HỒN VỌNG PHU 1
Ban nhạc người Pháp trình diễn
TẠ ƠN
HUYỆT DŨNG TUYỀN
Vị thầy thuốc nổi tiếng nhất nhà Đường, sống thọ tới 141 tuổi tiết lộ bài tập trước khi ngủ giúp đẩy lùi hàng loạt căn bệnh. Khi tác động vào huyệt đạo này thường xuyên trước khi đi ngủ, có thể đẩy lùi được nhiều căn bệnh mãn tính.
Sun Simiao (Tôn Tư Mạc) (541 – 682), thọ 141 tuổi. Ông là một thầy thuốc nổi tiếng nhất nhà Đường, để lại rất nhiều đóng góp quan trọng đối với y học Trung Quốc. Ngoài những bài thuốc quý giá, ông còn rất am hiểu về các huyệt đạo.
Ở tuổi 102, ông đã viết một cuốn sách nói về một huyệt đạo quan trọng trên cơ thể có thể chữa được rất nhiều căn bệnh khác nhau. Vị trí này chính là huyệt dũng tuyền ở lòng bàn chân. Chỉ cần dùng bàn tay vỗ vào lòng bàn chân, xoa bóp hoặc ấn, dù hành động nào cũng mang lại hiệu quả tuyệt vời.
Lương y Tôn Tư Mạc.
Trong y học cổ truyền, huyệt dũng tuyền thuộc nhóm "hồi dương cửu châm", có tác dụng phục hồi nguyên khí, cải thiện sức khỏe. Qua hàng nghìn năm kiểm chứng, việc tác động vào huyệt vị này giúp thuyên giảm hiệu quả hàng loạt căn bệnh như sau:
- Suy nhược và rối loạn thần kinh, đau nửa đầu.
- Ù tai, chóng mặt, hay quên, mất ngủ, suy giảm trí nhớ.
- Chán nản, khó chịu, cáu kỉnh, nóng trong người.
- Khí huyết lưu thông không đều, đau lưng mỏi gối.
- Bệnh tim, huyết áp cao, tiểu đường, lượng đường trong máu thấp.
- Viêm gan, viêm túi mật, viêm thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, hen suyễn, bệnh thấp khớp.
- Di chứng của viêm não, teo não, não úng thủy.
- Hội chứng Meniere (rối loạn thính lực), bệnh Parkinson, bệnh Raynaud (co thắt mạch).
- Di chứng của bệnh bại liệt, ra mồ hôi trộm, đổ mồ hôi ban đêm, thể trạng gầy yếu, suy dinh dưỡng, còi cọc chậm lớn.
- Suy giảm thị lực, cảm lạnh , viêm mũi dị ứng.
Vị trí của huyệt dũng tuyền trên lòng bàn chân.
Vị trí huyệt lao cung trên lòng bàn tay.
Các thí nghiệm lâm sàng cũng đã chứng minh rằng, lòng bàn chân có liên quan mật thiết tới nhiều mô và cơ quan nội tạng của con người. Khi các cơ quan nội tạng bất thường, nó sẽ phản chiếu lên bàn chân, tạo thành một điểm đau và nơi này sẽ có những phản ứng xúc giác khác nhau. Bạn có thể cảm nhận ở trong chân giống như có một hạt cát nhỏ hoặc bị sưng nhẹ. Khi lòng bàn chân có lực tác động, tự nhiên cơ thể sẽ tăng tốc độ đào thải độc tố ra ngoài.
Tác động như thế nào vào huyệt dũng tuyền để cải thiện sức khỏe?
Đầu tiên, bạn hãy ngồi trong tư thế bản thân cảm thấy thoải mái nhất, có thể ngồi trên ghế hoặc dưới đất, không gượng ép, mắt nhắm nhẹ nhàng, loại bỏ những suy nghĩ phiền muộn giống như tập yoga trong 15 phút.
Tiếp theo, mở mắt, đặt chân phải lên trên đầu gối trái, dùng tay phải che phần trên của xương mắt cá chân của bàn chân phải. Sau đó, dùng lòng bàn tay ở vị trí huyệt lao cung vỗ vào huyệt dũng tuyền ở giữa lòng bàn chân. Lưu ý, cần vỗ đều và nhẹ, lực vừa phải giống như vỗ tay.
Tư thế ngồi vỗ lòng bàn tay vào lòng bàn chân thuận tiện nhất.
Ngày đầu tiên, bạn có thể tập mỗi bên 100 lần, ngày thứ 2 tăng lên 200 lần, ngày thứ 3 là 300 lần. Cứ như vậy, việc vỗ vào huyệt dũng tuyền tối đa cho mỗi bên không quá 900 lần. Thời gian vỗ chia ra 2 lần trong ngày: buổi sáng và buổi tối. Nếu có thời gian, bạn có thể tập nhiều hơn và tùy theo thể trạng của từng người.
Huyệt dũng tuyền là vị trí quan trọng của kinh mạch ở chân, là trung tâm kết nối toàn bộ cơ thể với nhau. Dùng lòng bàn tay vỗ vào lòng bàn chân, hay huyệt lao cung tác động vào huyệt dũng tuyền, sẽ giúp điều chỉnh và đả thông kinh mạch, điều tiết khí huyết của cơ thể. Bài tập này còn tác động rất lớn đến kinh mạch của thận, một khi thận khỏe mạnh, thận khí lưu thông trơn tru, con người sẽ luôn khỏe mạnh.
BỆNH VÔ CẢM
(Bài luận văn 9,50 điểm gây xúc động sâu sắc)
"Con người ta không phải là cái đồng hồ và trái tim, ta cũng không phải là cái lò xo" - một giáo sư người Anh đã nói như thế. Tóm lại, ta nhận thấy rằng căn bệnh vô cảm đang lan tràn ngày càng rộng lớn và trở nên vô cùng nguy hiểm, biến con người thành một cỗ máy vô tri chỉ biết vận động. Đừng để điều đó xảy ra mà hãy đấu tranh để giành lại phần "người", giành lại "trái tim" mà Thượng Đế, mà tạo hóa đ
CHIẾC BÓNG THỜI GIAN
Nhạc và lời: Dương Vân Châu Trúc Ca
Tiếng hát: Ca sĩ Tâm Thư
Hòa âm: Nhạc sĩ Đặng Vương Quân