Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

TẠ ƠN ĐỜI

TẠ ƠN ĐỜI
Lê Sơn Thạch
 Tặng bạn bè thương mến

 


GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC: Nhà thơ Lê Sơn Thạch có tên thật là Lê Trung Nghĩa, quê huyện Quế Sơn tỉnh Quảng Nam, đã làm thơ và viết báo từ những năm 1960. Anh đã từng là Trưởng nhóm Thi ca NGẬM NGÃI TÌM TRẦM ở Đà Nẵng (1968) và là Chủ tịch PHONG TRÀO DU CA VIỆT NAM ở Pleiku-Kontum (1970-1975). Hiện anh định cư tại thành phố Tacoma thuộc tiểu bang Washington, Hoa kỳ.
Xin cám ơn đời
Đã cho tôi

Tuổi, tên để gọi
Để nhận biết  nhau,
Để thương yêu nhau
Và để ghét nhau…
Đã cho tôi khối óc nhiệm màu
Và hình hài nhỏ bé,
Nụ cười và giọt lệ,
Hạnh phúc và khổ đau…
Xin cám ơn đời
Đã cho tôi đôi mắt mù loà
Để suốt đời ngộ nhận,
Đôi mắt sáng sao sa
Nhìn bao la, vô tận,
Trong bóng đêm vẫn thấy mặt trời,
Trong thâm u còn nhận rõ mặt người.
Em thánh thiện hay em thú dữ,
Em ngây thơ hay em kỷ nữ,
Em Bồng Lai hay Địa Ngục trên đời ?
Xin cám ơn đời
Đã cho tôi bàn tay năm ngón
Để mưu sinh
Và để van xin, cầu nguyện.
Bàn tay vá trời, lấp biển
Bàn tay đốn củi, đốt than
Gieo khúc nhạc, tiếng đàn
Để ru hời nhân thế.
Cám ơn đời

Đã cho tôi con tim sông bể
Chan chứa yêu thương pha lẫn hận thù,
Biết yêu mùa Thu,
Biết sầu mùa Hạ,
Mùa Đông tàn tạ,
Mùa Xuân đơm bông.
Ôi, những bông hồng
Nở hoài trong ký ức….
Cám ơn đời
Đã cho tôi đôi chân du mục
Đi vào đời như kẻ mộng du.
Mơ khúc giang hồ
Nên thành người lưu vong trọn kiếp.
Đời cho ta bạn bè thân thiết,
Những đứa trẻ đầu húi ngây ngô,
Những nàng tiên nữ tóc thề,
Những đồng học, đồng môn, đồng khoá
Cùng khoác chinh y, tang bồng hồ thủy
Hay một thời mài miệt sách đèn.
Bao nhiêu năm khói lửa triền miên
Biết ai còn, ai mất !!...
Xin tạ ơn
Bàn ghế, mái trường,
Những thầy cô uyên bác,
Những bậc hiền nhân tài đức sáng ngời
Đã trao cho tôi
Tri thức vào đời
Làm nên sự nghiệp…
Càm ơn đời
Đã cho tôi tình yêu tha thiết:
Yêu gia đình,
Yêu Tổ Quốc, quê hương!
Tình yêu đó như ngọn lửa thiêng
Cháy mãi trong lòng tôi
Bất diệt…..

     

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

MẸ ƠI! MẸ HY SINH THÊM CHÚT NỮA ĐI!


MẸ ƠI! MẸ HY SINH THÊM CHÚT NỮA ĐI!

Duyenky
Tác giả hết cõng con rồi lại cõng cháu!
Các Bạn thân mến, 

Chúng ta biết ý nghĩa ban đầu của lễ Thanksgiving ở nước Mỹ là do sáng kiến của những người di dân đầu tiên lập ra để cảm tạ Trời Đất đã cho họ một mùa màng tốt đẹp, dư thừa lương thực trên mảnh đất mới tìm được sau khi họ đã phải bỏ quê cha đất mẹ, gồng gánh con cháu vất vả nguy hiểm vượt sông vượt biển để đi tìm tự do tín ngưỡng. Dù trời mới đất mới này lạc hậu, đầy khắc nghiệt vì khí hậu, địa lý, địa hình của nó nhưng với một mùa màng qúa mức thành công đã khiến họ quyết tâm lập nghiệp tại vùng đất hoang vu mới này và chọn làm quê hương thứ hai, lập ra một tổ quốc mới là nước Mỹ hay nước Hoa Kỳ.

Từ đó, lễ Thanksgiving trở thành một lễ truyền thống của cả nước. Cho đến ngày nay, tất cả những ai trên thế giới muốn tìm tự do, muốn được no đủ về khía cạnh nào của cuộc sống cũng đều có thể tìm đến nước Mỹ và được thỏa mãn.

Và lễ Thanksgiving, lễ Tạ Ơn, đã nhanh chóng được nhiều nước, nhiều dân tộc biết đến, mở rộng đôi bàn tay đón nhận cùng cho nó thêm nhiều ý nghĩa hơn, nhắc nhở mọi người suy nhớ đến tất cả những ơn huệ đã được hưởng, những ân tình cần phải đền đáp. Hiển nhiên chúng ta không thể kể hết những gì chúng ta có được, những gì chúng ta nhận được từ Tạo Hóa, Trời Đất, thiên nhiên, khí hậu, đất nước, tôn giáo, chính quyền, xã hội, đoàn thể, ông bà, cha mẹ, anh chị em, bạn hữu, người quen, kẻ lạ, đặc biệt các vĩ nhân khoa học, kỹ thuật, y tế, đạo đức, văn hóa…cả trong qúa khứ lẫn hiện tại và rồi còn trong tương lai hoặc từ gián tiếp đến trực tiếp, từ gần đến xa!

Tuy nhiên, ngay từ lúc sinh ra đến khi lớn lên, chúng ta đã được, đã thấy chung quanh một sự ổn định trật tự, hài hòa đến hoàn thiện nên tưởng mọi chuyện bình thường như tất nhiên nó phải có mà không nghĩ đến hoặc quên đi những hy sinh khổ cực của cha ông, của các bậc tiền bối, của những lớp người đi trước đã khổ công tạo dựng nên tất cả cho ngày nay chúng ta được hưởng.

Như cha mẹ sinh ra chúng ta, có thể có người cho là cha mẹ không muốn nhưng sự thật thì gần như tất cả các bậc cha mẹ đều muốn sinh ra con cái mình, nuôi dưỡng, giáo dục, cho học hành, trưởng thành có công ăn việc làm rồi giúp gây dựng gia đình, sinh con đẻ cái và còn gieo vào tâm lòng chúng ta những ước mơ hoàn thiện về chân thiện mỹ để chúng ta tìm đến hầu được thỏa mãn cả về tôn giáo, tinh thần, tình cảm và vật chất…

Ai có thể cân đo đong đếm đủ những vất vả hy sinh khổ đau, tốn kém mà cha mẹ chúng ta phải chịu đựng? Hẳn đấy không phải là chuyện bình thường, chuyện đương nhiên phải có vì nếu không muốn, không chịu hy sinh thiệt thòi thì cha mẹ đã phá bỏ chúng ta ngay từ khi mới chỉ là một giọt máu hoặc ngay cả khi đã sinh ra, cha mẹ cũng có thể giết hại thể xác, tinh thần chúng ta bằng nhiều cách như để chúng ta đói khát, lạnh lẽo, tự bò lê la tìm đồ ăn thức uống, khi  lớn lên dốt nát, yếu đuối, tự chiến đấu bảo vệ bản thân, tự giải quyết mọi hoạn nạn, mọi biến cố, muốn sống ở đâu, lăn lộn đầu đường xó chợ nào tùy ý, đôi khi còn bắt chúng ta bằng mọi cách phải phục tùng, phục dưỡng cha mẹ nữa… Nhưng không, cha mẹ đã không hủy diệt chúng ta mà còn mang nặng đẻ đau, chăm lo bảo vệ cho chúng ta luôn được no đủ an toàn và khôn lớn trong tình thương yêu vô bờ bến của các ngài.

Thế nên, khi chúng ta được như ngày nay, ở thứ bậc nào trong xã hội, hạnh phúc hay bất hạnh, vừa ý hay chưa vừa ý, chúng ta cũng phải nhớ và hiểu rằng với hoàn cảnh của cha mẹ khi ấy là đủ rồi, là qúa sức rồi, các ngài không thể làm hơn được nữa. Có thiệt thòi gì, chúng ta cũng đừng oán trách giận hờn, khinh khi cha mẹ… mà hãy ăn ở cho đúng địa vị là con, biết ơn, hiếu thảo với các ngài vì cả cuộc đời trẻ trung đầy sức sống của cha mẹ đã hy sinh vì chúng ta mà nay về già các ngài lại phải tủi khổ cô đơn hay sao? Bởi hiếu thảo cách mấy, giầu sang cách mấy, tài giỏi vô song… cũng không ai có thể mua được tuổi thanh xuân đẻ trả lại cho cha mẹ mình.

Mặc dù”Mẹ đã hy sinh nhiều rồi, hy sinh thêm chút nữa cũng không sao!”, như MC Việt Thảo đã nói trong DVD Vân Sơn số 47 được quay tại Edmonton Canada với chủ đề “Canada hè trên xứ lạnh” trong khi thăm nhà dưỡng lão Tuổi Hạc (Golden Age Monor) ở Canada. Một nhà dưỡng lão do các vị sư Việt Nam xây dựng, lớn nhất thế giới được thành lập trên 28 năm và hiện có hơn 300 lão ông, lão bà, nhiều nhất là người Việt Nam (thống kê năm 2011).
Khu vực dưỡng lão khang trang, sạch sẽ, rộng rãi mà nghệ sĩ Vân Sơn ví như khách sạn năm sao! Trong đó, vị nào còn tự phục vụ được thì có phòng riêng đầy đủ tiện nghi: giường đệm, bàn ghế, TV, tủ lạnh, nhà tắm, bếp, đồ ăn tươi, khô đủ loại…
Còn các vị khác có thể ăn uống chung với nhau ở nhà ăn thì được ghi rõ tình trạng bệnh tật của từng người trên một tấm giấy được đặt ngay trên một cái bàn lớn nơi khu vực nhà bếp, phòng ăn hầu phục vụ việc ăn uống đúng như bác sĩ chỉ định cho mỗi cụ.
Ngày có 3 bữa ăn chính lúc 8, 12 và 5giờ chiều với 3 bữa ăn phụ nữa. Nhà bếp còn phải lưu giữ mỗi món ăn trong ba ngày để làm cơ sở cho bác sĩ khi cần đến. Quá cẩn thận và chu đáo phải không các Bạn? Đúng là một nơi hưu dưỡng mẫu mực!

Tiếp theo, phái đoàn Vân Sơn được giới thiệu thăm phòng của cụ bà Trúc Hiên, 83 tuổi, còn khỏe mạnh, tỉnh táo, vui vẻ và còn tự phục vụ được. Bà cụ hóa chồng từ năm 22 tuổi, ở vậy nuôi một người con trai duy nhất, đã lập gia đình, có con cái nhưng người con trai của cụ đã chết vì bị bệnh ung thư. Bà cụ tiếp tục sống chung với con dâu để trông nom, nuôi dưỡng các cháu khôn lớn trưởng thành rồi bà cụ vào nhà dưỡng lão này để có thời gian an tịnh niệm Phật cầu kinh.
MC Việt Thảo hỏi:”Con cháu có đến thăm cụ không?”
Bà cụ lắc đầu trả lời:”Không, chúng ở xa!”
MC Việt Thảo hỏi tiếp xem có phải bà cụ giận con cháu rồi vào đây ở không? Hỏi hai ba lần, bà cụ đều trả lời không và nói:”Trông nom giúp đỡ con cháu lớn khôn rồi thì để con cháu được tự lập, tự do theo ý chúng và mình cũng được thoải mái nữa!”
MC Việt Thảo kết luận như nói thay bà cụ:”khi con cháu không cần giúp đỡ nữa thì các cụ cũng không muốn phiền để chúng có không gian và thời gian riêng, đó là hy sinh, một sự hy sinh cuối đời cho con cháu. Tấm lòng người mẹ bao giờ cũng vậy, tất cả vì con. Mẹ đã hy sinh rất nhiều rồi, bây giờ có hy sinh thêm chút nữa có sao đâu!”

Nhưng lòng duyenky lại thấy nhói đau vì nghe như MC Việt Thảo muốn nói trắng ra là:”Mẹ ơi! Bây giờ con cháu đã khôn lớn, gia đình con đã ổn định rồi thì xin mẹ vui lòng đi chỗ khác chơi để chúng con được hạnh phúc tự do nhé!”

Đồng cảm với mình, một chàng trai trẻ trong đoàn đã âm thầm khóc bên cạnh nghệ sĩ Vân Sơn từ bao giờ. Thấy vậy, MC Việt Thảo hỏi mãi anh chàng mới cúi mặt lau nước mắt trả lời:”con không nỡ để mẹ phải sống như vậy được!”
MC Việt Thảo lắc đầu, nói thêm: hiện có hai khuynh hướng về việc các cụ nên sống trong nhà dưỡng lão hay ở gia đình với con cháu, được lý giả đại khái như sau:

-  Sống trong nhà dưỡng lão thì các cụ được an toàn từ thể xác đến tinh thần. Tuy nhiên, lại thiếu thốn tình cảm gia đình với bầu khí ấm cúng, với tiếng cười tiếng nói ròn rã của con cháu…

-  Sống ở gia đình nhà thì khi các cụ có sự cố nhẹ, nặng gì cũng khó tránh khỏi tai họa vì con cháu đi làm, đi học, đi công chuyện hay đi đâu đó cả ngày, các cụ cũng chỉ thui thủi một mình!

Và chắc chắn còn nhiều lý do nữa cho cả hai trường hợp trên làm cho con cháu băn khoăn, đôi khi khó mà chọn lựa, quyết định. Tuy nhiên, nếu chúng ta hiếu thảo, kính yêu cha mẹ thật lòng th tùy theo hoàn cảnh, dù cha mẹ ở đâu, chúng ta cũng có thể dành chút thời gian làm cho các cụ an vui được phần nào phải không? Bởi thời nay con cháu không phải lo cung cấp tiền bạc, thuốc men cho các cụ vì xã hội nào cũng có bảo hiểm cho tuổi già. Đó là một điều rất may mắn cho con cháu rồi! Thế thì chẳng lẽ chúng ta không vượt qua được khó khăn, không cố gắng kiếm được một chút thời gian trong tổng khối thời gian 24 giờ của một ngày, 168 giờ của một tuần, hơn 672 giờ trong một tháng và hơn 68.544 giờ trong một năm để đến với cha mẹ hay sao? Ai đi làm cũng có ngày nghỉ phép, làm tự do còn dễ dàng hơn. Ở Hoa Kỳ lại có rất nhiều ngày nghỉ rải rác trong năm, đặc biệt nhiều dịp nghỉ cuối tuần dài ngày, nên ít nhất một năm chúng ta cũng có thể thăm cha mẹ một lần vào dịp lễ Thanksgiving đầy ý nghĩa với luôn luôn có bốn năm ngày nghỉ dài rộng. Vậy nếu dành thời gian thăm viếng cha mẹ thì cũng chỉ tốn thêm chút tiền bạc cho xe cộ chứ có mất công ăn việc làm, thời gian hay thiệt hại to lớn chi đâu!
Bởi chẳng cha mẹ nào dòi hỏi con cháu nhiều, dù tuổi già sức yếu không thể còn vắt ra được một chút sức lực nào cho con cháu, các cụ cũng vẫn thương lo cho chúng ta.

Quả thật, không thể ngờ được, như bà cụ Trúc Hiên với thân hình nhỏ bé, lại phải cô đơn thiệt thòi cả một cuộc đời dài như thế. Và duyenky cũng không cầm lòng được khi nhìn bà cụ chầm chậm đặt đôi chân lên chiếc giường rộng, nghiêng mình trên gối chiếc, kéo tấm chăn hoa văn ấm đẹp phủ kín người rồi nói như cho mọi người có mặt cùng nghe: "Thế là xong!” Vâng, thế là xong một ngày, thế là ta đi vào giấc ngủ cô đơn như đã từng cô đơn hơn nửa thế kỷ nay, nếu giờ đây có đi vào giấc ngủ ngàn thu, ta cũng chẳng cần biết, và cả con cháu ta cũng vậy thôi!

Thế là xong một đời! Một cuộc đời dài lê thê hơn 83 năm với quá 61 năm mình đơn, gối chiếc và không biết bao nhiêu năm chưa gặp được con cháu! Rồi còn nữa, còn nữa…còn không biết đến bao giờ, thế mà ta vẫn chưa quen với sự vô cảm của chúng!

Cuộc đời này có cái gì cần, cái gì quí hơn tình mẫu tử không? Có cái gì cao đẹp  hơn tình một mẹ một con nơi đất khách quê người không? Vậy mà những ngày tháng cuối cùng, cũng không có thời gian cho nhau, con dâu đã đành, còn cả một bầy cháu chắt cũng không có chút thời gian cho một bà nội sao? Nhưng mẹ, bà vẫn không trách móc, chỉ biết ban ngày vui buồn cùng những người xa lạ, tối đến đứng trước bàn thờ lạy Phật cầu an cho mình và cho con cháu rồi leo lên giường, lấy tấm mền phủ kín người,“thế là xong!” Con cháu có mặc kệ ta cũng không sao nhưng xin cuộc đời hãy đưa đẩy con cháu ta tới bến bờ an lành để chúng được hạnh phúc trọn vẹn nhé, đừng cô đơn bất hạnh như ta!

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Ý NGHĨA LỄ TẠ ƠN TẠI HOA KỲ


Ý nghĩa Lễ Tạ Ơn tại Hoa Kỳ
Nguồn: Việt Báo


Mỗi nền văn hóa, mỗi quốc gia đều có hướng dẫn về cách Tạ Ơn. Như Phật Giáo có 4 ơn trọng, bên Công Giáo có các Thánh Lễ Tạ Ơn Thiên Chúa v.v... 

Ý nghĩa Lễ Tạ Ơn tại Hoa Kỳ được giải thích như sau:


Lễ Tạ
Ơn (tiếng Anh: Thanksgiving) là một ngày lễ hằng năm tại Hoa Kỳ và Canada, có ý nghĩa lúc đầu là tạ ơn Thiên Chúa đã cho sống no đủ và an lành.
Ngày và nơi diễn ra lễ Tạ
Ơn đầu tiên là chủ đề của một cuộc tranh cãi nhỏ. Mặc dù lễ Tạ Ơn sớm nhất đã được kiểm chứng là diễn ra vào ngày 8 tháng 9 năm 1565 tại khu vực ngày nay là Saint Augustine, Florida nhưng "lễ Tạ Ơ
n đầu tiên" theo truyền thống được coi là đã diễn ra tại khu vực thuộc thuộc địa Plymouth vào năm 1621.
Ngày nay, tại Hoa Kỳ, lễ Tạ
Ơn được tổ chức vào ngày thứ Năm lần thứ tư của tháng 11. Vì thế, ngày này có thể không phải là ngày thứ năm cuối cùng của tháng 11 như nhiều người lầm tưởng (thí dụ năm 2012 có đến 5 ngày thứ năm). Tại Canada, nơi có cuộc thu hoạch sớm hơn, ngày lễ này được tổ chức vào ngày thứ Hai tu
ần thứ hai của tháng 10.
Vào khoảng thế kỷ 16-17, một tộc người thường được gọi là Pilgrim ở Anh bị hoàng đế lúc đó bắt cải đạo để theo tôn giáo của ông ta. Những người này không chấp nhận và bị giam vào tù. Sau khi giam một thời gian
,
vị hoàng đế truyền họ lại và hỏi lần nữa, họ vẫn quyết không cải đạo. Hoàng đế không giam họ vào tù nữa mà nói với họ rằng nếu họ không theo điều kiện của ông ta thì họ phải rời khỏi nước Anh.
Những người Pilgrims rời khỏi Anh đến Hà Lan sinh sống nhưng họ sớm nhận ra mình không thể hoà nhập ở nơi này và lo sợ con cháu của họ sẽ bị mất gốc, một số nhóm người rời khỏi Hà Lan để đến Tân Thế Giới (Châu Mỹ) sinh sống. Những người Pilgrims đi trên một con thuyền tên là Mayflower, họ đặt chân đến Massachusetts khi đang mùa đông. Đói và lạnh, một nửa trong số họ không qua nổi mùa đông khắc nghiệt. Đến mùa xuân, họ may mắn gặp được những thổ dân da đỏ tốt bụng và cho họ ít lương thực. Người da đỏ dạy họ những cách sinh tồn ở vùng đất này như cách trồng hoa màu, săn bắt
v.v... Khi người Pilgrims đã có thể tự lo cho bản thân được, họ tổ chức một buổi tiệc để tạ ơn Chúa Trời vì đã cho họ có thể sống đến ngày hôm nay, họ mời những người da đỏ và cùng nhau ăn uống vui vẻ. Từ đó về sau, hằng năm con cháu của người Pilgrims luôn tổ chức Lễ TƠn để cảm ơn những gì tốt đẹp đã đến với cuộc sống của họ
.
Theo tài liệu, buổi
Lễ TƠ
n đầu tiên tại Hoa Kỳ do người Pilgrims tổ chức là vào năm 1621 sau một vụ thu hoạch tốt tại Plymouth, ngày nay thuộc Massachusetts.
Lễ Tạ
Ơn thường được tổ chức với một bữa tiệc buổi tối cùng với gia đình và bạn bè. Tại Canada và Hoa Kỳ, nó là một ngày quan trọng để gia đình sum họp với nhau và người ta thường đi xa để về với gia đình. Người ta thường được nghỉ bốn ngày cuối tuần cho ngày lễ này tại Hoa Kỳ: họ được nghỉ làm hay học vào ngày thứ Năm và thứ Sáu của tuần đó. Lễ Tạ Ơn thường được tổ chức tại nhà, khác với ngày Lễ Độc lập Hoa Kỳ hay Giáng Sinh là
những ngày lễ mà có nhiều tổ chức công cộng (như đốt pháo hoa hay đi hát dạo). Tại Canada, nó là một cuối tuần ba ngày, người ta thường được nghỉ vào ngày thứ Hai thứ nhì của tháng 10 mỗi năm.
Tại Hoa Kỳ, người ta thường tưởng nhớ đến một bữa ăn tổ chức trong năm 1621 giữa người da đỏ Wampanoag và nhóm Pilgrim đã di cư tại Massachusetts. Nhiều chi tiết của câu chuyện là truyền thuyết được đặt ra trong những năm 1890 và đầu thế kỷ 20 để tạo một biểu hiện sự đoàn kết quốc gia sau Nội chiến Hoa Kỳ cũng như để đồng hóa các người nhập cư.
Tại Canada, Lễ Tạ
Ơn là một cuối tuần ba ngày. Trong khi ngày Lễ Tạ Ơn nằm vào ngày thứ Hai, người Canada có thể ăn bữa tiệc vào bất cứ ngày nào trong ba ngày cuối tuần đó. Việc này thường dẫn đến việc ăn một bữa tiệc với nhóm người này hôm này rồi với nhóm khác hôm khác
.
Từ cuối thập niên 1930, mùa mua sắm cho Giáng Sinh tại Hoa Kỳ chính thức bắt đầu khi ngày Lễ Tạ
Ơn chấm dứt. Tại Thành phố New York, cuộc diễu hành Lễ Tạ Ơn của Macy được tổ chức hằng năm vào ngày này tại Manhattan. Diễu hành thường có nhiều khán đài với nhiều chủ đề, có bong bóng lớn hình các nhân vật trên TV và các ban nhạc từ những trường trung học. Diễu hành này lúc nào cũng kết thúc với một Ông già Nô-
en. Có nhiều cuộc diễu hành khác tại nhiều thành phố khác.
Trong khi ngày thứ Sáu (còn gọi là Thứ Sáu Đen) sau ngày Lễ Tạ
Ơn là ngày mua sắm đông nhất trong năm tại Hoa Kỳ, nhiều cửa hàng đã bắt đầu chào đón khách hàng với các món hàng giảm giá
cho mùa lễ ngay sau Halloween.
Bóng bầu dục (American football) thường là một phần quan trọng trong ngày Lễ Tạ
ƠAn tại Hoa Kỳ cũng như tại Canada. Các đội chuyên nghiệp thường đấu nhau trong ngày này để khán giả có thể xem trên truyền hình. Thêm vào đó, nhiều đội banh trung học hay đại học cũng đấu nhau vào cuối tuần đó, thường với các đối thủ lâu năm...

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

NHỮNG BÀI CA MÙA THU (4)

NHỮNG BÀI CA MÙA THU (4)



Mời click vào tên bài hát để nghe:
61. Tình Thu (thơ: Hải Bằng Hoàng Dân Bình) – Hương Nam diễn ngâm
62. Nhớ Thu Hà Nội (Lê Trọng Nguyễn) - Mai Hương
63. Mùa Thu Nơi Đây (Diệu Hương) - Diệu Hương 
64. Thu Tím Lá Vàng (Vân Tùng)- Mai Thiên Vân
65. Mỗi Độ Thu Về (Lê Vân Tú) – Hồ Bích Ngọc
66. Ước Hẹn Chiều Thu (Dương Thiệu Tước) - Ánh Tuyết
67. Vườn Thu (Văn Thủy) - Khánh Ly
68. Giấc Thu (Hoàng Thanh Tâm) - Lệ Thu
69. Tiếng Thu (Nhạc: Lê Thương; Lời: thơ Lưu Trọng Lư) - Thu Phương
70. Chuyển Bến (Đoàn Chuẩn & Từ Linh) - Lê Tấn Quốc - saxo
71 • Anh Đã Quên Mùa Thu/Mùa Thu Không Trở Lại
(Thúy-Hà-Tú)
72 • Buồn Tàn Thu (Lệ Thủy) - (Thanh Lan)
73 • Chiếc Lá Thu Phai (Quang Dũng-Mỹ Linh)
74 • Có Phải Em Là Mùa Thu Hà Nội (Hồng Nhung)
75 • Dạ Khúc-Thu Phôi Pha-Mưa Rơi Mãi
(Trần Thu Hà-Ngọc Anh)
76 • Đâu Phải Bởi Mùa Thu (Mỹ Linh)
77 • Giọt Mưa Thu (Khánh Hà)
78 • Gởi Gió Cho Mây Ngàn Bay (Khánh Hà)
79 • Hà Nội Mùa Thu Sớm (Mỹ Linh)
80 • Hà Nội Ngày Tháng Cũ (Sĩ Phú)

NHỮNG BÀI CA MÙA THU (3)

NHỮNG BÀI CA MÙA THU (3)



Mời click vào tên bài hát để nghe:
41. Lá Sầu Đâu (thơ: Ngô Thy Vân) - Kim Lê diễn ngâm
42. Áo Lụa Vàng (Phạm Thế Mỹ) - Hà Thanh
43. Mấy Độ Thu Về (Minh Kỳ) - Thanh Tuyền
44. Miên Khúc (Ngô Thụy Miên) – Bạch Cúc
45. Chiếc Lá Vàng Thu (Nhạc: Nguyễn Tuấn; Lời: thơ: Vương Ngọc Long) - Tấn Đạt
46. Ngàn Thu Áo Tím (Nhạc: Hoàng Trọng; Lời: Vĩnh Phúc) - Loan Châu & Ngọc Liên
47. Đêm Thu (Đặng Thế Phong) - Ngọc Thanh
48. Tâm Sự Chiều Thu (Lê Dinh) – Khánh Ly
49. Tiếng Em Hát Chiều Thu (Trần Chí Phúc) - Thanh Thu
50. Nắng Hanh Vàng (Vũ Thái Hòa) - Thái Thanh
51. Mùa Thu Cho Em (Ngô Thụy Miên) - Linh Phương - piano
52. Lời Tình Buồn (Hoàng Thanh Tâm) – Khánh Ly
53. Thu Sài Gòn (Nhạc: Thanh Hoàng; Thơ: Phương Phương) - Hồng Anh
54. Từng Chiều Mây Bay (Thanh Trang) - Tâm Hảo
55. Em, Mùa Thu Của Tôi (Nhạc: Trang Thanh Trúc; Lời: thơ Phạm Ngọc) – Quang Minh
56. Tiếng Ai Khóc Mùa Thu (Nhạc: Nguyễn Ánh 9; Lời: thơ Dương Đình Hưng) - Bích Hiền
57. Sao Vẫn Còn Mùa Thu (Ngô Thụy Miên) - Trần Ngọc Thanh Tuyền
58. Trăm Nhớ Ngàn Thương (Lam Phương) - Ý Lan & Vũ Khanh
59. Thu Về Trong Mắt Em (Phạm Mạnh Cương) – Trần Thái Hòa
60. Không Còn Mùa Thu (Việt Anh) - Trần Mạnh Tuấn – saxo

NHỮNG BÀI CA MÙA THU (2)


NHNG BÀI CA MÙA THU (2)


Mời click vào tên bài hát để nghe:

21. Trách Người Đi  (1954 - Đan Trường) - Hiếu Tâm & Hiếu Thuận

22. Lá Thư  (1953 - Đoàn Chuẩn & Từ Linh) - Vũ An Thanh

23. Chiếc Lá Cuối Cùng  (1949-Tuấn Khanh)-Đặng Nho (hắc tiêu);hòa âm: Duy Cường;Vũ Khanh giới thiệu

24. Mùa Thu Không Trở Lại  (thơ: Bùi Thanh Tiên) - Hồng Vân diễn ngâm

25. Em Ra Đi Mùa Thu  (Phạm Trọng Cầu) - Trần Chúc - hòa âm: Lê Văn Khoa

26. Nhặt Lá Vàng  (1970 - nhạc: Hoàng Trọng; lời: Vĩnh Phúc) - Quang Linh

27. Chiếc Lá Thu Phai  (Trịnh Công Sơn) – Mỹ Linh & Quang Dũng

28. Nói Với Mùa Thu  (1969 - Thanh Trang) - Hoàng Cung Fa

29. Lá Rơi Bên Thềm  (1966 - nhạc: Lê Trọng Nguyễn; lời: Nguyễn Hiền) - Tâm Hảo

30. Mùa Thu Yêu Đương   (Lam Phuơng) - Thanh Hà

31. Hoài Cảm  (Cung Tiến) - Kim Chung - guitar

32. Nước Mắt Mùa Thu  (Phạm Duy) - Lệ Thu 

33. Chuyển Bến  (Đoàn Chuẩn & Từ Linh) - Sĩ Phú - Nguyễn Đình Toàn giới thiệu

34. Thu Ly Hương  (Nhật Bằng & Đan Thọ) - Tâm Hảo 

35. Mùa Thu Ru Em  (Đức Huy) - Thanh Hà

36. Tình Là Hư Không  (Phạm Anh Dũng) - Minh Châu

37. Tuổi Xa Người  (Từ Công Phụng)- Hoàng Cung Fa & Hoàng Anh

38. Mùa Thu Xa Em  (Ngô Thụy Miên) - Mộng Trang

39. Mùa Thu Cánh Nâu  (Nguyễn Ánh 9) - Hồng Hạnh

40. Giọt Mưa Thu  (Đặng Thế Phong) - Phạm Đức Thành - đàn bầu