Sưu tầm
Mỗi
ngày chúng ta đều dùng bàn phím
vi tính mà trên bàn phím đó có các phím như phím F1 ~ F12, là 12 phím
với những chức năng mặc định khác nhau. Trên mỗi một bàn phím đều phái có ít nhất phím F1 tới F12. F là
chỉ Function (chức năng) mà phím thường sử dụng nhất là F5 tức “refresh” (làm mới). Còn chức
năng của những nút F khác thì có công dụng như sau:
2. F1
= Help (Giúp đỡ)
Khi
mở ra một phần mềm chương trình
nào đó nhưng bạn lại không biết được cách dùng của nó, bạn có thể ấn
phím “F1” để tìm kiếm giúp đỡ người dùng. Ví như ở trình duyệt Chrome thì ấn
F1, sẽ hiện ra cửa sổ nói rõ cho chúng ta biết chức năng của Chrome là
gì. Nếu như không có mở bất kỳ chương trình
nào mà ấn “F1” thì sẽ hiện ra cửa sổ nói rõ về “Giới thiệu Windows và
trung tâm hỗ trợ” (Help & Support), hướng dẫn người dùng sử dụng
Windows như thế nào.
Thật
ra thì khi đang sử dụng những
chương trình khác cũng có thể ấn F1 để tìm kiếm sự giúp đỡ của “Windows
và trung tâm hỗ trợ”, chỉ cần ấn phím “Win” tức là bàn phím bên trái
phía dưới có hình ảnh logo của Windows, tiếp sau đó ấn “F1” là được.
2. F2
= Rename (Đặt lại tên)
“F2” là dùng để đặt lại tên gọi
của hồ sơ hoặc tài liệu. Ngoài ra, nếu như muốn đổi tên file ở trong google document thì chỉ cần ấn “F2” là được.
3. F3
= Search (Tìm kiếm)
“F3”
là phím có chức năng tìm kiếm,
nhấn phím “F3” là có thể tìm kiếm chữ từ ngữ. Khi đang sử dụng trình
duyệt, nó cũng có thể giúp người dùng tìm kiếm chữ viết của trang mạng
đó mà ở trong “máy vi tính” của bạn, ấn “F3” chính là mở ra chương trình
tìm kiếm .
4. F4
= Address Bar, hay còn gọi là Location Bar, URL Bar (Thanh địa chỉ)
Nếu
như bạn sử dụng “Internet Explorer”,
ấn “F4” là dùng để mở ra địa chỉ lan URL tức là bên dưới địa chỉ lan
URL sẽ hiện ra một dãy danh sách địa chỉ URL bạn đã từng vào những địa
chỉ trang web, hồ sơ hoặc tài liệu tập tin đính kèm v.v... Nhưng “F4”
chỉ hỗ trợ sử dụng cho trình duyệt Internet
Explorer, không trợ giúp sử dụng với trình duyệt Chrome và Firefox.
5. F5
= Refresh (Làm mới lại)
Với chức năng của phím này, tin rằng
không cần giới thiệu nhiều, “F5” tức refresh, bình thường dùng để làm mới lại trang web.
6. F6
= Move the address bar – Thanh di chuyển địa chỉ lan
“F6”
khác với “F4”, F6 là mở ra
địa chỉ lan, di chuyển nhanh đến địa chỉ lan để cho người dùng nhanh
chóng vào URL. Ngoài Internet Explorer ra thì Chrome và Firefox cũng có thể dùng đến.
7. F7
= Chức năng đặc biệt
“F7”
chỉ có tác dụng ở một số chương
trình phần mềm, ví dụ như trong “ACDSee 8” có thể dùng View Mode chuyển
sang Filmstrip mà ở định dạng DOS thì có thể dùng như chức năng chỉ
lệnh command mở ra những file đã từng sử dụng, chỉ cần bạn lựa chọn thì
có thể làm tăng hiệu suất nhập vào và có thể
sử dụng lặp lại nhiều lần,.
8. F8
= Safe Mode (Chế độ an toàn)
Khi
máy vi tính đang vận hành liên
tục ấn “F8” thì có thể chuyển vào danh sách hệ thống máy vi tính,
trong đó có các mục lựa chọn, ví dụ như tiến vào phần điểu khiển Safe
Mode, chọn lựa Boot lại máy vi tính .v.v…
9. F9
= Chức năng đặc biệt
"F9" không có chức năng thông dụng nhưng một số chương trình phần mềm khác vẫn có tác dụng, ví dụ như ở "ACDSee 8" có thể chuyển đổi ViewMode tới Tiles mà khi sử dụng Windows
Media Player thì có thể dùng để điều chỉnh hạ thấp âm lượng.
10. F10
= Menu Bar (Chức năng liệt kê danh sách)
Ở
trình duyệt Internet Explorer
thì "F10" có thể nhanh chóng đến chức năng menu bar (liệt kê danh sách),tức là các file folder “Hồ sơ/ Document /Video / Favorites(Yêu thích) /
công cụ / Support(hỗ trợ)”, cũng dùng thích hợp với “ACDSee 8″ cùng ”
Note Pad (ghi chú)”. Khi sử dụng Windows Media
Player, ấn “F10” thì có thể điều chỉnh tăng cao âm lượng.
Nếu như kết hợp phím “Shift” +
“F10”, thì chức năng là tương đương với việc click ấn chọn chuột phải.
11. F11
= Fullscreen (Toàn màn hình)
“F11” là phím với chức năng làm
giao diện của trình duyệt web phóng lớn toàn màn hình, tích hợp với cả trình duyệt Internet Explorer, Chrome, Firefox, v.v…
12. F12
= HTML code
“F12″
có thể dùng để mở ra mã gốc
mode HTML của trình duyệt Internet Explorer, Chrome, Firefox, có thể
nhìn thấy được mã HTML code vốn có bên trong của trang web.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét