Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

NHỮNG BỨC ẢNH ĐẸP CỦA NHIẾP ẢNH GIA TRẦN TUẤN VIỆT

NHỮNG BỨC ẢNH ĐẸP CỦA NHIẾP ẢNH GIA TRẦN TUẤN VIỆT
Nguồn: Internet


Thiên nhiên và con người Việt Nam luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhiếp ảnh gia thể hiện tài năng của mình. Đằng sau từng góc máy, từng khoảnh khắc là tình yêu và những tâm tư mà người nghệ sĩ muốn gửi gắm đến chúng ta. Dưới đây là những bức ảnh về cuộc sống Việt Nam của nhiếp ảnh gia Trần Tuấn Việt, người đang nắm giữ kỷ lục Ảnh Việt trên National Geographic.
Những tác phẩm của Trần Tuấn Việt thường hướng về hình ảnh người lao động và thể hiện được hồn cốt của cuộc sống con người Việt Nam. “Có lẽ do tôi sinh ra và lớn lên từ một làng quê bình yên ở Hà Tĩnh nên trong tôi luôn có ấn tượng thân thương về những con người lao động nghèo và những vùng đất lặng lẽ ở xa chốn đô thị”, Trần Tuấn Việt chia sẻ.
Đánh bắt cá bằng “Ró” của ngư dân Cửa Đại, Quảng Nam (Ảnh: Soha)
Ảnh đẹp nhất trong ngày 24/12/2015. Bức ảnh này chụp những người nông dân ở Hưng Yên đang đan “Đó” – một ngư cụ làm từ tre để giữ tôm cá. Đây là nghề truyền thống đặc sắc của người dân ở làng Thủ Sỹ. (Ảnh: Dantri)
Ảnh đẹp nhất trong ngày 6/6/2017. Vịt cỏ Vân Đinh từ rất lâu đã trở thành món ăn nổi tiếng của Việt Nam. Nuôi vịt là công việc truyền thống hàng trăm năm ở Vân Đình, một xã ở phía tây nam Hà Nội. Vịt ở đây dường như đã quen với việc cho ăn, chúng vây quanh người nông dân mỗi khi anh xuất hiện. (Ảnh: Dantri)
Ảnh đẹp trong ngày 4/3/2016. Ảnh kể về ngư dân di chuyển ra biển bằng cà kheo ở bờ biển Hải Thịnh, Nam Định. Để đánh bắt hải sản gần bờ những vùng biển ngập bùn, những người ngư dân sử dụng cà kheo để dễ di chuyển. (Ảnh: Dantri)
Ảnh đẹp trong ngày 4/3/2016. Ảnh kể về ngư dân di chuyển ra biển bằng cà kheo ở bờ biển Hải Thịnh, Nam Định. Để đánh bắt hải sản gần bờ những vùng biển ngập bùn, những người ngư dân sử dụng cà kheo để dễ di chuyển. (Ảnh: Dantri)
Ảnh đẹp trong ngày 9/9/2016. Tương là một loại gia vị làm từ bột đậu nành và cơm lên men, thường được sử dụng trong ẩm thực truyền thống Việt Nam. (Ảnh: Dantri)
Ảnh đẹp trong ngày 25/10/2016. Một người nông dân băng qua cánh đồng thốt nốt vào một buổi sáng mờ sương ở Tịnh Biên, An Giang, giáp biên giới Việt Nam và Campuchia. (Ảnh: Dantri)
Ảnh đẹp trong ngày 14/7/2017. Một nhóm trẻ chơi đùa bằng vỏ bánh xe cũ tại đồi cát bay Mũi Né, Bình Thuận, Việt Nam (Ảnh: Dantri)
Ảnh đẹp trong ngày 23/12/2016. Miến là một trong hàng trăm món ăn truyền thống của Việt Nam. Ngày nay, miến chủ yếu được sản xuất bằng máy. Tuy nhiên, vẫn còn một số làng nghề truyền thống làm miến bằng tay như làng So ở Hà Nội (Ảnh: Dantri)
Ảnh chọn xuất bản trong chuyện ảnh “Off the Beaten Path” ngày 4/8/2017 của cộng đồng National Geographic. Sơn Trà là tên gọi tạm thời của hang động huyền ảo này ở Kiên Lương, Kiên Giang, được hình thành và kiến tạo nên qua hàng ngàn năm (Ảnh: Dantri)
Ảnh đẹp trong ngày 14/4/2017 chụp về người thợ điện. Tác giả Tuấn Việt chia sẻ: “Tất cả chúng ta đều cần sự cân bằng trong cuộc sống, thợ điện thì… cần nhiều hơn. Mỗi ngày, họ đều phải đu mình làm việc trên dây với chiều cao xấp xỉ 100m so với mặt đất. Giữ cân bằng và tập trung là điều bắt buộc với những người thợ này” (Ảnh: Dantri)
Ảnh đẹp trong ngày 11/5/2017. Một thợ thủ công hoàn thành quy trình cuối cùng trước khi đưa bình tiểu vuông vào lò nung (Ảnh: Dantri)
Ảnh ý niệm “Thuyền Hoa” là tác phẩm triển lãm tại cuộc thi ảnh Nghệ thuật Quốc tế lần thứ 9 tại Việt Nam. (Soha.vn)
Ảnh đẹp trong ngày 13/9/2017. Hãng Phân là một chợ nhỏ hơn 100 tuổi bao quanh bởi những chung cư cũ ở Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Điểm đặc biệt của khu chợ này là nó được che bởi hàng trăm chiếc ô đầy màu sắc (Soha.vn)
Dốc chín khoanh là con đường nguy hiểm bậc nhất tại cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang. Với độ dốc lớn, khúc khủy và thường xuyên có sương mù, nơi đây thực sự là một thử thách đối với những người ham mê du lịch khám phá (Soha.vn)
Một ngư dân đang chèo thuyền ở Đầm Phá Tam Giang, Huế (Soha.vn)
Làng Nổi Cái ?


Thứ Ba, 17 tháng 4, 2018

BÀI TẬP BÀN TAY ĐỂ TRỊ BỆNH

BÀI TẬP BÀN TAY ĐỂ TRỊ BỆNH
Nguồn: Phunugiadinh

Trung y nói, tay là bộ phận thu nhỏ của lục phủ ngũ tạng trong cơ thể người. Dưỡng tay để trị bệnh vừa không tốn tiền, không có tác dụng phụ, mà hiệu quả lại rất tốt. Ai cũng nói bệnh người già là một chuyện phức tạp, thực ra chỉ cần chăm sóc đôi tay là giải quyết được hết!
8 động tác tay dưới đây chuyên dành cho 8 loại bệnh mà người già rất hay gặp. Sau khi làm xong sẽ cảm thấy thoải mái khắp người. Bắt đầu từ hôm nay hãy thực hiện theo như hướng dẫn dưới đây, khỏi còn lo các bệnh tay chân tê liệt, bệnh tim phổi, bệnh về mắt…
Những điều cần chú ý
Trong hình chỉ là động tác làm mẫu, để đạt hiệu quả nhất định phải chịu khó tập luyện đầy đủ số lần yêu cầu.
Thực hiện trước khi ngủ và sau khi thức dậy .
Trong ngày có thể tùy ý thực hiện vài động tác để chăm sóc cơ thể.
1. Đấm thẳng 36 lần: Phòng trị bệnh về mặt
Đối tượng thực hiện: Người có thị lực mơ hồ, viêm mũi, đau rang hoặc để phòng tránh cảm cúm.
2. Lòng bàn tay đấm nghiêng 36 lần: Phòng tránh xương thoái hóa
Đối tượng thực hiện: Người hay đau đầu, đau cổ; phòng tránh gai xương; thoái hóa xương.
3. Cổ tay đấm nhau 36 lần: Phòng bệnh tim phổi
Đối tượng thực hiện: Người dễ bị bệnh tim hay đau ngực, tức ngực.
4. 10 ngón nắm chéo nhau 36 lần: Chống tê liệt
Đối tượng thực hiện: Người có vấn đề hệ thần kinh ngoại vi như tê tay, tê chân v.v.
5. Nắm đấm vào lòng bàn tay mỗi cái 36 lần: chống mệt mỏi
Đối tượng thực hiện: Người cần tỉnh táo, loại trừ mệt mỏi.
6. Bàn tay đánh nhau 36 lần: Phòng trị các vấn đề nội tạng
Đối tượng thực hiện: Người có bệnh tiểu đường, cần điều chỉnh chức năng nội tạng.
7. Chà xát 2 vành tai tai 36 lần: Thúc đẩy hệ tuần hoàn huyết dịch
Đối tượng thực hiện: Người cần tăng cường hệ tuần hoàn máu, nhất là phần đầu, phần mặt giúp ích cho việc phòng tránh huyết đóng cục.
8. Úp lòng bàn tay lên mắt: chống mắt lão hóa
Đối tượng thực hiện: Người dễ bị cận thị, lão hóa và thị lực mơ hồ.

Các bài thể dục ngón tay này có không nhiều động tác nhưng rất hiệu quả, khuyến cáo mọi người đều nên học và tích cực thực hiện để cơ thể khỏe mạnh, đẩy lùi bệnh tật và lão hóa!

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2018

PHƯƠNG PHÁP GIẢM MỠ BỤNG

PHƯƠNG PHÁP GIẢM MỠ BỤNG
Nguồn : Internet
Phương pháp giảm mỡ bụng bất ngờ của một bác sĩ Nhật Bản, hóa ra bạn không cần phải nhịn ăn…
Đa số những người vì muốn giảm cân mà chọn cách nhịn ăn khổ sở, thậm chí bỏ một số tiền lớn đến phòng tập, chỉ vì muốn đạt được một thân hình thon gọn như hình tượng mình mong muốn.
Thế nhưng hiện nay đã có một phương pháp giảm béo vô cùng hiệu quả mà không phải khổ sở. Gần đây, bác sĩ nổi tiếng người Nhật là Masashi Kawamura đã giới thiệu “phương pháp 3 ngày đi bộ bụng nhỏ gọn” chỉ rõ rằng chỉ cần đi bộ đúng cách thì có thể dễ dàng giảm béo! Chúng ta cùng nhau nghiên cứu xem sao nhé!
Thế nào là “phương pháp 3 ngày đi bộ bụng nhỏ gọn”? Thực ra rất dễ thực hiện, bạn chỉ cần khi đi bộ thì “hóp bụng”, “phình bụng”, phối hợp nhịp nhàng với nhịp thở “hít vào, thở ra” là được rồi!
Khi bước chân phải lên, bạn đếm thầm là 1, sẽ hóp bụng vào; tiếp theo bước chân trái lên, đếm thầm là 2, thả lỏng, để bụng phình ra.

Chắc cũng sẽ có nhiều bạn hoài nghi phương pháp này liệu có hiệu quả không? Tuy nhiên bác sỹ Masashi Kawamura cũng đã tự mình kiểm chứng điều đó, không những gầy đi 10kg trong vòng 3 tháng mà vòng eo còn giảm khoảng 17cm. Hơn thế nữa, trong vòng 3 năm sau, không hề tăng cân trở lại.
Ngoài ra, khi đi bộ bạn nhớ phải ưỡn ngực! Nếu bạn gù lưng xuống thì khi hóp bụng và phình bụng sẽ phản tác dụng, không chỉ giảm đi lượng calo cần tiêu hao mà còn tạo gánh nặng cho phần eo lưng.

Phần bụng của chúng ta thường bị tích tụ một lớp mỡ dày bao quanh là do ta chưa biết cách sử dụng và vận động phần cơ bụng đúng cách. Do vậy, chỉ cần sau khi học được cách vừa đi bộ vừa hóp bụng, phình bụng rồi luyện thành thói quen thường xuyên thì không những bạn sẽ cảm thấy vòng eo nhỏ đi mà ngay cả dáng đi cũng trở nên đẹp hơn. Thêm nữa, cách đi bộ kết hợp hít thở này rất tốt cho phần ruột; do đó, sẽ chữa được bệnh táo bón.
Video: Phương pháp giảm béo “hít thở sâu” của người Nhật Bản

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2018

HÌNH ẢNH ĐỘC ĐÁO TỪ NHỮNG VIÊN ĐÁ


HÌNH ẢNH ĐỘC ĐÁO TỪ NHỮNG VIÊN ĐÁ
Nguồn: Internet



Bằng óc sáng tạo và đôi bàn tay khéo léo, nghệ sĩ tài hoa Akie Nakata đã sáng tạo nghệ thuật tuyệt mỹ từ những viên đá tưởng như rất tầm thường, có thể gặp ở bất cứ đâu.  

 
Nghệ sĩ Akie Nakata xem những viên đá nhỏ là vật liệu sáng tạo nghệ thuật chính của mình. Đối với cô, những viên đá thực sự không tầm thường và đơn giản như vẻ bề ngoài của chúng. 
 
Trong một lần đi dạo bên bờ sông, cô nhìn thấy một viên đá nhỏ có hình thù trông như một con thú. 
 
Kể từ đó, Akie coi việc “gặp gỡ” đó tín hiệu mới mẻ cho những sáng tạo nghệ thuật của mình. 
 
Cô được truyền cảm hứng sáng tạo từ những viên đá nhỏ. 
 
Akie cho biết, cô tôn trọng hình dáng tự nhiên của những viên đá nhỏ, vì vậy cô không bao giờ xử lý, cắt gọt bất cứ một góc nhỏ nào. 
 
Theo Akie, cô cảm thấy hơi thở cuộc sống bên trong mỗi hòn đá, cảm thấy những viên đá nhỏ này đã chứng kiến sự thay đổi to lớn của Trái đất. 
 
Cũng vì thế, đôi khi vừa vẽ, Akie vừa nói chuyện với những viên đá. 
 
Thông qua việc đối thoại với những viên đá mà mình có ý định vẽ lên, Akie muốn vẽ nên tinh thần sống động nhất mà cô cảm thấy bên trong viên đá. 
Có thể cũng cũng vì vậy, những tác phẩm nghệ thuật từ đá của nghệ sĩ Akie tràn ngập sức sống. 
 
Mỗi tác phẩm đều khiến người xem ngạc nhiên, thích thú. 
 
Những tác phẩm của Akie thực sự quá độc đáo và chân thật. 
 
Akie thường vẽ mắt cuối cùng. Đối với cô, tác phẩm chỉ thực sự hoàn thành khi một đôi mắt sống động nhìn thẳng vào cô.
 
Trong ảnh là một chú hà mã đang nằm nghỉ ngơi. 
 
Hòn đá vô danh bỗng hóa tác phẩm nghệ thuật, trở thành một con sói núi cô độc nhưng cũng rất kiêu hãnh. 
 
Cú mèo xinh đẹp với đôi mắt rực lửa vô cùng sống động.


Thứ Ba, 10 tháng 4, 2018

HÀNH TRÌNH NGƯỜI MẸ NÔNG DÂN GIÚP CON CHINH PHỤC NGOẠI NGỮ

HÀNH TRÌNH NGƯỜI MẸ NÔNG DÂN GIÚP CON CHINH PHỤC NGOẠI NGỮ

Mời click vào đường dẫn dưới đây để xem:

https://www.facebook.com/tintucvtv24/videos/849865085201281/?t=31

TU VIỆN CÓ KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO GIỮA SÀI GÒN

TU VIỆN CÓ KIẾN TRÚC ĐỘC ĐÁO GIỮA SÀI GÒN
Nguồn: Dân Trí

Tu viện Khánh An, quận 12 TP. Sài Gòn với lối kiến trúc của những ngôi chùa Nhật Bản thu hút nhiều du khách và giới trẻ đến tham quan, chiêm ngưỡng.


Ban đầu, tu viện là ngôi chùa nhỏ do Tổ sư Trí Hiền xây dựng năm 1905, ngôi chùa khi ấy có diện tích 6 hecta do một gia đình giàu có hiến tặng.
Chùa nằm giữa 2 làng An Lộc Đông và Hanh Phú (sau này là An Phú) từng là nơi tập hợp nhiều chiến sĩ yêu nước tham gia chống Pháp.
Sau nhiều lần bị tàn phá, chùa chỉ là am nhỏ dựng bằng tre nứa hoặc bằng gạch vữa đơn giản. Đến năm 2006, chùa được đại trùng tu, xây dựng mới và hoàn thiện kiến trúc cho đến nay. Năm 2016, chùa được đổi tên thành tu viện Khánh An.
Tu viện có nhiều nét kiến trúc như những ngôi chùa Nhật Bản.
Quanh khuôn viên là những chiếc đèn làm bằng gỗ, dán giấy hình lục giác thường thấy trong các lễ hội hoặc ở lối đi cổng đền chùa của Nhật Bản tại tu viện Khánh An.


Tu viện có lối kiến trúc của các ngôi chùa Nhật Bản tọa lạc ở quận 12, TPHCM.

Tu viện Khánh An mang phong cách của Phật giáo Bắc Tông, đậm nét kiến trúc Á đông.

Khu vực chánh điện là công trình lớn nhất, được xây dựng uy nghiêm có bốn tầng với chất liệu gỗ và đá là chủ yếu.

Lối lên chánh điện là những bậc thang bằng đá với hoa văn chạm trổ hình hoa sen.

Chánh điện mang tên Phật đường tỉnh thức với kết cấu chủ đạo làm bằng gỗ, là nơi tụng kinh lễ bái, tọa thiền của chư tăng, phật tử.

Một góc tu viện với cây xanh, các tiểu cảnh

Màu sắc của tu viện có 3 gam màu chủ đạo là nâu gỗ, màu trắng của vôi và màu vằng của những hoa văn tượng trưng cho chất liệu đồng.
Khu nhà tăng nổi bật với màu đỏ, đèn lồng treo khắp nơi trên phần mái.

Trên nóc của nhà tăng và khách đường là tòa tháp với màu đỏ và mái ngói ít hình rồng phượng. Điểm nhấn là phần chóp tháp màu vàng cao vút trên nền trời, kiến trúc thường thấy trong đền chùa Nhật Bản.

Góc hồ nước có cầu bên trong khuôn viên tu viện.

Nơi đây thu hút nhiều người, đặc biệt là giới trẻ đến tham quan và chụp hình.

Vẻ đẹp thanh tịnh bên trong tu viện Khánh An.

Lối đi vào vườn Quán Âm với cây cối xanh um.

Vườn cây cổ thụ chiếm phần nhỏ sân tu viện.