Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

ĂN MẶN ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG ĐẾN SỨC KHỎE

Ăn mặn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
Quỳnh Mai sưu tầm


Có thể nói ăn mặn là một “thói quen cố hữu” khó bỏ, bởi nó làm hài lòng khẩu vị trong mỗi bữa ăn. Vì thế, để bảo vệ sức khỏe, đồng thời duy trì được cảm giác ngon miệng, cần tập ăn nhạt và thực hiện dần dần, không thể giảm đột ngột (trư các trường hợp bị các bệnh lý mà bác sỹ chỉ định phải ăn nhạt).

Theo Bác sĩ Trưởng Phòng dinh dưỡng cộng đồng, thì chúng ta nên bắt đầu giảm muối trong bừa ăn từng bước một bằng cách pha loãng nước chấm hoặc chọn nước chấm có công thức giảm muối, nêm thức ăn nhạt hơn thói quen ăn uống bình thường, nên chọn thực phẩm tươi sống để nấu thức ăn thay vì dùng thực phẩm chế biến sẵn để hạn chế dùng muối, không trữ các món mặn khô, mắm ở trong nhà.
Tuy nhiên nó không đồng nghĩa với việc là loại bỏ hoàn toàn muối trong bữa ăn vì nó đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Hãy ăn một liều lượng phù hợp để bảo vệ sức khỏe là vốn quý nhất của chúng ta.
1. Cao huyết áp
Lượng muối cao có thể gây ra bệnh cao huyết áp, dẫn đến các cá nhân bị các bệnh nghiêm trọng như bệnh tim và đột quỵ.
2. Bệnh tim mạch
Các nhà nghiên cứu cho biết sẽ tốt hơn cho cho những bệnh nhân cao huyết áp nếu họ cắt giảm lượng muối vào cơ thể hàng ngày, vì điều này làm giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch khoảng 25%. Sau 10 đến 15 năm, nguy cơ vì bệnh tim mạch giảm 20%.

alt

3. Đột quỵ
Những người ít ăn mặn thường ít bị đột quỵ. Trong thực tế, các nghiên cứu cho rằng nếu bạn giảm một gam muối, khả năng làm giảm đột quỵ là 1/6.
4. Phì đại tâm thất trái hoặc bị tim to
Một số người không bị huyết áp cao, ngay cả khi họ ăn nhiều muối. Tuy nhiên, những người này có thể bị phì đại tâm thất trái, một yếu tố nguy cơ cao của bệnh tim mạch.
5. Duy trì dịch
Số lượng natri trong cơ thể xác định mức độ của chất dịch lỏng trong cơ thể chúng ta. Nếu bạn ăn quá nhiều muối, thận sẽ gặp khó khăn khi loại bỏ muối thừa và cơ thể bạn sẽ giữ lại các chất dịch lỏng, đôi khi tập trung xung quanh trái tim. Các bác sĩ khuyên ta nên giảm lượng muối trong điều trị phù nề.
6. Dạ dày và tá tràng bị loét
Muối tương tác với Helicobacter pylori (H pylori) và vi khuẩn gây viêm loét dạ dày và tá tràng. Vi khuẩn này thường được tìm thấy ở nhiều người, cả những người không có triệu chứng. Chúng là nguyên nhân gây ra 80-90% các vết loét tá tràng và dạ dày.
7. Ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày có liên quan với mức độ cao của muối.
8. Giảm Pepsin
Pepsin là một enzyme tiêu hóa. Ăn nhiều muối quá mức sẽ làm giảm lượng pepsin trong cơ thể. Điều này ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, làm tăng nồng độ axit và gây ra phân lỏng.
9. Vấn đề về tóc
Ăn muối nhiều có thể liên quan đến các vấn đề như bạc tóc và có thể dẫn đến rụng tóc (rụng tóc)
10. Tăng sự tiết mật
Ăn mặn làm tăng mức độ tiết mật. Điều này dẫn đến nhiều vấn đề về da như khô da mặt, môi và đôi khi dẫn đến môi bị đau và chảy máu. Các bác sĩ khuyên những người có vấn đề về da nên ăn ít muối.
alt

11. Loãng xương
Dư thừa muối ngăn cản sự hấp thu canxi trong cơ thể. Điều này có thể dẫn đến loãng xương và các vấn đề liên quan đến nó.
12. Tử vong
Dùng muối liều cao trong một thời gian ngắn có thể gây tử vong. Nếu người ta ăn một gam muối mỗi kg trọng lượng cơ thể trong thời gian ngắn, người ta có thể chết vì điều này.


Không có nhận xét nào: