Thứ Ba, 28 tháng 2, 2017

CON TRAI HÃY ĐEM CHO, CON GÁI ĐỂ LẠI NUÔI

 CON TRAI HÃY ĐEM CHO, CON GÁI ĐỂ LẠI NUÔI

Hồng Mạnh (Theo Tinh Hoa)


Một người họ Lý vì gia cảnh nghèo khó nên đến tuổi 35 mới lấy được vợ là một người phụ nữ góa chồng cùng làng. Về sau, sinh được một người con trai, đặt tên là Sinh. Sinh học hành rất thông minh, dù mới chỉ tốt nghiệp trung học đã vượt xa những thanh niên khác trong làng. Anh được cán bộ đại đội đề cử đến dạy bậc tiểu học. Hai năm sau, anh lại được cán bộ đại đội đề cử đi học đại học.
Người cha thật không ngờ mình đã hơn ba mươi tuổi lại có được quý tử là người đầu tiên trong làng được đi học đại học. Nhiều người trong làng rất nể phục ông, nói rằng:
“Sinh nó tốt nghiệp đại học xong, có công ăn việc làm ổn định, tương lai lập gia đình ở thành phố, rồi mai đây sẽ đưa ông bà lên thành phố tha hồ hưởng phúc. Ở làng này, ông Lý là nhất đấy nhé!”
Hai vợ chồng nghe thấy người ta nói lấy lòng mình như vậy cũng vui mừng không nói nên lời.
Sau khi Sinh tốt nghiệp đại học, anh được phân đến công tác tại cục Tài chính của huyện. Nửa năm sau, anh quen biết một cô bạn gái tên là Tú Anh, nhà ở nông thôn, tốt nghiệp đại học xong, được phân về công tác tại cục Công Thương của huyện. Một năm sau, hai người kết hôn.
Một lần nọ, ông Lý lên thành phố tìm đến nhà con trai. Con dâu nhìn thấy cha chồng lần đầu tiên đến nhà, biết là có chuyện, bằng không sẽ không tìm đến đây, mới hỏi:
“Cha, hôm nay lần đầu tiên cha đến nhà, nhất định là có việc. Việc gì vậy? Cha nói đi! Con và chồng con, nhất định sẽ giải quyết cho cha!”
“Con đã hỏi, ta cũng không vòng vo. Gần đây, trong nhà không có tiền, giờ lại đúng mùa cấy mạ, phải nhờ người làm giúp, mua phân hóa học cũng phải cần tiền. Hôm nay, cha đến chính là cần mượn ít tiền mang về giải quyết việc khẩn cấp”.
“Cha chỉ cần sai người thân tín đến nói một chút, cần bao nhiêu, chúng con sẽ gửi mang về, cha không cần tự mình đến thăm, số tiền này con cần thương lượng với chồng con một chút”.
Tú Anh đợi đến lúc chồng vừa về đến nhà, không đợi chồng chào hỏi cha, liền lôi chồng vào phòng nói:
“Cha của anh đến nhà nên em không ra ngoài mua đồ ăn được; trong nhà chỉ có rau, cha của anh cũng không phải khách quý, tiếp đãi tốt xấu thế nào, ông ấy già rồi không có so đo làm gì đâu! Hôm nay, ông ấy đến xin tiền để về trả tiền phí tổn cấy mạ, anh nói xem bao nhiêu thì được?”
“Em nói cho bao nhiêu?”
“50 đồng thiết nghĩ cũng đủ rồi nhỉ? Anh cho 50 đồng nhé! Có thiếu thì cha sẽ nghĩ ra cách khác thôi”.
Tú Anh xào mấy món rau đơn giản qua loa tiếp đãi cha chồng. Sau buổi cơm, Tú Anh móc ra 50 đồng đưa cho cha chồng, nói:
“Đây là 50 đồng tiền trả phí tổn cấy mạ, như vậy đủ rồi nhé!”
Ông Lý cầm tiền, không nói lời nào, rầu rĩ trở về nhà.
Chỉ hai ngày sau, mẹ của Tú Anh tìm đến nhà. Tú Anh vừa thấy mẹ đến thăm liền ân cần hỏi:
“Mẹ, có phải hôm nay mẹ cần tiền không?”
Mẹ của cô gật đầu một cái. Cô dặn dò mẹ ở nhà coi nhà rồi vội vàng đi mua cá, mua thịt, mua trứng gà…
Khi Sinh tan tầm về đến nhà, lúc cô kéo cửa ra, nói:
“Mẹ của em đã đến, anh hãy nhanh đi chào hỏi, đừng chậm trễ! Hôm nay, mẹ cũng là đến xin tiền đấy, anh nói cho bao nhiêu là phù hợp?”
“Em nói cho bao nhiêu?”
“Ít nhất 500 đồng mới được! Vậy cho 500 đồng nhé!”
Tú Anh cầm 500 đồng đưa mẹ, mẹ cô vô cùng sung sướng trở về nhà.
Tú Anh mang thai, cô đem tin vui này báo cho chồng biết, hỏi chồng:
“Anh là muốn con trai hay là con gái?”
“Tốt nhất nên là con gái”.
“Cái con người anh thật kì lạ, muốn em sinh con gái, sinh con gái có gì mà tốt chứ?”
Sinh không nói lời nào.
Chỉ trong chớp mắt, Tú Anh đã mang thai được tám tháng; cô phải về nhà mẹ đẻ dưỡng thai chờ sinh. Lúc gần đi, Sinh trịnh trọng nói với vợ:
“Nếu em sinh con gái thì hãy kịp thời báo cho anh biết, còn nếu như sinh con trai thì không cần báo, tốt nhất là đem cho người khác”.
“Anh bị sao vậy? Tại sao không thích con trai chứ?”
Sinh cũng không trả lời vợ một câu.
Một ngày, Sinh nhận được lời nhắn của mẹ vợ nói là Tú Anh đã sinh được một thiên kim tiểu thư; nghe xong Sinh sung sướng nhảy dựng lên. Anh liền đến đơn vị xin nghỉ phép, thông báo là vợ của mình sinh con gái, anh ta muốn đến nhà mẹ vợ thăm con gái. Lãnh đạo chúc mừng anh, cũng đồng ý cho anh nghỉ phép.
Sinh mua 16 con gà, 300 cái trứng gà, còn có rất nhiều thuốc bổ, dùng cả gánh tiền mua đồ đạc, vô cùng vui vẻ đến nhà mẹ vợ. Sau khi vào nhà, đem mọi thứ đặt trên bàn cơm ở phòng bếp, không đợi uống nước trà mẹ vợ đưa, liền chạy vào phòng.
Anh bước đến giường vợ, không nói lời nào, liền xốc chăn đang đắp trên người vợ lên:
“Em cho anh xem xem rốt cuộc là con gái hay là con trai”.
“Bảo đảm anh sẽ vui”.
Sinh ôm lấy con, đặt lên chăn, không thể chờ đợi thêm liền vạch quần áo con ra xem thì thấy không phải con gái, tức giận quát lớn:
“Các người tại sao lừa gạt tôi? Tú Anh, cô chẳng lẽ đã quên tôi từng nói rằng sinh con trai không cần nói cho tôi biết sao?”
Sinh nói xong, ra khỏi phòng, cầm lấy đồ đạc trên bàn cơm trong phòng bếp rồi đi, cũng nói:
“Đứa con này tôi không muốn, các ngươi thích ai thì cho người đó”.
Mẹ vợ thấy con rể giận dữ, liền giữ chặt tay con rể nói:
“Người ta sinh con trai thì đặc biệt vui mừng, còn con vì sao lại muốn đem con cho người khác? Hôm nay nhất định phải nói rõ vì sao thì mới có thể ra khỏi cái nhà này”.
Sinh đứng nói:
“Cha mẹ của con sinh con ra, vất vả nuôi con khôn lớn, cho con học hành, lên đại học, kết hôn, đã tốn hết bao nhiêu của cải. Thế nhưng con từ lúc làm việc đến nay, ngày lễ tết trở về lúc nào cũng hai bàn tay trắng, sinh nhật cha mẹ cũng không có được một chút quà mọn. Từ khi kết hôn đến nay, cha con bất đắc dĩ mới đến thăm một lần muốn một ít tiền trả tiền phí cấy mạ thì con gái yêu của mẹ chỉ đưa cho ông 50 đồng, 50 đồng này thì làm được cái gì chứ? Cha con cầm 50 đồng, ngậm nước mắt ra đi, đã nói một câu “Sinh con trai thì được gì chứ?”. Lúc con nghe câu đó xong, trong lòng của con đau như chảy máu. Mẹ nói đi! Vậy thì con cần con trai làm cái gì chứ?”
“Sinh à, mẹ không biết con gái mẹ đối đãi với cha mẹ con không hiếu đạo như vậy, chỉ trách cha mẹ không dạy dỗ nó gia giáo. Con muốn đi, mẹ cũng không có mặt mũi nào giữ con lại, con hãy đem vợ con đi đi, đừng để nó ở lại nhà của mẹ nữa”.
Mẹ vợ anh buông tay ra, bước vào phòng, đứng trước giường con gái, tốc chăn lên, tức giận nói:
“Mày ôm con mày cút ra khỏi nhà, tao không có đứa con gái như vậy!”
“Mẹ, con sai rồi, sau này con nhất định sẽ sửa, nhất định hiếu kính cha mẹ chồng, mẹ cho con ở lại những ngày trong tháng rồi con đi, con xin mẹ!”
Sinh nghe hai người nói qua lại, biết rằng mục đích của mình đã đạt được, bèn buông đồ đạc xuống, bước vào nói:
“Mẹ đừng nóng giận, con gái đã nhận lỗi, mẹ hãy cho cô ấy một cơ hội để cô ấy ở lại. Hai mẹ con ăn uống, cả công mẹ chăm sóc giúp đỡ, con sẽ tính toán rõ ràng không thiếu một đồng”.
“Chỉ cần nó giữ lời nói, mẹ có thể để nó ở lại, tiền chăm sóc mẹ không muốn”.
Sinh ở lại chăm sóc vợ, mãi đến ngày nghỉ hết mới đi.

Cha mẹ cả đời nuôi ta khôn lớn, hy sinh cho ta rất nhiều. Khi chúng ta lớn lên, dần dần có tư tưởng, có suy nghĩ riêng của mình. Lúc này, chúng ta không nên nghĩ ngợi lung tung mà hãy nhớ thật kỹ những năm tháng công ơn nuôi dưỡng của cha mẹ. Tuy là nói hiếu thuận với cha mẹ cũng được ghi vào luật pháp nhưng hiếu thuận với cha mẹ không cần phải để luật pháp quy định mới làm mà là tự giác vì đó chính là đạo lý làm người.
Chúng ta ngày từng ngày lớn lên, cha mẹ ngày từng ngày già đi, dần dần tóc chuyển sang màu trắng. Trước kia khi còn bé không hiểu chuyện, trông thấy cha mẹ tóc trắng chỉ biết cười ha hả nói ông bà già rồi. Hiện tại nhớ tới cha mẹ tang thương, vất vả cũng là vì muốn con cái hạnh phúc, vì cho chúng ta một hoàn cảnh tốt đẹp để chúng ta trưởng thành.
Nói về phận làm con dâu, con rể, sự hiếu thuận với cha mẹ chồng/vợ cũng không kém phần quan trọng. Cha mẹ của chồng, của vợ cũng như chính cha mẹ của mình, cũng vất vả nuôi con khôn lớn, về già cũng mong mỏi được nương tựa vào con cái. Nhờ cha mẹ chồng, mình mới có người chồng mẫu mực, thành đạt trong cuộc sống. Nhờ cha mẹ vợ, mình mới có được người vợ nết na, chu đáo. Thương yêu họ cũng chính là thương vợ, thương chồng, thương con cái của mình. Gieo nhân nào gặt quả ấy! Hãy là tấm gương cho con cháu, hãy thương yêu trọn vẹn những người có duyên phận trong cuộc đời này của mình.

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2017

TRANH VẼ VỀ VIỆT NAM CỦA HỌA SĨ THÁI LAN

TRANH VẼ VỀ VIỆT NAM CỦA HỌA SĨ THÁI LAN
Họa sĩ Direk Kingnok

Một góc phố rực rỡ sắc màu của Hà Nội trước thềm Tết Nguyên đán
Những người đánh cá bươn chải ở vịnh Hạ Long, kỳ quan thiên nhiên của thế giới
Hà Nội với những tia nắng hiếm hoi trong mùa đông
Khuê Văn Các, biểu tượng của Hà Nội
Một buổi trưa ở Huế
Di tích Ngọ Môn, Huế



Một con phố gần chợ Bến Thành, TP. HCM
Hoàng hôn trên TP. HCM
Những chiếc xe máy cũ kỹ bên bức tường chi chít "Khoan cắt bê tông", khung cảnh quen thuộc ở các đô thị Việt Nam
Một góc phố thâm trầm đầy hoài niệm
Một buổi tối ấm áp ở Hà Nội
Phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu
Đường phố Sài Gòn nhộn nhịp, xô bồ
Hà Nội sau cơn mưa
Đêm Hà Nội


Thứ Hai, 20 tháng 2, 2017

NỮ KHOA HỌC GIA GỐC VIỆT

NỮ KHOA HỌC GIA GỐC VIỆT
Nguồn: Internet





nha-khoa-hoc-nu-goc-viet-trong-top-anh-huong-nhat-the-gioi
Giáo sư Nguyễn Thục Quyên
Tuổi thơ theo mẹ đi khắp nơi để kiếm sống, sang Mỹ thì bị bạn bè chê cười vì không biết tiếng Anh, nhưng Nguyễn Thục Quyên đã vượt qua tất cả và trở thành một trong những nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới. 
Giáo sư Nguyễn Thục Quyên sinh ra ở Buôn Ma Thuật (Đắk Lắk) trong một gia đình thượng lưu gồm 5 anh chị em. Sau năm 1975, cha đi cải tạo, mẹ chị - một cô giáo dạy toán cấp 2, dẫn dắt đàn con đến các vùng kinh tế mới như Phước Lâm, Long Điền, Đất Đỏ, Phước Tỉnh và Vũng Tàu để sinh nhai.
Lúc 5-6 tuổi, cô bé Quyên phải phụ giúp mẹ dọn dẹp nhà cửa, kiếm củi nấu cơm, đào khoai, câu cá, gánh nước... Cuộc sống cơm áo, gạo tiền cứ đeo bám cho đến năm 1986 khi gia đình mở tiệm phở ở Bến Đá - Vũng Tàu, Quyên mới được đi học ở trường Trung học Trần Nguyên Hãn.
Nhọc nhằn nơi xứ người
Tháng 7/1991, chị cùng bố mẹ và 5 anh chị đến Mỹ định cư. Hai năm đầu, các anh chị em của chị Quyên cứ đòi về Việt Nam vì không biết tiếng Anh và phong tục tập quán Mỹ. Nhưng chị thấy ổn vì được làm điều mình thích mà không sợ người khác dị nghị. 
"Khi còn ở Việt Nam, gia đình đã vất vả rồi, nên khi sang Mỹ tôi phải cố gắng hơn rất nhiều để có được cuộc sống tốt hơn", chị Quyên chia sẻ. Để tự khẳng định bản thân nơi đất khách quê người, chị đã quyết tâm học tiếng Anh thật nhanh bằng cách đăng ký ở ba trường trung học tại ba thành phố. Ở Mỹ, tiếng Anh được học miễn phí.
Vất vả với bao tủi nhục khi bị nhiều người coi thường càng khiến chị có thêm động lực vươn lên. "Có giáo viên chế nhạo tôi trước cả lớp vì khả năng nói tiếng Anh kém. Một ông người Mỹ còn nói thẳng với tôi hãy về nước của cô đi", chị nhớ lại và cho biết ở Mỹ vẫn còn một số người phân biệt kỳ thị như vậy. "Thậm chí có đồng nghiệp lúc ở trường không bao giờ nói chuyện với tôi mặc dù tôi đã cố gắng để nói chuyện với anh ta vài lần", nữ giáo sư nói.
Tháng 9/1993, người cô họ cho chị ở cùng nhà, nhưng chị phải dọn dẹp, nấu nướng, đi chợ và chạy việc vặt cho cô. Thời gian này, chị xin học ở Đại học Santa Monica nhưng không được nhận vì tiếng Anh kém. Chị đã năn nỉ nhà trường cho học thử một kỳ và hứa nếu không học được sẽ trở về trường trung học để học thêm tiếng Anh. Ban ngày đi học, ban đêm chị tìm lớp học thêm ở trung tâm dạy tiếng Anh miễn phí. Với sự nỗ lực không ngừng nghỉ, cuối cùng chị cũng được nhận vào học. 
Thấy bố mẹ vất vả làm trong nhà hàng và ở hãng may, chị không cho phép bản thân thất bại mà cố gắng gấp đôi, gấp ba so với những bạn cùng trang lứa. Để có tiền học, chị xin làm thêm trong thư viện trường từ 17h đến 22h mỗi ngày, nhưng vẫn không đủ nên phải vay thêm tiền của Chính phủ.
Tháng 9/1995, chị xin chuyển lên Đại học Califonia, Los Angeles và làm thêm trong phòng thí nghiệm với công việc rửa dụng cụ. Chị xin làm nghiên cứu nhưng không có phòng thí nghiệm nào nhận. Sau khi tốt nghiệp bằng đại học Hóa năm 1997, chị nộp đơn học cao học. Chỉ trong một năm chị đã có bằng thạc sĩ ngành Lý - Hóa và quyết định học tiếp tiến sĩ. Thật bất ngờ, cuối năm của chương trình này chị là một 7 nghiên cứu sinh xuất sắc của Đại học Califonia, Los Angeles được trao học bổng.
Tháng 6/2001, chị nhận bằng tiến sĩ và ra trường trước cả những sinh viên chị từng rửa dụng cụ thí nghiệm cho họ trước đây. Ra trường chị đạt giải thưởng xuất sắc ngành Lý - Hóa. Tháng 9/2001, được giải thưởng của liên bang đi tu nghiệp ở phòng thí nghiệm quốc gia nhưng chị từ chối và đến làm ở Đại học Columbia, New York.
Ba năm sau, chị bắt đầu làm việc ở Đại học California, Santa Barbara và mất hơn hai năm xây dựng hai phòng thí nghiệm riêng. Sau 11 năm, chị đã có 7 phòng thí nghiệm riêng cho nhóm nghiên cứu. Chị còn xin hơn 10 triệu USD cho những dự án nghiên cứu, được mời tới hơn 200 địa điểm trên thế giới để thuyết trình cũng như nhận nhiều giải thưởng lớn cho công trình nghiên cứu.
"Bạn bè tôi ở Việt Nam vẫn thường bảo hồi ở quê học dốt thế mà sao qua Mỹ học giỏi ghê thế. Tôi trả lời rằng ngày xưa làm gì có thời gian để học vì còn phải phụ giúp gia đình", vị giáo sư nói.
 Pin năng                                                           lượng mặt trời                                                           làm từ chất                                                           nhựa dẫn điện                                                           Nghiên cứu                                                           trong phòng                                                           thí nghiệm của                                                           Giáo sư . 
Pin năng lượng mặt trời làm từ chất nhựa dẫn điện Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của giáo sư Nguyễn Thục Quyên.
Những vất vả của phụ nữ khi làm khoa học
Giáo sư Quyên tâm sự, có được ngày hôm nay là nhờ sự dìu dắt của mẹ và người cậu ruột khi hướng cho chị đi theo con đường tốt nhất có thể. Trong khi bố cho rằng, con gái thì nên lấy chồng, không cần học, thì mẹ ngược lại. Chị còn nhớ ngày học xong lớp 12, chị đã xác định sẽ ở nhà và tính chuyện lấy chồng, nhưng mẹ vẫn đưa chị lên Sài Gòn để thi đại học. "Mẹ đưa tôi lên Sài Gòn ở nhà bà ngoại để thi đại học, nhưng tôi không muốn. Lớn lên và học ở trường làng tôi thấy ở tuổi 18 người ta đã lấy chồng và có con rồi", chị nói.
Người cậu đã gọi chị đến nói chuyện hơn hai giờ, với mục đích khuyên chị đi thi và cố gắng vào đại học. "Tại sao có cơ hội như vậy mà cháu lại từ chối. Học đại học sau này cháu sẽ có công ăn việc làm ổn định, có sự nghiệp, nếu lấy được người tốt thì không sao...", chị kể lại lời ông cậu. 
Lớn lên, người chị hâm mộ đó là bà Marie Curie, bởi thời đó khoa học gia là nữ rất ít. Bà chính là tấm gương vượt khó để chị tiếp tục cố gắng cho nghiên cứu khoa học.
Hơn 11 năm làm việc ở Đại học California, Santa Barbara, chị làm khoảng thời gian 15 tiếng mỗi ngày. Bên cạnh việc giảng dạy, chị còn làm nhiều công việc khác như biên tập báo khoa học, tổ chức hội nghị khoa học quốc tế, xin tiền dự án nghiên cứu trả lương, học phí, và bảo hiểm y tế cho sinh viên (mỗi nghiên cứu sinh tốn khoảng 100.000 đôla mỗi năm), hướng dẫn sinh viên làm nghiên cứu, giúp sinh viên viết bài đăng báo, làm trong ban xét lên lương và lên chức cho tất cả giáo sư trong trường, ban tuyển dụng giáo sư... 
Chị chia sẻ: làm khoa học đã khó nhưng phụ nữ trong lĩnh vực này càng vất vả hơn, bởi ngoài sự nghiệp, họ còn phải lo cho gia đình. Ngay bản thân chị, dù đã cố gắng rất nhiều nhưng đôi khi vẫn không nhận được sự tôn trọng của đồng nghiệp nam giới. "Cũng may tôi có người chồng tâm lý và thông cảm, anh dạy hóa hữu cơ cùng trường, luôn hỗ trợ nên tôi có thêm động lực để giảng dạy và nghiên cứu", nữ giáo sư nói.
"Phần đông mọi người nghĩ con gái thì nên lo cho chồng con, dọn dẹp nhà cửa và không nên có sự nghiệp riêng. Tôi muốn cho những người phụ nữ khác biết là họ có thể làm cả hai. Tôi muốn làm những điều hữu ích cho xã hội", chị nói.
Chị vẫn còn nhớ như in thời điểm bắt đầu vào học trong trường. Lúc đó chị xin vào phòng thí nghiệm nhưng không được vì nhiều người nghĩ chị không thể làm được điều gì và khuyên rằng “nghiên cứu không dễ dàng và không phải ai cũng làm được. Bạn nên tập trung để học tiếng Anh đi”. Mãi sau này, có vị giáo sư thấy chị có những câu hỏi hay trong lớp nên khuyến khích theo đường nghiên cứu. Biết được tin này chị rất vui vì từ bé đã thích tìm tòi những điều mới.
Đầu năm 2004, chị đi phỏng vấn ngành hóa ở một số trường đại học. Chị cũng rất sợ vì những trường này ngành hóa rất ít hoặc không có nữ giáo sư. "Con đường đi đến thành công ở Mỹ không phải dễ dàng vì quốc gia này thường thu hút nhà khoa học hàng đầu trên thế giới nhưng bản chất người Việt Nam thông minh và chăm chỉ", vị giáo sư nói và cho rằng có công mai sắt có ngày nên kim. 
Thích về Việt Nam
"Tôi nhớ Việt Nam lắm. Nếu có thời gian là tôi về ngay, bởi hiện nay anh em họ hàng, nhất là ông cậu - người đặt viên gạch đầu tiên trong cuộc đời khoa học của tôi vẫn ở quê hương", nữ giáo sư tâm sự.
Lần đầu tiên chị và mẹ về Việt Nam là năm 1999 để thăm bà ngoại trong 3 tuần. 9 lần về nước ngoài dự hội nghị khoa học, chị dành thời gian để thăm gia đình.
Chị cho biết, thời gian 21 năm sống ở Việt Nam, chị nhớ món ăn thuần túy Việt Nam và các bài hát Việt, nên lần nào về nước chị cũng nhờ cậu mợ dẫn đi xem ca nhạc. "Tôi thích nhạc dân ca như bài Quê hương, Ai đưa con sáo sang sông", chị nói. 
Khi hỏi ý định về Việt Nam sinh sống, chị nói: "Có lẽ khi nào về hưu tôi mới về nước vì quê hương vẫn chưa có đủ cơ sở vật chất điều kiện tốt để tôi có thể nghiên cứu", chị nói và cho biết 7 phòng thí nghiệm riêng của chị trị giá khoảng 4 triệu đôla.

Bên cạnh giải thưởng là một trong những nhà khoa học ảnh hưởng nhất thế giới ngành khoa học vật liệu, chị còn nhận nhiều giải thưởng khác như: Giải thưởng Nghiên cứu khoa học Alexander von Humboldt-Foundation của Đức năm 2015; Giải thưởng Nghiên cứu khoa học của Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ 2010, Giải thưởng Nghiên cứu khoa học của Alfred P. Sloan Foundation 2009; Giải thưởng Nghiên cứu khoa học của Camille Dreyfus Foundation 2008; Giải thưởng Nghiên cứu khoa học Harold J. Plous Memorial Award and Lectureship 2007.

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2017

TOGETHER FOREVER & I LOVE YOU SO

TOGETHER FOREVER & I LOVE YOU SO

 

Mời vào chế độ Youtube ở góc dưới bên phải màn hình để xem nhiều video về Valentine's Day

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017

HAPPY VALENTINE'S DAY

HAPPY VALENTINE DAY! 
Sưu tầm
BLOGGER THÀNH PHỐ GIÓ
Thân chúc quý thân hữu và độc giả
một ngày Lễ Tình Yêu đầy Hạnh Phúc


Ngày lễ tình nhân sẽ thêm ngọt ngào thi vị với những câu tỏ tình lãng mạn. Trong không khí rộn ràng của ngày Valentine, mời các bạn hãy cùng điểm qua những câu nói bất hủ về tình yêu trong các bộ phim!
Nhưng có lẽ người Việt Nam chúng ta vẫn thích nhất lời hát bất hủ về Tình yêu:
"Không cần biết em là ai
Không cần biết em từ đâu
Ta yêu em, như sông dài biển rộng
Ta yêu em, với trái tim thật nồng
Ta yêu em và chỉ cần biết... đó là EM..."

* Love Story (Câu chuyện tình yêu)
Khi nói về những lời thoại hay nhất về tình yêu trong phim, đầu tiên phải nhắc đến câu nói kinh điển "Yêu nghĩa là không bao giờ nói lời hối tiếc" trong bộ phim "Love Story". Câu nói này đã trở thành tuyên ngôn của những người đang yêu và cũng khiến "Love Story" sống mãi trong lòng khán giả.

* City of Angels (Thành phố của những thiên thần)
"Tôi thà được một lần cảm nhận mùi thơm từ mái tóc em, một lần được hôn đôi môi em, một lần được nắm tay em còn hơn là sống bất tử mà không bao giờ có điều đó. Chỉ một lần thôi..."
"Nếu ai đó hỏi em, em thích điều gì nhất, em sẽ nói với họ rằng đó là anh."

* The runaway bride (Cô dâu chạy trốn)
"Anh biết rằng điều này sẽ không hề dễ dàng. Anh tin chắc rằng sẽ có một khoảnh khắc nào đó trong cuộc đời mình, một trong hai chúng ta muốn rời bỏ nhau. Nhưng anh cũng tin chắc rằng nếu giờ đây anh không ngỏ lời cùng em thì anh sẽ phải sống trong hối tiếc suốt quãng đời còn lại bởi anh biết rằng trái tim anh chỉ có duy nhất em thôi"

* Fried Green Tomatoes
"Một trái tim có thể bị tan vỡ nhưng nó sẽ vẫn còn đập mãi."

* When Harry Met Sally (Khi Harry gặp Sally)
"Anh yêu lúc em bị cảm lạnh khi nhiệt độ ngoài trời là 71 độ. Anh yêu lúc em mất tới một tiếng rưỡi chỉ để gọi một chiếc bánh sandwich. Anh yêu nét mặt nhăn nhó của em, khi em nhìn anh như một thằng ngốc. Anh yêu lúc anh về nhà sau một ngày hẹn hò với em và mùi nước hoa của em còn vương trên áo anh. Anh yêu lúc anh muốn em là người cuối cùng anh nói chuyện trước khi đi ngủ. Anh tới đây không phải vì anh cô đơn hay bởi đây là đêm giao thừa mà vì nhận ra rằng khi chúng ta muốn dành trọn quãng đời còn lại bên một ai đó thì ta muốn bắt đầu nó càng sớm càng tốt."

* Casablanca
"Hôn em đi! Hãy hôn em như thể đây là lần cuối!"

* Patch Adams
"Anh yêu em mà không biết tại sao, bằng cách nào và thậm chí từ đâu..."

* The Mask Of Zorro
"Ðiều sai lầm duy nhất là phủ nhận những gì trái tim ta thật sự cảm nhận"

* Ever After: A Cinderella Story
"Cuộc sống mà không có tình yêu thì không còn là cuộc sống nữa."

* Forget Paris (Hãy quên Paris)
"Khi bạn yêu một ai đó với tất cả trái tim mình, tình yêu đó sẽ không bao giờ mất đi, ngay cả khi bạn phải chia xa. Khi bạn yêu một ai đó và đã làm tất cả mà vẫn không được đáp lại thì hãy để họ ra đi bởi vì nếu đó là tình yêu đích thực thì chắc chắn nó sẽ trở về với bạn."

* Sweet Home Alabama
"Anh không quan tâm quá khứ của em ra sao, điều anh thực sự muốn biết là trong tương lai của em có anh hay không?"

* Kissing A Fool
"Bạn không thể tìm thấy tình yêu đích thực ở nơi nó không tồn tại nhưng một khi nó xuất hiện thì bạn không thể che giấu nó."

* At First Sight
"Bạn sẽ nhìn thấy rất nhiều thứ nhưng những thứ đó đều trở nên vô nghĩa nếu điều mà bạn yêu quý nhất lại vụt khỏi tầm nhìn đó."

* A Walk to Remember
"Tình yêu như một ngọn gió, bạn không thể nhìn thấy nhưng lại có thể cảm nhận được nó".

* The Notebook (Nhật ký tình yêu)
"Tình yêu đẹp nhất là tình yêu đánh thức được tâm hồn và hướng ta vươn tới những thứ cao đẹp hơn, nó thổi bùng ngọn lửa trong trái tim và mang đến sự bình yên cho tâm hồn ta."

"Nếu, nếu có điều gì Vĩnh Cửu được,
Thì Em ơi, đó là tình yêu chúng ta ..."
Từ công Phụng


******************************