Nhãn
- Ca nhạc (266)
- Con người và thiên nhiên (52)
- Địa Lý - Đất Nước (27)
- Giới Thiệu (5)
- Khoa Học - Kỹ Thuật (20)
- Kiến Thức Phổ Thông (25)
- Lễ Hội (78)
- Lễ Hội - Phong tục (77)
- Lịch Sử & Nhân Vật (62)
- Lời Hay Ý Đẹp (45)
- Nghệ Thuật (113)
- Ngôn Ngữ (19)
- Người Việt khắp nơi (57)
- Sức Khỏe & Đời Sống (203)
- Thắng Cảnh - Du Lịch (178)
- Thơ (179)
- Thực Phẩm (15)
- Tôn Giáo (15)
- Văn Hóa (4)
- Văn Xuôi - Truyện Ký (155)
- Video Chọn Lọc (34)
- Vui Cười (33)
- Xiếc - Ảo Thuật (31)
Chủ Nhật, 30 tháng 5, 2021
Thứ Hai, 24 tháng 5, 2021
PHƯỢNG THẮM TRƯỜNG XƯA
PHƯỢNG THẮM TRƯỜNG XƯA
Sáng tác: Minh Nhã Nguyễn Thanh Dũng
Hòa âm: Nhạc sĩ Võ Hải
Tiếng hát: Ca sĩ Hà Thanh
Chủ Nhật, 23 tháng 5, 2021
Thứ Hai, 17 tháng 5, 2021
BÍ MẬT CỦA ROLEX
BÍ MẬT CỦA ROLEX
Trọng Đạt
Bí mật của Rolex, thương hiệu kiên cố theo thời gian: Trong thành công ẩn chứa cái lý nhân sinh.
Mọi người đều khao khát sở hữu một chiếc đồng hồ Rolex đắt giá được trưng bày trong những tủ kính sang trọng ngoài kia. Thế nhưng ít ai biết rằng doanh nghiệp chế tác ra những chiếc đồng hồ này lại không có người sở hữu, nó cũng không phải đóng thuế cho quốc gia và đặc biệt là chẳng ai biết được họ kiếm được bao nhiêu tiền từ việc bán đồng hồ.
Tài năng kinh doanh tạo nên một thương hiệu huyền thoại.
Hans Wilsdorf khi đã gây dựng được sự nghiệp cùng chiếc đồng hồ.
Năm 1902, Hans Wilsdorf cùng người họ hàng là Alfred Davis thành lập công ty Wilsdorf and Davis (W and D) tại London, chuyên kinh doanh các loại đồng hồ Thụy Sĩ. Thế nhưng, tên công ty ông dường như quá dài và khó phát âm, vì vậy Wilsdorf muốn chọn một cái tên dễ nhớ hơn với tất cả các quốc gia và ngôn ngữ. “Rolex” đã ra đời với lý do như thế.
Trong thời gian này, chiến tranh thế giới khiến việc kinh doanh ở Anh chẳng mấy khá khẩm, giá các loại kim loại quý tăng mạnh. Vì vậy ông quyết định chuyển hướng hoạt động của công ty sang Geneva, Thụy Sĩ. Kể từ đó, cái tên Rolex trở thành thương hiệu của một loại đồng hồ cao cấp xứ sở Bắc Âu.
Cuộc đời bất hạnh .(Ảnh: Jake’s Rolex World)
Wilsdorf quả thật là người biết làm ăn, ông tận dụng mọi cơ hội quảng bá và liên tục cải tiến sản phẩm, khiến cho việc kinh doanh phát đạt không ngừng. Thế nhưng, niềm vui kéo dài không lâu thì bất hạnh đã ập đến với ông. Năm 1944, người vợ thân yêu của ông qua đời, đáng tiếc hơn nữa là họ chưa kịp có với nhau một người con nào.
Vì tình yêu sâu đậm dành cho vợ, Wilsdorf quyết định không kết hôn thêm lần nào nữa. Từng là một đứa trẻ mồ côi, và giờ đây một lần nữa không có ai để sẻ chia tình cảm, thật khó mà tưởng tượng nổi Wilsdorf đã khó khăn như thế nào để vượt qua.
Kể từ đó ông quyết định xây dựng một quỹ từ thiện mang tên mình. Sử dụng toàn bộ cơ nghiệp mà mình gây dựng được để tài trợ cho những trẻ em mồ côi có hoàn cảnh khó khăn như ông ngày xưa. Tất nhiên, Rolex cũng nằm trong danh sách tài sản được quyên góp.
Dù sao Rolex cũng là đứa con tinh thần đã tốn nhiều tâm sức của Wilsdorf. Ông không thể phó thác nó cho một ai khác, ông muốn cái tên Rolex trường tồn với thời gian. Vì thế, người chủ doanh nghiệp này đã chọn một cách khác để quyên tặng nó.
Trong di chúc của mình, Rolex sẽ được giao cho quỹ từ thiện kể trên. Hơn nữa sẽ có một hội đồng quản trị gồm 5 người sẽ thay ông vận hành công ty, nhưng không có ai là chủ sở hữu của nó cả. Hội đồng quản lý Rolex với 2 mục tiêu cơ bản. Một là duy trì và phát triển Rolex trở thành doanh nghiệp trường tồn với thời gian. Hai là, sử dụng lợi nhuận kiếm được để tài trợ cho các hoạt động từ thiện.
Những thành công của một tổ chức phi lợi nhuận.
Giờ đây Rolex là chiếc đồng hồ đắt giá mà mọi quý ông đều muốn sở hữu.
Cách làm này đem lại một lợi thế cạnh tranh không ngờ tới cho Rolex. Kể từ khi nó được trao cho quỹ từ thiện, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trở thành hoạt động phi lợi nhuận và nghiễm nhiên không phải đóng thuế. Vì mục tiêu tài trợ cho các hoạt động từ thiện và lưu giữ cái tên Rolex như một di sản của Wilsdorf, hoạt động kinh doanh của nó không bị kiểm soát bởi chính phủ. Và gần như chẳng ai biết được doanh thu chính xác của nó là bao nhiêu.
Tuy nhiên, có nhiều đồn đoán rằng doanh thu hàng năm của Rolex rơi vào khoảng 4 tỷ USD/năm. Vì không phải chia cổ tức cho bất kỳ ai, nhiều người ước tính, dù Rolex không bán ra một chiếc đồng hồ nào, nó vẫn có đủ tiền để duy trì hoạt động trong nhiều năm sau đó. Và dĩ nhiên công ty này trở thành tổ chức phi lợi nhuận tạo ra lợi nhuận lớn nhất thế giới.
Cũng vì thế mà chính sách đãi ngộ của Rolex dành cho nhân viên cũng khiến nhiều người thèm muốn. Bên cạnh khoản lương hậu hĩnh, nhân viên ở đây cũng có nhiều kỳ nghỉ hấp dẫn quanh năm. Do đó tỷ lệ thôi việc ở Rolex chỉ là 1%, mà trong ngành kỹ nghệ đồng hồ thì những nhân viên có tay nghề cao cũng đáng giá cả một gia tài.
Mấy ai hiểu được cái lý nhân sinh, tiền bạc của cải là vật ngoài thân?
Mặc dù Wilsdorf chỉ còn là một cái tên ít người biết đến, nhưng đứa con tinh thần của ông vẫn đang tiếp tục lớn mạnh. Và giờ đây vẫn có biết bao người ao ước được một lần đeo chiếc đồng hồ thời thượng và lịch lãm như thế trên tay.
Có người đến khi chết vẫn cố nắm chặt tất cả, thế nhưng có lẽ cách tốt nhất để mọi thứ được lưu giữ lại chính là thả tay ra. Rolex ngày nay không phải là một doanh nghiệp do ai đó sở hữu, và nó cũng không phục vụ cho bất kỳ cá nhân nào. Nó phục vụ tất cả mọi người!
Thứ Ba, 11 tháng 5, 2021
TIẾNG ĐÓNG CỬA
(Tác giả không ghi lại tên)
Tôi mới chuyển đến nơi ở mới, cứ gần nửa đêm
đang lúc ngủ ngon, tôi bị thức giấc vì tiếng đóng cửa rất mạnh ở lầu trên và
tiếng chân lộp cộp rất khó chịu. Nhiều ngày kế tiếp nhau, vẫn tiếng đóng cửa và
tiếng dép vào đúng giờ ấy khiến tôi không sao chịu nổi.
Mẹ tôi khuyên: "Thôi con à, chúng ta mới
đến, con đừng vội kẻo làm mất lòng hàng xóm". Tôi đem chuyện ra than thở
với mấy người trong xóm. Có người khuyên: "Bà và chị cố gắng chịu đựng
tiếng đóng cửa đó một thời gian. Chắc sẽ không lâu đâu ... ".
Rồi người ấy nói tiếp: "... Nửa năm
trước, người cha bị tai nạn xe qua đời và người mẹ bị ung thư, liệt giường,
không đi lại được. Tiếng đóng cửa đó là của người con. Hoàn cảnh khá đáng thương,
xin bà và chị thông cảm! Cậu thanh niên này mới chỉ độ 16 tuổi. Tôi tự nhủ:
"Trẻ người non dạ, cố chịu đựng thôi".
Tiếng đóng cửa vẫn tiếp tục xảy ra. Tôi quyết
định lên lầu nhắc nhở. Cậu bé mở cửa, hốt hoảng xin lỗi: "Dì thứ lỗi, cháu
sẽ cố gắng cẩn thận hơn ...".
Thế nhưng cứ khi tôi vừa thiu thiu giấc ngủ,
tiếng đóng cửa quen thuộc lại vang lên đập vào tai tôi như thách thức.
Mẹ tôi an ủi: "Ráng đi con, có lẽ nó quen
rồi! Từ từ mới sửa được...". Rồi khoảng một tháng sau, đúng như lời mẹ
nói, tiếng đóng cửa đột nhiên biến mất. Tôi nằm trên giường nín thở lắng tai
nghe, tiếng khép cửa thật nhỏ và bước chân nhẹ nhàng cẩn thận.
Tôi nói với mẹ: "Mẹ nói đúng thật!"
nhưng tôi bỗng bất ngờ... khi thấy hai mắt mẹ tôi ngấn lệ. Mẹ tôi nghẹn ngào
nói: "Mẹ thằng bé trên lầu đã ra đi rồi, tội nghiệp thằng bé, ban ngày đi
học, đêm đến quán chạy bàn. Nó cố gắng đi làm thêm để kiếm tiền chạy chữa cho
mẹ nhưng rồi bà ấy vẫn không qua khỏi".
Trong tình hàng xóm, tôi sắp xếp thời gian đi
viếng người phụ nữ ấy. Cậu bé cúi thấp đầu, tiến đến gần tôi và nói: “Dì! Nhiều
lần cháu làm Dì mất ngủ, cháu xin Dì tha lỗi".
Rồi cậu nói trong tiếng nấc: "Mẹ cháu mỗi
ngày một yếu, nói không được, nghe không rõ. Cháu đóng cửa mạnh để mẹ biết cháu
đã về, có thế bà mới an tâm ngủ. Nay mẹ cháu không còn nữa, Dì ạ!".
Nghe câu chuyện, tôi bỗng cảm thấy như bị ù
tai, lệ từ hai khóe mắt tôi bỗng tuôn trào ra ... Tôi thấy mình quả là vô tâm,
thiếu cảm thông với hoàn cảnh của người khác.
Thứ Bảy, 8 tháng 5, 2021
Thứ Năm, 6 tháng 5, 2021
LUẬN BÀN CHỮ NGHĨA TIẾNG VIỆT
LUẬN BÀN CHỮ NGHĨA TIẾNG VIỆT
Là người Việt, chúng ta cần
phải nói và viết tiếng Việt cho chính xác. Hiện nay có nhan nhản những chữ dùng
sai và những lỗi in sai trên các sách báo và trong các buổi phát thanh ở quốc nội
cũng như quốc ngoại, tôi thật sự lo lắng tiếng Việt sẽ dần dần mất đi sự chuẩn
xác vì chiều hướng sử dụng sai từ ngữ hoặc viết sai chính tả. Thật buồn là một bộ phận giới
trẻ chỉ mải mê vào các cuộc giải trí mang tính công nghệ (chat, game online…)
mà quên không chịu đọc (hoặc không thích đọc) sách báo nói chung. Phải chịu đọc
nhiều, tham gia giao tiếp xã hội, chịu học hỏi thì chúng ta mới hình thành một
khả năng ngôn ngữ ổn định, có khả năng trau dồi sự diễn đạt ngôn ngữ của mình
và có thể đánh giá được sự đúng sai. Thậm chí ngay trong bài viết này, nhiều
người đã không thèm quan tâm (hoặc cho là tôi nói sai) rồi vẫn cứ tiếp tục dùng
chữ không chính xác theo ý nghĩ chủ quan của mình.
Tiếng Việt chúng ta phần lớn
gồm những tiếng Hán-Việt nên nếu không thông hiểu ngữ nghĩa thì rất dễ sử dụng
sai, nhất là đối với các từ cùng âm khác nghĩa. Lúc đầu chỉ có một số người
dùng sai, sau đó nhiều người bắt chước dùng theo rồi dùng mãi nghe quen tai nên
cứ tưởng là đúng. Tôi
thấy nhiều người kể cả một số nhà văn, nhà báo, đều sử dụng một số từ ngữ tiếng
Việt không chính xác như sau:
Cặp
đôi:
Cặp có nghĩa là hai vật hoặc hai cá thể đi đôi với nhau. Đôi có nghĩa là hai vật
hay hai cá thể. Người ta nói “đôi vợ chồng” hoặc “cặp vợ chồng”, “đôi tình
nhân” hoặc “cặp tình nhân”, “ đôi trai gái” hoặc “cặp trai gái” v.v… Không biết
có phải người ta có ý muốn nhấn mạnh hay sao chứ riêng tôi thấy dùng từ ngữ “cặp
đôi” (2+2=4) để diễn tả 2 cá thể thì nghe không hợp lý. Mới đây có người dùng từ
ngữ “bộ đôi” diễn tả trường hợp này, tôi thấy có vẻ chính xác!
Có
ngoại hình:
“Ngoại hình” nghĩa là hình thức bên ngoài thì ai cũng có, chỉ khác nhau là đẹp
hay xấu thôi! Thế mà có nhiều nơi rao tuyển nữ thư ký hoặc nữ tiếp viên đều nêu
“cần tuyển nữ thư ký (hoặc nữ tiếp viên) có ngoại hình” nghĩa là thế nào?
Công
hàm độc thân:
“Công hàm” là một văn thư chính thức của một chính phủ gởi cho một chính phủ
khác như công hàm ngoại giao (diplomatic note) là văn thư trao đổi giữa hai Bộ
Ngoại giao của hai chính phủ. Còn cái “giấy chứng nhận chưa kết hôn” do chính
quyền địa phương cấp mà người nào đó đã gọi là “công hàm độc thân” rồi các cơ sở
dịch vụ di trú bắt chước gọi theo, gọi hoài nghe quen tai cứ tưởng là đúng. Hai
chính phủ đâu có trao đổi gì qua cái giấy này!
Chất
lượng:
Người ta thường đánh giá một sự vật về hai phương diện: số lượng (quantity) và
phẩm chất (quality). Bây giờ, người ta thường dùng “chất lượng” để thay thế cho
“phẩm chất” là không đúng vì “lượng” có nghĩa là mức độ ít nhiều có thể xác định
được, là số nhiều ít chứ không phải là phẩm tính; còn “phẩm chất” là trạng thái
trừu tượng không thể tính bằng “lượng” được.
Chuẩn
đoán:
“Chuẩn đoán” không có nghĩa. Đúng ra là “chẩn đoán” có nghĩa là xem xét để suy
đoán bệnh tình (chẩn = nhìn ngó, xem xét).
Chuyển
ngữ:
“Chuyển ngữ” (danh từ) có nghĩa là ngôn ngữ được dùng làm công cụ truyền thụ kiến
thức. Ví dụ: tiếng Việt được dùng làm chuyển ngữ trong bậc đai hoc. Còn chuyển đổi nội dung văn bản từ
ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác thì gọi là “dịch thuật” (động từ) hay “phiên dịch”
(động từ). Ví dụ, phiên dịch một bài báo tiếng Anh sang tiếng Việt. Vậy dùng
“chuyển ngữ” (danh từ) để diễn tả hành động phiên dịch một văn bản là sai.
Dưới
tuổi vị thành niên và trên tuổi vị thành niên: Theo quy định
pháp luật hiện hành của nhiều nước trong đó có Mỹ và Việt Nam thì đời người có
2 độ tuổi rõ ràng: vị thành niên có nghĩa là người chưa trưởng thành (vị =
chưa) dưới 18 tuổi và thành niên (= người đã trưởng thành trên 18 tuổi). Vì vậy,
không có độ tuổi nào được gọi là dưới hay trên tuổi vị thành niên cả.
Đảng cộng sản Trung cộng: “Trung cộng” có
nghĩa là “đảng cộng sản Trung quốc”. Vì vậy, nếu nói “đảng cộng sản Trung cộng”
tức là đã nói trùng lặp ý.
Đề
kháng:
Từ ngữ “đề kháng” được mọi người dùng nên nghe quen tai rồi thấy là đúng chứ thật
ra chữ chính xác là “để kháng” (từ Hán-Việt) có nghĩa là chống cự lại.
Đương
cáo:
Trong một vụ kiện có “nguyên cáo và bị cáo” hoặc “nguyên đơn và bị đơn” chứ
không có nhân vật nào được gọi là đương cáo cả! Từ này mới được chỉ có một tác
giả vừa sáng tạo nên không có trong từ điển tiếng Việt và trở nên vô nghĩa.
Giải
phóng mặt bằng, giải phóng kho bãi: “Giải phóng” nghĩa là làm cho thoát cảnh
áp bức hoặc sự tù hãm để được tự do. Ví dụ: phong trào giải phóng dân tộc, giải
phóng phụ nữ… nhưng bây giờ, người ta dùng từ ngữ “giải phóng” để diễn tả việc dẹp
bớt những cản trở để thực hiện một mục đích nào đó như “giải phóng mặt bằng, giải
phóng kho bãi…” thay vì “giải tỏa mặt bằng, giải tỏa kho bãi…”
Hạ
nghị sĩ:
Quốc hội Hoa Kỳ (United
States Congress) là cơ quan lập pháp lưỡng
viện của Chính quyền Liên bang Hợp Chúng quốc
Hoa Kỳ. Quốc hội Hoa Kỳ gồm có
Hạ viện (House of Representatives,
còn gọi là Viện Dân biểu) và Thượng viện (Senate). Hạ viện có
435 thành viên được gọi là “dân biểu” (Representatives và được viết tắt là
Rep.). Thượng viện có tổng cộng 100 thượng nghị sĩ (senators). Không có chữ tiếng
Anh nào được dịch là “hạ nghị sĩ” nên gọi như thế là sai. Các quốc gia khác như
Anh, Pháp… có quốc hội lưỡng viện cũng không dùng chữ nào có nghĩa là “hạ nghị
sĩ” hết!
Hạch
nhân: Từ
ngữ “hạch nhân” không có nghĩa, chỉ có “hạch tâm” hoặc “hạt nhân nguyên tử”
nghĩa là phần trung tâm của nguyên tử gồm những phần tử tích điện dương và những
phần tử không tích điện.
Hải
quan:
Hiện nay, trong nước dùng từ “Hải quan” để chỉ cơ quan kiểm soát và đánh thuế
xuất nhập cảnh như “Hải quan Tân Sơn Nhất” trong khi Tân Sơn Nhất không có biển
(hải) và dùng từ “Thuế quan” để chỉ loại thuế xuất nhập khẩu. Đúng ra chỉ dùng
một từ ngữ “Thuế quan” hoặc “Quan thuế” (customs) để chỉ cả 2 trường hợp là loại
thuế và cơ quan đánh thuế xuất nhập cảnh.
Hoành
tráng:
“Hoành tráng” nói về tranh, tượng, tác phẩm nghệ thuật có quy mô đồ sộ. Nếu gọi
một ngôi nhà hoặc một đám cưới là “hoành tráng” thì chữ nghĩa đã bị lạm dụng
quá đáng!
Hôn
phu và hôn thê: Hai từ ngữ này đều
vô nghĩa và không có trong tự điển tiếng Việt. Nếu muốn nói là chồng hay vợ
chưa cưới thì phải viết hay nói là “vị
hôn phu” hoặc “vị hôn thê” (vị =
chưa; vị hôn = chưa cưới, dùng để bổ nghĩa cho phu hoặc thê).
Nhân đây, để phân biệt rõ nghĩa của từ, xin
nói thêm về từ “vị” là tiếng Hán-Việt
có nhiều từ đồng âm khác nghĩa như
sau:
* Vị có nghĩa là “chưa” như đã nói trên.
* Vị có nghĩa là “vì” như vị kỷ, vị ngã,
vị tha, vị nhân, vị nể, vị quốc vong thân…
* Vị có nghĩa là “chức vụ, ngôi thứ” như
danh vị. học vị, chức vị, thoái vị…
* Vị có nghĩa là “từng người” (có ý tôn
kính chức vụ, danh hiệu) như quý vị, liệt vị, chư vị, vị vua, vị chủ tịch, vị đại
biểu…
* Vị có nghĩa là “chỗ, vị trí” như bài vị,
linh vị, yên vị, kế vị, hư vị, đồng vị, hoán vị, nhân vị, phương vị…
* Vị có nghĩa là “cảm nhận được bằng lưỡi”
như vị giác, khẩu vị, gia vị, hải vị, mỹ vị, vô vị, vị ngọt, vị mặn…
* Vị có nghĩa là “thứ, nói về thành phần
trong tổng thể” như ngũ vị hương, lục vị, bát vị…
* Vị có nghĩa là “từng dược liệu trong
thang thuốc đông y” như thang thuốc thập vị, mỗi vị 2 chỉ…
* Vị có nghĩa là “nói” như vị chi (năm với
năm vị chi mười), vị ngữ, chủ vị…
* Vị có nghĩa là “tập hợp, loai” như tự
vị (từ điển).
* Vị có nghĩa là “dạ dày” như tỳ vị (lá
lách và dạ dày).
*Vị có nghĩa là ngôi thứ 8 trong 12 địa
chi, còn gọi là “mùi” như tuổi đinh mùi hay đinh vị, tuổi tân mùi hay tân vị
v.v…
* Vị có nghĩa là con nhím. Vân vân…
Hỗ
trợ:
“Hỗ trợ” có nghĩa là giúp đỡ lẫn nhau, đồng nghĩa với “tương trợ” (hỗ = tương =
lẫn nhau; trợ = giúp). Nếu một bên đơn
phương giúp bên kia như chính phủ xuất ngân sách giúp người dân trong cơn đại dịch
thì không thể gọi là “tiền hỗ trợ” (vì
người dân đâu có giúp lại chính phủ) mà phải gọi là “tiền cứu trợ” hay “tiền trợ
cấp” hoăc một luật sư có dịch vụ giúp đỡ đồng hương về mặt pháp lý thì nên dùng
từ ngữ “giúp đỡ pháp lý” (vì đồng hương không
giúp gì lại cho người luật sư). Như vậy, nếu đơn phương giúp đỡ người khác thì
tùy trường hợp dùng các từ ngữ: giúp đỡ, trợ giúp, trợ lực, ủng hộ, bảo trợ…
(không có chữ “hỗ” trong trường hợp này). Còn một cách giúp đỡ nữa gọi là “yễm
trợ” (danh từ quân sự) có nghĩa là che chở và giúp đỡ bằng hỏa lực.
Huyền
thoại:
“Huyền thoại” có nghĩa là câu chuyện sâu kín, huyền hoặc, không đúng sự thật.
Vì vậy, những câu chuyện về Lý Tử Long, Trịnh Công Sơn… là những giai thoại chứ
không thể gọi là “Huyền thoại Lý Tử Long” hoặc “Huyền thoại Trịnh Công Sơn”
v.v…
Lễ
vu quy: “Vu
quy” có nghĩa là “về nhà chồng”. Trong những thiệp
cưới, người ta thường ghi “Trân trọng báo tin lễ thành hôn và vu quy của con
chúng tôi”. Thật ra, chữ “lễ thành hôn” đã đủ nghĩa là “lễ cưới” áp dụng cho cả
trai lẫn gái và “vu quy” chỉ là một hành động của cô dâu đi về nhà chồng sau lễ
cưới, tất nhiên chỉ là một phần trong lễ thành hôn chứ không có một lễ riêng biệt. Cặp trai gái này được gọi là “đôi tân
hôn” (căp vợ chồng mới cưới) nên không phải chỉ bên nhà trai mới dùng từ ngữ
“tân hôn” mà vì vậy nên bên nhà gái phải treo chữ “vu quy” trước cổng nhà mình để
phân biệt (!). Như vậy, cả hai bên đều dùng chữ “HÔN LỄ” để treo trước cổng
nhà mình là chính xác nhất! Nói vậy nhưng gần như thành tập quán rồi nên chẳng
ai chịu nghe, lại còn sợ làm khác đi thì sẽ bị người ta cười (!)
Măt bằng: “Mặt bằng’ là một khu đất
bằng phẳng để xây dựng nhà cửa hoặc làm cái gì trên đó. Ví dụ: mặt bằng của nhà
máy, mặt bằng của bến xe v.v… Bây giờ, người ta lại nói “mặt bằng dân trí, mặt
bằng kỹ thuật công nghệ…” thì thật khó hiểu! Có lẽ phải nói “về mặt (phương diện)
dân trí, về mặt (phương diện) kỹ thuật công nghệ v.v…
Miễn phúng điếu: “Phúng điếu” có nghĩa là
mang tiền và lễ vật đến thăm viếng chia buồn cùng tang quyến. Nếu nói là “miễn
phúng điếu” tức là miễn cả việc mang lễ vật lẫn thăm viếng. Vì thế, nếu tang
gia không muốn nhận tiền hoặc vòng hoa thì phải nói rõ: “miễn tiền phúng điếu” hoặc
“miễn vòng hoa phúng điếu”.
Môn
đăng hộ đối:
Đây là thành ngữ chữ Hán-Việt thường được dùng rất quen tai mà ít ai để ý đến chỗ
sai (‘môn đăng’ có nghĩa là “cái đèn trước cửa”). Đúng ra là “Môn đương hộ đối”
có nghĩa là nhà cửa ngang nhau, gia đình xứng đáng với nhau, nói về sự tương
đương về gia thế giữa hai bên đàng trai và đàng gái trong hôn nhân.
Nhà
khoa học gia hoặc nhà chính trị gia v.v…: “Gia” (tiếng Hán-Việt) nghĩa là “nhà”
nên chỉ dùng một chữ “nhà” hoặc một chữ “gia” cho khỏi trùng ý (nhà khoa học hoặc
khoa học gia, nhà chính trị hoặc chính trị gia, nhà kinh tế hoặc kinh tế gia
v.v…).
Quá
tam ba bận:
Thành ngữ này không có nghĩa gì cả! “Quá tam” (tiếng Hán-Việt) nghĩa là quá ba
mà “quá tam ba bận” tức quá ba ba bận là thế nào? Lại còn có người nói “nhất
quá tam” (một quá ba) nghĩa là gì? Chính xác phải là “sự bất quá tam” ý nói
phàm ở đời, việc gì cũng không nên làm quá nhiều lần, tối đa là ba lần. Ví dụ: Tha
thứ kẻ lầm lỗi, chỉ nên tha ba lần, nếu còn tái phạm lần thứ tư thì phải bị trừng
phạt. Thất bại trong công việc gì thì đến lần thứ tư cũng phải cố gắng làm cho
thành công.
Sát
nhập:
“Sát nhập” là vô nghĩa. Đúng ra là “sáp nhập” có nghĩa là gom lại làm một. Ví dụ,
hai hay ba đơn vị sáp nhập thành một đơn vị.
Tài
khoản:
“Tài khoản” nghĩa là khoản tiền như tài khoản ngân hàng là khoản tiền gởi tại
ngân hàng. “Tài khoản” được dịch từ tiếng Anh là account nên Facebook account.
Google account… được dịch là Tài khoản Facebook, Tài khoản Google… trong khi ở các
nơi đây không dính líu gì đến đồng tiền cả. Thật ra “account” có 2 nghĩa: 1.
Khoản tiền 2. Trương mục (bản kê khai, bản miêu tả) nên mới có sự phiên dịch
không đúng. Vì vậy, phải gọi là Trương mục Facebook, Trương mục Google… thì mới
chính xác.
Tào
khang:
Từ ngữ “tào khang” được mọi người dùng nên nghe quen tai rồi cho là đúng chứ thật
ra phải nói là “tao khang” mới đúng. “Tao khang” (từ Hán-Việt) được định nghĩa
là: 1. Bả rượu và gạo tấm là thức ăn của người nghèo (nghĩa đen). 2. Chỉ người
vợ lấy mình từ thuở nghèo nàn (nghĩa bóng). Ví dụ: Nặng tình cát lũy, nhạt tình
tao khang (truyện Kiều). Tình cát lũy là mối tình đối với vợ lẻ, tình tao khang
là mối tình đối với vợ cả.
Thuyền quyên: Đúng ra là “thiền quyên”
nghĩa là đẹp đẽ, duyên dáng nói về người đàn bà, con gái (gái thiền quyên)
nhưng người ta thường quen dùng “thuyền quyên” nên mới cứ tưởng là đúng.
Trao đổi ý kiến: “Trao đổi” nghĩa là chuyển
qua lại cho nhau những vật tương đương (nhận lại cái gì thay thế cho cái mà
mình đã đưa ra). Do đó, ý kiến không thể trao đổi cho nhau mà chỉ có thể thảo
luận, tranh luận hay bàn bạc.
Trù trì: Người ta thường nói vị sư “trù trì” một
ngôi chùa. Thật ra phải nói là “trụ trì”mới
đúng chứ không phải “trù trì” hay “trú trì” vì chữ “trụ” có nghĩa là “còn đấy”.
Hễ cái gì đang ở vào thời kỳ còn đấy thì gọi là “trụ”. Trụ trì Phật bảo nghĩa
là Phật ở đời mãi mãi. Trụ trì tam bảo nghĩa là Phật tịch rồi nhưng còn tượng
Ngài lưu lại. Trụ trì pháp bảo nghĩa là Phật tuy tịch rồi nhưng kinh sách của
Ngài còn lưu truyền. Trụ trì tăng bảo nghĩa là Phật tuy tịch rồi nhưng còn các
vị xuất gia tu hành kế tiếp làm việc Phật. Vì thế, có một vị sư nào làm chủ
trông nom cả một ngôi chùa thì gọi là vị “sư trụ trì”. Cũng như nơi làm việc của
một cơ quan gọi là trụ sở như trụ sở ủy ban, trụ sở hội đoàn, trụ sở công ty…
Còn “trú sở” là nơi ở tạm, nơi trú quán.
Việt kiều: “Kiều” (tiếng Hán-Việt)
có nghĩa là trú ngụ ở nước ngoài. “Việt kiều” là tiếng của người bản xứ (Mỹ,
Anh, Pháp v.v…) gọi người Việt trú ngụ tại nước họ như chúng ta gọi người Tàu
trú ngụ tại nước mình là Hoa kiều vậy. Còn người Việt trong nước gọi đồng bào
mình trú ngụ ở nước ngoài là “kiều bào”. Nói chung, những người dân bất cứ của
nước nào đến trú ngụ tại một nước khác thì gọi là kiều dân (= dân trú ngụ ở nước
ngoài).
Yếu
điểm:
“Yếu điểm” (từ Hán-Việt) có nghĩa là điểm chính, điểm trọng yếu (điểm quan trọng
và chính yếu). “Điểm yếu” (từ thuần Việt) có nghĩa là điểm yếu kém, đồng nghĩa
với “nhược điểm” hoặc “khuyết điểm” (điểm thiếu sót) đều là những từ Hán-Việt.
Có rất nhiều người đã hiểu một cách nhầm lẫn “yếu điểm” là “điểm yếu” (!).
Thứ Hai, 3 tháng 5, 2021
VỊ TƯỚNG KHAI SINH ĐẤT SÀI GÒN.
VỊ TƯỚNG KHAI SINH ĐẤT SÀI GÒN.
Người mang gươm mở cõi đặt nền móng cho sự định cư lâu dài của người Việt vào những ngày tháng 2, hình thành lên vùng đất trù phú bậc nhất từng được ví như Hòn ngọc Viễn Đông, là danh tướng Nguyễn Hữu Cảnh. Ông tên thật là Nguyễn Hữu Thành, húy Kính, tộc danh là Lễ, sinh năm 1650 ở huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình (nay là huyện Quảng Ninh, Quảng Bình) và là con thứ ba của danh tướng Nguyễn Hữu Dật.
Thuộc dòng dõi con nhà tướng, tổ tiên là Đinh Quốc Công Nguyễn Bặc – người khai quốc công thần thời nhà Đinh – Nguyễn Hữu Cảnh cũng là cháu đời thứ 9 của Nguyễn Trãi – người khai quốc công thần nhà Lê. Sinh ra trong gia đình truyền thống, lớn lên ở thời kỳ Trịnh – Nguyễn phân tranh nên tài năng của Nguyễn Hữu Cảnh sớm bộc lộ.
Ở tuổi đôi mươi, Nguyễn Hữu Cảnh nổi tiếng khắp vùng bởi văn võ song toàn. Ông theo cha chinh chiến khắp nơi, lập nhiều công lao nên Chúa Nguyễn phong cho chức Cai cơ. Người có vóc dáng hùng dũng, da ngăm đen, sinh năm Dần nên dân gian gọi ông bằng biệt danh “Hắc Hổ”. Lịch sử cũng ghi nhận ông từng nhiều lần đem quân dẹp nhà Chiêm Thành quấy nhiễu.
Giống như toàn vùng Nam Bộ, Sài Gòn là nơi bôn tẩu, ẩn nấp của những phe phái thất thế, tranh giành quyền lực. Cư dân nhiều khu vực đến sinh sống tản mát hoặc là nơi lánh nạn.
Tháng 2 năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh được Chúa Nguyễn tên Phúc Chu phong làm Kinh lược sứ lãnh thổ miền Đông. Vị thống soái lập ra phủ Gia Định với 2 huyện Phước Long (xứ Đồng Nai, có dinh Trấn Biên) và Tân Bình (từ sông Sài Gòn đến sông Vàm Cỏ, có dinh Phiên Trấn). Đây cũng là cột mốc được lấy làm năm khai sinh vùng Sài Gòn.
Sau khi lập phủ, ông chiêu mộ lưu dân 5 tỉnh miền Trung gồm Quảng Bình, Thừa Thiên, Quảng Nam, Bình Định và Phú Yên vào khai khẩn đất hoang. Người Hoa (con dân nhà Minh) không quy phục nhà Thanh sang lánh nạn được chúa Nguyễn cho cư trú tại đây cũng góp phần gầy dựng Sài Gòn thuở ban sơ.
Về vấn đề này, trong Gia Định thành thông chí, Trịnh Hoài Đức viết rằng, đầu thế kỷ 18, đất Gia Định rộng 1.000 dặm, dân số được hơn 40.000 hộ (200.000 người). Cư dân đa số là người gốc Việt, số còn lại là người Hoa và Khmer sinh sống bằng nghề buôn bán, làm rẫy.
Để quản lý đất đai và số nhân khẩu này, Nguyễn Hữu Cảnh đặt các bộ phận trông coi mọi việc khá khoa học. Chẳng hạn như chức Ký lục (chuyên quản lý về hành chính, thuế khóa); Lưu thủ (quân sự); Cai bộ phụ trách về công tác tư pháp. Ngoài ra, giúp việc cho các quan là các Xá Ty và một số đơn vị vũ trang.
Với những người Hoa rời bỏ quê hương sang lánh nạn, Nguyễn Hữu Cảnh tập hợp họ thành những tổ chức hành chính riêng như xã Thành Hà (Trấn Biên), xã Minh Hương (Phiên Trấn). Tên gọi Minh Hương cũng thành tên gọi chung cho người Hoa ở Sài Gòn từ thời điểm đó, họ xem mảnh đất này như quê hương mới. Người Minh Hương giỏi thương thuyền đã góp phần không nhỏ trong việc hình thành các khu mua bán sầm uất như Chợ Lớn ngày nay.
Để đảm bảo thương mại phát triển, giao lưu thông suốt giữa các vùng dân cư, ông cho lập đường thủy ven các nhánh sông. Nguyễn Hữu Cảnh lấy khu chợ nổi Nhà Bè làm trung tâm giao dịch, thông thương với cù lao Phố (Đồng Nai), Bến Nghé, Cần Giờ, Rạch Cát, Vũng Cù và Gò Vấp. Nhờ vậy, tàu thuyền chở hàng hóa có thể ra vào dễ dàng. Cuộc sống của dân cư nhanh chóng ổn định và khá phát triển.
Tổ chức bộ máy chính quyền từ cấp dinh, trấn cho đến tận các thôn, xã dần được thống nhất. Nhà nước quản lý đất đai, hộ khẩu, thu thuế và trưng thu các nguồn lợi tự nhiên. Sài Gòn – Gia Định trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng đất mới.
Sau khi gầy dựng và ổn định được vùng Sài Gòn – Gia Định, năm 1699, Nguyễn Hữu Cảnh được cử đem quân xuống ổn định khu vực Đồng bằng sông Cửu Long khi cư dân Việt ở đây thường xuyên bị cướp phá.
Tháng 4 năm 1700, Nguyễn Hữu Cảnh bị nhiễm bệnh ở cù lao Sao Mộc (chợ Mới, An Giang), hai chân tê bại, ăn uống không được. Khi quân về đến Mỹ Tho thì ông mất. Nhân dân vùng đất mới khai phá từ người Việt đến Hoa, Chăm… đều nhớ ơn, lập đền thờ, bài vị nhiều nơi.
st.