Thứ Tư, 27 tháng 1, 2021

LỜI NÓI THẬT CỦA MỘT BÁC SĨ

LỜI NÓI THẬT CỦA MỘT BÁC SĨ.

Bác sĩ Henry Phạm

 

1️️Nguyên tắc thứ nhất: Đừng tin những gì quảng cáo trên báo đài, truyền thông và thế giới mạng về thuốc. Vì không độc thì không gọi là thuốc, người ta chỉ uống thuốc để tự tử chứ không ai uống nước để tự tử bao giờ. Chính vì thế mà ở các quốc gia tiên tiến, cấm quảng cáo thuốc trên phương tiện truyền thông dân dụng, chỉ được quảng cáo thuốc ở tạp chí và hội thảo chuyên ngành Y.

2️️Nguyên tắc thứ hai: Khi đi khám bệnh bất kỳ ở đâu, người bệnh cần có 1 câu phải hỏi: “Bệnh của tôi do nguyên nhân gì?” vì chỉ có thầy thuốc giỏi mới điều trị nguyên nhân bệnh, còn lại những thầy thuốc kém hiểu biết chỉ biết điều trị hậu quả - hay còn gọi là chữa triệu chứng - của bệnh.

3️️Nguyên tắc thứ ba: Đừng bao giờ tin những gì mình tìm kiếm trên mạng internet rồi tự suy diễn, tự làm bác sĩ cho mình và gia đình mình vì như thế chỉ làm hại chính mình và gia đình mình. Hãy cứ nghĩ nếu bản thân bạn đủ khả năng được các trường Y nhận vào học thì các bạn đã trở thành bác sĩ, chưa kể các bác sĩ đã được đào tạo chính quy một thời gian dài về bộ máy tinh vi nhất của quả đất - con người - bình thường và bất thường từ tế bào đến bao nhiêu rối loạn khác về cả thể chất lẫn tinh thần nhưng chưa chắc họ đã giỏi thì các bạn chỉ vài cú enter với google, không có kiến thức căn bản về y khoa thì các bạn như người điếc không sợ súng và tự hại mình thôi. 

️Nguyên tác thứ tư: Đừng bao giờ tin những quảng cáo về các loại thức ăn, thức uống bổ, giúp chữa bệnh này hay bệnh khác - Ví dụ, sữa chống loãng xương, thực phẩm chức năng, thức uống collagen, v.v... - chỉ là những trò kinh doanh kiểu đa cấp để kiếm lãi. Loãng xương là một trong những tiến trình của một quá trình lão hóa của bất kỳ động vật nào được diễn ra ở mức độ phân tử sinh học, tiến trình này cho tới nay, y học vẫn còn mò mẫm và bất lực. 

5️️Nguyên tác thứ năm: Ăn uống và làm việc là thuốc. Ăn uống và làm việc đúng thì không hoặc ít bệnh tật. Ăn uống và làm việc sai là tự đưa mình vào nơi khổ đau của bệnh tật, vì sức khỏe qúy hơn vàng.

Thứ Hai, 25 tháng 1, 2021

Ý NGHĨA CỦA BỨC TRANH "SỰ THẬT NƠI ĐÁY GIẾNG"

Ý NGHĨA CỦA BỨC TRANH "SỰ THẬT NƠI ĐÁY GIẾNG"

Nguồn: Art Chia Sẻ

Đây là một tác phẩm hội họa năm 1896 của nghệ sĩ người Pháp Jean-Léon Gérôme. Trong bức tranh, một phụ nữ khỏa thân (Sự Thật) la hét từ dưới giếng trèo lên, tay cầm roi da để trừng trị loài người. Bức họa này dựa trên câu nói 'Sự thật nằm sâu nơi đáy giếng.'
Đây là bức tranh nổi tiếng của hoạ sĩ người Pháp Jean Leon Gerome (1824-1904), mang tên “The Truth Coming Out Of Her Well“ tạm dịch là "Sự thật nơi đáy giếng".
Bức tranh này được vẽ năm 1894 dựa trên một câu chuyện dân gian như sau:
Chuyện kể rằng vào một ngày hè, Sự Thật và Dối Trá tình cờ gặp nhau. Dối Trá nói: "Hôm nay trời đẹp quá!". Sự Thật ngước nhìn lên và đúng như lời Dối Trá đã nói: Trời rất trong xanh, tràn ngập nắng vàng, từng cụm mây trắng lững lờ trôi thật đẹp...
Rồi cả hai lại đến bên một cái giếng. Dối Trá nói: "Giếng trong mát quá. Chúng mình hãy tắm đi!". Sự Thật mới đầu còn nghi ngại nhưng khi nhìn xuống giếng, thấy nước trong mát thật, bèn trút bỏ bộ quần áo đẹp và nhảy xuống giếng tắm cùng Dối Trá.
Cả hai cùng bơi lội một lúc đến khi đột nhiên Dối Trá leo nhanh lên khỏi miệng giếng, khoác vào người bộ y phục đẹp đẽ của Sự Thật rồi bỏ chạy thật nhanh.
Sự Thật hốt hoảng leo lên miệng giếng, vừa bối rối vừa tức giận đuổi theo Dối Trá để giành lại bộ quần áo nhưng nàng đuổi tới đâu cũng có đám đông hai bên đường túa ra chỉ trỏ, cười nhạo vì nàng hoàn toàn lõa thể. Một số sượng sùng ngoảnh mặt đi không thèm nhìn Sự Thật.
Sự Thật trần trụi cảm thấy xấu hổ nên nàng không đuổi theo Dối Trá nữa. Sự thật tội nghiệp đã quay lại giếng và náu mình ở đó mãi mãi.
Kể từ đó, Dối trá đi khắp thế giới, khoác áo như Sự thật, đáp ứng nhu cầu của thế giới và không hề muốn nhìn thấy Sự thật trần trụi.
Về sau, loài người không còn ai nhìn thấy được Sự Thật nữa. Họ chỉ thấy Dối Trá ung dung hiện diện ở mọi nơi, mọi lúc. Họ luôn tán dương nó, vuốt ve nó, say mê nó, học đòi theo nó, chỉ vì vẻ ngoài hào nhoáng và đẹp đẽ mà nó đã ăn cắp từ Sự Thật.
Sự Thật dẫu có tốt thì vẫn luôn là trần trụi, Dối Trá dẫu xấu xa nhưng lại vô cùng quyến rũ! Chừng nào loài người còn say mê trước những ngọt ngào và kiều diễm thì chừng nấy Sự Thật còn lặn rất sâu.

NẮNG ẤM TÌNH XUÂN

NẮNG ẤM TÌNH XUÂN

Nhạc và lời: Minh Nhã Nguyễn Thanh Dũng

Hòa âm: Nhạc sĩ Võ Công Diên

Tiếng hát: Ca sĩ Ngọc Qui

Thứ Năm, 14 tháng 1, 2021

THUỐC Ở TRONG RAU

THUÔC Ở TRONG RAU

Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức/ batkhuat

See the source image

Kinh nghiệm dân gian ta vẫn thường nói: “Đói ăn rau, đau uống thuốc” nhưng thực ra, rau không chỉ là món ăn nhiều chất dinh dưỡng mà còn là những liều thuốc trị bệnh quý giá. Chẳng thế mà danh y Hải Thượng Lãn Ông của ta đã có nhận xét:
“Nên dùng các thứ thức ăn
Thay vào thuốc bổ có phần lợi hơn”

Và thánh tổ y học phương tây Hippocrates có đưa ra một đề nghị hết sức thuyết phục là “Hãy để rau là vị thuốc” mà những loại rau củ có vị đắng chứng tỏ các nhận xét này là rất đúng.

Mướp Đắng

Trái Mướp Đắng màu xanh có bề ngoài gồ ghề ngộ nghĩnh đã được ghi trên sáu con tem biểu tượng cho sáu loại cây thuốc thiên nhiên có dược tính trị bệnh cao mà Liên Hiệp Quốc phát hành vào năm 1980.

Mướp đắng chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng căn bản như nước, đạm, carbohydrat, béo, sinh tố và một số khoáng chất với tỷ lệ khác nhau. Mướp đắng có thể dùng để ăn sống, nấu canh, xào với thịt bò, muối dưa, phơi khô làm trà pha nước uống...
Canh thịt heo bằm nhỏ nhồi vào mướp đắng là món ăn đặc biệt ở miền Bắc Việt Nam.

Mướp đắng hấp với tôm tươi, thịt nạc, mộc nhĩ, nấm hương, hành khô, mắm muối tiêu, xào với thịt.. tạo ra vị hơi đắng hòa với hương thơm mùi tôm thịt là món ăn giải nhiệt, bổ dưỡng.. Món xà lách mướp đắng cũng rất hấp dẫn, ăn vào mát cơ thể.. Mướp đắng được coi như có khả năng làm hạ đường huyết, hạ huyết áp, chữa ho, giảm đau nhức, sát trùng ngoài da, trừ rôm sẩy ở trẻ em.

Trong mướp đắng cũng có một hóa chất có khả năng ngăn ngừa sự thụ thai ở loài chuột.
Trên thị trường hiện nay có bán trà khổ qua, được giới thiệu là có thể giúp ngủ ngon, đại tiện dễ dàng, mát gan, bổ mật, giải nhiệt, giải độc trong cơ thể và khi dùng thường xuyên sẽ ngừa được các biến chứng của bệnh tiểu đường, sỏi thận, mật....

Actiso

Actiso Đà Lạt là loại thảo mộc nổi danh ở nước ta. Nổi danh vì khí hậu luôn luôn mát lạnh nơi cao nguyên nhiều nắng khiến cho actiso có năng suất cao.

Actisô có nhiều chất dinh dưỡng như các sinh tố C, B, folacin, chất xơ và một vài khoáng chất như sắt, kali. Về phương diện ẩm thực, actisô thường được luộc, hấp cách thủy để ăn hoặc ninh với thịt gà, thịt lợn. Actisô có thể được dùng tươi, để đông lạnh hoặc đóng hộp.

Nhiều nghiên cứu cho biết Actisô có tác dụng bảo vệ gan, làm hạ cholesterol trong máu và đường huyết, kích thích sản xuất mật, giảm đau khớp xương, thông tiểu tiện.
Tại vài quốc gia, dung dịch chế biến từ actisô được dùng làm thuốc chích chữa các bệnh về gan. Trà Actisô là thức uống được rất nhiều người ưa dùng. Theo nhiều nhà chuyên môn, actisô không gây tác hại cho cơ thể.

Diếp cá hoặc rau Giấp

Diếp cá hoặc rau Giấp là món ăn ưa thích của bà con miền Nam.
Cách đây mấy chục năm, dân cư miền sông Hồng, núi Ngự vào giao lưu với Cửu Long Giang là rất lắc đầu “nhăn mặt” vì vị tanh tanh “lợm giọng” khi ăn phải cọng rau này. Vậy mà bây giờ, Nam Trung Bắc một nhà, nhiều người cũng đều ưa thích diếp cá.
Nhưng cái tanh tanh, béo béo của diếp cá lại rất “hiệp nhất” với cái tanh của những miếng cá còn tươi. Phải chăng đây là duyên tiền định với tên “diếp cá”. Trung Quốc gọi diếp cá là “Ngư Tinh Thảo” và tiếng Anh gọi là Fish Mint
Ở nước ta, diếp cá mọc hoang khắp vùng đất ẩm thấp và cũng được trồng làm rau ăn hoặc làm thuốc trị bệnh. Diếp cá có thể ăn sống hoặc dùng làm gia vị chung với các rau khác trong bữa ăn. Có người hầu như ghiền với diếp cá, thiếu nó như thiếu người tình hơi “bị” cho là chanh chua nhưng dễ thương.

Lá diếp cá ăn vào rất mát, có thể làm trĩ hậu môn xẹp xuống. Ngoài ra, diếp cá cũng được y học dân gian tại nhiều quốc gia dùng làm lợi tiểu tiện, hạ cao huyết áp, giảm ho, tiêu diệt vi khuẩn. Nghiên cứu tại viện y dược Toyama, Nhật Bản, cho hay diếp cá có chất chống oxy hóa rất mạnh quercetin có thể ngăn chặn nhiều loại ung thư và tăng cường tính miễn dịch..
Trong Lĩnh Nam Bản Thảo, danh y Hải Thượng Lãn Ông tóm tắt:

“Ngư Tinh Tảo gọi cây rau Giấp
Ấm cay, hơi độc, mùi hôi tanh
Ung thũng, thoát giang với đầu chốc
Đau răng, lỵ ngược chữa mau lành”.

Rau Ma'

Khát khô cả họng trong nắng tháng Bảy của Sài Gòn mà gặp một xe bán Nước Rau Má xanh mát thì cơn khát không những hết đi mà tâm hồn còn thấy sảng khoái.

Thực vậy, nghiên cứu tại Ấn Độ cho hay nước chiết rau má không những tăng khả năng trí tuệ của trẻ em có thương số thông minh (IQ) thấp mà còn làm người cao tuổi giảm bớt những quên này quên kia, giúp thị lực bớt nhạt nhòa.

Nhiều nghiên cứu khác còn gợi ý rằng rau má trị được cả bệnh vẩy nến, vết phỏng, vết thương, viêm khí quản, chống nhiễm trùng, chống độc, giải nhiệt, lợi tiểu.

Từ những năm 1960, Giáo sư Bửu Hội đã nghiên cứu tác dụng trị bệnh phong với rau má. Ngày nay, nhiều khoa học gia cho là chất Asiatioside của rau má có tác dụng tương đương với dược phẩm trị phong chính là Dapsone.

Rau má có tính lạnh cho nên người tỳ vị hàn, hay đi tiêu chảy, cần cẩn thận khi dùng.

Rau Đắng


Rau Đắng đã đi vào văn hóa âm nhạc trong những bài viết nhiều tình người, tình quê hương của nhạc sĩ Bắc Sơn từ rừng cao su Dầu Tiếng.

Nhạc phẩm “Còn thương rau đắng mọc sau hè” với tiếng hát Hương Lan, Như Quỳnh đã làm bao nhiêu khách ly hương khi nghe mà mắt nhòe ướt lệ.

Ai cách xa cội nguồn
Ngồi một mình nhớ lũy tre xanh
Dạo quanh khung trời kỷ niệm
Chợt thèm rau đắng nấu canh”

Vì nhớ tới những lũy tre xanh nơi có người chị đầu bạc tóc ân cần nhổ tóc sâu cho chú em từ xa về thăm quê. Có những bà mẹ hiền luôn luôn chăm sóc miếng ăn, thức uống cho chồng cho con.

Rau đắng nấu canh với các loại cá, nhúng lẩu hoặc chấm mắm kho là những món ăn tuyệt hảo của bà con miệt đồng. Rau đắng còn có thể nấu với thịt heo bầm nhuyễn, với tép, với tôm…

Mới ăn rau có vị khá đắng, chỉ kém có khổ qua nhưng ăn quen lại thấy ngòn ngọt, nhớ hoài.
Rau đắng cũng được dùng trong y học. Theo Giáo sư Đỗ Tất Lợi, rau đắng được dùng làm thuốc lợi tiểu, bổ thận, giúp ăn ngon và giảm đau khi đắp lên nơi tê thấp, rắn cắn.

Kết luận
Nhà dinh dưỡng uy tín Hoa Kỳ Jean Carpenter phát biểu rằng “Trong thực phẩm có dược phẩm. Thay đổi dinh dưỡng có thể ngăn ngừa và giảm sự trầm trọng của bệnh tật”
Đây là lời khuyên khá hữu ích mà chúng ta cũng nên theo.

Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2021

ĐÔNG SANG

 ĐÔNG SANG

Phan Lục

 



Tuyết đến năm nay quá muộn màng,
Ngoài trời lạnh lẽo, tiết đông sang.
Tuyết rơi lả chả, buồn tê tái,
Nhìn cảnh trời đông thật bẽ bàng!

 
Cảnh buồn, lòng chạnh nhớ mông lung,
Nhớ về quê mẹ cách muôn trùng,
Nhớ tuổi thanh xuân qua chóng quá,
Đến tuổi về đông thấy não nùng!

Thứ Tư, 6 tháng 1, 2021

VƯỜN CÂY ĂN QUẢ

 VƯỜN CÂY ĂN QUẢ

Nguồn: Internet

Những cái cây "toàn quả là quả" khiến người ta phải xao xuyến, đứng ngắm mãi không thấy chán.

Trái cây là loại thức ăn phổ biến và không thể thiếu đối với việc cung cấp dưỡng chất cho con người. Ở mỗi quốc gia khác nhau có điều kiện khí hậu khác nhau sẽ trồng được những loại trái cây khác nhau và cho năng suất khác nhau. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao, người nông dân ở một số nhiều nơi trên thế giới đã trồng được những vườn cây sum suê trái nhìn là thích mê.
Dưới đây là một số hình ảnh về những khu vườn đáng mơ ước khiến bạn nhìn mãi không chán và chỉ muốn bỏ lại tất cả để về làm nông dân:

 

 1. Mướp đắng sai trĩu mà lại đều, quả nào quả nấy, xanh rì, to đều như nhau.

 

 2. Giống cà chua cherry cho trái sai trĩu trịt, đỏ lọng từ gốc đến ngọn.

 

 

 Một vườn cây như thế này cho thu hoạch đến hàng nghìn trái cà chua mỗi vụ.

 

 3. Hết cà chua lại đến xoài, nhìn thế này thì ai cũng muốn về quê làm nông dân trồng vườn luôn.

 

 4. Trăm cây đu đủ như một, nhìn là phát thèm.

 

 5. Những trái bầu sao nhiều không đếm xuể.

 

 6. Những hàng dâu tây đều tăm tắp, quả chi chít, xanh đỏ xen kẽ. Chị em mà vào vườn dâu này thì khỏi muốn về đấy.

 

7. Quả nhiều đến nỗi uốn cong cả cây.

 

 8. Những cây ớt nhiều quả hơn cả lá.

 

 9. Cách trồng đậu đũa khá đặc biệt nhưng năng suất thì nhìn là biết, quá đỉnh.

 

 10. Những chùm nho vàng ươm, chi chít trên cây.

 

Inline image

 11. Bí ngô trồng theo giàn.

 

 12. Những quả cà tím bóng mịn, mập mạp lúc lỉu trên cây.

 

 13. Dại gì mà đi đếm hết số dưa chuột này, có mà hết ngày không xong.

 

 14. Có đến cả triệu quả nho ý nhỉ? Sai gì mà sai dữ vậy.

 

 15. Những cây bòn bon chi chít quả từ gốc đến ngọn. Loại cây này được trồng ở miền Tây Nam Bộ, Việt Nam.

 

 16. Những quả táo chín đỏ, nhìn là thèm "chảy nước miếng".

 

 17. Dưa hấu cũng lúc trĩu thế này đây.

 

 18. Những quả lịu đỏ rực dưới tán cây. Có được khu vườn như thế này thì còn ao ước gì nữa.

 

 19. Dưa lưới được trồng theo phương pháp ứng dụng công nghệ cao.

 

 20. Những trái dưa vàng đều tăm tắp.

 

 21. Có khi nào người ta đã hái hết lá đi để nhường dưỡng chất cho quả?

 

 22. Nho đen.

 

 23. Kiwi sai trĩu cành.

 

 23. Nhìn qua chắc nhiều người không biết đây là buồng chuối. Nhiều quả đến mức người ta phải lấy gậy chống vào thân cây.

 

 24. Đã sai là sai đến gốc luôn.

 

 25. Quả ra chen chúc từ gốc đến ngọn.

 

 

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2021

TÌNH NGHĨA TAO KHANG

TÌNH NGHĨA TAO KHANG!

Đoàn Xuân Thu (Blog Chim Về Núi Nhạn)


Bà con mình khi đề cập đến chuyện tình nghĩa vợ chồng hay dùng

chữ ‘tào khang’ nhưng những nhà văn, chữ một bụng, nói vậy là 

không đúng, phải nói là nghĩa ‘tao khang’ mới đúng sách… bên Tàu.

Ôi, chữ trong sách vở là một lẽ nhưng ngôn ngữ cũng từ quần 

chúng mà ra. Thêm một cái dấu huyền mà nghĩa không đổi thì có

gì lớn đâu mà tẩn mẩn sửa lưng bà con mình chi vậy, hởi những nhà

văn đáng kính?

Dù nghĩ vậy nhưng tui vốn có tánh tò mò nên lục trên ‘web’ xem 

‘tao khang’ nghĩa là gì mà mấy ổng cãi nhau như mổ bò vậy hả?

Thì thấy trong ‘Đoạn trường Tân thanh’ tức ‘Truyện Kiều’ của 

Nguyễn Du có câu “Mặn tình cát luỹ; nhạt tình tao khang”.

Cát và Lũy là hai loại dây leo. Trong một bài hát dân gian mừng

đám cưới (cũng bên Tàu) có câu: “Nam hữu cưu mộc. Cát lũy luy 

chi!” nghĩa là: “Núi Nam có cây lớn cành cong xuống. Dây cát, 

dây lũy bám vào, leo quấn quýt”

Nghĩa bóng ‘cưu mộc’ là thằng chồng, còn dây cát, dây lũy là vợ 

lớn, vợ bé bám vào thân cây quấn quýt, hút hết nhựa cho chết 

Tía mầy luôn. Quả xưa giờ có y như vậy!

Cát lũy là vậy, còn ‘tao khang’ là cái gì vậy cà? Thì ‘tao’ là bã rượu 

sau khi cất rượu rồi mà có. Tiếng Nôm mình gọi đó là hèm. 

Còn ‘khang’ là lớp vỏ lụa bọc ngoài của hột gạo.‘Tao khang’ là thức 

ăn của nhà nghèo. Cái nầy chỉ đúng với hồi xưa khi khoa học về ẩm 

thực chưa phát triển đấy thôi. Hèm mà bà con bỏ một con gà vô 

luộc thử coi. Nó ngon thấu Trời đi chớ! Còn ‘khang’ là vỏ lụa bọc 

ngoài hột gạo rất giàu Vitamin B1. Nhà máy xay xát đánh bóng 

gạo để xuất khẩu, bỏ quách cái vỏ lụa nầy thì là ngu chớ đâu có 

khôn ngoan gì đâu hè? 

Tóm lại ‘cát lũy’ nghĩa bóng là thiếp, là vợ bé, là Thúy Kiều. 

Tao Khang là vợ lớn, là Hoạn Thư.

Như vậy: “Mặn tình cát lũy; nhạt tình tao khang” nghĩa là Thúc 

Ký Tâm tức Thúc Sinh mê mải mặn tình với Kiều mà lại nhạt 

tình với Hoạn Thư.

Bà con mình nói cái vụ mê muội nầy dễ hiểu hơn truyện Kiều rất 

nhiều là: “Mải mê con ‘đĩ’ bỏ quên vợ nhà!”

***

Tui nhớ hồi chưa xưa lắm, thời Tía tui còn thanh niên thì cái chuyện 

đàn ông có hai vợ là chuyện thường ngày ở huyện. Nghe vậy, tui 

tiếc cho cái thân làm trai của tui biết bao nhiêu mà nói vì sanh bất 

phùng thời. Phải chi tui được chào đời vào thuở đó chắc ‘thằng Tèo’ 

của tui sẽ sướng tỉ tê!

Rồi cũng nghe nói khoảng chừng 300 năm về trước, ông Cố Nội của

tui là dân cố cựu ngoài Trung vì đất đai không có đẻ, hậu quả là 

dãy miền Trung lại đất hẹp, người đông nên mới di dân vào Nam. 

Quê hương anh nghèo lắm em ơi! Mùa Đông thiếu áo; hè thời thiếu 

ăn. Chính vì rách áo, đói cơm như vậy nên người con cả bám trụ, 

lãnh hết gia tài ruộng đất chó nằm còn ló đuôi, để cày sâu cuốc 

bẩm phụng dưỡng Cha Mẹ già. Còn con thứ hai thì cơm đùm, cơm 

gói mo cau theo ghe bầu vào Nam, vùng đất lúc đó còn hoang vu để 

kiếm sống. (Chính vì vậy ở miền Nam chỉ có ‘Anh Hai Sài Gòn’ chớ

không có anh Cả bao giờ!)

Là dân phiêu bạt giang hồ, gạo chợ nước sông nên ông Cố Nội 

của tui sống không bị ràng buộc chằng chịt theo phong tục ‘tao

khang’ tuốt tận bên Tàu. Vì vậy, chàng đến đây gặp vịt cũng lùa, gặp

gái cũng chọc, gặp chùa cũng tu nghĩa là sống tùy theo hoàn cảnh.

Sao còn sống được, còn ăn, còn ‘tù ti tú tí’ được là OK Salem!

Chính vì vậy hổng thấy em thì thôi. Thấy nàng là chàng thả ‘dê’ ra 

liền hè. Có em chịu thì: “Rau răm ngắt ngọn lại trồng. 

Em thương anh lắm, sợ lòng chị ghen”. 

Ối! “Ớt nào mà ớt chẳng cay? Gái nào là gái chẳng hay ghen 

chồng?”  Em cứ ưng đại anh đi! Con Sư tử Hà Đông đó có 

chèo xuồng ra ruộng, nơi hai đứa mình đang chăn vịt, mà đánh ghen

thì anh sẽ ôm nó lại cho em chạy đại vô bụi bình bát trốn chừng một 

hai bữa nó về nhà trông con là xong ngay. Là đôi ta lại phẻ! Chúng 

mình sẽ đàn lại bản tình ca lúc đêm khuya thanh vắng.

Nhưng có em cũng hổng chịu làm bé đâu nha. Hổng chịu thời thôi,

mình đi kiếm em khác. Vậy mà em còn xài xể, dạy đời anh nữa chớ:

“Anh đã có vợ con riêng. Như bông hoa riềng nửa đắng nửa cay. 

Anh đã có vợ cầm tay. Anh còn tơ tưởng chốn nàylàm chi?”

 Hỏi ngộ hè: “Anh đi Lục tỉnh giáp vòng! Đến đây sao khiến đem 

lòng thương em?” Anh đi Lục tỉnh là đi chăn vịt lội đồng đó nhe bạn! 

***

Chẳng qua sau 75, VC vô, tui đang làm ‘giáo’; vì là sĩ quan biệt 

phái nên tui đành’mất dạy’. Tía tui cho mớ vốn, tui bèn mua chừng 

500 con vịt hãng chạy đồng. Người ta nuôi vịt lấy thịt chừng 3 

tháng là bán. Còn tui nuôi vịt lấy trứng vịt. Nuôi được 4 tháng thì vịt 

mới bắt đầu đẻ.

Một chiều chạng vạng, tui lùa đàn vịt của mình về chuồng gần một 

ngả ba sông. Tối đi lượm trứng vịt xong, chui vô ‘nốp’ ngủ thì có hai 

thằng mặt mày bặm trợn, ăn mặc có vẻ dân thị thành đến co chưn

đá vô cái ‘nốp’ của tui nghe cái bốp. Tui lồm cồm ngồi dậy thì 

một thằng hỏi: “Hột vịt bán hôn cha?”. "Bán chớ! Tui nuôi vịt 

đẻ để bán mà!” Vậy là tui lui cui đốt đèn cây đèn bão lên đếm đúng 

200 cái hột vịt giao cho hai vị khách lúc không giờ. Trúng mối bất tử

vì tui bán gấp rưỡi giá ‘lái’ nó mua nên tui vui vẻ hút gió

rồi buộc miệng nói: “Đi mạnh giỏi nhe!”

Ai dè hai thằng cô hồn các đảng nầy tưởng tui biết chuyện bí mật 

của tụi nó đang chờ ‘cá lớn’ ra để leo lên thuyền vượt biển. 

Tụi nó hoảng hồn đè tui xuống đất trói lại như heo khiêng đi rồi 

quăng tui xuống mạn thuyền nghe cái ạch.

Nói nào ngay. cũng nhờ cái vụ chăn vịt lội đồng, cái nghề của ông 

Cố Nội của tui để lại nên tui mới đặt chân lên tới được nước Úc 

phúc địa nầy đây.

***

Mới đầu qua tới đây, thấy dân Úc giàu quá xá! Xe cộ chạy đầy 

đường nên tui sùng bái nước Úc lắm. Tui cứ tưởng mấy thằng Úc 

nầy chí thú mần ăn, đàng hoàng, không chơi bời đàng điếm nên 

nước nó mới giàu. Mấy con vợ Úc, đồng vợ đồng chồng tát 

biển Đông cũng cạn, cũng hiền thục không ghen sảng như ‘em yêu’ 

tức con vợ của tui còn kẹt lại ở quê nhà.

Té ra không phải vậy. Tui khoái nhậu, khoái bù khú với bạn bè thì 

thằng Úc còn quá cha tui nữa. Vì có chuyện rằng: Mới cưới vợ được

hai tuần, thằng chồng Úc dù rất yêu con vợ nhưng không thể chờ 

đợi lâu hơn nữa để đi ra ngoài ‘pub’ (quán rượu) mà nhậu nhẹt, 

bù khú với những thằng bạn cũ vào mỗi đêm như thời độc thân ngày 

cũ!

“Em yêu, anh sẽ quay lại ngay.”

“Anh đi đâu vậy, anh yêu?”

“Anh đi nhậu đây, người đẹp của anh. Anh đi uống bia.”

Con vợ Úc nó nói: “Anh muốn uống bia phải không, cục cưng của 

em?”. Con vợ mở cửa tủ lạnh ra và cho thằng chồng thấy 25 loại bia 

khác nhau của 12 quốc gia khác nhau: Đức, Hà Lan, Nhật Bản,

Ấn Độ… Thằng chồng không biết phải làm gì và điều duy nhất anh

ta có thể nghĩ ra là: “Nhưng ở ‘pub’… em biết đấy… họ có 

những chiếc ly đông lạnh…”

Chưa nói hết câu thì bị con vợ ngắt lời:”Anh muốn một ly đông lạnh

hả, Chó con?” Con vợ lấy một ly bia khổng lồ ra khỏi tủ đông, đông

cứng đến mức chỉ cần cầm nó lên là cảm thấy lạnh quéo cả hai tay.

“Đúng! Nhưng ở ‘Pub’ họ có những món đồ nhắm rất ngon… 

Anh hứa sẽ đi không lâu đâu. Được chứ?”

“Anh muốn đồ nhắm hả?” Con vợ mở cửa lò nướng và lấy ra năm 

món nhắm khác nhau: Nào là cánh gà chiên bơ, bò xào nấm, 

thịt heo xông khói v.v.

“Nhưng em yêu… Ở ‘Pub’… Em biết không… có những lời chửi

 thề, nói năng bậy bạ…”

“Anh muốn những lời lẽ bẩn thỉu hay sao, anh yêu?

“Mẹ họ! Hãy ở nhà rồi uống những ly bia chết tiệt nầy trong cái ly 

đông lạnh và mồi nhậu là những món ăn chỉ mấy thằng ngu mới rớ 

tới!”

Bởi vì anh đã kết hôn, anh đã cưới vợ rồi thì anh sẽ không được 

phép đi đâu cả! Hiểu chưa, đồ con lừa? “ 

***

Kể câu chuyện nầy để quý bạn mình thấy rằng tình nghĩa ‘tao khang’

hay ‘tào khang’ gì gì đó giữa Úc và Mít mình cũng giống hịt như nhau.

Em mà nắm đầu được mình rồi thì mình từ chết tới bị thương.

Vậy mà hồi mới qua, coi trên TV, tui thấy mấy thằng Úc giấu cái hộp 

đựng nhẩn trong túi quần rồi bất ngờ nó quỳ xuống như sụp lạy, hai 

tay ‘sùy’ ra trước mặt của em. (Quỳ chi vậy cà?). Em khóc nức nở 

nhận lời. Té ra, sau nầy ở Úc khá lâu tui mới hiểu đó là nhưng giọt 

nước mắt cá sấu! Không phải giọt nước mắt vì cảm động mà là giọt 

nước mắt của một người chiến thắng. 

Chú mầy đã chịu quỳ xuống đầu hàng rồi thì từ nay ta sẽ được 

quyền nắm đầu chú mầy để quay mòng mòng như quay dế!