mỗi ngày với một túi đeo lưng nhẹ. Trong cuộc nghiên cứu này, những người có thân hình yếu ớt nhất lại tỏ ra có sự cải thiện nhanh nhất về thể chất. Những đối tượng của cuộc nghiên cứu đã đi với tốc độ 3 dặm/giờ trong 30 phút mỗi ngày, 5 lần mỗi tuần và mang một túi đeo lưng chỉ nặng chừng 6,5 cân Anh (pounds). Sau 3 tuần lễ, những người tham dự chứng tỏ có sự cải thiện khả năng hấp thụ dưỡng khí trung bình là 15%. Sau 4 tuần lễ, sự cải thiện này là 18%. Khi họ mang nặng gấp đôi trong tuần lễ thứ tư thì sự cải thiện trung bình tăng lên đến 30%. Ngoài việc cải thiện tình trạng cơ thể khoẻ mạnh do hấp thụ dưỡng khí, đi bộ cũng làm thay đổi những phản ứng hoá học trong cơ thể tốt hơn. Bác sĩ chuyên khoa nội tiết Dan Streja ở California nói : “Đi bộ cũng tốt như chạy bộ. Đi bộ có thể làm thay đổi độ cholesterol, giảm độ đường, insulin và các chất béo. Nó cũng làm giảm cân và làm hạ huyết áp”'. Có lẽ quan trọng hơn hết là có sự thay đổi độ cholesterol rất hứa hẹn. Đặc biệt có sự tăng lượng cholesterol tốt (HDL) lên một chút giúp ngăn ngừa sự tích tụ cholesterol và mỡ trong thành động mạch, làm giảm lượng cholesterol xấu (LDL) và hạ thấp triglycerides (một loại mỡ xấu trong máu). Độ cholesterol tốt (HDL) càng cao thì nguy cơ bệnh tim càng giảm. Ngoài sự gia tăng lượng cholesterol tốt, còn có sự giảm bớt độ insulin tuần hoàn. Nhiều người trong chúng ta có quá nhiều insulin (tức kích thích tố tiết ra bởi tuyến tuỵ giúp chuyển hoá chất đường) nên độ insulin cao đưa đến nguy cơ bệnh tiểu đường và bệnh tim. Còn những người đi bộ trong chương trình nói trên đã có sự giảm bớt insulin đáng kể (trung bình 20%). Nhìn chung, đi bộ đã giúp làm khoẻ tim của họ.
Theo các chuyên viên y tế, nếu đi bộ thường xuyên trong một thời gian lâu dài thì sẽ làm giảm nhiều chứng bệnh như :
- Xốp xương hay loãng xương (osteoporosis) : Đây là một danh từ y học dùng để chỉ tình trạng xương dễ bị tổn thương (dễ gãy) của phần lớn người già, đặc biệt là đàn bà. Nguyên nhân là thiếu chất calcium và thiếu đi bộ. Nếu dùng khoảng 1000mg calcium mỗi ngày sẽ làm ngưng hoặc làm đảo ngược tiến trình bệnh xốp xương thì đi bộ cũng đem lại kết quả tương tự. Người đi bộ nhiều từ lúc còn trẻ thì khi về già sẽ tránh được bệnh xốp xương.
- Mập phì : Mập phì là do thói quen ăn uống nhiều chất béo, nhiều chất đường và không năng vận động. Người mập phì dễ mắc phải những chứng bệnh hiểm nghèo như tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường và vài loại ung thư. Vì thế, người mập phì cần phải làm giảm cân để giữ thể trọng bình thường mới khoẻ mạnh được. Đi bộ là một cách tốt nhất, ngoài việc điều tiết chế độ ăn uống cho thích hợp để tránh tăng cân.
- Tiểu đường : Như trên đã nói, người mập phì dễ bị bệnh tiểu đường vì thể trọng tột bực làm cho cơ thể ít nhạy với insulin (chất kích thích giúp kiểm tra độ đường trong máu). Các bác sĩ cho rằng đi bộ mỗi ngày sẽ ngăn chận được bệnh tiểu đường, nhất là bệnh tiểu đường loại 2.
- Tim mạch : Bệnh tim cũng như bệnh cao huyết áp đều do độ cholesterol xấu (LDL) đóng trên thành động mạch làm nghẽn mạch máu. Nhờ đi bộ mà độ cholesterol tốt (HDL) tăng lên  giúp cho trái tim hoạt động tốt và huyết áp giảm bớt.
- Đột quỵ (stroke) : Đột quỵ là sự gián đoạn bất thình lình của dòng máu chảy qua động mạch trong cổ đi tới não. Sự tắc nghẽn này xãy ra do máu bị đóng cục hoặc bị vỡ trong thành động mạch. Không có máu, não không có dưỡng khí duy trì cuộc sống nên các tế bào quý bị giết hại và gây ra cơn đột quỵ. Người lớn tuổi nếu chịu khó đi bộ mỗi ngày sẽ giảm được nguy cơ máu bị đóng cục.
- Trầm uất (depression) : Trầm uất là tình trạng buồn chán do hoàn cảnh sống. Đi bộ làm giảm sự căng thẳng cho người lớn tuổi nên chỉ cần đi bộ trong thời gian từ một năm trở lên thì tự nhiên cảm thấy thoải mái và hết lo nghĩ.
- Phong thấp : Đi bộ giúp chữa bệnh phong thấp rất có hiệu quả vì sẽ làm giảm bớt sự đau nhức do các đầu khớp thiếu chất nhờn. Đi bộ cũng làm cho bộ chân khoẻ lên để chống đỡ toàn bộ thân hình. Nhiều người đã bị tê bại mà nhờ kiên trì tập đi bộ nên đi đứng trở lại bình thường.
- Giúp ăn ngon ngủ sâu: Đi bộ còn tăng cường sự lưu thông khí huyết, giúp bắp thịt săn chắc, kích thích tiêu hoá giúp ăn ngon. Đi bộ nhanh vào buổi chiều giúp có được một giấc ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, không nên đi bộ 2 giờ trước khi ngủ vì quá muộn để cơ thể nghỉ ngơi trở lại.
- Duy trì trí nhớ của người cao tuổi: Đi bộ cũng là một cách để luyện tập trí não và giúp người già trở nên minh mẫn, có thể ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ ở người già (Alzheimer).
Như vậy, đi bộ là một phương thuốc rất hay, còn chờ gì nữa mà không tự lập một chương trình đi bộ cho chính mình. Vào mùa lạnh thì đi bộ vòng quanh trong nhà hoặc đi lên xuống cầu thang nhiều lần. Vào mùa nắng thì đi bộ ngoài trời trong các công viên hoặc dọc theo bờ hồ thật là lý tưởng. Tuy nhiên, đi bộ lúc nào là thích hợp? Có người thích đi bộ vào buổi sáng sớm khi mới ngủ dậy, có người thích đi bộ vào lúc chiều mát hoặc sau bữa cơm tối. Thật ra, đi lúc nào không thành vấn đề miễn là đừng bao giờ bỏ cuộc. Còn tốc độ và thời gian thì sao ? Bác sĩ Fred A. Stutman đề nghị đi bộ đều đặn từ 45 đến 60 phút, ít nhất 3 lần mỗi tuần. Ông nói tốc độ không quan trọng bằng sự đều đặn miễn sao thấy thoải mái là được. Tốc độ 2 dặm/giờ (chậm) hoặc 3 dặm/giờ (vừa) đều có thể chấp nhận. Ông còn nói thêm là thời gian đi bộ không cần phải liên tục. Chẳng hạn ta có thể chia 45 phút đi bộ mỗi ngày ra làm 3 buổi, mỗi buổi 15 phút. Tuy nhiên, để đạt được kết quả thì nên đi bộ mỗi buổi không dưới 15 phút. Bất cứ chương trình đi bộ nào cũng phải chắc chắn được bắt đầu từ từ. Hãy áp dụng phương châm : “Tập luyện nhưng không ráng sức”.
Có vài lời khuyên mà ta nên ghi nhớ, đặc biệt ở giai đoạn bắt đầu chương trình đi bộ. Trước hết, đừng nỗ lực đi bộ sau một bữa ăn no. Điều này làm cho tim và hệ thống tuần hoàn của bạn làm việc quá sức. Thứ hai, tránh thời tiết khắc nghiệt : đừng đi ra ngoài lúc trời rất lạnh, lúc trời nắng gắt hoặc quá nóng, lúc khí hậu ẩm ướt hoặc có nhiều gió, lúc sáng sớm khi chưa có ánh nắng vì lúc đó cây cối còn nhả khí carbonic. Thứ ba, hãy thoải mái : mặc áo quần thích hợp với thời tiết, mang giày vừa chân và có đế thấp. Phải mua loại giày thể dục mà có chỗ rộng cho các ngón chân, khoảng cách giữa đầu ngón chân dài nhất và đầu trước chiếc giày phải ít nhất ¼ inch và khi mang giày đứng lên thì các ngón chân có thể ngọ nguậy được. Nếu bạn có 2 chân không bằng nhau thì chọn mua giày vừa với chân lớn hơn rồi mang vớ dày hoặc lót miếng đệm cho chân kia. Thứ tư, phải đi cho đúng cách: Có người đi cúi gầm đầu xuống, có người đi choạc hai bàn chân ra v.v.... Tất cả những cách đi xấu đều hạn chế lợi ích có được từ việc đi bộ. Điều quan trọng nhất trong việc đi bộ là dáng điệu. Những người đã đi bộ không đúng cách nay muốn chỉnh đốn dáng điệu cho thân hình và cột sống thì rất khó khăn và phải tập luyện nhiều. Bác sĩ Wikler đề nghị  “giữ đầu cao, cằm song song với mặt đất, ưỡn ngực, đôi vai vươn ngang về phía sau, giữ cho lưng thẳng, đôi chân hướng thẳng về phía truớc”.
Nói chung, đi bộ đều đặn mỗi ngày tự nó đã có tác dụng điều hoà nội tiết và ổn định tâm lý. Nếu đi bộ kết hợp với thiền (hành thiền) thì sẽ giúp gia tăng năng lực tập trung tư tưởng và kiểm soát cảm xúc qua đó có thể nâng cao chỉ số thông minh. Đi bộ nhanh hay chậm là tuỳ điều kiện sức khoẻ nhưng quan trọng là bước đi phải đồng bộ với hơi thở và luôn luôn chú tâm để biết rõ từng bước chân ứng với từng hơi thở vào hoặc thở ra. Chẳng hạn khi bước đi khoan thai, có thể nhẩm trong tâm: hít (khi hít vào) và thở (khi thở ra) hoặc khi đi nhanh hơn, có thể nhẩm: hít, hít (ứng với 2 bước chân khi hít vào) và thở, thở (ứng với 2 bước chân khi thở ra).
Tin chắc mọi người đều muốn tập đi bộ để giữ gìn sức khoẻ nhưng có người còn ngại đi bộ một mình vì buồn tẻ hoặc sợ bị cướp giựt. Vậy thì hai vợ chồng hoặc anh chị em trong nhà hoặc đôi ba người bạn rủ nhau cùng đi bộ. Nào, ta hãy cùng đi bộ!




Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

PHÁO BÔNG NHẬT BẢN

PHÁO BÔNG NHẬT BẢN
Nguồn: Internet

Mời click vào đường dẫn  http://www.youtube.com/embed/RmW9kZOtl1g
hoặc click vào hình bên dưới để xem đốt pháo bông:



TRUYỆN VUI CƯỜI

TRUYỆN VUI CƯỜI
Sưu tầm

Rẻ mà hiệu quả
Ba bà sồn sồn gặp nhau. Một bà than thở:
- Tui cắt mắt, sửa mũi hết gần 4 ngàn, mà ông chồng vẫn bảo chưa đẹp.
- Sao bằng tui, độn ngực $5,000, mông $2,500 mà ổng chưa vừa ý!
- Tui tốn có $10 mà ổng khen nức nở.
- Sao hay vậy?
- Mua cho ổng chai Cognac.
alt
        Có tài
 Một cậu bé khoe với bạn:
- Anh tao vừa tốt nghiệp Mỹ thuật là
được Viện Hàn Lâm Nghệ Thuật ở New York đặt hàng đó mậy!
- Giỏi quá hen. Tranh treo ở đâu?
- Ngay đại sảnh, đi vào là thấy liền.
- Ngầu hen. Tên bức tranh là gì?
- “Nhà vệ sinh, quẹo trái”.
alt
 Vật nguy hiểm

Đứa bé 5 tuổi dẫn bạn đi thăm nhà:
- Đây là phòng tớ, phòng này của chị tớ...
Đến phòng mẹ, đứa kia nhìn thấy một cái cân điện tử,
bèn hỏi:
- Cái gì đây?
- Ấy, đừng đụng vào, đau lắm đấy! Tớ thấy mỗi lần mẹ tớ giẫm lên đấy, bà la như cháy nhà
 alt
     Đứng đầu
 Ông nọ khoe với khách:
- Thằng con tôi mới đi học mà toàn đứng đầu lớp đấy!
- Giỏi vậy à!
Vừa lúc đó thằng bé về đến, ông bố hỏi:
- Hôm nay con đứng thứ mấy nào?
- Hôm nay trời mưa, cô giáo bảo khỏi xếp hàng ạ.
alt
                                                                                                     Việc tốt
 Một sinh viên vừa đậu xe ở parking thì thấy một chiếc xe van đang lù lù chạy đến nhưng không có ai trên xe. Cậu vội vàng chạy theo, ghì vô lăng và nhanh chân đạp thắng. “Ki..i..i.i..ít”. Chiếc xe dừng lại. Bỗng ông Hiệu trưởng xuất hiện, thò đầu vào hổn hển:
- Cậu làm gì vậy?
- Chiếc xe này bỗng dưng chạy. Em nhảy vô thắng lại...
- “Bỗng dưng” sao được. Nó bị chết máy, tui đang đẩy gần chết!
alt
  Diễn văn

Tại một hội nghị, Tổng bí thư  đọc diễn văn, không khí im phắc, giọng ông sang sảng:
- “Thưa các đồng chí Trung ương. Thưa các đồng chí tham dự Hội nghị, Sau 15 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra theo đúng kế hoạch... Tương ớt một lọ, khổ qua hai trái, ghé thăm Dì Tám, bảo thằng Lợn học bài, chữa hộp số xe cái Chín...”
Quan khách ngơ ngác. Một đại biểu quay sang người soạn diễn văn hỏi:
- Cái gì lạ thế nhỉ?
- Khổ thế, vợ tôi kẹp lộn mảnh nháp vào bài diễn văn.

alt 
   Nhà Trọ

                                                   Một du khách lỡ đường ghé một nhà trọ ở vùng quê heo hút...
alt

alt

alt

alt
 Hẹn hò
 Hai chàng trai cùng sở khoe chuyện bồ bịch. Một chàng nói:
- Hôm qua tao hẹn Kim đi ăn lần đầu. Xui cái kẹt xe, tao đến trễ gần một tiếng, xui là điện thoại lại hết pin gọi không được...
- Lần đầu vậy là tiêu mày rồi. Cô ấy có quạu không?
- Rất vui vẻ là khác. Tại đến nơi tao còn phải đợi cô ấy thêm một tiếng nữa.

alt
 Con lừa
Chàng nọ đi thám hiểm, bị lạc vào một bản làng. Trời tối, chàng ghé một căn nhà xin ngủ nhờ...
alt
Chủ nhà vui vẻ
alt

Sáng hôm sau, anh chàng đến cảm ơn chủ nhà, ở cầu thang gặp hai cô gái xinh như mộng
alt

alt
 Kết quả
Bà Tám hỏi cô Hai:
-  Nghe nói hôm qua cô đi nghe nhạc cổ điển. Thế nghe những gì?
- Đủ cả! Con Hoa sắp sửa bỏ chồng, Bà Tư mới mua được bộ tóc giả ngoại, ông Năm vừa mới đụng xe
alt
 Tai họa
 Một nữ ngôi sao điện ảnh đang ngồi ăn trong nhà hàng thì một anh chàng tiến đến:
- Xin lỗi cô, hình như tôi đã gặp cô ở đâu rồi thì phải, có lẽ là ở một sân quần vợt gần đây.
- Tôi không bao giờ chơi tennis.
- Hay là tôi gặp cô ở bãi biển nhỉ?
- Tôi không có thời gian đi biển đâu.
Anh băn khoăn:
- Vậy thì gặp ở đâu nhỉ?
Cô mỉm cười:
- Chắc anh gặp tôi ở rạp chiếu phim.
- A, phải rồi. Cô bán đậu phụng rang ở mé bên phải cửa rạp phải không?
alt
Rể quý
 Cô gái dắt người yêu lần đầu về nhà. Chàng trai gặp bố cô gái, mở đầu câu chuyện:
- Bác có thuốc lá không, cho cháu điếu.
- Anh hút thuốc hả? - Bố cô gái hơi ngạc nhiên.
- Dạ, cũng ít! Chỉ khi nào uống rượu, nhậu nhẹt thôi.
- Uống rượu, nhậu nhẹt?
- Dạ thì nhiều khi đánh bài bạc, thua cháy túi nên uống rượu giải sầu vậy
- Lại còn bài bạc?
- Dạ! Thì ở tù biết làm gì hơn?
- Tại sao vô tù? - Ông bố bật ngửa
- Tại lần trước, người yêu cũ cháu dắt cháu về nhà chơi mà ba cô ấy không đồng ý.

alt
 Kỷ lục
Ba chú nhóc tụm lại xem băng video Tết. Đến đoạn quảng cáo thuốc giảm cân, một chú vọt miệng:
- Cái này chưa chắc hiệu nghiệm bằng cách của chị tao. Chị tao chỉ ăn chay hai tuần mà giảm được đến 4 lbs.
- Anh tao tập tạ một tuần xuống tới  5 lbs lận.
- Không ăn thua gì hết. Chú tao nặng gần 200 lbs. Nhịn ăn chỉ một ngày mà còn có 5 lbs.
- Giảm 5 lbs chứ!
- Không, còn 5 lbs, sau khi thiêu