Chủ Nhật, 28 tháng 3, 2021

ĐỨNG MỘT CHÂN TRONG 2 PHÚT CÓ HIỆU QUẢ TƯƠNG ĐƯƠNG MỘT GIỜ ĐI BỘ

ĐỨNG MỘT CHÂN TRONG 2 PHÚT CÓ HIỆU QUẢ TƯƠNG ĐƯƠNG MỘT GIỜ ĐI BỘ


Khai Tâm  

Bác sĩ chăm lo sức khỏe cho cựu thủ tướng Nhật Bản đã chia sẻ một phương pháp luyện tập độc đáo, có tác dụng rèn luyện xương khớp và ngăn ngừa loãng xương. Đó là liệu pháp đứng bằng một chân hay còn gọi là liệu pháp hồng hạc động.

Liệu pháp “hồng hạc động”

Theo ông Ishihara Kushiro - bác sĩ sức khỏe của cựu Thủ tướng Nhật Bản, đứng bằng một chân hay còn gọi là “liệu pháp hồng hạc động - dynamic flamingo” là một môn thể dục có tác dụng rèn luyện xương khớp và ngăn ngừa loãng xương. Liệu pháp này không chỉ giúp tăng cường cơ bắp mà còn giúp xương cứng chắc hơn.

Ông Ishihara cho rằng, đứng bằng một chân trong 2 phút tương đương với việc đi bộ trong 1 giờ. Người ta đã xác nhận rằng những người có thể đứng bằng một chân trong thời gian dài sẽ ít bị ngã hoặc gãy xương hơn. Ngoài ra, đứng bằng một chân không cần chỗ rộng rãi để thực hành mà vẫn có thể thúc đẩy quá trình hình thành xương trong thời gian rất ngắn, khá hiệu quả trong việc tập luyện.

Ngoài bác sĩ Ishihara, giáo sư Keizo Sakamoto của Khoa Chỉnh hình tại Đại học Showa cũng đã hướng dẫn bệnh nhân của mình thực hiện bài tập này trong nhiều năm. 

Giáo sư Sakamoto tin rằng "chỉ cần chân trái và chân phải đứng trên một chân trong 1 phút, gánh nặng cho xương chân cũng tương đương với việc đi bộ trong 1 giờ. Đây là bài tập rất thích hợp để ngăn ngừa loãng xương và gãy xương do ngã."

Trên thực tế, một nghiên cứu cho thấy, chỉ cần đứng bằng một chân trong 1 phút, 3 lần/ngày thì chỉ sau 3 tháng, hơn 60% người đã tăng mật độ xương ở cổ xương đùi. 

單腳站立又稱「動態火鶴療法」,是能鍛鍊骨骼、預防骨質疏鬆症的體操。(世茂出版提供)
Đứng như vậy trong 2 phút tương đương với đi bộ trong 1 giờ.

Ngoài ra, 100 tình nguyện viên thuộc phái nữ, trong độ tuổi từ 40 đến 80,  được chia thành hai nhóm A và B. Nhóm A tập đứng trên một chân 3 lần mỗi ngày ở mỗi bên chân trái và phải trong 1 phút, còn nhóm B không làm gì. 6 tháng sau, người ta thấy có sự khác biệt rõ ràng ở hai nhóm như sau:

  • Nhóm A có thể duy trì tư thế đứng một chân trung bình 65 giây, trong khi nhóm B chỉ có thể duy trì tư thế đứng một chân trung bình trong 34 giây.
  • Nhóm B (không luyện tập) có số lần ngã nhiều gấp 3 lần nhóm có luyện tập (nhóm A). 
  • Hơn nữa, nhiều người có tập luyện cho biết các triệu chứng đau khớp háng, đau lưng, thắt lưng cũng được cải thiện bởi tư thế này không chỉ giúp xương và các cơ xung quanh khớp háng mà cả phần lưng dưới cũng được vận động. 

Dành cho những người không có thời gian: Chỉ cần 2 phút tập luyện

Phương pháp tập luyện này dành cho những người không có thời gian và không gian, môn thể dục này giúp tăng cường sức mạnh giống như chim hồng hạc, sử dụng một chân trong 1 phút và hai chân trong 2 phút để đạt được tải trọng tương tự như đi bộ trong 53 phút.

強化骨骼的火鶴體操:單腳站立。(世茂出版提供)
Cách tập tư thế “hồng hạc động”
  • Nhìn thẳng về phía trước
  • Thư giãn cổ tay, thư giãn vai
  • Góc đầu gối là 90 độ
  • Người ngồi không vững có thể tựa lưng ghế nhẹ nhàng

Nâng cao chân và tập cơ đùi để có kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi, để giữ thăng bằng không phải là việc dễ dàng. Do đó, người cao tuổi có thể nhấc chân lên cách mặt đất khoảng 5cm là được. 

Khi đứng bằng một chân, hãy cẩn thận để không bị ngã. Nếu sàn trơn trượt, bạn có thể có thể bắt đầu vịn một tay vào tường hoặc ghế.

Theo kế hoạch dài hạn "Health Japan 21" của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, những người trên 75 tuổi có thể đứng bằng một chân trong hơn 20 giây hiện chỉ chiếm 38,9% nam giới và 21,2% nữ giới. Để ngăn chặn sự gia tăng số người cao tuổi nằm liệt giường, mục tiêu đến năm 2010 của kế hoạch này là tăng tỷ lệ người tập luyện liệu pháp này lên 60% đối với nam và 50% đối với nữ.

Thứ Sáu, 26 tháng 3, 2021

NỮ KHOA HỌC GIA GỐC VIỆT CHẾ TẠO MÁY TRUY TÌM CHIẾN BINH

NỮ KHOA HỌC GIA GỐC VIỆT CHẾ TẠO MÁY TRUY TÌM CHIẾN BINH

Nhật Vi /Vietstarusa.com

C6C02C17-9EBD-4103-BB00-2D81FA677146

Nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh

Dù biết bao nhiêu vũ khí đã được Mỹ sử dụng chỉ mong phá các đường hầm tiêu diệt khủng bố trốn trong các đường hầm ở những dãy núi trùng điệp tại Afghanistan. Nhưng với phát minh bom Áp Nhiệt của nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh, đã giúp Hoa Kỳ đồng minh quét sạch các phiến quân Hồi Giáo trốn tại nơi đây.

Vào năm 2007, trong lúc cuộc chiến leo thang tại Trung Đông và Afghanistan, Quân đội Mỹ khó lòng phân biệt được ai là dân thường và ai là chiến binh khủng bố . Các chiến binh này đã giả làm thường dân, tìm cách lọt vào các khu quân sự để phá hoại khủng bố, mà không phải dễ dàng truy tìm ra họ .Do đó Nữ khoa học gia Dương Nguyệt Ánh đã sáng chế ra một loại máy đặc biệt từ nơi chứa dữ liệu ở West Virginia ,kết nối với vệ tinh để có thể hoạt động từ các nơi xa xôi tại Trung Đông.

71392AD7-7F8A-4678-AC51-EC420DF58C2E

Loại máy đặc biệt này có khả năng phát hiện ra dấu vân tay, dấu vết (analyzing biometric data) nhiều nơi trên cơ thể con người,

Và trên cơ sở này , trung tâm dữ liệu sẽ hoán chuyển sang phần mềm data của hơn 1 triệu người Iraq trong một thời gian ngắn. Sau đó thì những dữ liệu nầy sẽ thu gọn lại để chứa trong những chiếc hộp nhỏ mà lính Mỹ có thể vác trên mình như một loại máy truyền tin.

Với sáng kiến độc đáo nầy đã giúp Bộ Quốc Phòng Mỹ phát triển một chương trình gọi là "BioWatch" truy tìm Sinh Hóa trên con người , máy dò ra dễ dàng những "chiến binh" đã từng sử dụng súng ống, các loại thuốc nổ . Nếu trên người của "chiến binh" chỉ cần một hạt thuốc súng nhỏ li ti còn dính vào tay, áo thì máy dò có thể phát hiện và báo động. và sau nầy trở thành loại máy tối tân thông  dụng trong các chiến dịch tiêu diệt quân khủng bố.

(*) "Chiến Binh" tạm gọi là những người từng sử dụng vũ khí, từng cầm súng hoặc tiếp xúc với các loại bom đạn.

“Chiến Binh" chưa chắc là khủng bố, nhưng khủng bố đa số là những "Chiến Binh".

Loại máy đặc biệt này có khả năng phát hiện ra dấu vân tay, dấu vết (analyzing biometric data) nhiều nơi trên cơ thể con người,

Thứ Năm, 11 tháng 3, 2021

12 TÌNH KHÚC VƯỢT THỜI GIAN

12 TÌNH KHÚC VƯỢT THỜI GIAN

Thực hiện Youtube: Trần Năng Phùng

VÌ SAO TRÂN TRỌNG GỌI LÀ "CHỮ QUỐC NGỮ" ?

VÌ SAO TRÂN TRỌNG GỌI LÀ "CHỮ QUỐC NGỮ" ?

Nguyễn- Chương Mt


* Kỳ thực vẫn còn nhiều người hiện nay chưa tỏ vì sao gọi "chữ Quốc ngữ". Có hiểu thì mới yêu quí thực lòng.

* Các giáo sĩ người Bồ Đào Nha thuộc dòng Tên (Công giáo) có công trạng đặt nền móng tạo lập chữ Quốc ngữ.

1.  Khi các giáo sĩ dòng Tên người Bồ đến Đàng Trong (từ Quảng Bình trở vô phương Nam) vào năm 1615, họ không tìm cách "áp đặt" tiếng Bồ mà - trái lại - họ cố gắng tìm hiểu người bản xứ nói tiếng Việt ra sao để từ đó suy nghĩ cách ký âm tiếng Việt theo hệ chữ Latin. Người có công tiên phong là giáo sĩ Francisco de Pina, tạo nền móng "chữ viết cho tiếng An Nam".

Giáo sĩ Alexandre de Rhodes (Đắc Lộ) đến Đàng Trong, năm 1624, học tiếng Việt và học bộ chữ mà Francisco de Pina đã gầy dựng. Sau đó, năm 1627, giáo sĩ Đắc Lộ ra Đàng Ngoài (miền Bắc) vừa truyền giáo vừa phổ biến "chữ viết cho tiếng An Nam", thâu thập, bổ sung lời ăn tiếng nói của người ngoài Bắc.

Tắt một lời, "chữ viết cho tiếng An Nam" (về sau gọi là "chữ Quốc ngữ") bắt đầu từ Đàng Trong rồi mới lan ra Đàng Ngoài (miền Bắc)! Việc tạo ra một bộ chữ RIÊNG cho người bản xứ (người Việt) là công trình ĐỘC ĐÁO của các vị giáo sĩ dòng Tên!

Năm 1773, dòng Tên rời khỏi nước Việt và mãi hơn 80 năm sau là năm 1858, người Pháp mới can dự vào lịch sử VN trong lãnh vực chánh trị.

Thấy gì? Chữ Quốc ngữ do các vị giáo sĩ dòng Tên đặt nền móng từ những thập niên ĐẦU THẾ KỶ 17 xa lắc, hoàn toàn thuộc về lãnh vực ngôn ngữ học & tôn giáo, không liên can gì đến xung đột thế tục chánh trị (khi thực dân Pháp vào xâm chiếm nước Việt là GIỮA THẾ KỶ 19, độ sai biệt thời gian so với thời điểm các vị giáo sĩ dòng Tên vào truyền đạo là những 250 năm lận).

Cần hiểu đúng với dữ kiện lịch sử khách quan nêu trên, không bị mắc lỡm bởi trò "gắp lửa bỏ tay người" của một số kẻ "nghiên kíu" thiếu lương thiện (họ vu cáo giáo sĩ đặt ra chữ Quốc ngữ để... rước Tây, cách biệt tới 250 năm, bắn đại bác còn không tới, khó vậy mà bọn họ cũng vu cáo cho bằng được).

2. Vì sao bộ chữ do các giáo sĩ Bồ soạn ra cho người Việt được gọi trân trọng: "CHỮ QUỐC NGỮ"?

A) Cả ngàn năm, nhiều triều đại nước Việt đều mượn chữ Hán làm văn tự chính thức. Nói cách khác, chữ Hán không phải hệ chữ chỉ dành riêng cho người Việt (nên không thể gọi là "quốc ngữ"). Tỉ như, khi tiền nhân chúng ta viết dòng chữ Hán " ", hẳn nhiên người Hoa nhìn vào mặt chữ này là họ HIỂU nghĩa ráo trọi! Khác nhau nằm ở tiếng nói, ở QUỐC ÂM mà thôi.

Người Việt đọc là: "Nam quốc sơn hà Nam đế cư". Người Hoa Bắc Kinh đọc: / Nán guó shān hé nán dì jū /

😎Chúng ta dùng hệ chữ "abc" được dựa trên ký tự Latin (nói cho chính xác hơn là dựa trên bộ chữ Bồ Đào Nha của các giáo sĩ dòng Tên mà chữ Bồ cũng xuất phát từ ký tự Latin).

Thử viết lại câu trên: "Nam quốc sơn hà Nam đế cư". Người Bồ, người Pháp... nhìn vô mặt chữ của câu thơ trên, họ hiểu không? – KHÔNG! Muốn hiểu được, họ phải học bộ chữ mà người VN chúng ta sử dụng. Bộ chữ mà chỉ có người VN (và những ai học tiếng Việt) mới hiểu tức bộ chữ này đã trở thành BỘ CHỮ VIỆT, đã trở thành CHỮ QUỐC NGỮ của RIÊNG người VN chúng ta!

Hãy cùng nhau nhớ như vậy (ngoại trừ những kẻ thiếu lương thiện tri thức)!

C) CHỮ QUỐC NGỮ còn hay gấp bội khi chứa được TOÀN BỘ QUỐC ÂM (tức "tiếng nói Việt").

Khi xưa, viết , người Việt đọc thành "sơn" (người Tàu Bắc Kinh đọc khác: "shān"). Cái chữ này không thể phát âm là "núi" (dù đồng nghĩa với "sơn").

Tiếng Việt mà phát âm là "sơn" thì được ghi lại bằng chữ Hán nhưng tiếng Việt phát âm là "núi" thì không chứa trong Hán tự mà phải lang thang bên ngoài văn tự, tồn tại trong khẩu ngữ của tiền nhân chúng ta.

Bây giờ, trong chữ Quốc ngữ, cả "sơn" lẫn "núi" đều được ghi lại, đều được ôm ấp trong lòng chữ Quốc ngữ, không còn phải lang thang nơi khẩu ngữ nữa.

Kể chuyện gánh hát cho vui. Hồi năm 1928, Phước George (Bạch công tử) lập gánh Huỳnh Kỳ cho Cô Phùng Há tài danh làm đào chánh. "Huỳnh Kỳ" là nói theo kiểu người Việt ở miền Nam (hai chữ Hán này, người Hoa Quảng Đông nói "wòng kì", người Hoa Bắc Kinh kêu "hoảng xỉ"). Gánh hát lừng danh, đi tới đâu báo hiệu bằng cách treo hàng loạt cờ màu vàng (nghĩa của "huỳnh kỳ" là cờ màu vàng).

Phát âm là "Huỳnh Kỳ" (hoặc "Hoàng Kỳ" theo kiểu nói ngoài Bắc) thì được ghi lại bằng chữ Hán: nhưng phát âm là "cờ vàng" thì bó tay, không chứa trong Hán tự.

Thời may "cờ vàng" không phải lang thang nơi khẩu ngữ người Việt mà được ghi lại/ ký âm đâu ra đó trong chữ Quốc ngữ cùng song hành đề huề với chữ "huỳnh kỳ".

Thấy gì? Hết thảy các lối nói trong tiếng Việt (QUỐC ÂM) đều có mặt trong CHỮ QUỐC NGỮ.

3. Hãy cùng nhau tri ân các vị giáo sĩ dòng Tên, nhứt là đối với Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes. Các ngài dựa trên chữ Bồ, chữ Latin mà đặt ra một bộ chữ cho tiếng Việt, đặc biệt tới mức... những người Bồ, Latin đồng hương với các ngài nhìn vào bộ chữ mới này cũng không thể nào hiểu được (nếu không học) bởi vì đây là TẶNG PHẨM NGÔN NGỮ được DÀNH RIÊNG CHO NGƯỜI VIỆT mà thôi (Francisco de Pina, Alexandre de Rhodes trong những bức thư, hồi ký của họ đều coi nước Việt là "quê hương thứ hai, mến yêu" tận trong tâm khảm)./.

Thứ Tư, 10 tháng 3, 2021

TÔI YÊU TIẾNG NƯỚC TÔI

TÔI YÊU TIẾNG NƯỚC TÔI

Lời giới thiệu

Tiếng nước tôi! Bốn ngàn năm ròng rã buồn vui.

Khóc cười theo mệnh nước nổi trôi, nước ơi!

Tiếng nước tôi! Tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi.

Thoắt ngàn năm thành tiếng lòng tôi, nước ơi!

(“Tình Ca” – Phạm Duy)

TVG

*

Không còn nhớ ai là người đầu tiên dịch “Gone with the wind” thành “Cuốn theo chiều gió” nhưng vị nào dịch câu này hẳn nhiên là bậc thượng thừa về ngôn ngữ nói chung và rất giỏi tiếng Việt nói riêng. Ông Huỳnh Phan Anh cũng khắc tên mình vào bảng mạ vàng khi dịch “For whom the bell tolls” thành “Chuông gọi hồn ai.” Cụ Bùi Giáng cũng thuộc vào nhóm người “giáng thế” khi dịch “Terre des Hommes” (Vùng đất của người) thành “Cõi người ta.”

Cụ Phạm Duy là một bậc tài hoa xuất chúng nữa với các tác phẩm chuyển ngữ lời Việt. Ca khúc “The house of the rising sun” đã được cụ chuyển thành “Chiều vàng dưới mái nhà tranh.” So sánh từng câu từng từ trong các ca khúc chuyển ngữ của thiên tài Phạm Duy, không thể nói gì hơn ngoài sự kính phục tột bậc. Trong “Love Story,” ca khúc rất phổ biến Sài Gòn thập niên 1970 mà cụ Phạm chuyển ngữ, có những chữ được diễn đạt mà chỉ những bậc thượng thừa tiếng Việt mới thể hiện nổi, chẳng hạn “this empty world” thành “cuộc đời vắng ngắt” hoặc “wild imaginings” thành “mộng huyền mênh mang...”

Có một điểm chung giữa những bậc kỳ tài Phạm Duy, Bùi Giáng hoặc vô số văn sĩ, nhạc sĩ cùng thời với họ, là: “Tôi yêu tiếng nước tôi!” Chỉ những người thật sự yêu quý tiếng nói của dân tộc mình mới biết cách làm đẹp ngôn ngữ. Họ nhảy múa với ngôn ngữ. Họ thăng hoa với ngôn ngữ. Họ bay bổng với ngôn ngữ. Sự cuồng nhiệt trong tình yêu ngôn ngữ của họ đã tạo ra một nền văn hóa trong đó tiếng Việt vượt qua cả khái niệm ngôn ngữ như là ký hiệu giao tiếp thuần túy mà vươn lên đến chóp đỉnh của một thứ trừu tượng hơn: Linh hồn dân tộc. “Tôi yêu tiếng nước tôi.” Tình yêu của họ với tiếng Việt đã làm đẹp tiếng mẹ đẻ, làm sang trọng tiếng mẹ đẻ và cuối cùng làm nên một nền văn hóa đẹp đẽ.

Chỉ những giai đoạn tiếng Việt bay bổng thì nền văn hóa mới thăng hoa hay là ngược lại, thật khó có thể nói chính xác nhưng có thể đoan chắc rằng một nền văn hóa xuống cấp luôn đi đôi với việc ngôn ngữ và cách dùng ngôn ngữ xuống cấp. Nó bị dùng sai là một chuyện. Nó bị xem thường mới là điều đáng nói. Khi tiếng Việt không còn được tôn trọng, văn hóa và xã hội sẽ không còn được tôn trọng. Con người cũng không còn được tôn trọng. “Tiếng Việt còn, nước ta còn.” nhưng tiếng Việt bầy hầy như đang thấy trên báo chí hàng ngày, trong các ca khúc được hàng triệu người nghe thì “nước ta” còn gì?

Đừng trông chờ ở những khẩu hiệu “giữ gìn tiếng Việt” hay “làm trong sáng tiếng Việt” hô hào chiếu lệ trong nền giáo dục hiện tại. Tiếng Việt đang bị hỏng không chỉ bởi các MC tung hứng bừa bãi với những câu chữ làm màu “cho sang” như “điểm trang” thay vì phải nói cho đúng là “trang điểm”, không chỉ bởi các phát ngôn viên truyền hình học nhau cách nói rập khuôn hay các nhà báo viết bài không bao giờ xem lại lỗi chính tả, không chỉ bởi những cách dùng sai như “cặp đôi” hay “fan hâm mộ”, không chỉ bởi các từ ghép Hán-Việt vô nguyên tắc như “phượt thủ” v.v…

Nguồn gốc khiến tiếng Việt hư chính là từ giáo dục. Không ngôn ngữ nào có thể bay bổng trong một mô hình giáo dục giáo điều. Chẳng ai có thể sửa lại tiếng Việt với đà tuột dốc của nền giáo dục hiện nay. Muốn “làm trong sáng tiếng Việt”, hệ thống giáo dục phải tự làm trong sáng mình. Điều này sẽ chẳng bao giờ có, không bao giờ thành hiện thực khi mà giáo dục đang nằm dưới bàn chân của những “chủ trương” và “đường lối”… Đừng mong chờ những thay đổi trong nền giáo dục hiện nay, sẽ chẳng có thay đổi gì tích cực cả! Tiếng Việt sẽ tiếp tục bị hành hạ và văn hóa sẽ tiếp tục bị tra tấn.

Dường như không một cá nhân nào có thể cứu được sự xuống cấp của tiếng Việt. Tiếng Việt chỉ có thể được cứu nếu mỗi người trong chúng ta cùng quay lại với con đường “Tôi yêu tiếng nước tôi.” Có một cách thực tế là tìm kiếm và đọc lại những quyển sách của một thời làm nên sự kỳ vĩ một nền văn hóa, một cách thức tự giải độc khỏi những luồng khí đen đang bủa quanh. Nhiều giá trị hiện bị mất đi đang nằm trong những quyển sách đó. Văn hóa sẽ đi lạc vĩnh viễn nếu chẳng có ai tìm đường. Rồi con đường đi tìm văn hóa đã mất có thể sẽ giúp lấy lại ánh hào quang của tiếng Việt và cuối cùng, dẫn đến việc nhìn lại sự cần thiết phải tôn trọng tiếng Việt.

Không người dân nào có thể thay đổi được hệ thống giáo dục hiện tại vì họ không có quyền hạn để làm điều đó. Tuy nhiên, không ai có thể ngăn chặn sự chọn lựa của chúng ta để dung nạp một nền văn hóa khác với “hệ văn hóa” nhồi sọ và tuyên truyền độc hại. Cũng không ai có thể ngăn chặn sự chọn lựa của chúng ta khi đọc những gì nằm bên ngoài phạm vi những bài văn mẫu rập khuôn, những giáo điều ngây ngô hay nên đọc gì trên những các trang mạng xã hội đang bị kiểm soát khắt khe. Đó là sự chọn lựa cần thiết và cấp bách để “Tôi yêu tiếng nước tôi” có thể còn tồn tại và còn có cơ may truyền lại cho hậu sinh.

Mạnh Kim

Trần Văn Giang (ghi lại)

Thứ Ba, 9 tháng 3, 2021

CÁC BẬC TRÍ GIẢ HÀNH KHI BỊ NGƯỜI KHÁC NHỤC MẠ

CÁC BẬC TRÍ GIẢ HÀNH KHI BỊ NGƯỜI KHÁC NHỤC MẠ

An Hòa (trithucvn.org)

Trong cuộc sống đời thường, mối quan hệ nhân duyên khiến cho con người khó tránh khỏi những mâu thuẫn, nhục mạ, chỉ trích, ghen tị, đôi khi là vô cớ từ người khác. Khi bị người khác nhục mạ, chỉ trích, người ta nên dùng tâm thái nào để ứng đối lại? Bậc trí giả có cách hành xử hoàn toàn khác so với người thường.

Mỗi người đều có những cảnh giới tư tưởng khác nhau, từ đó có cách ứng đối khác nhau khi bị chỉ trích. Bậc trí giả hay thánh nhân thường thông qua việc tu dưỡng tâm tính của bản thân mà đạt được cảnh giới rất cao. Vì thế, cách ứng xử của họ cũng thật là cao siêu hơn người.

“Chưa chắc đã là chửi ta”

Theo sử sách ghi chép lại, đại danh thần triều Tống, Phú Bật, là người rất độ lượng. Khi còn trẻ, từng có người nhục mạ ông nhiều lần nhưng ông đều làm ngơ, chỉ chuyên tâm làm tốt việc của mình giống như không nghe thấy, không nhìn thấy gì hết.

Một lần, Phú Bật gặp một người nổi tiếng hung hãn, lỗ mãng. Người này vô duyên vô cớ đến nhục mạ, mắng nhiếc, chửi đổng Phú Bật khiến ai nghe thấy cũng đều khó chịu.

Lúc ấy, người ngồi bên cạnh Phú Bật nói: “Ngài xem, hắn đang chửi ngài đấy!”

Phú Bật cười một cách thản nhiên và nói: “Tôi nghĩ là hắn đang mắng chửi người khác đấy chứ!”

Người bên cạnh lại sốt ruột nói tiếp: “Hắn chửi thẳng tên của ngài đấy!”

Phú Bật vẫn như cũ, không hề biểu lộ ra vẻ gì bất bình, nói: “Ngài xem, trên đời này, người trùng tên, trùng họ có rất nhiều. Cho nên hắn chửi Phú Bật nhưng chưa chắc đã là chửi ta!”

Người lỗ mãng kia sau khi nghe thấy Phú Bật nói với vẻ “không quan tâm” như vậy thì tự nhiên cảm thấy vô cùng xấu hổ. Cuối cùng, ông ta đã tự động rút lui và không nhục mạ Phú Bật nữa.

Nếu như lúc ấy, Phú Bật to tiếng đối chọi lại theo cách “hắn chửi ta một câu, ta đáp trả một câu” thì mâu thuẫn sẽ tăng lên trầm trọng và nguy kịch hơn. Nhưng ông lại dùng tâm thái thản nhiên, xem nhẹ, nhường nhịn đi đối đãi nên đã khiến lửa giận trong lòng đối phương tự nhiên tiêu tan, nghiệt duyên được thiện giải.

Bậc trí giả có thể nhẫn nại, có thể nhường nhịn người khác nên đức tự nhiên sẽ lớn. Người mà phàm là gặp chuyện gì cũng không thể nhẫn nhịn thì nhất định là có lòng dạ hẹp hòi. Cho nên, điều khó nhất trên thế gian chính là có thể làm một người nhẫn nhịn, không tranh biện.

Nhục mạ người khác là việc thật dại khờ

Có một cao tăng thường xuyên bị người ghen ghét, nhục mạ nhưng đối với chuyện này, ông lại một mực giữ được tâm thái ôn hòa, bình tĩnh, im lặng không nói lại, ung dung thản nhiên, chỉ chuyên tâm vào việc độ nhân.

Chuyện kể rằng: một lần, khi một người đã mệt mỏi sau một hồi buông lời nhục mạ, vị cao tăng ấy mỉm cười hỏi: “Thí chủ! Xin hỏi thí chủ, khi một người tặng đồ vật cho một người khác mà người đó không nhận thì đồ vật ấy là thuộc về ai?”

Người này không nghĩ ngợi, liền trả lời: “Đương nhiên là vẫn thuộc về người tặng!”

Vị cao tăng lại nói: “Đúng vậy. Thí chủ đã một mực nguyền rủa ta đến bây giờ. Nếu ta không nhận những lời nguyền rủa ấy của thí chủ, vậy ai sẽ nhận những lời nguyền rủa đó?”

Nghe xong câu hỏi, người kia không nói thêm được lời nào và hiểu rằng mình đã làm chuyện thật dại khờ mà không biết. Từ đó về sau, người kia cũng không còn dám buông lời nhục mạ tùy tiện nữa.

Khi đối mặt với lời nhục mạ của người khác, thật sự có rất ít người có thể thản nhiên đối mặt. Nhưng nếu có thể bình tĩnh, tự hỏi lại mình một chút thì sẽ tỉnh ngộ ra rằng: Nếu dùng cách “ăn miếng trả miếng”, “nhục mạ trả nhục mạ” thì đó là một hành vi không khôn ngoan chút nào!

Một người khi bị nhục mạ mà có thể dùng tâm thái thản nhiên, không để tâm, ung dung mà đối đãi thì đã có phong độ của bậc trí giả, bậc đại trí huệ. Phải là người thực sự tu dưỡng mới có thể đạt đến cảnh giới đó..