Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

MƯỜI BẢY NƠI NGUY HIỂM NHẤT TRÊN INTERNET (3/3)

MƯỜI BẢY NƠI NGUY HIỂM NHẤT TRÊN INTERNET (3/3)
Nguồn: QuanTriMang.com


12. Những chương trình bảo mật giả mạo đánh cắp dữ liệu cá nhân

Có thể nói đây là 1 trong những cách thức đơn giản, dễ nhận biết và cũng nhiều người mắc phải nhất. Chúng được xếp vào mức vô cùng nguy hiểm, với giao diện và tính năng quảng cáo không hề thua kém các chương trình bảo mật “xịn”, người sử dụng rất dễ rơi vào bẫy của hacker. Khi đã lây nhiễm và cài đặt thành công vào máy tính của nạn nhân, chương trình sẽ không ngừng hiển thị các thông báo về tình trạng hiện thời của hệ thống, rằng họ bị nhiễm rất nhiều loại virus, trojan, malware, spyware, rootkit… Nếu muốn diệt bỏ tận gốc những “hiểm họa” giả mạo này, người dùng phải bỏ tiền ra mua bản quyền sử dụng của chúng – tất nhiên là không hề có thực. 

Khi phát hiện có bất cứ dấu hiệu đáng ngờ nào trong hệ thống, ví dụ như cần cài đặt thêm ứng dụng bảo mật trong khi máy tính của bạn đã có sẵn, hãy ngừng sử dụng Internet, khởi động và đăng nhập vào chế độ Safe Mode, quét toàn bộ ổ đĩa và hệ điều hành để phát hiện virus đang ẩn nấp đâu đó. Chỉ nên sử dụng các chương trình của các hãng bảo mật uy tín như Kaspersky, BitDefender, Panda, Avira… cập nhật đầy đủ, và nếu có điều kiện các bạn nên mua bản quyền sử dụng của những chương trình này.


13. Các quảng cáo gian lận trên những website lừa đảo
Chúng có ở khắp mọi nơi, trên hầu hết tất cả các website thương mại, vì đó là nơi tập trung lưu lượng quảng cáo lớn nhất. Hình thức lừa đảo nào khá nguy hiểm, nhưng chỉ kích thích được những người dùng tò mò, hoặc những người kiếm tiền trên mạng. Ngoài ra, tin tặc còn khai thác được lỗ hổng trên các website uy tín, điển hình là năm vừa rồi với trang tin New York Times, và trong đầu năm nay là vụ việc có liên quan đến Google Ads. 
Eric Howes – giám đốc bộ phận nghiên cứu và phát triển các dịch vụ bảo mật của hãng phần mềm GFI cho biết: “Tin tặc đã ngày càng trở nên tinh vi và xảo quyệt hơn trong công đoạn khai thác các lỗ hổng bảo mật trực tuyến, dịch vụ kinh doanh và quảng cáo tràn lan hiện nay. Phần lớn người dùng khó có thể phân biệt được những mối hiểm họa thường trực này, và đương nhiên họ trở thành “mồi ngon” cho chúng”.
Cách đề phòng duy nhất là các bạn không nên click vào tất cả các bảng tin quảng cáo trên website khi chưa biết rõ nguồn gốc của chúng. Đối với những website lớn và có uy tín, họ có hẳn 1 bộ phận chuyên phụ trách về vấn đề an ninh, bảo mật với từng chuyên mục riêng biệt. 

14. Các ứng dụng tràn làn trên Facebook

Nguồn cung cấp đương nhiên là mạng xã hội Facebook, các mối hiểm họa đến từ đây được xếp vào mức nguy hiểm. Vấn đề bảo mật của Facebook luôn tồn tại từ trước đến nay, với những ứng dụng cho Facebook, người sử dụng không hề biết tác giả thực sự của chúng, họ làm gì với dữ liệu đã thu thập được…

Hãy cẩn thận lựa chọn với các thiết lập ứng dụng trên Facebook, ví dụ tùy chỉnh Privacy Settings > Applications and Websites > Edit your settings và thay đổi cho phù hợp.

15. Những website được tạo ra với mục đích spam
Các bạn có thể thường xuyên thấy những thông tin quảng cáo hấp dẫn có dạng như: Get a free iPad! Get a free notebook! A free iPod! It's easy!… tại các trang bán đồ điện tử, gia dụng … Những trang web này thực chất lại không quá nguy hiểm như vẻ bên ngoài. Các thông tin có thể bị khai thác ở đây chỉ bao gồm email, địa chỉ khai báo và số điện thoại liên lạc. 
Khi truy cập vào những website như thế này, hãy đọc kỹ các chính sách và thỏa thuận của nhà cung cấp với người dùng. Mặc dù họ luôn nói rằng sẽ không tiết lộ thông tin cá nhân của người dùng cho các hãng thứ 3 khác, nhưng không có gì đảm bảo họ sẽ không làm như vậy.

16. Nạn Phishing mới – phiên bản 2.0

Chúng chủ yếu lây lan và bùng phát dựa vào mô hình và quy mô phát triển của các mạng xã hội phổ biến hiện nay. Không thể nói là an toàn, nhưng cũng khó có thể nói là quá nguy hiểm nếu người dùng được trang bị những kiến thức an ninh cơ bản. Ví dụ, những ứng dụng trên Facebook và dịch vụ rút gọn URL hiện đang được ứng dụng và phổ biến rộng rãi. Và tin tặc không thể bỏ qua “miền đất” màu mỡ này với nhiều thủ đoạn tinh vi và phức tạp. Chúng tạo ra những tài khoản khác nhau, với nhiều tiêu đề quảng cáo hấp dẫn, nhiều phần thưởng có giá trị cao, người sử dụng sẽ có cơ hội nhận quà miễn phí… tất cả chỉ để nhắm vào thông tin cá nhân của họ. 
Eric Howes – giám đốc bộ phận nghiên cứu và phát triển ứng dụng bảo mật của hãng phần mềm Sunbelt cho biết: Người dùng đang phải đối mặt với 1 trong những nguy cơ bùng phát mạnh nhất là nạn các loại mã độc, adware, trojan và spyware đang lây lan, phát tán rộng rãi qua các mạng xã hội ưu thích như Facebook hoặc Twitter. Họ liên tục nhận được các tin nhắn quảng cáo, các đoạn video clip hấp dẫn, hoặc các công cụ – widget để hỗ trợ các hoạt động trên Facebook… và phần lớn trong số đó đều chứa mã độc hoặc các phần mềm quảng cáo khác.
Phương pháp phòng chống, không nên tuyệt đối tin tưởng các đường dẫn trên Facebook, thậm chí nếu nó được gửi đến từ 1 người bạn. Kiểm tra kỹ các tài khoản, các thông tin cá nhân và liên quan khác. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ trên hệ thống, hãy lập tức thay đổi các thông tin bảo mật như tài khoản, mật khẩu đăng nhập.

17. Mô hình Oversharing – để lộ quá nhiều thông tin cá nhân trên mục profile của mạng xã hội

Tất nhiên, mạng xã hội chính là nơi môi trường thuận lợi nhất để bùng phát hiểm họa này. Đã bao nhiêu lần người sử dụng từng thấy bạn bè trên Facebook hoặc Twitter công khai tiết lộ thông tin cá nhân quá mức cần thiết ? 
Roger Thompson – chuyên gia bảo mật của hãng AVG cho biết rằng: Mối nguy hiểm này thường trực trên các mạng diễn đàn, mạng xã hội phổ biến hiện nay mà rất ít người để ý đến. Người sử dụng – chủ yếu là lứa tuổi teen, thường xuyên để lại tất cả các thông tin cá nhân thực của họ, mà không hề để ý rằng đang có bao nhiêu người khác đang xem và có thể sẽ sử dụng thông tin này vào mục đích khác. Ông còn cho biết thêm rằng: Mô hình Oversharing này có thể dẫn tới sự vi phạm nghiêm trọng trong vấn đề chính sách bảo mật và các điều khoản sử dụng. 
Trông có vẻ phức tạp, nhưng hoàn toàn tránh được nếu người dùng cẩn thận hơn 1 chút. Chỉ cần để ý đến những gì bạn có ý định đăng tải, chia sẻ và có nên tiết lộ thông tin thực sự hay không. Với hơn 500 triệu người sư dụng Facebook hiện tại, bạn sẽ làm cách nào để giữ kín thông tin cá nhân và thực sự an toàn?


Không có nhận xét nào: