Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2019

THIÊN TÂM TỰ (CHÙA TIÊU)

THIÊN TÂM TỰ (CHÙA TIÊU)
Nguồn: Internet

Bí ẩn ngôi chùa không có hòm công đức và nhục thân Thiền sư 300 năm không phân hủy ở Bắc Ninh .
Những ngày đầu xuân, người dân tới viếng thăm Chùa Tiêu (Tương Giang, Từ Sơn, Bắc Ninh) đều rất có ấn tượng với khung cảnh tĩnh tại nơi đây với những quy định không phải ngôi chùa nào cũng có. Chùa Tiêu có tên chữ là Thiên Tâm Tự, xưa còn có tên là chùa Lục Tổ, nằm ở sườn núi Tiêu, dưới chân núi là dấu tích dòng sông Tiêu Tương cổ.
Tại ngôi chùa này, Thiền sư Lý Vạn Hạnh có công nuôi dạy Lý Công Uẩn, sau này khai lập vương triều nhà Lý. Chùa Tiêu Sơn có quy mô to lớn. Trong nhiều thế kỷ, chùa là nơi khắc ván in các bộ kinh lớn của nhà Phật. Vào năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, ngôi cổ tự bỗng chốc đã biến thành đống tro tàn. May thay ở sườn núi còn khá nguyên vẹn 14 ngọn tháp, là nơi yên nghỉ của các vị sư tổ. 
Bước lên sau những bậc đá đầu tiên sau cửa chùa chính là nơi đặt 14 bảo tháp thờ các vị thiền sư đã từng trụ trì và viên tịch tại chùa.
Khung cảnh "non xanh nước biếc như tranh họa đồ" cùng những hệ thống tượng Phật, điện thờ tiếp nối nhau thành một khối càng tô thêm vẻ linh thiêng cho ngôi chùa. 
Điều đặc biệt, ở ngôi chùa này, theo sư trụ trì Thích Đàm Chính, từ ngày cụ về chùa đã không thấy bất cứ hòm công đức nào. Mấy chục năm nay, theo nếp cũ, sư trụ trì cũng không đặt hòm công đức. Nếu nhà chùa muốn tu sửa gì thì kêu gọi phật tử phát tâm, đủ tiền xây dựng là nhà chùa dừng luôn, ai có muốn công đức nhà chùa cũng nhất định không nhận.
Trong chánh điện không có bất cứ một hòm công đức nào, chùa cũng nghiêm cấm Phật tử đốt vàng mã, dâng hương trong tam bảo, cúng rượu thịt... 
Ngôi nhà Tổ của chùa - nơi đang đặt nhục thân của nhà sư Thích Như Trí có tuổi đời gần 300 năm nay.
Tượng nhục thân thiền sư Thích Như Trí (khám thờ bên trái, mặc áo vàng) được thờ phụng trong nhà Tổ của chùa từ năm 2004 đến nay. Theo sử liệu liên quan, thiền sư Thích Như Trí viên tịch vào năm Quý Mão 1723 thời vua Lê Dụ Tông. Khoảng 50 năm trước, một trong số các ngôi tháp trong vườn tháp chùa Tiêu Sơn có tượng Thiền sư Thích Như Trí. Sau khi mãn duyên độ sinh, ngài nhập thất kiết già và để lại nhục thân bất hoại hay còn gọi là toàn thân xá lợi cho đời sau. Đây được xem là 1 trong 4 pho tượng độc đáo nhất Việt Nam được làm theo hình thức thiền táng hay còn gọi là tượng táng.
Trong sân chùa có treo những bộ tranh nhân quả với mong muốn con người hướng đến cái thiện, bỏ đi những cái xấu, gieo nhân gì thì gặt quả đấy.
Trên đỉnh núi Tiêu có đặt tôn tượng của nhà sư Vạn Hạnh từ năm 2016, hướng về kinh thành Thăng Long - Hà Nội. Ngài ngồi tọa trên lưng hổ và có linh hầu đứng chầu bên cạnh.
Sau khi cổng chính được nhân dân và phật tử xây dựng mới từ năm 1986 thì cổng cũ được đóng kín. Hai bên cổng được trồng 2 cây đại cổ thụ tạo nên nét cổ kính cho ngôi chùa.

Thứ Tư, 27 tháng 3, 2019

VUỐTTAI


VUỐT TAI
Nguồn: Diễn Đàn Đồng Quy 2

Xoa vuốt tai trong 10 phút:
Tác dụng ‘kỳ diệu’ từ đầu đến chân, thông máu, sạch nội tạng 



Nếu bạn từng biết đến những cách bấm huyệt mát xa mang lại tác dụng thần kỳ cho sức khỏe nổi tiếng Đông y, thì đừng bỏ lỡ 6 cách mát xa tai được bác sĩ hướng dẫn cụ thể sau đây.

Theo quan niệm của Đông y, tai chính là “cửa ngõ” của các cơ quan nội tạng trong cơ thể thông ra ngoài. Hầu hết các huyệt vị nằm trên vùng tai đều được xem là có sự liên quan đến các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể, vì thế, việc xoa bóp vùng tai hàng ngày sẽ mang lại những tác dụng sức khỏe rất lớn.
Bài viết này do Bác sĩ Mã, một chuyên gia Đông y nổi tiếng ở Trung Quốc sẽ hướng dẫn bạn cách xoa bóp tai để tăng cường phát huy những ưu thế mà cách xoa bóp bấm huyệt mang lại cho sức khỏe.

Vành tai là nơi có các huyệt vị kết nối các bộ phận trên cơ thể (Ảnh minh họa)

1. Xoa tai: Ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ, não hoạt động kém
Vùng dái tai hoặc viền vành tai được xem là nơi có các huyệt vị kết nối với đầu, não và khuôn mặt, có sự liên quan chặt chẽ đến phần đầu của chúng ta.
Thường xuyên xoa vành tai và vuốt dái tai có tác dụng làm đẹp, dưỡng nhan, tỉnh táo và rèn luyện tâm trí, tốt cho trí não, cải thiện chứng sa sút trí tuệ.
Cách thực hiện:
Ngón cái đặt phía sau tai, các ngón còn lại đặt phía trước rồi lần lượt xuốt vành tai và dái tai, xoa bóp đều tay, mềm mại. Thực hiện khoảng 50 lần xoa bóp và sau đó kéo dái tai.


2. Ngoáy lỗ tai: Loại bỏ độc tố trong ngũ tạng
Lỗ tai là trung tâm của tai, các huyệt vị đối ứng với các cơ quan lục phủ ngũ tạng đều nằm ở khu vực trung tâm của tai, tức là sẽ nằm trong vùng lỗ tai.
Kích thích các điểm khác nhau trong ổ tai có thể điều chỉnh lục phủ ngũ tạng. Lỗ tai là vị trí không dễ để mát xa chà xát, vì vậy hãy sử dụng ngón tay của bạn và ngoáy đều đặn, nhẹ nhàng.
Cách thực hiện:
Nên cắt ngắn móng tay của ngón trỏ hoặc ngón giữa, sau đó cho vào ống tai và ngoáy. Cố gắng sao cho đầu ngón tay chạm hết vào các vùng trong ống tai. Mỗi lần ngoáy xoay tay khoảng 100 lần/trong 1 ngày.


3. Xoa vuốt vành tai: Tứ chi khỏe mạnh để sống lâu hơn
Các huyệt vị nằm ở vành tai kết nối với tứ chi. Chúng ta quan sát sẽ thấy, nếu những người có cơ thể khỏe mạnh, chân tay rắn rỏi, cường tráng, đa phần đều có vành tai tương đối rộng và to. Những người có cơ thể yếu ớt, nhỏ thó, thì đa số họ đều có vành tai nhỏ bé.
Theo quan niệm của Đông y, thường xuyên xoa vuốt vành tai có thể giúp cho chân tay chắc khỏe hơn..
Cách thực hiện:
Dùng toàn bộ ngón tay cái và hầu hết ngón trỏ để xoa vuốt vành tai, xoa đi xoa loại khoảng 100 lần/ngày.


4. Xoa bóp chụm tam giác: Bảo vệ tim, chăm sóc dạ dày, phòng tránh đi tiểu nhiều
Vị trí vành tai ở trên cùng có hốc sâu được gọi là chụm tam giác. Đây là điểm hố xoắn trên tai tiếp giáp với điểm khởi đầu của đỉnh tai. Bộ phận này kết nối và đối ứng với hệ thống tiết niệu và sinh dục của con người, nơi hội tụ của 2 huyệt vị quan trọng là Giao cảm và Thần môn.
Khi chúng ta kéo hay xoa vuốt vùng tai ở điểm này, cso thể giúp bổ thận, cân bằng âm dương, điều chỉnh dây thần kinh thực vật, điều chỉnh và ổn định chức năng bài tiết.
Cách thực hiện:
Dùng ngón cái và ngón giữa dể giữ phần vành tai phía sau, ngón trỏ vuốt vùng chụm tam giác, cọ xát và xoa bóp theo chiều kim đồng hồ 50 lần và ngược chiều kim đồng hồ 50 lần/ngày.


5. Hoa đáy chân tai: Làm giảm huyết áp, thông mạch máu
Điểm tiếp giáp giữa tai và đầu phía sau chính là đáy chân tai. Đường rãnh này được gọi là khe hạ huyết áp. Đây là điểm đối ứng với phần sau lưng, cột sống của cơ thể người.
Khi xoa vùng đáy chân tai có tác dụng hỗ trợ lên phần đốt sống từ trên cổ xuống hết phần thân. Đồng thời có thể mang lại tác dụng điều chỉnh khí huyết trên toàn bộ cơ thể.
Cách thực hiện:
Dùng một tay nâng vành tai lên để lộ phần chân tai. Dùng ngón tay trỏ còn lại của tay kia xoa vuốt vào rãnh chân tai. Thực hiện nhẹ nhàng liên tục từ trên xuống dưới theo đường chân rãnh khoảng 100 lần/ngày.


6.. Vuốt toàn bộ tai: Hiệu quả dưỡng sinh tổng thể, toàn thân cường tráng
Sau khi bạn đã tiến hành xoa bóp các khu vực khác nhau của tai như đã hướng dẫn ở trên, bạn nên xoa một lượt toàn bộ tai như ở bước này sẽ giúp việc xoa bóp tai trở nên hoàn thiện.
Làm thêm bước này sẽ giúp cho các bước xoa bóp trước thu được lợi ích tăng cường khí huyết, thông mạch máu, toàn thân thư giãn, dễ chịu.
Cách thực hiện:
Dùng cả bàn tay xoa lên toàn bộ tai, xoa trước/sau khoảng 50 lần và xoa trên/dưới khoảng 50 lần/ngày.

Sau khi làm xong toàn bộ bài tập này, nếu bạn cảm thấy vùng tai nóng lên, toàn thân ấm áp, bàn tay có thể xuất hiện một ít mồ hôi hoặc ẩm ướt, chính là đã đạt được hiệu quả và tác dụng như mong muốn.
Khi cảm thấy khí huyết toàn thân, kinh lạc và lục phủ ngũ tạng đều cảm thấy khác biệt, chính là lúc bạn đã nhận được hiệu quả tuyệt vời của việc tập luyện, cơ thể giống như vừa được tắm rửa và thanh lọc.

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2019

XƯA TÊ

XƯA TÊ....
Thơ vui xứ Huế
Xưa tê sáu chục đã già,
Bi chừ tám chục vẫn là còn son,
Điện thoại tán gẩu cười giòn,
Tía lia như thuở trăng tròn mười lăm.
Tại răng ta phải quan tâm
Chuyện ngồi xe đẩy hay cầm batoong?
Cứ tin mình vẫn còn ngon
Dù đủ chín chục hay tròn một trăm.
Việc chi khóc kín, than thầm,
Trời cao dù “sập cái rầm” đã sao?
Bỏ qua những chuyện tào lao,
Dùng Internet nói khào mua vui.
Hãy yêu đời như tụi tui
Khi gần nhắm mắt còn cười nhăn răng,
Internet cứ lướt băng băng,
Thú vui thời đại, già hằng giải khuây!
Ngừa lú lẩn trong tầm tay,
Mại dô các bạn dịp may cuối đời.

NHỮNG HÌNH ẢNH VIỆT NAM CỦA NHIẾP ẢNH GIA RÉHAHN

NHỮNG HÌNH ẢNH VIỆT NAM CỦA NHIẾP ẢNH GIA RÉHAHN
Nguồn: Internet

Rehahn, sinh ngày 4 tháng 5 năm 1979 tại Bayeux ở Normandy, Pháp, là một nhiếp ảnh gia có trụ sở tại Hội An, Việt Nam. Ông đi du lịch trên 35 quốc gia và đặc biệt nổi tiếng với những bức chân dung về Việt Nam, Cuba và Ấn Độ.

Mời click vào đường dẫn dưới đây để xem:
https://www.rehahnphotographer.com/portfolio/portraits-vietnam/



Nụ cười duyên 

Nụ cười che khuất bao lâu 
Mà nay người mẫu đứng đầu thế gian! 
                            z
Đôi mắt sáng bàn tay chửa dấu, 
Nỗi nhọc nhằn đau đáu chẳng yên, 
Chèo đò chở khách liên miên, 
Khách du mãi nhớ dáng hiền Hội An. 

Tay xương xẩu che ngang mặt cỗi,
Đóa hồng tươi ẩn náu lầm than, 
Vẻ thanh khó sánh phong lan 
Vẫn thành người mẫu vô vàn người xem. 

Chốn thế gian muôn vàn vẻ đẹp 
Vẫn nghiêng mình trước sắc già nua, 
Nụ cười chẳng biết hơn thua, 
Chỉ là vẻ đẹp thẹn thùa dấu duyên. 

Người chèo đò dưới chân Cầu Mái, 
Khách du bao kẻ lại, kẻ qua 
Nhìn ra vẻ đẹp cụ bà,
Họa chăng chỉ có Réhahn biết người!

Locphuc cảm tác hình chụp của Rehahn  Croquevielle

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2019

PHAN CHÂU TRINH VÀ NGƯỜI CON TRAI DUY NHẤT . . .

Lê Thí (Báo Đà nẵng điện tử)

Nói về quá trình hoạt động của Phan Châu Trinh suốt 14 năm trên đất Pháp (1911-1925) mà không nhắc đến Phan Châu Dật, người con trai trưởng, người đồng chí của ông là một thiếu sót!
Phan Châu Trinh và con trai. (Ảnh tư liệu trong sách Phan Châu Trinh qua những tư liệu mới)
Một góc đời tư của nhà cách mạng
Phan Châu Trinh sinh năm 1872, lập gia đình năm 24 tuổi (1896). Vợ ông là bà Lê Thị Tỵ, sinh năm 1877, người làng An Sơn, huyện Hà Đông (nay là thị trấn Tiên Kỳ, huyện Tiên Phước). Bà là một nông dân lam lũ suốt đời lo cho chồng con, chỉ quanh quẩn ở vùng quê Tiên Phước mặc cho ông bôn ba khắp chốn.
Năm 1910, khi Phan Châu Trinh từ Côn Đảo về đất liền, bị an trí ở Mỹ Tho, bà Tỵ được một đồng chí của ông là Trần Đình Phiên đưa vào thăm chồng một thời gian rồi lại về sống tại quê nhà. Bà bị bệnh và qua đời ngày 12 tháng 5 năm 1914, khi mới 37 tuổi.
Khi bà mất, Phan Châu Trinh đang bị giam ở ngục Santé (Pháp) nên cả ông và người con trai đều không hay biết gì. Sau khi ra tù ông có viết hai câu đối, một cho mình để khóc vợ và một cho con trai để khóc mẹ:
Câu thứ nhất, khóc vợ: Hai mươi năm cầm sắt vắng teo, dãi gió dầm mưa, nhìn ảnh làm chồng, một mực nuôi con lau lệ nóng/ Dưới chín suối bạn bè han hỏi, dời non lấp biển có ai giúp tớ, nhìn lo mình lão múa tay không”.
Câu thứ 2, cho con trai Phan Châu Dật, khóc mẹ: “Con tưởng mẹ, mẹ ơi! Mẹ đau con chẳng biết, mẹ mất con chẳng hay, biển rộng trời cao, nghìn dặm luống trông tin mẹ mạnh/ Mẹ thương con, con rõ! Con ở mẹ nhọc lo, con đi mẹ nhọc nhớ, ơn dày nghĩa nặng, trăm năm đành để nợ con mang”.
Phan Châu Trinh có 3 người con: một trai, hai gái. Năm 1897, một năm sau ngày cưới, vợ chồng ông sinh người con trai đầu, đặt tên là Phan Châu Dật. Năm 1911, Phan Châu Dật theo cha sang Pháp và sống với ông cho đến năm 1919 thì về nước và mất năm 1921, khi chưa kịp lập gia đình.
Năm 1901, năm ông đỗ phó bảng, cô con gái lớn Phan Thị Châu Liên (tục danh là cô Đậu) chào đời. Khi mẹ mất, bà Châu Liên mới 13 tuổi. Lớn lên bà lấy ông Lê Ấm là giáo sư của các trường Quốc học Vinh, Quốc học Huế và Quốc học Quy Nhơn. Bà sống ở 72 Phan Châu Trinh Đà Nẵng (Nhà thờ Phan Châu Trinh), là người giữ nhiều di vật, di cảo của cha mình. Vợ chồng bà có 7 người con, 1 trai và 6 gái; nổi tiếng nhất là Lê Khâm tức nhà văn Phan Tứ (1930-1995) và Lê Thị Kinh (sinh năm 1925), bút danh Phan Thị Minh, tác giả của bộ sách 'Phan Châu Trinh qua những tư liệu mới' (NXB Đà Nẵng, 2003). Bà Châu Liên mất năm 1996.
Con gái thứ 2 là Phan Thị Châu Lan (tục danh là cô Mè), sinh năm 1905, lấy ông Nguyễn Đồng Hợi (Tham tá Công chánh). Ông Hợi và bà Lan có 6 người con, nổi tiếng nhất trong số đó là Nguyễn Thị Châu Sa, tức Nguyễn Thị Bình, từng làm Bộ trưởng Ngoại giao của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Giáo dục, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Bà Nguyễn Thị Bình sau này là Chủ tịch của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh (vừa chấm dứt hoạt động đầu năm 2019). Bà Châu Lan mất năm 1944, khi mới 39 tuổi.
Người con trai duy nhất
Phan Châu Dật là con trai độc nhất của Phan Châu Trinh, sinh năm 1897 tại làng Tây Lộc, huyện Hà Đông, phủ Thăng Bình (nay là xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh).
Khi Phan Châu Trinh sang Pháp vào tháng 4-1911, ông đã dẫn Phan Châu Dật theo. Đến Pháp, lúc đầu Phan Châu Dật cùng cha được bố trí ở tại ký túc xá đại học ở số 32 đường Vouillé, quận 15 Paris rồi sau đó, chuyển đến trọ tại số 78 đường Assas và theo học tại trường làng Montparnasse.
Là người thông minh, chăm chỉ lại được một đồng chí thân tín và tài năng của cha là Luật sư Phan Văn Trường tận tình bồi dưỡng về tiếng Pháp và phương pháp học tập thông minh nên Phan Châu Dật từ một cậu bé quê mùa ở làng Tây Lộc đã đạt được những kết quả học tập kỳ diệu, làm cho tất cả các thầy giáo đến các quan chức thuộc địa đều khen ngợi…
Tác giả Thu Trang trong cuốn 'Những hoạt động của Phan Châu Trinh tại Pháp' (NXB Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, 2000, trang 50) dẫn lại 2 thư của Chủ sự giáo dục Đông Dương là Fourès viết gửi Toàn quyền Albert Sarraut vào hai ngày 30-12-1911 và 23-3-1912: “Dật chăm chỉ ngoan ngoãn và vui vẻ được sự thiện cảm của thầy và bạn… Khi trao bảng điểm cho thấy 6 tháng qua, Dật liên tục đứng đầu một lớp 46 học sinh. Hiệu trưởng của trường nhận xét: Cậu bé này có nhiều đức tính tốt đặc biệt được mến yêu và trên mọi khía cạnh thật sự đáng được quan tâm chăm sóc. Chỉ sau 6 tháng, cậu đã bắt đầu dạy cho cha học tiếng Pháp và dịch những vấn đề thông thường cho ông”.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Q. Thắng thì sau này Phan Châu Dật thi đỗ tú tài nhưng không rõ vào năm nào.
Phan Châu Dật cũng giúp đỡ cho Phan Châu Trinh và Luật sư Phan Văn Trường rất nhiều, nhất là khi hai ông bị người Pháp bắt giam suốt 11 tháng (Phan Châu Trinh bị giam ở ngục Santé, còn Phan Văn Trường ở ngục Cherchemidi) vì bị vu cho tội thông đồng với Đức trong Thế chiến thứ nhất.
Phan Châu Dật phải vừa lo học hành, thi cử, làm thêm để kiếm sống, lại mỗi tuần 2 lần vượt mấy chục cây số đến thăm cha, kể cả những ngày đông giá rét. Phan Châu Dật lại còn phải dịch các đơn thư kêu kiện và đem đến tận nơi cho các nhân vật có khả năng cứu Phan Châu Trinh. TS Thu Trang trong tác phẩm đã dẫn cho rằng Phan Châu Dật đã thực sự góp phần quan trọng vào việc đưa cha ra khỏi lao tù để tiếp tục con đường cách mạng của mình. Chính vì thế, khi nói về cuộc đấu tranh cách mạng của Phan Châu Trinh suốt 14 năm trên đất Pháp (1911-1925) mà không nhắc đến người con trai của ông là một thiếu sót lớn.
Cuộc sống kham khổ, mùa đông khắc nghiệt lại phải làm việc quá sức nên Phan Châu Dật bị bệnh lao. Sau một thời gian chữa không khỏi, Phan Châu Dật phải về nước vào ngày 27-9-1919. Hơn một năm sau, ngày 14-2-1921, người con trai duy nhất của nhà cách mạng Phan Châu Trinh qua đời tại Huế, hưởng dương 30 tuổi, thi hài được đưa về an táng bên mộ mẹ và ông bà nội tại làng Tây Lộc.

Thứ Ba, 19 tháng 3, 2019

GỞI ĐẾN CÁC BẠN HUẾ CỦA TÔI

GỞI ĐẾN CÁC BẠN HUẾ CỦA TÔI
Nguyễn văn Toàn

Ai cũng bảo người Huế sao ăn cay thế? Nhưng hãy thử đến Huế một lần trong những ngày đông giá rét hay những ngày mưa dầm lê thê thì mới hiểu hơn vì sao vị cay nồng của ẩm thực cố đô lại quyến rũ đến vậy.
Người Huế thích ăn cay!
Khó có một vùng miền nào tại Việt Nam mà người dân lại thích ăn cay như xứ Huế. Những gia vị cay như ớt, tỏi, tiêu, hành... ở Huế tuy chẳng phải “đặc sản” nhưng đã qua tay chế biến ở các đầu bếp dân gian trở nên nổi tiếng khắp nước.

Bánh bột lọc bọc tôm điểm bằng rừng ớt tươi
Đơn cử như ớt ở Huế có nhiều loại: ớt mọi, ớt hiểm, ớt chỉ thiên, ớt chìa vôi. Cách pha trộn làm nước ớt Vinh Xuân (Phú Vang) giúp gia vị này trở nên vô cùng nổi tiếng. Nước ớt Vinh Xuân không bị lên men, nấm mốc khi để cả năm trời nhưng lại cực kỳ thơm ngon, từng được xuất khẩu sang Đông Âu và là món đặc sản của Huế không kém gì rượu làng Chuồn, cau Nam Phổ, trầu chợ Dinh, thanh trà Nguyệt Biều, quýt Hương Cần…
Hai ông “vua ớt” Bùi Ngọc Vinh, Bùi Ngọc Khánh từng được Đài KBS Hàn Quốc thực hiện phóng sự người ăn ớt như ăn khoai cũng xuất thân từ Huế. Ngày xưa ở Huế còn có làng Phong Lai được cho ăn ớt trừ cơm vào những ngày vụ mùa thất bát, đủ thấy người Huế ăn cay “siêu đẳng” đến cỡ nào!
Lý giải cho đặc điểm ẩm thực này là do người dân muốn chống lại cái lạnh và mưa dầm như một phương thức thích nghi với cuộc sống. Trong sử sách còn ghi, khi Nguyễn Hoàng vào đất Thuận Hóa, cư dân Việt đã học tập người Chăm về việc sử dụng gia vị cay (đặc biệt là ớt) để dung hòa với vùng đất và khí hậu còn lạ lẫm mà Tố Hữu từng viết: “Nỗi niềm chi rứa Huế ơi/ Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên ?”.
Đa dạng món cay
Hằng ngày, trên bàn ăn của người Huế (gồm món canh, cá, thịt, dĩa rau sống…) luôn có một dĩa muối tiêu ớt, dĩa tương ớt hay một chén nước mắm ớt tỏi. Đặc biệt không thể thiếu tương ớt.
Tương ớt Huế là hỗn hợp gồm ớt tươi, tỏi tươi, muối, đường, dầu ăn và nước mắm ngon trộn lại. Người Huế dùng tương ớt nhiều trong những món ăn buổi sáng sớm (bánh mì, bánh canh…). Hiện nay, tương ớt Huế đã trở thành một món quà du lịch bên cạnh tôm chua, mè xửng vì nó hoàn toàn không có chất phụ gia độc hại mà còn rất tiện dụng trong những bữa ăn hàng ngày.

Chén nước chấm cho tô bánh canh Nam Phổ ở Huế
Đến Huế trong mùa này, khi cảm thấy sức nóng của những tách trà, độ ấm những chiếc áo bông không đủ làm nóng thân thể, du khách hoàn toàn có thể dùng đến các gia vị cay như ớt, tỏi, tiêu… trong buổi ăn để giữ thân nhiệt và đẩy lùi những căn bệnh mùa đông như nhức đầu, sổ mũi, cảm cúm…
Đầu tiên, phải kể đến bún bò Huế, món ăn có gốc tích từ thời các chúa Nguyễn vào đất Thuận Hóa. Ăn bún bò Huế vào những ngày mưa rét, du khách sẽ có ngay cảm giác cả thân thể được sưởi ấm tức bởi sức nóng hừng hực khi áp tay vào tô bún bò Huế vừa mới được múc từ nồi đỏ lửa đem lên.
Nồi bún bò Huế với nước bún, thịt bò, giò heo, chả tôm, gạch cua, huyết… được người phụ nữ Huế nêm nếm sả, ớt màu, ớt bột, tiêu, tỏi, hành… rất tính toán, cẩn thận, cốt sao để phù hợp với khí trời. Du khách chưa đủ “ép phê” còn có thể tự mình nêm nếm thêm ớt tươi, ớt tương hay nước mắm ớt tỏi.
Kế đến, không thể không nhắc đến món cơm hến, món ăn bình dân đặc trưng của cư dân cố đô. Một tô cơm hến, ngoài hến, lá môn, rau ngò, tóp mỡ, khế chua, nước hến… còn có vị cay đặc trưng của ớt, tỏi và gừng.
Trong một ngày mưa rét mà ăn được một tô cơm hến vào buổi sáng sớm, ắt hẳn du khách ai cũng phải xuýt xoa. Vị ớt, tỏi cay xè từ miệng, xộc lên sống mũi, nóng đến từng thớ thịt. Ăn xong tô cơm hến và uống một tô nước hến có gừng, du khách sẽ cảm thấy mồ hôi đổ ra, lưỡi tê rần, người "bốc hỏa" cả lên như ngồi bên bếp lửa hồng chống rét. Quả thật, cơm hến là một liều thuốc ẩm thực khá công hiệu khi vui chơi ở Huế trong những ngày giá lạnh.

Cơm hến đỏ màu nước ớt

Hít hà tô bún với ớt tươi
Ngoài bún bò, cơm hến, Huế còn có rất nhiều những món ăn có vị cay khá thú vị. Đó là vị cay của sả, ớt trong món ốc Trường An; vị cay của nước mắm ớt trong tô bánh canh Nam Phổ, trong dĩa bánh lọc bà Đỏ Nguyễn Bỉnh Khiêm; vị cay của dĩa muối ớt ở quán chân gà nướng Mai Thúc Loan; vị cay của nồi nước lẩu của món lẩu dê Kim Long, lẩu hải sản Thuận An…
Bởi vậy, trong những ngày này, lượng khách đến những quán xá, địa điểm ẩm thực nói trên đều chật kín. Ai đến Huế đều nhớ về vị cay xứ Huế, như một trải nghiệm độc đáo vào những ngày giá rét, mưa dầm trên mảnh đất cố đô.

GIẢM CÂN SIÊU TỐC

GIẢM CÂN SIÊU TỐC
Theo Kenhphunu

Sự kết hợp của chanh – gừng và tỏi có giúp giảm cân siêu tốc để bạn nhanh lấy lại vóc dáng thon gọn mà chẳng lo tập luyện hay ăn kiêng vất vả.
Béo phì, stress, da mụn kinh niên… là những bệnh thường gặp của cuộc sống hiện đại với công việc áp lực, ít vận động và phụ thuộc quá nhiều vào các thiết bị điện tử.
Bên cạnh việc điều trị bằng Tây y thì những biện pháp tự nhiên với các loại thực phẩm có sẵn quanh nhà luôn là lựa chọn được ưu tiên hàng đầu bởi sự an toàn, tiết kiệm và hiệu quả.



Áp dụng ngay công thức sau để nhanh chóng loại bỏ hoàn toàn mỡ thừa, cholesterol xấu trong cơ thể bạn.
1. Nguyên liệu chuẩn bị
- 4 quả chanh tươi.
- 1 củ gừng cỡ vừa.
- Vài lít nước sạch.
- 4 tép tỏi.

2. Cách thực hiện:
- Tỏi bóc bỏ vỏ. Gừng cạo sạch, thái lát mỏng đều tay.
- Chanh sau khi rửa sạch, hãy cắt thành nhiều miếng khác nhau, chú ý bỏ hạt để không bị đắng. Đối với những bạn không thích ăn chua, có thể vắt bớt 1 chút nước chanh đi.
- Cho gừng, tỏi và 1/2 chỗ chanh đó vào máy xay. Sau đó, cho hỗn hợp đã xay nhuyên vào nồi đun sôi cùng với phần chanh còn lại và 2 lít nước.
- Sau khi nước đã sôi, giữ ngọn lửa vừa phải trong 2 phút. Bước này sẽ giúp lượng tinh dầu và các dưỡng chất từ tỏi, chanh, gừng ngấm kĩ ra ngoài.
- Tắt bếp, để hỗn hợp thật nguội rồi rót vào chai hoặc lọ thủy tinh có nắp đậy. Bảo quản trong tủ lạnh để dùng hết từ 1 đến 2 ngày.

3. Cách dùng
- Mỗi ngày, hãy chuẩn bị 3 cốc nước trên và uống khi bụng còn đói, cách 1-2 tiếng trước mỗi bữa ăn.
- Lưu ý là thời gian đầu khi chưa quen, bạn có thể cho thêm lượng mật ong vừa phải vào để nước không bị đắng và dễ uống hơn.
- Thực hiện liên tục trong 3 tuần. Sau đó, nghỉ 1 tuần rồi lại uống tiếp cho đến khi bạn nhận thấy vòng eo thon gọn và săn chắc trở lại.
***
Hỗn hợp nước uống trên không chỉ giúp loại bỏ cholesterol có hại mà còn giúp thanh lọc cơ thể. Hàm lượng chất xơ, vitamin K, C và các khoáng chất khác có trong chanh, gừng, tỏi không chỉ giúp đốt cháy mỡ thừa mà còn kích thích sự trao đổi chất trong các tế bào, hỗ trợ điều trị sỏi thận, các bệnh về tim mạch và tăng cường hệ miễn dịch.