Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2023

GHI NHỚ VỀ 7 NĂM Ở Y KHOA ĐẠI HỌC

Nguyễn Tăng Miên


Xin gởi đến những bạn học Y khoa trước1975 và những ai muốn biết về y khoa ngày ấy để nhớ lại sinh viên y khoa đã học những gì trong 7 năm miệt mài đèn sách ở trường Đại học Y khoa thời đó.
Xin nhắc riêng một chút về năm "Dự bị Y khoa" vì đó là năm bản lề để dìu sinh viên vào 7 năm y khoa dài dằng dặc và sau đó vui buồn với cái nghề đầy trách nhiệm trước "cái sống của người trong tay mình nắm, cái chết của người trong tay mình giữ" đối với người bệnh sau này.
+Année Prémédicale (APM) đầu tiên được tổ chức vào năm 1962-1963 tại Miền Nam gồm các môn học:
-Ngoại ngữ (Anh, Pháp)
-Physique (điện và quang học)
-Chimie (hữu cơ và vô cơ)
-Biologie
-Botanique
-Sociologie
-Psychologie
-Traveaux pratiques (TP) gồm:
+Vật lý (các thí nghiệm về điện, quang học, động học ...)
+Hóa học (qua các phản ứng hóa học) xác định các chất.
+Biologie: Giải phẫu các con vật như cá, cắc ké (lézard), ếch, cua, gián ... Nhuộm các loại vi trùng...
+Botanique: làm préparations để xem kết cấu của Tế bào thực vật, các tổ chức của lá, thân, rể của cây, Các cristaux có trong thực vật ...
Nhờ có TP các bộ môn học trên mà một năm APM tạo một số kiến thức lý thuyết mới kết hợp với thực nghiệm và tạo được sự hiểu biết thực tế tường tận hơn qua các thí nghiệm ở các laboratoires khác hẳn kiến thức thuần lý thuyết ở lớp 12 trung học (để thi Tú tài 2).
Năm APM tạo cho sinh viên một số kiến thức giúp ích rất nhiều cho sinh viên vào đại học y khoa sau đó.
Năm APM đầu tiên vào niên khóa 1962-1963 có 250 thí sinh dự thi, Đậu 70 người, Chính thức vào học chỉ 55 người. Đến năm thứ 7, một số bỏ học ra nước ngoài, một số chuyển sang ngành khác, một số bị "sortie latérale" giữa chừng, một số bị "redoublant" nên cuối cùng năm thứ bảy chỉ còn có 23 người khi ra trường. Thế mới biết học y khoa hồi đó vừa lâu dài, vừa khó nhọc lại khó tốt nghiệp. Cho nên khi bị trưng tập, nhà nước hồi đó, theo cách như Pháp, gắn lon trung úy, khác với Mỹ gắn lon thiếu tá. Có rất ít người được miễn dịch gia cảnh và về làm việc tại các bệnh viện dân y.
+Sáu năm Y khoa từ năm 1 đến năm 6 (kể cả năm APM nữa là 7 năm). Bài vở hầu hết bằng tiếng Pháp. Ở Y khoa Huế có cả tiếng Anh. Sách vở, tài liệu, báo chí y khoa bằng tiêng Anh và tiếng Pháp bản gốc đầy trong thư viện.
Cuối mỗi năm phải thi viết "Écrit de fin d'année" nếu đạt 10/20 điểm thì được lên lớp trên. Nếu hỏng mà điểm thi écrit được 7 điểm trở lên thì được thi vớt "Oral de repêchage", thầy hỏi kiến thức khoảng nửa giờ (đến tối đa có khi 2 giờ), nếu vượt qua được thì lên lớp trên, nếu không thì chịu "redoublant" thêm một năm nữa. Sinh viên y khoa ngày ấy học hành nghiêm túc lắm vì nếu không sẽ bị "sortie latérale" tức đuổi khỏi trường nếu hỏng hai năm liên tiếp. Và tất nhiên là bị kêu lính vào Thủ Đức mang lon chuẩn úy bộ binh, số phận hẩm hiu! Sinh viên y khoa ngày ấy với học trình như sau:
+Năm 1:
Học các môn cơ bản như:
-1)Anatomie descriptive,
-2)Histologie (différents tissus)
-3)Embryologie,
-4)Sémiologie médicale
-5)Sémiologie chirurgicale.
-6) TP ở phòng thí nghiệm để tìm hiểu cấu trúc cơ thể học trên các bộ xương người thật.
-7) Pathologie médicale.
-8) Langues
+Năm 2:
Học các môn gồm:
-1) Anatomie des organes
-2) Histologie (differents organes)
-3) Pathologie médicale
-4) Pathologie chirurgicale,
-5) Biochimie.
-6) Mổ tử thi ở morgue.
-7) Đi stage hospitalier hằng ngày vào buổi sáng, tự tay làm các xét nghiệm về phân, nước tiểu, dosage du suc gastrique, làm VS (vitesse de sédimentation du sang) ... của bênh nhân tại labo của giáo sư. Garde hospitalière à la salle d'urgence.
+Năm 3:
Học các môn:
-1) Bactériologie (mỉcobiology)
-2) Parasitologie
-3) Neurologie
-4) Pharmacologie
-5) Obstẻtique
-6) Pathologie médicale
-7) Pathologie chirirgicale.
-8) Physiologie
+Năm 4:
Học các môn gồm:
-1) Anapathologie
-2) Maladies contagieuses
-3) Médecine opératoire
-4) Pneumo-ptysiologie (pneumopathies +Tuberculose pulmonaire).
-5) Urologie - Néphrologie
-6) Neurologie
-7) Dermatologie
-8) Pédiatrie
-9) Cardiologie
-10) Psychiatrie
-11) Colloques médicale et chirurgicale: Một số chuyên đề về chuyên môn.
-12) Stage ở khoa sản, phải đỡ đẻ đủ 30 ca.
+Năm 5:
Học các môn gồm:
1) Médecine légale
2) Maladies tropicales
3) Médecine préventive
4) Médecine traditioneelle
5) Déontologie
6) Đi thực tập tại các bênh viện trong 4 khoa chuyên môn chính gồm các khoa Nội, Ngoại, Sản, Nhi được phân đều trong 9 tháng.
+Năm 6:
Chủ yếu học lâm sàng là chính, sinh viên bắt đầu tự tiếp xúc, thăm khám, chẩn đoán và điều trị một số bệnh để làm quen với xử trí tự lập trước khi ra trường, trực tiếp chữa trị cho bệnh nhân. Năm thứ 6 chủ yếu:
-1) Đi stage tại các bênh viện là chính. Trực gác chính thức tại bệnh viện với tư cách nội trú (interne fonctionnel). Stage ở các phòng Ngoại khoa, Nội khoa, Nhi khoa, Sản khoa. Tham gia chẩn đoán, phụ mổ, đỡ đẻ và điều trị bệnh. Có thể được tự mổ chính một số các ca bênh nhẹ, tự chẩn đoán và chỉ định mổ. Những sinh viên y khoa thực tập ở "Trung tâm y tế toàn khoa Đà Nẵng" được phép mổ các bệnh nhân phần lớn là "chirurgie de guerre" (y khoa thời chiến) và mổ đẻ Césarienne vì thuộc loại phẫu thuật cấp cứu. Trong thời gian đó, chuẩn bị luận án để trình thèse ra trường với học vị Tiến sĩ y khoa quốc gia (Docteur d'État en médecine). Cũng xin nói thêm là nếu đi stage ngoại khoa ở "Trung tâm y tế toàn khoa Đà Nẵng" thì được tự tay mổ rất nhiều trường hợp. Tôi đã được mổ đến 125 trường hợp lớn nhỏ trong một tháng ở đó (theo thống kê của phòng mổ năm đó). Còn nếu đi stage ở phòng khám bệnh viện Từ Dũ ở Saigon thì ở đó có đủ rất nhiều loại bệnh về gynécologie và ở đó (1968) có khám vô sinh cả nam và nữ với "test de Hühner", "épreuve de Cotte" và "ínsufflation tubaire" với máy ghi giản đồ sóng. Học xong năm thứ bảy thì bị trưng tập ngay, dù chưa trình thèse, vào quân đội với cấp bậc và danh gọi "Y sĩ Trung úy". Danh từ Y sĩ dành riêng để gọi tất cả các cấp bậc bác sĩ trong quân đội hiện dich và trưng tập thời ấy. Còn bác sĩ thường dân "civil" vẫn gọi là Bác sĩ.
Ngày đó, bác sĩ sau học trình 7 năm có thể đệ trình thèse ngay để thành tiến sĩ y khoa hay trễ hơn sau đó vài năm sau vì viết thèse thường bằng tiếng Pháp và phải có thầy đủ học vị để làm "patron". Vì danh dự của patron nên các thầy rất nghiêm túc trong việc viết thèse. Vì thế, khi trình thèse thì sinh viên luôn đỗ với mention thấp nhất là "très bien" (rất giỏi) và cao hơn là "mention honorable" (hạng danh dự) và cao nhất là " mention très honorable" (hạng tối danh dự). Khi trình thèse rồi họ mới có quyền gia nhập y sĩ đoàn và có quyền mở phòng khám bệnh. Y sĩ đoàn gồm "Y sĩ đoàn quốc gia" và "Y sĩ đoàn tư nhân". Họ tự chịu trách nhiệm về hành động của họ theo luật nhà nước, qui định của Y sĩ đoàn, tuân thủ "Nghĩa vụ luận" của ngành y tế và chịu trách nhiệm với lương tâm người thầy thuốc đối với bệnh nhân.
Ngày ấy, giới bác sĩ được mọi người rất xem trọng.

Không có nhận xét nào: