Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

BÁC SĨ TRẺ GỐC VIỆT ĐƯỢC BỔ NHIỆM VÀO ỦY BAN CỐ VẤN TỔNG THỐNG MỸ


BÁC SĨ TRẺ GỐC VIỆT ĐƯỢC BỔ NHIỆM VÀO ỦY BAN CỐ VẤN TỔNG THỐNG MỸ

Trà My - VOA

Người Việt đã có tiếng nói trong chính quyền Mỹ khi Tổng thống Barack Obama mới đây vừa bổ nhiệm một bác sĩ trẻ gốc Việt vào Ủy ban Cố vấn cho Tổng thống chuyên trách về người Mỹ gốc Châu Á-Thái Bình Dương. Gương thành công của Tiến sĩ-Bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng, giáo sư y khoa của Đại học California-San Francisco là một niềm hãnh diện cho cộng đồng người Việt và đặc biệt là cho giới trẻ Việt Nam mà Trà Mi hân hạnh được giới thiệu đến quý vị và các bạn trên Tạp chí Thanh Niên của đài VOA hôm nay. 

Tiến sĩ-Bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng 

Bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng cùng gia đình sang Mỹ tị nạn chính trị từ năm 1975 và hiện định cư tại San Jose, bang California. Thành tích học tập của anh đã tỏa sáng ngay từ thời trung học với tấm bằng tốt nghiệp ưu hạng và học bổng toàn phần trong thời gian học cử nhân khoa triết tại trường đại học lừng danh Havard.
Ra đại học, anh rẽ sang ngành y với ước mong phục vụ và chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng người Mỹ gốc Á. Sau khi tốt nghiệp bác sĩ từ trường đại học nổi tiếng Stanford, anh được mời về giảng dạy tại Đại học California-San Francisco từ năm 1997 tới nay, vừa dạy, vừa chăm sóc bệnh nhân và miệt mài trong công tác nghiên cứu. Anh là Giám đốc Dự án Thăng tiến Sức khỏe cho cộng đồng người Việt tại Mỹ và đồng thời là thanh tra chính của Mạng lưới Đào tạo-Nghiên cứu-Nâng cao nhận thức về ưng thư thuộc đại học California-San Francisco, chuyên tiến hành các cuộc nghiên cứu để phòng bệnh cho người Mỹ gốc Á Châu. Các cuộc nghiên cứu của anh giúp tăng cường tầm soát ung thư vú, ung thư cổ tử cung, và ung thư trực tràng cũng như các căn bệnh do thuốc lá gây ra cho người gốc Á tại Mỹ đã mang về cho anh Giải thưởng từ Hội Ung thư Mỹ vào năm 2002.
Nếu như những thành tích ngoại hạng về khoa bảng đã mang lại cho anh các văn bằng từ các trường đại học danh tiếng của Mỹ thì những thành tích xuất sắc trong công tác nghiên cứu y khoa và những đóng góp không ngừng nghỉ trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng đã khiến tên tuổi anh được giới chuyên môn chú ý và đánh giá cao và kết quả là ngày 7/10 vừa qua, anh được đích thân Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama bổ nhiệm vào Ủy ban Cố vấn cho Tổng thống chuyên trách về người Mỹ gốc Châu Á-Thái Bình Dương.
Khi được hỏi về bí quyết của những thành công đáng nể này, bác sĩ Tùng nói đó là nhờ sự phấn đấu không ngừng:
“Mình cứ cố gắng thôi chứ không có gì đặc biệt hết. Mình kiên nhẫn, cố gắng học hành, cứ cố gắng tiếp tục. Thắng cũng tiếp tục mà thua cũng tiếp tục tại vì mình đi di cư, mình còn mạng sống là đủ rồi. Cho nên bất cứ việc gì mình cứ cố gắng làm, không mất gì cả bởi mình đã mất hết tất cả rồi. Cứ mỗi lần tôi gặp cơ hội là tôi làm, nhiều khi được nhiều khi không nhưng tôi không lo bị thua và cũng may là gia đình tôi có chú ý về vấn đề giáo dục.” 
Cũng như bao người Việt khác sang xứ lạ quê người để an cư lập nghiệp, trên đường tiến thân đến thành công hôm nay, bác sĩ Tùng đã nếm trải không ít khó khăn kể cả phương diện vật chất lẫn tinh thần, từ những khó khăn ban đầu về ngôn ngữ, những cảm giác trống vắng, vương vấn với một quê hương Việt Nam bỏ lại sau lưng cho tới những vất vả trong đời sống mưu sinh hằng ngày. Vị bác sĩ trẻ giờ đây là thành viên Ban Cố vấn Tổng thống từng một thời đi phụ việc nhà để có thêm chút tiền đỡ gánh nặng cho ba mẹ.

Bác sĩ Tùng kể lại:
“Tôi đi làm từ hồi 15 tuổi, vừa đi học vừa đi làm suốt thời gian trung học và đại học. Tôi làm việc trong thư viện, đi bỏ sách, đi dọn dẹp nhà người ta. Tôi nghĩ muốn tiến thân thì lúc nào cũng phải có một chút lên, một chút xuống.” 
Dù theo đuổi ngành y, một trong những ngành nghề đòi hỏi nhiều thời gian nhất nhưng bác sĩ Tùng vẫn hướng tới cộng đồng. Không những chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân, anh còn mong được phục vụ cho số đông người Mỹ gốc Việt nhiều hơn nữa và anh đã đầu tư công sức và thời gian vào rất nhiều cuộc nghiên cứu giúp cải thiện sức khỏe cho người Việt tại Mỹ.

Bác Sĩ Nguyễn Thanh Tùng (trái)
Bác sĩ Tùng tâm sự:
“Ra trường y khoa, quan trọng nhất đối với tôi là chú ý giúp đỡ cho cộng đồng bắt đầu bằng công việc bác sĩ để lo cho bệnh nhân. Sau đó, tôi nhận thấy làm bác sĩ không thôi chỉ có thể lo cho một số bệnh nhân mà cộng đồng ngoài kia có rất nhiều người cần được giúp đỡ trong khi tài liệu về nghiên cứu y khoa cho cộng đồng người Việt ở Mỹ rất ít. Cho nên tôi chú ý và bắt đầu làm nghiên cứu thêm.” 
Bác sĩ Tùng cho biết anh cũng mong được tham gia vào các cuộc nghiên cứu về sức khỏe của người Việt trong nước và các chương trình y tế ở Việt Nam khi điều kiện cho phép.
Một lời khuyên dành cho các bạn trẻ đang nghe chương trình với tư cách là một gương thành công đi trước, bác sĩ Tùng nói:
“Không bao giờ nói tôi không muốn làm việc này hay tôi không làm được việc kia hoặc tôi không thích làm việc nọ. Cơ hội nhiều khi mở ra cho mình những cánh cửa không biết trước được. Trong đời mình cần cơ hội mà nhiều khi cơ hội tới mà mình không biết, mình đóng cửa lại. Cơ hội nhiều khi có, nhiều khi không nhưng vấn đề quan trọng là mình cứ tiếp tục làm những việc mình muốn làm.”
Vị bác sĩ trẻ người Việt trong Ban Cố vấn cho Tổng thống Mỹ cho rằng sự thành đạt của anh hôm nay 30% nhờ vào cơ hội và 70% là do tự lực phấn đấu cùng với ý chí kiên trì vượt khó vươn lên. Thành công của anh quả là một tấm gương đáng khâm phục để giới trẻ noi theo.

Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

NHỮNG NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT

NHỮNG NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT
Nguồn: Internet

Ngôi nhà của "người Hobbit", Fairy Tale Cottage, ngôi nhà hình vỏ ốc... là những nơi nhiều người mơ ước được sống.







Trước hết là ngôi nhà của "người Hobbit" tại xứ Wales, Vương Quốc Anh, với thiết kế chủ yếu từ gỗ và thảm cỏ xanh phủ bên ngoài.



"Xanh" hơn nữa là ngôi nhà có tên Fairy Tale Cottage ở Canada. 



Rất cầu kỳ và đầy tính mê hoặc, ngôi nhà cây ba tầng này nằm ở Bristish Columbia, Canada. 







Ngôi nhà hình vỏ ốc ở Mexico này đã được biết đến rất nhiều nhờ kiến trúc lạ mắt và thú vị. 




Bạn sẽ thấy ngôi nhà ở New Zealand này cực kỳ giống với ngôi nhà của người Hobbit trong bộ phim Chúa tể của những chiếc nhẫn. 











Một ngôi nhà lấy cảm hứng từ những con ốc khác ở Mexico, song nó đem lại cảm giác trẻ trung, hiện đại hơn với tông màu sáng. 






Ngôi nhà kiểu mái vòm màu cam nổi bật này nằm ở Thái Lan, đem đến một trải nghiệm khó quên cho du khách. 





Còn đây là căn nhà đá rất nổi tiếng ở Bồ Đào Nha, nó cũng sở hữu một góc nhìn rất đẹp và hùng vĩ. 




Ngôi nhà giống hình cây nấm này nằm ở một công viên của Nhật Bản. 




Tiếp đến là ngôi nhà mang đậm âm hưởng núi rừng ở Hà Lan. 




Ngôi nhà có kiến trúc cầu kỳ bằng gỗ này đã bị bỏ hoang ở Nga. 






Cặp vợ chồng hạnh phúc với căn nhà nhỏ xinh ở vùng ngoại ô New York, Mỹ. 



Ngôi nhà ở Iceland này có thể coi như một bậc thầy về ngụy trang khi nhìn từ trên không nhờ lớp cỏ bao phủ gần như toàn bộ kiến trúc của nó.



Ngôi nhà ở Pháp này mang nặng phong cách cổ xưa và cũng đem đến đôi chút cảm giác rùng rợn. 




Ngôi nhà để thưởng trà này nằm ở vùng Yamanashi, Nhật Bản. Mọi thứ trở nên tuyệt vời hơn rất nhiều khi vào mùa hoa anh đào.

NHỮNG TÌNH KHÚC NHẠC VÀNG HẢI NGOẠI CHỌN LỌC HAY

NHỮNG TÌNH KHÚC NHẠC VÀNG HẢI NGOẠI CHỌN LỌC HAY


Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

GIỌT NƯỚC MĂT ... VÌ NIỀM KIÊU HÃNH

GIỌT NƯỚC MẮT ... VÌ NIỀM KIÊU HÃNH
Bùi Bảo Trúc
Tôi là người thù dai. Thù dai có cái xấu và có cái tốt. Tôi nghĩ thù dai cũng có điểm tốt.

Khoa Học Gia DƯƠNG NGUYỆT ÁNH

Thù dai để không quên những chuyện xấu người khác làm cho mình. Không thù dai thì làm sao Nguyễn Trãi nằm gai nếm mật suốt mười năm để trả thù nhà, để đền nợ xã tắc, giang sơn?

Thù từ năm 1975 đến nay thì có dai thật.
Năm 1975, với đợt tị nạn đầu tiên đến Mỹ, tờ Newsweek đăng một bài viết của Shana Alexander về những người Việt được đưa sang Mỹ tị nạn. Người đàn bà này lo ngại là những người Việt Nam tị nạn chưa biết sử dụng cái máy giặt, cái máy sấy, không biết Michael Angelo là ai, thì làm sao sống được ở Mỹ.
Ðó là những câu nhục mạ những người Việt quá nặng.


Nhưng chuyện không biết dùng cái máy giặt thì cũng dễ hiểu. Kìa, như thái tử Naruhito của hoàng gia Nhật, mãi đến khi sang học tại Merton College ở Oxford, ông hoàng tử này mới biết dùng cái máy giặt để khoe nhắng lên. Vậy thì dùng cái máy giặt không phải là chuyện đáng kiêu hãnh. Không biết dùng cái máy giặt thì cũng không phải là điều xấu xa gì như bài báo ngu xuẩn của Shana Alexander đã úp mở.


Từ đó, năm nào, cứ đến tháng Tư là tôi lại nhớ đến bài báo của Shana Alexander, và cứ nghĩ đến những câu nhục mạ ấy là lại run người lên vì giận.
Nhưng người Pháp vẫn nói là trả thù cũng như thức ăn nguội, ăn lạnh mới ngon. Shana Alexander nghỉ viết từ lâu, không biết đang ở đâu để rảnh rang kiếm nàng, mời nàng đi đến thăm vài ba đại học Mỹ, ghé lại Little Saigon chơi cho bỏ những ngày cơ cực và để cho nàng thấy tận mắt những người nàng khinh bỉ ấy đã sống như thế nào.
Ðó là cách trả thù vậy. Nhưng chưa bao giờ tôi thấy hả dạ được như cuối tuần qua, khi nhận được tờ Newsweek, tờ báo 32 năm trước từng đăng bài báo của Shana Alexander, tôi đọc được bài viết của George Will trong mục The Last Word ở trang 84 số báo NewsWeek đề ngày 17 tháng 12 năm 2007.


George Will dùng nguyên một trang để nói về đóng góp của một người Việt Nam, một phụ nữ Việt, một trong những người Việt lếch thếch kéo nhau sang Mỹ và bị Shana Alexander đem ra nhục mạ trong bài báo.
Tôi có thể nói là chưa bao giờ tôi đọc được một bài báo viết về một người khác như George Will đã viết.
Nếu bài báo ấy do một cây bút Việt Nam viết thì người đọc cũng dễ dàng coi đó là chuyện hai con mèo khen nhau có những cái đuôi dài. Nhưng bài viết này là của George Will một trong những cây bút bình luận chính trị bảo thủ, lỗi lạc nhất của báo chí Mỹ thì nó là một bài báo giá trị. Mười lần Shana Alexander cũng không thể bác được điều đó.


Bài báo của George Will viết về Dương Nguyệt Ánh, mẹ đẻ ra một loại bom mới tên là Thermobaric. Chương trình nghiên cứu được hạn cho ba năm để hoàn thành nhưng chỉ sau 67 ngày, bà Ánh đã thành công, chế ra được loại bom mới để dùng cho mặt trận Afghanistan. Loại bom mới này công hiệu hơn tất cả các loại bom khác của thế giới. Bom ném vào hang đá ở Afghanistan không công phá ngay như các loại bom cũ mà sức nóng và sức nổ của bom ở lại lâu, tiến sâu vào các hang hốc khiến khả năng công phá và hủy diệt của bom hơn hẳn mọi loại võ khí khác.
Nước Mỹ đã phải cám ơn bà Dương Nguyệt Ánh về loại võ khí mới này. Tờ Washington Post mới đây có viết một bài khá dài về bà Ánh nhân dịp bà được trao tặng một huy chương về những thành quả và đóng góp của bà cho nước Mỹ.


George Will kể lại cảnh bà tiến ra trước máy vi âm, không đọc một bài viết sẵn mà ứng khẩu trước một cử tọa rất đông đảo smoking, nơ đen trang trọng. Bà Dương Nguyệt Ánh nói rằng 32 năm trước, bà tới nước Mỹ với tư cách một người tị nạn, hai bàn tay trắng và một túi hành trang đầy những ước mơ tan nát. Nhưng nước Mỹ, với bà, là một thiên đàng, không phải vì vẻ đẹp và tài nguyên phong phú mà vì người dân Mỹ vị tha, rộng lượng đã giúp gia đình của bà khi mới tới Nước Mỹ và giúp hàn gắn những thương tích trong tâm hồn, đem lại lòng tin vào con người và cảm hứng cho công việc của bà. Bà muốn tặng lại danh dự của tấm huân chương bà nhận được cho 58 ngàn người Mỹ đã tử trận tại Việt Nam và hơn 260 ngàn chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh để cho những người như bà có được cơ hội sống trong tự do. Bà xin Thượng đế ban phúc cho những người sẵn sàng chết cho tự do và nhất là những người sẵn sàng chết cho tự do của những người khác. Bà cám ơn nước Mỹ.


George Will kết bài viết của ông bằng mấy câu này: Cám ơn Dương Nguyệt Ánh. Xin cô hiểu là cô đã trả món nợ mà cô nói cô nợ của nước Mỹ, cô đã hoàn trả đầy đủ, không thiếu một chút nào. Cô đã trả hết món nợ đó và luôn cả tiền lời nữa. Tiền lời là đóng góp rất lớn của Dương Nguyệt Ánh cho tự do và an ninh của nước Mỹ, quốc gia đã mở cửa đón gia đình của bà.

Shana Alexander ở đâu, có đọc bài báo này chưa ?


MƯỜI CÔNG TRÌNH NỔI TUYỆT ĐẸP TRÊN THẾ GIỚI

MƯỜI CÔNG TRÌNH NỔI TUYỆT ĐẸP TRÊN THẾ GIỚI

Nguồn: Internet




Rạp chiếu phim, sân gôn nổi, bể bơi nổi hay thậm chí là cả một khu rừng trôi trên mặt nước chắc chắn sẽ là những địa điểm tham quan hết sức thú vị và hấp dẫn.


Dốc trượt ván nổi (Sierra Nevada, Mỹ)


Cảm giác trượt ván trên một dốc trượt trôi trên mặt nước chắc chắn sẽ rất đáng sợ và ẩn chứa nhiều nguy hiểm hơn nhiều so với thông thường. Chính vì vậy, dốc trượt ván nổi độc đáo này được đặt trên mặt hồ Tahoe chứ không phải trên biển.
Công trình độc đáo này là của vận động viên trượt ván chuyên nghiệp Bob Burnquist phối hợp cùng hai kiến trúc sư Jerry Blohm và Jeff King. Anh cho rằng những dốc trượt và lòng máng thông thường đã quá nhàm chán và tác phẩm để đời của anh sẽ là nơi các vận động viên trượt ván cảm thấy tự hào khi đặt chân đến.
Rừng nổi (Australia)


Khu rừng nổi 102 tuổi đáng kinh ngạc này là thành quả sau 40 năm những cây đước mọc trên con tàu cũ tại vịnh Homebush, Sydney. Tàu SS Aryfield là một con tàu bỏ hoang tại vịnh từ thế chiến thứ II sau khi xưởng tàu tại đây đóng cửa.
SS Aryfield là một tàu chở khoáng sản được đóng tại Anh năm 1911 và được chính phủ khối thịnh vượng chung sử dụng trong thế chiến II để vận chuyển nhu yếu phẩm cho quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương. Người ta bán nó năm 1950 và biến nó thành một tàu chở hàng giữa Newcastle và Sydney. Đến năm 1972, sau khi hết thời hạn sử dụng, nó được gửi tới nơi ở hiện tại là vịnh Homebush. Những cây đước mọc trên tàu hiện nay biến con tàu thành địa điểm thu hút hàng loạt nhiếp ảnh gia trên toàn thế giới.
Bể bơi nổi (Đức)

Bể bơi Arena Badeschiff tại Berlin, Đức, là địa điểm giải trí lý tưởng trong những ngày nóng nực ở thủ đô. Bể bơi có độ dài 32m này trôi trên sông Spree và được mở cửa cho người dân tới vui chơi giải trí, tắm nắng, tập yoga và bơi lội. Bể bơi này được xây dựng bởi các kiến trúc sư của công ty AMP Arquitectos gồm Wilk Salinas, Thomas Freiwald và nghệ sĩ Susanne Lorenz.
Sân gôn nổi (Idaho, Mỹ)

Nếu bạn là người thích chơi gôn, chắc chắn bạn sẽ thích sân gôn này vì sự liên tục thay đổi vị trí. Sân gôn này được đặt trong một hồ lớn và di chuyển không ngừng. Nếu có thể đánh vào lỗ trên mặt sân, bạn quả là xuất sắc. Ngược lại bóng sẽ bay xuống hồ chờ các thợ lặn “giải cứu”. Sân gôn này được đặt tại Resort Coeur d'Alene, Idaho, Mỹ.
Rạp chiếu phim nổi (Thái Lan)

Rạp chiếu phim Archipelago được thiết kế nổi trên mặt nước và được ra mắt vào buổi công chiếu phim tại Festival Yao Noi, Thái Lan. Nhà hát được thiết kế bởi kiến trúc sư mang hai dòng máu người Đức - Trung Quốc Ole Scheeren.
Sân vận động nổi (Singapore)

Sân vận động nổi tại Marina Bay là sân vận động nổi lớn nhất thế giới. Nó được đặt tại hồ Marina thuộc vịnh Marina, Singapore. Được xây dựng bằng thép toàn bộ, sân vận động này dài 120m, rộng 83m, rộng hơn 5% so với sân vận động quốc gia Singapore. Sân có thể chịu được khối lượng 1.070 tấn, tương đương 9.000 người, 200 tấn đạo cụ và 30 tấn phương tiện quân sự. Khán đài sân vận động có sức chứa cho 30.000 người.
Sân khấu Opera nổi (Australia)

Cứ hai năm một lần, những người tổ chức festival trình diễn nghệ thuật Bregenzer tại Australia lại cho xây dựng một sân khấu opera nổi ngoài trời với sức chứa 7.000 chỗ ngồi. Sân khấu Seebühne trôi trên mặt hồ Constance. Nguyên lý thiết kế gồm các động cơ hơi nước, dựa theo các tảng băng trôi và trí thông minh của con người.
Chợ nổi (Indonesia)

Banjarmasin, phía Nam Kalimantan, Indonesia là thành phố chứa hàng ngàn con sông. Tại đây bạn có thể tìm thấy một loại hình chợ truyền thống vô cùng độc đáo là chợ nổi Muarin Kuin trên sông Barito gần cửa sông Muara Kuin. Những con thuyền nhỏ, gọi là jukung sẽ mang hàng hóa gồm rau củ, trái cây, các loại cá và hàng gia dụng tới buôn bán tại chợ.
Đảo nhân tạo lớn nhất thế giới (Hàn Quốc)


Hòn đảo nhân tại lớn nhất thế giới hiện nay nằm tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Với thiết kế trôi trên sông Hàn, đây là trung tâm hội nghị đầy đủ tiện nghi đầu tiên dùng cho các buổi hội thảo, biểu diễn, triển lãm và thể thao dưới nước.
Đảo trôi này gồm 3 hòn đảo nhỏ liên kết với nhau. Đảo nhỏ 1 có diện tích 10.845 mét vuông, cao 3 tầng. Nó bao gồm một trung tâm hội nghị 700 chỗ ngồi. Đảo nhỏ 2 cũng có kiến trúc 3 tầng với diện tích 5373 mét vuông, chuyên xây dựng cơ sở vật chất cho các sự kiện văn hóa. Đảo nhỏ thứ 3 cao 2 tầng, rộng 4.164 mét vuông là cung thể thao dưới nước cho các hoạt động thể thao như đua thuyền. Tổng số chỗ ngồi trên đảo là 1.400. Tuy nhiên, hòn đảo có thể chứa 6.200 người và là địa điểm du lịch hấp dấn với hơn 59 triệu khách du lịch vào năm 2013.
Khách sạn sinh thái nổi (Peru)


Những du khách mong muốn khám phá sông Amazon và có một kỳ nghỉ tuyệt vời có thể dừng chân tại khách sạn nổi sinh thái Aqua Expedition, Peru. Khách sạn này được xây dựng bởi kiến trúc sư người Peru Jorrdi Puig với ý tưởng vừa là một khu du lịch nghỉ dưỡng, vừa là trạm quan trắc môi trường và bảo vệ sinh thái khu vực.
Khách sạn có sức chứa 32 người (16 phòng) cùng phòng xông hơi, phòng gym và bể tắm khoáng tiện nghi. Khách sạn này còn như một con thuyền di động đưa du khách tới những vùng xa xôi hẻo lánh tuyệt đẹp của rừng quốc gia Pacaya Samiria cũng như các khu vực hoang sơ khác dọc sông Amazon, giúp phát triển kinh tế địa phương cũng như đưa ra các nỗ lực bảo vệ môi trường.

Chủ Nhật, 13 tháng 4, 2014

ĂN TRỨNG CHO ĐÚNG CÁCH

ĂN TRỨNG CHO ĐÚNG CÁCH
Ăn trứng gà không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe
Những sai lầm nguy hiểm khi ăn trứng gà
Những sai lầm nguy   hiểm khi ăn trứng gà
Những sai lầm nguy hiểm khi ăn trứng gà
Những
 sai lầm nguy hiểm khi ăn trứng gà
Những sai lầm nguy hiểm khi ăn trứng gà
Những sai lầm nguy hiểm khi ăn trứng gà
Những sai lầm nguy hiểm khi ăn trứng gà
Những sai lầm nguy hiểm khi ăn trứng gà

Những sai lầm nguy hiểm khi ăn trứng gà