***
Là ngọn núi cao nhất Nhật Bản
(3.776m), hình ảnh núi Phú Sĩ
quanh năm tuyết phủ từ lâu đã đi vào thi ca, hội họa của không ít những tâm hồn
yêu thiên nhiên hùng vĩ nhưng không kém phần lãng mạn xứ Phù
Tang.
Ngọn
núi nằm ở trung tâm đảo Honsu, trải dài từ tỉnh Shizuoka đến tỉnh Yamanashi phía
tây nam Tokyo này càng đẹp hơn, khi ngắm nhìn từ cánh đồng chè xanh ngút ngàn
hay dưới những mặt hồ gợn sóng lăn tăn bao quanh chân núi.
Tương truyền,
người đầu tiên lên đến đỉnh ngọn núi này là một nhà sư. Vì là ngọn núi thiêng
nên trước kia phụ nữ không được phép trèo lên đỉnh
núi.
Ngày
nay, nó đã trở thành thú vui mạo hiểm của du khách khắp nơi trên thế giới. Theo
ước tính, mỗi năm có khoảng 300.000 tín đồ ưa mạo hiểm chinh phục và khám phá vẻ
đẹp của nơi đây.
Chúng
ta cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp ngoạn mục của ánh bình minh buổi sớm mai “Goraiko”
trên đỉnh núi Phú Sĩ huyền thoại ấy !
Khi nhìn từ Trạm Vũ trụ Quốc
tế ISS, Phú Sĩ trông vẫn rất quyến rũ.
Tuy đã nằm im từ sau đợt phun
trào năm 1707, các nhà địa chất vẫn xếp ngọn núi này vào loại núi lửa đang hoạt
động. Hiện nay, họ lo ngại một vụ phun trào từ sau thảm họa động đất 9 độ
richter năm 2011.
Mới
đây, vào tháng 9, Viện nghiên cứu Khoa học Trái Đất và Phòng chống thiên tai cho
rằng, áp suất trong lòng núi lửa đang dần tăng lên và việc Phú Sĩ “thức giấc”
sau 305 năm “ngủ yên” là điều khó tránh khỏi.
Hình ảnh 7 chiếc phi cơ Hải
quân Nhật “vắt” qua chóp đỉnh núi trắng nổi tiếng thế giới
này
Với
khả năng vô hiệu hóa la bàn và các thiết bị định vị toàn cầu cùng những lời đồn
có yêu tinh, ma quỷ quấy rối, cánh rừng Aokigahara dưới chân núi Phú Sĩ được xem
là nơi “lảng vảng của những linh hồn” từng bị lạc hoặc tự tử tại
đây.
Kawaguchi,
Yamanaka, Sai, Motosuu và Shoji - 5 hồ nước ngọt lớn bao quanh Phú Sĩ mang đến
vẻ đẹp “sắc nước hương trời”, hài hòa một cách hoàn hảo cho biểu tượng kiêu hãnh
xứ Phù Tang.
Đây là cánh đồng mùa vụ bên
cạnh trạm tàu tốc hành Shinkansen Bullet gần núi
Cảnh
đêm của vùng Kanagawa, gần Phú Sĩ mới đẹp làm sao!
Sắc trắng tinh khiết vùng núi
hòa cùng sắc hồng hoa anh đào nhìn từ một ngôi chùa ở
Tokyo
Từ đầu tháng 7 đến cuối tháng
8 là mùa leo núi của du khách khắp nơi. Hành trình leo mất khoảng 3 đến 7 giờ,
qua 10 trạm cơ bản.
Ước
tính, mỗi năm có khoảng 4 người chết và 10 người bị thương do thân nhiệt bị giảm
và các tại nạn xảy ra trong quá trình chinh phục đỉnh cao. Tuy nhiên, điều này
không là trở ngại với nhiều “tín đồ” yêu mạo hiểm và độ cao, vì chinh phục núi
Phú Sĩ là một trong những cuộc hành trình hấp dẫn nhất thế giới .
Vẻ
đẹp hoàn hảo của màu tím biếc nơi chân núi, sóng sánh bên mặt hồ phẳng lặng phản
chiếu ngọn núi hùng vĩ, một khung cảnh lãng mạn !
Đỉnh núi Phú Sĩ có một miệng
núi lửa rộng 850m và sâu 220m. Toàn bộ cây cối chỉ mọc được từ độ cao 2.400 đến
2.800m trở xuống, độ cao còn lại là sườn núi trơ trụi với nham thạch đã phun
trào từ lâu
Phú Sĩ là một trong “Ba ngọn
núi Thánh” ở Nhật Bản. Đây là hình ảnh của Lễ hội hoa tổ chức tại
Shibazakura
Đây là “hàng rào” nhà chọc
trời Shinjuku “sánh bước” cùng Phú Sĩ nhìn từ Trung tâm Thành phố
Bunkyo.
Một Phú Sĩ hùng vĩ nhìn từ cao
nguyên Asagiri cao 1.964m trên biên giới 2 quận Yamanashi
và Shizuoka.
Còn đây là hình ảnh núi Phú Sĩ
nhìn từ Yokohama
Mặt hồ Motosu phản chiếu lung
linh vùng núi tuyết phủ tuyệt đẹp. Motosu là hồ sâu thứ 9 Nhật Bản (140m), cùng
với Saiko và Shojiko, 3 hồ này được hình thành từ dung nham của Phú
Sĩ.
Ngàn hoa khoe sắc thắm cùng
màu xanh hùng vĩ ngút ngàn tựa chốn “bồng lai tiên
cảnh”
Phú sĩ lung linh mờ ảo nhìn từ
mặt hồ Ashi trong xanh, phẳng lặng
“Bộ đôi” hoàn hảo giữa đỉnh
núi cao nhất xứ Phù Tang và mặt hồ Shojiko buổi ban mai. Shojiko là hồ nhỏ nhất
trong “Ngũ hồ” bao quanh Phú Sĩ
Sự nhỏ bé của con người và
cảnh vật trước cảnh thiên nhiên hùng vĩ
Thác “thiêng” Shiraito ở
Fujinomiya, thuộc Công viên Quốc gia Fuji-Hakone-Izu
Hình ảnh tượng trưng của cánh
“Cổng Torii” - Biểu tượng truyền thống của Nhật Bản, là nơi các “chiến binh gan
dạ” sau chặng dài chinh phục Phú Sĩ ghi dấu ấn bằng cách gắn đồng xu khắc tên
mình lên.
Hầu
hết các hành trình leo núi đều được bắt đầu vào ban đêm để khi lên đến đỉnh, sau
3 đến 7 giờ leo, du khách được ngắm nhìn cảnh ban mai của đất nước đón bình minh
đầu tiên trên thế giới trên một ngọn núi cao nhất xứ Phù Tang.
Có thể, một ngày mai, Phú Sĩ sẽ “thức giấc” và làm hỏng những bức tranh
thiên nhiên tuyệt đẹp quanh nó, nhưng cho đến lúc đó, ngọn núi tuyết phủ trắng
quanh năm sẽ vẫn mãi là biểu tượng kiêu hãnh của xứ sở đón nắng mai
đầu tiên trên thế giới.