Thứ Tư, 27 tháng 3, 2019

VUỐTTAI


VUỐT TAI
Nguồn: Diễn Đàn Đồng Quy 2

Xoa vuốt tai trong 10 phút:
Tác dụng ‘kỳ diệu’ từ đầu đến chân, thông máu, sạch nội tạng 



Nếu bạn từng biết đến những cách bấm huyệt mát xa mang lại tác dụng thần kỳ cho sức khỏe nổi tiếng Đông y, thì đừng bỏ lỡ 6 cách mát xa tai được bác sĩ hướng dẫn cụ thể sau đây.

Theo quan niệm của Đông y, tai chính là “cửa ngõ” của các cơ quan nội tạng trong cơ thể thông ra ngoài. Hầu hết các huyệt vị nằm trên vùng tai đều được xem là có sự liên quan đến các cơ quan nội tạng bên trong cơ thể, vì thế, việc xoa bóp vùng tai hàng ngày sẽ mang lại những tác dụng sức khỏe rất lớn.
Bài viết này do Bác sĩ Mã, một chuyên gia Đông y nổi tiếng ở Trung Quốc sẽ hướng dẫn bạn cách xoa bóp tai để tăng cường phát huy những ưu thế mà cách xoa bóp bấm huyệt mang lại cho sức khỏe.

Vành tai là nơi có các huyệt vị kết nối các bộ phận trên cơ thể (Ảnh minh họa)

1. Xoa tai: Ngăn ngừa chứng sa sút trí tuệ, não hoạt động kém
Vùng dái tai hoặc viền vành tai được xem là nơi có các huyệt vị kết nối với đầu, não và khuôn mặt, có sự liên quan chặt chẽ đến phần đầu của chúng ta.
Thường xuyên xoa vành tai và vuốt dái tai có tác dụng làm đẹp, dưỡng nhan, tỉnh táo và rèn luyện tâm trí, tốt cho trí não, cải thiện chứng sa sút trí tuệ.
Cách thực hiện:
Ngón cái đặt phía sau tai, các ngón còn lại đặt phía trước rồi lần lượt xuốt vành tai và dái tai, xoa bóp đều tay, mềm mại. Thực hiện khoảng 50 lần xoa bóp và sau đó kéo dái tai.


2. Ngoáy lỗ tai: Loại bỏ độc tố trong ngũ tạng
Lỗ tai là trung tâm của tai, các huyệt vị đối ứng với các cơ quan lục phủ ngũ tạng đều nằm ở khu vực trung tâm của tai, tức là sẽ nằm trong vùng lỗ tai.
Kích thích các điểm khác nhau trong ổ tai có thể điều chỉnh lục phủ ngũ tạng. Lỗ tai là vị trí không dễ để mát xa chà xát, vì vậy hãy sử dụng ngón tay của bạn và ngoáy đều đặn, nhẹ nhàng.
Cách thực hiện:
Nên cắt ngắn móng tay của ngón trỏ hoặc ngón giữa, sau đó cho vào ống tai và ngoáy. Cố gắng sao cho đầu ngón tay chạm hết vào các vùng trong ống tai. Mỗi lần ngoáy xoay tay khoảng 100 lần/trong 1 ngày.


3. Xoa vuốt vành tai: Tứ chi khỏe mạnh để sống lâu hơn
Các huyệt vị nằm ở vành tai kết nối với tứ chi. Chúng ta quan sát sẽ thấy, nếu những người có cơ thể khỏe mạnh, chân tay rắn rỏi, cường tráng, đa phần đều có vành tai tương đối rộng và to. Những người có cơ thể yếu ớt, nhỏ thó, thì đa số họ đều có vành tai nhỏ bé.
Theo quan niệm của Đông y, thường xuyên xoa vuốt vành tai có thể giúp cho chân tay chắc khỏe hơn..
Cách thực hiện:
Dùng toàn bộ ngón tay cái và hầu hết ngón trỏ để xoa vuốt vành tai, xoa đi xoa loại khoảng 100 lần/ngày.


4. Xoa bóp chụm tam giác: Bảo vệ tim, chăm sóc dạ dày, phòng tránh đi tiểu nhiều
Vị trí vành tai ở trên cùng có hốc sâu được gọi là chụm tam giác. Đây là điểm hố xoắn trên tai tiếp giáp với điểm khởi đầu của đỉnh tai. Bộ phận này kết nối và đối ứng với hệ thống tiết niệu và sinh dục của con người, nơi hội tụ của 2 huyệt vị quan trọng là Giao cảm và Thần môn.
Khi chúng ta kéo hay xoa vuốt vùng tai ở điểm này, cso thể giúp bổ thận, cân bằng âm dương, điều chỉnh dây thần kinh thực vật, điều chỉnh và ổn định chức năng bài tiết.
Cách thực hiện:
Dùng ngón cái và ngón giữa dể giữ phần vành tai phía sau, ngón trỏ vuốt vùng chụm tam giác, cọ xát và xoa bóp theo chiều kim đồng hồ 50 lần và ngược chiều kim đồng hồ 50 lần/ngày.


5. Hoa đáy chân tai: Làm giảm huyết áp, thông mạch máu
Điểm tiếp giáp giữa tai và đầu phía sau chính là đáy chân tai. Đường rãnh này được gọi là khe hạ huyết áp. Đây là điểm đối ứng với phần sau lưng, cột sống của cơ thể người.
Khi xoa vùng đáy chân tai có tác dụng hỗ trợ lên phần đốt sống từ trên cổ xuống hết phần thân. Đồng thời có thể mang lại tác dụng điều chỉnh khí huyết trên toàn bộ cơ thể.
Cách thực hiện:
Dùng một tay nâng vành tai lên để lộ phần chân tai. Dùng ngón tay trỏ còn lại của tay kia xoa vuốt vào rãnh chân tai. Thực hiện nhẹ nhàng liên tục từ trên xuống dưới theo đường chân rãnh khoảng 100 lần/ngày.


6.. Vuốt toàn bộ tai: Hiệu quả dưỡng sinh tổng thể, toàn thân cường tráng
Sau khi bạn đã tiến hành xoa bóp các khu vực khác nhau của tai như đã hướng dẫn ở trên, bạn nên xoa một lượt toàn bộ tai như ở bước này sẽ giúp việc xoa bóp tai trở nên hoàn thiện.
Làm thêm bước này sẽ giúp cho các bước xoa bóp trước thu được lợi ích tăng cường khí huyết, thông mạch máu, toàn thân thư giãn, dễ chịu.
Cách thực hiện:
Dùng cả bàn tay xoa lên toàn bộ tai, xoa trước/sau khoảng 50 lần và xoa trên/dưới khoảng 50 lần/ngày.

Sau khi làm xong toàn bộ bài tập này, nếu bạn cảm thấy vùng tai nóng lên, toàn thân ấm áp, bàn tay có thể xuất hiện một ít mồ hôi hoặc ẩm ướt, chính là đã đạt được hiệu quả và tác dụng như mong muốn.
Khi cảm thấy khí huyết toàn thân, kinh lạc và lục phủ ngũ tạng đều cảm thấy khác biệt, chính là lúc bạn đã nhận được hiệu quả tuyệt vời của việc tập luyện, cơ thể giống như vừa được tắm rửa và thanh lọc.

Không có nhận xét nào: