Cao Sơn (Thời báo Đại Kỷ Nguyên)
Hẹ không chỉ là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng hàng đầu mà còn là vị thuốc quý dễ sử dụng lại lành tính, có khả năng chống viêm mạnh hơn cả thuốc kháng sinh.
Hẹ là một loại rau dùng như gia vị, có
mùi vị đặc trưng, dễ chế biến nên trở thành một món ăn phổ biến. Ở nông
thôn, rất nhiều gia đình trồng một luống hẹ và sử dụng quanh năm để làm
thức ăn và thuốc chữa bệnh .
Theo Đông y,
hạt hẹ có vị cay, ngọt, tính ấm, có tác dụng ôn trung, trợ vị khí, điều
hoà tạng phủ, hạ nghịch khí, cố thận tinh, tán ứ huyết. Rau Hẹ có vị
cay đắng chua mà sít, lại mạnh cho khí và thêm cho dương sự, lại cầm
máu, vít tinh.
Thành phần nước trong hẹ chiếm tới 85%,
nhiệt lượng thấp, là nguồn cung cấp sắt, potassium và vitamin A, C phong
phú. Do đó, hẹ được mệnh danh là “Món mặn trong các loại rau“.
Lượng beta carotene vừa đủ trong một bó
hẹ là nguồn cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể trong một ngày. Tuy
nhiên, lượng vitamin C và E chỉ cung cấp bằng 1/3 nhu cầu cần thiết cho
cơ thể trong ngày.
Vị cay đặc trưng của hẹ là do chứa chất
sulfide, chất này có tác dụng trừ khuẩn, tiêu viêm, nâng cao sức đề
kháng, ngoài ra còn giúp hấp thụ vitamin B1 và vitamin A.
Các tác dụng và bài thuốc từ Hẹ
1. Bổ thận tráng dương
Rau hẹ vốn có tính ôn, vị cay, giúp bổ thận, tráng dương.
2. Ích gan bổ dạ dày
Trong hẹ có chứa các thành phần đặc biệt
như tinh dầu và sulfide, tạo ra mùi vị cay, có tác dụng điều khí dưỡng
gan, kích thích ăn ngon, tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa.
3. Tăng cường hệ miễn dịch
Mùi hương đặc biệt của hẹ chính là do
chất sulfide tạo thành. Chất này có tác dụng trong việc kháng viêm diệt
khuẩn và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.
Trẻ bị ho có thể làm món lá hẹ hấp với
mật ong đường phèn để điều trị thay cho thuốc kháng sinh vì hẹ có khả
năng diệt khuẩn rất hiệu quả.
4. Nhuận tràng thông ruột
Trong hẹ có một lượng lớn vitamin và chất xơ kích thích nhu động của đường ruột, điều trị táo bón, phòng tránh ung thư đường ruột. Hạt hẹ rang vàng, giã nhỏ, mỗi lần uống 5g. Hòa nước sôi uống ngày 3 lần, dùng liền 10 ngày.
Trong hẹ có một lượng lớn vitamin và chất xơ kích thích nhu động của đường ruột, điều trị táo bón, phòng tránh ung thư đường ruột. Hạt hẹ rang vàng, giã nhỏ, mỗi lần uống 5g. Hòa nước sôi uống ngày 3 lần, dùng liền 10 ngày.
5. Hanh thông khí huyết
Vị cay của hẹ có tác dụng kích thích
hoạt huyết, hanh thông mạch khí, chữa các chứng buồn nôn, viêm ruột, nôn
ra máu, đau ngực hoặc chấn thương.
6. Làm đen tóc
Các chất trong hẹ có tác dụng tăng cường
chức năng hệ thống tyrosine trong các tế bào giúp làm đen tóc. Từ đó,
điều tiết các sắc tố đen ở chân tóc, tiêu trừ các đốm trắng trên bề mặt
da, làm cho tóc càng thêm bóng mượt.
7. Ngăn mồ hôi trộm
Trong hẹ có chứa một lượng ít chất chua, có tác dụng trị các chứng mồ hôi trộm, di tinh ở nam giới…
8. Ngăn ngừa mẩn ngứa
Dùng lá hẹ ép lấy nước nhỏ vào mũi có
thể chữa được chứng cảm nắng. Hơ sấy hẹ trên lửa nóng, bôi lên chỗ mẩn
ngứa để chữa bệnh mẩn ngứa ngoài da, sát khuẩn, hạn chế nhiễm trùng.
9. Hỗ trợ chuyện phòng the
Hẹ có tác dụng gây hưng phấn, ôn thận
trợ dương, tốt gan bổ dạ dày, hanh thông kinh mạch, tăng cường tỳ vị,
giúp tăng cảm giác ham muốn, tinh thần phấn chấn.
10. Giảm mỡ máu và tăng huyết mạch
Hẹ có thể hỗ trợ chữa các bệnh liên quan đến huyết quản hay cao huyết áp.
11. Giảm huyết áp và cholesterol
Cũng như tỏi, hẹ có chứa allicin. Đây là
chất có tác dụng giảm huyết áp và ngăn quá trình sản sinh cholesterol
trong cơ thể. Hơn nữa, chúng cũng có đặc tính kháng khuẩn và nấm, giúp
cơ thể ổn định hệ vi sinh vật có lợi trong đường tiêu hóa.
12. Chữa cảm mạo, ho do lạnh
Lá hẹ 250g, gừng tươi 25g, cho thêm ít đường hấp chín, ăn cái, uống nước. Dùng liền 5 ngày.
13. Chữa nhức răng
Lấy một nắm hẹ (cả rễ), rửa sạch, giã nhuyễn đặt vào chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi khỏi.
14. Hỗ trợ điều trị đái tháo đường
Hàng ngày sử dụng từ 100-200g rau hẹ,
nấu cháo, nấu canh hoặc xào ăn. Không dùng muối hoặc chỉ dùng một chút
muối khi chế biến món ăn. 10 ngày một liệu trình. Hoặc dùng củ rễ hẹ
150g, thịt sò 100g, nấu canh ăn thường xuyên. Có tác dụng tốt đối với
bệnh đái tháo đường đã mắc lâu ngày, cơ thể đã suy nhược.
15. Chữa ho trẻ em do cảm lạnh
Lấy lá hẹ xắt nhỏ trộn với đường phèn
hoặc mật ong vào cùng một chén, sau đưa chén vào nồi cơm hấp chín. Cho
trẻ uống dần trong ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Dùng liền 5
ngày.
16. Giúp bổ mắt
Rau hẹ 150g, gan dê 150g, gan dê thái
mỏng, ướp gia vị vừa xào với rau hẹ. Khi xào dùng ngọn lửa mạnh, lúc
chín cho gia vị vừa đủ, ăn với cơm, cách ngày ăn một lần, 10 ngày một
liệu trình.
17. Trĩ sưng đau
Lấy 1 nắm to lá hẹ cho vào nồi đất cùng
với nước, dùng lá chuối bịt kín, đun đến khi sôi thì nhấc xuống, chọc
một lỗ thủng trên lá chuối cho hơi bay lên để xông trĩ. Khi thấy hết hơi
thì đổ ra chậu, ngâm rửa hậu môn. Cũng có thể giã nhuyễn lá hẹ cho vào
chậu rồi ngồi lên (để trĩ tiếp xúc trực tiếp với lá hẹ).
18. Lòi dom
Lá hẹ 1 nắm giã nhỏ, trộn giấm, đảo nóng, gói trong 2 miếng vải xô sạch, thay nhau chườm và chấm hậu môn.
Lưu ý khi chế biến hẹ
- Hẹ có thể ăn sống cùng rau sống các loại, xào, trộn, nấu canh hoặc làm gia vị đính kèm, làm nhân trong chế biến các món ăn.
- Không nên để hẹ đã chế biến qua đêm.
- Hẹ thích hợp để ăn cùng với những loại thịt có chứa hàm lượng B1 phong phú như thịt lợn, đây là cách ăn nhiều dinh dưỡng nhất.
- Tuy nhiên chất sulfide gặp nóng thì dễ gây tác dụng phụ. Do đó, trước khi xào nên cắt nhỏ hẹ, xào lửa to và thao tác thật nhanh. Nếu để quá lửa sẽ mất đi hương vị đặc biệt của hẹ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét