Thứ Ba, 22 tháng 12, 2020

CHÚC MỪNG GIÁNG SINH VÀ NĂM MỚI

 CHÚC MỪNG GIÁNG SINH VÀ NĂM MỚI

              BLOGGER THÀNH PH GIÓ

Thân chúc quý bằng hữu và quyến thuộc cùng quý quyến

một mùa Giáng sinh vui vẻ và một năm mới

An Khang Hạnh Phúc






CHÚA RA ĐỜI 

Chúa ra đời hai ngàn năm về trước

Trong hang đá lạnh lẽo giữa trời đông.

Khắp nơi nơi được tin Chúa Hài Đồng

Theo mệnh Trời ban phước lành nhân loại.

Với tình yêu ấy, Chúa dang tay cứu rỗi

Bao con người tội lỗi dưới trần gian.

Ơn của Chúa đáng tôn kính muôn vàn!

Quỳ trước Chúa thầm một lời ước nguyện

Cho muôn loài có tình thương trọn vẹn

Không hận thù, không gây cảnh chiến chinh

Để muôn dân được vui hưởng thái bình

Trong không khí tự do và no ấm!

Đêm Giáng sinh cất lời ca nhạc Thánh

Đầy mừng vui với cả một niềm tin!

Phan Lục

PHÒNG NGỪA ĐỘT QUỴ

PHÒNG NGỪA ĐỘT QUỴ

Nguồn: Internet

Bác sĩ chỉ 4 động tác đơn giản giúp phòng chốпg đột qᴜỵ từ bây giờ

Đột qᴜỵ không còn là căn bệпh của người lớn tᴜổi mà ngay cả người tɾẻ tᴜổi cũng có ngᴜy cơ mắc phải. Cùng nghe bác sĩ hướng dẫn 4 động tác đơn giản giúp phòng chốпg đột qᴜỵ tại nhà.

Những năm gần đây, số ca bị đột qᴜỵ (tai biến mạch мáᴜ não) liên tiếp tăng và tỷ lệ người tɾẻ tᴜổi bị đột qᴜỵ ngày càng nhiềᴜ. Để phòng ngừa đột qᴜỵ, bên cạnh việc ăn ᴜống lành mạnh, lᴜyện tập thể dục thể thao điềᴜ độ thì bác sĩ Hᴜỳnh An Thiên – Khoa Khám bệпh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Qᴜốc tế Vinmec Đà Nẵng đã hướng dẫn 4 động tác đơn giản giúp phòng ngừa đột qᴜỵ ngay tại nhà.

1. Nắm chặt lòng bàn tay

Ngᴜyên nhân của đột qᴜỵ là do tắc nghẽn mạch máu. Cho nên động tác nắm chặt lòng bàn tay sẽ giúp bạn phòng chốпg đột qᴜỵ tại nhà.

Bởi vì tɾong lòng bàn tay có chứa ɾất nhiềᴜ mạch máu. Hành động nắm chặt tay sẽ khiến cho các mạch máu bị ép lại và việc liên tục nắm chặt tay và thả lỏng sẽ giúp cho mạch máu được lưᴜ thông tốt hơn, không bị tắc nghẽn.

Cách thực hiện như saᴜ: Nắm chặt bàn tay 400 – 800 lần, thực hiện 3 lượt sáng, tɾưa, tối.

2. Nhún vai

Nhún vai sẽ giúp cho khí hᴜyết, cơ bắp tɾở nên thư giãn và từ đó giúp cho máu lưᴜ thông tɾong cơ thể một cách dễ dàng, không bị tắc nghẽn.

Cách thực hiện như sau: Mỗi sáng thức dậy và tối nhún vai lên xᴜống nhiềᴜ lần, thực hiện tɾong vòng 4 – 8 phút.

3. Lắc đầᴜ

Chᴜyển động đầᴜ qᴜa lại, tɾước saᴜ thường xᴜyên sẽ lᴜyện tập cho mạch máu tɾở nên bền bĩ, có lợi cho việc phòng ngừa đột qᴜỵ.

Nhiềᴜ chᴜyên gia cũng cho ɾằng những ᴄôпg nhân sơn có ɾất ít ngᴜy cơ mắc phải đột qᴜỵ vì phải di chᴜyển đầᴜ lên xᴜống nhiềᴜ.

4. Mát xa cổ

Việc mát xa cổ giúp những cơ bắp ở vùng cổ được thư giãn, giảm bớt cholesteɾol tích tụ, làm cho mạch máu hồi phục và giúp cho máu lên não tốt hơn, hạn chế khả năng đột qᴜỵ.

Cách thực hiện như sau: Chà xát 2 tay với nhaᴜ cho nóng, saᴜ đó mát xa 2 bên tɾái phải của vùng cổ, thực hiện khoảng 2-3 lần/ngày.

4 động tác tɾên tᴜy đơn giản nhưng lại có khả năng ngăn ngừa cơn đột qᴜỵ. Hãy thực hiện và chia sẻ cho người thân, bạn bè để ngăn chặn căn bệпh này. Đừng qᴜên lᴜyện tập thể thao, ăn ᴜống đềᴜ độ để tăng cường sức khỏe.


Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2020

TA CỨ TƯỞNG...

TA CỨ TƯỞNG...

Nguồn: Internet

Ta cứ tưởng trần gian là cõi thật - 9
Ta cứ tưởng trần gian là cõi thật
Thế cho nên tất bật đến bây giờ!
Ta cứ ngỡ xuống trần chỉ một chốc
 Nào ngờ đâu ở mãi đến hôm nay
 
Bạn thân ơi! Có bao giờ bạn nghĩ
Cuộc đời này chỉ tạm bợ mà thôi
Anh và tôi giàu sang hay nghèo khổ
Khi trở về cát bụi cũng trắng tay
 
Cuộc đời ta phù du như cát bụi
Sống hôm nay và đâu biết ngày mai ?
Dù đời ta có dài hay ngắn ngủi
Rồi cũng về với cát bụi mà thôi
 
Thì người ơi! Xin đừng ganh đừng ghét
Ðừng hận thù tranh chấp với một ai
Hãy vui sống với tháng ngày ta có
Giữ cho nhau những giây phút tươi vui
 
Khi ra đi cũng không còn nuối tiếc
Vì đời ta đã sống trọn kiếp người
Với tất cả tấm lòng thành thương mến
Ðến mọi người xa lạ cũng như quen
 
Ta là Cát ta sẽ về với Bụi
Trả trần gian những cay đắng muộn phiền
Hồn ta sẽ về nơi cao xanh ấy
Không còn buồn lo lắng chốn trần ai!
 

   NAM GIANG TỬ
Ta cứ tưởng trần gian là cõi thật - 1
Khi tóc bạc trên đầu trôi dạt mãi,
Cội nguồn ơi chiếc lá lại rơi về.
Ta cứ tưởng trần gian là cõi thật - 2
Đường về khép bóng trần gian
Lợi danh gói một hành trang vô thường
Ta cứ tưởng trần gian là cõi thật - 3
Ngoảnh nhìn cuộc đời như giấc mộng
Được mất bại thành bỗng chốc hóa hư không
Ta cứ tưởng trần gian là cõi thật - 4
Phú quý vinh hoa như mộng ảo
Sắc tài danh lợi tựa phù du
Ta cứ tưởng trần gian là cõi thật - 5
Tất bật hơn thua rồi cũng bỏ
Thong dong tự tại vậy mà vui
Ta cứ tưởng trần gian là cõi thật - 6
Đêm qua mộng lại thật gần
Đừng lay tôi nhé hồng trần mong manh !
Ta cứ tưởng trần gian là cõi thật - 7
Ta về giữ mộng trinh nguyên
Bờ hun hút lạnh nắng xuyên hình hài
Ta cứ tưởng trần gian là cõi thật - 8
Thân như bóng chớp chiều tà
Cỏ cây hoa lá xuân qua rụng rời
Sá chi suy thịnh cuộc đời
Thịnh suy như hạt sương rơi đầu cành

Thứ Bảy, 12 tháng 12, 2020

CHIỀU BÊN GIÁO ĐƯỜNG

CHIỀU BÊN GIÁO ĐƯỜNG

Nhạc và lời: Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn

Tiếng hát: Ca sĩ Khánh Ly 

Thứ Sáu, 4 tháng 12, 2020

KHUYNH DIỆP BÁC SĨ TÍN

KHUYNH DIỆP BÁC SĨ TÍN

Nguồn: Internet

                                                Bác sĩ Tín người đã tạo ra dầu khuynh diệp 

Ngày nay, dầu khuynh diệp bác sĩ Tín không còn nữa nhưng người dân miền Nam ở tuổi trung niên trở lên, ai cũng nhớ đến cái mùi đặc trưng của loại dầu gió thông dụng này. Dầu trị nhiều chứng bệnh như cảm mạo, sổ mũi, đau nhức cơ bắp, ho, đau bụng, đau răng, trầy chảy máu, ngừa gió, ngừa ban cho trẻ em… Người thường dùng nhất là các bà già, phụ nữ sinh đẻ nên dầu khuynh diệp còn được gọi là “dầu bà đẻ”.

Tôi chỉ mới biết “dầu bà đẻ” khi đem chuyện dầu gió ngày xưa ra trò chuyện với mấy ông bạn già. Những câu chuyện góp nhặt đây đó đánh thức ký ức của tôi thời còn bé. Nhớ lại, có lần ba tôi dẫn tôi đến Nhà bảo sanh Hoà Hưng thăm má tôi sanh thằng em út. Vừa bước vào cửa chính đã ngửi thấy nồng nực mùi dầu. Mùi khuynh diệp càng lúc càng nồng khi đi ngang qua các buồng sản phụ dọc theo hai bên. Hồi đó, tôi không để ý lắm cái mùi dầu khuynh diệp vì tủ thuốc trong nhà lúc nào cũng có vài ba chai dầu Nhị Thiên Ðường, dầu khuynh diệp bác sĩ Tín và hũ cù là Mac-Phsu phòng dùng khi cần thiết. Nhưng sau này, khi tôi có dịp ngửi lại mùi dầu khuynh diệp OPC hiệu mẹ bồng con (“hậu duệ” của dầu khuynh diệp bác sĩ Tín) thì mùi không đậm bằng dầu gió ngày xưa nhưng tôi vẫn cảm thấy cái mùi thật thân mật và gần gũi!

Ba loại dầu gió này rất thông dụng trong từng gia đình. Mặc dù vậy, dầu khuynh diệp vẫn là loại dầu gió phổ biến nhất bởi công dụng của dầu trị nhiều thứ, kể cả nhức răng. Có lần tôi xúi thằng bạn hàng xóm có cái răng hàm bị sâu khoét một lỗ, nó cứ lấy tay bịt miệng, mặt mày nhăn nhó. Tôi bảo lấy cục bông gòn nhỏ xe tròn lại nhúng vào dầu khuynh diệp nhét vào lỗ răng sâu. Nó làm theo đúng là hết thật. Té ra, dầu khuynh diệp hiệu nghiệm thiệt! Hồi đó, nhãn hiệu trên chai dầu khuynh diệp bác sĩ Tín không có ghi cách dùng nào nhưng sau này các loại dầu gió đều phải ghi trên nhãn hiệu “dùng ngoài da”.

Bác sĩ Tín, người sáng chế ra dầu khuynh diệp, tên thật là Bùi Thứ, sinh quán tại Quảng Nam. Ông kết hôn sớm với bà Nguyễn Thị Hoà, người cùng quê. Hồi đi học, ông tham gia phong trào bãi khoá tại trường Quốc Học và tham gia lễ truy điệu cụ Phan Châu Trinh cũng như thường lui tới chùa Từ Ðàm, nơi giam lỏng nhà cách mạng Phan Bội Châu, nên ông bị sở mật thám Pháp theo dõi ghi tên vào sổ đen. Kết quả là ông bị đuổi học. Sau khi rời Quốc Học, ông ra Hà Nội theo học tại trường Albert Sarraut và đổi tên thành Bùi Kiến Tín. Ðỗ Tú tài Pháp, ông vào học tại Ðại học Luật khoa Hà Nội nhưng được học bổng sang Pháp học ngành Y. Tốt nghiệp bác sĩ, ông về nước cùng với những người bạn học là bác sĩ Trương Ðình Ngô, dược sĩ Trương Xuân Nam lập một cơ sở nghiên cứu bào chế Âu dược tại Quy Nhơn. Ông làm các loại thuốc ho, bổ huyết, thuốc trị táo bón. Bà Hòa tích cực tham gia cùng chồng ngay từ những ngày này. Bác sĩ Tín nói cần một cái nồi đồng thật lớn để nấu thuốc, bà liền nhận nhiệm vụ đi kiếm cho ra cái nồi như thế. Bà về quê, ngay lúc đám giỗ ở một nhà thuộc tộc Bùi thì gặp ông Bùi Thuyên, cha ruột nhà thơ Bùi Giáng. Nghe chuyện, ông Bùi Thuyên bèn cho mượn cái nồi khá to!

Lọ dầu khuynh diệp bác sĩ Tín luôn có mặt trong nhà của người miền Nam 

Bác sĩ Tín lại có duyên nợ với ngành Ðông Y nên khi cơ sở sản xuất thuốc dời vào Sài Gòn vào năm 1944, bác sĩ Tín đưa cả gia đình từ Quảng Nam vào lập nghiệp tại Sài Gòn và lập ra viện bào chế đông dược miền Nam tại Phú Lâm, gọi là nhà thuốc Bác Sĩ Tín. Và từ đó, tạo lập nên thương hiệu “Dầu khuynh diệp bác sĩ Tín”. Dầu gió được bác sĩ Tín bào chế có công thức đặc biệt bao gồm các loại dầu tràm, dầu bạc hà, dầu hương nhu… và không thể thiếu tinh dầu khuynh diệp. Ðây là loại tinh dầu có mùi rất đặc trưng.

Ðể có được nguyên liệu tốt, năm 1954, ông mua một miếng đất rộng 30ha nằm dọc theo xa lộ Biên Hòa, bên tay phải từ Suối Tiên về Biên Hòa (đối diện Nghĩa Trang Quân Ðội) trồng cây khuynh diệp, còn gọi là " Đồi bác sĩ Tín và là bãi tập chiến thuật trong DI HÀNH DÃ TRẠI của các sinh viên sỉ quan Quân Trường Vỏ Khoa Thủ Đức."  Năm 1960, lứa khuynh diệp đầu tiên từ Pháp đưa về được trồng ngay tại đây. Rồi sau đó, ông dùng hạt giống của cây khuynh diệp đã trồng, ươm cây con để trồng trên hai trang trại mới mua rộng 40ha tại xã Lộc Châu, huyện Bảo Lộc, tỉnh Lâm Ðồng.

Tiến sĩ kinh tế Bùi Kiến Thành, trưởng nam của bác sĩ Tín, nói về tâm tư của cha mình khi dầu khuynh diệp bác sĩ Tín đã gần như chiếm lĩnh thị trường miền Nam vào thuở thập niên 1960. Trong luận án tốt nghiệp bác sĩ, ông đã nêu tinh thần dân tộc và mong muốn góp phần xây dựng một đất nước Việt Nam hùng mạnh. Ông ước ao làm sao 20 triệu dân hiện tại có sức khỏe tốt để nâng dân số lên 50 triệu cho đúng với tầm cỡ lãnh thổ? Dân Việt Nam lúc đó không có đủ tiền để mua thuốc Tây. Còn Ðông dược rất tốt nhưng sản xuất chưa đúng với phương pháp khoa học nên kém hiệu quả và ông muốn thay đổi thực tế này. Do đó, bác sĩ Tín cho làm logo hình ảnh một anh lực sĩ nâng cả đất nước Việt Nam lên, bên dưới hình ảnh có ghi ba chữ “Ðại Cường Việt”. Logo này được in trên các nhãn hiệu sản phẩm dầu gió, dầu xoa bóp, dầu cù là.

“Với papa tôi, làm giàu không chỉ cho cá nhân ông mà còn là làm giàu cho đất nước, cho ích nước lợi dân. Thí dụ, khi papa tôi làm thuốc ho Bác sĩ Tín, ông đã có ý thức về chủ quyền với câu khẩu hiệu ‘uống thuốc ho Bác sĩ Tín thở không khí tự do’. Bán thuốc không chỉ để dân khỏe ra mà ông còn muốn xây dựng nhận thức, ý thức chủ quyền cho dân”.

Tiến sĩ Bùi Kiến Thành thời trẻ, trưởng nam của bác sĩ Tín cùng cha quản lý nhiều công ty tại Sài Gòn và các tỉnh 

Ông Thành nhớ lại: “Papa tôi đã mua một chiếc xe tải lớn, dài 7-8 mét nhưng không đóng thùng mà để lên đó một chiếc xe hơi Austin mới cáu cạnh. Gắn kèm chiếc xe là cái bảng to ghi: Giải thưởng Bác sĩ Tín. Ai mua dầu của BS Tín cũng được cho một con số kèm theo. Ði cùng với chiếc xe là đoàn múa lân đánh trống tùng tùng xèng. Xe chạy từ Nghệ An, Hà Tĩnh suốt cho tới Cà Mau. Một chiếc xe quá lạ lùng và tưng bừng như vậy bảo sao dừng ở bãi chợ nào, trẻ em, người lớn đều không xúm coi rần rần? Xổ số trúng thưởng sau đó được tổ chức rất nghiêm trang, ngoài xe hơi Austin còn có mấy chục giải phụ là xe đạp. Ðó là chiêu mà ông nghĩ ra để từ Nam chí Bắc, ai ai cũng biết đến dầu khuynh diệp bác sĩ Tín. Papa tôi đã mua mấy chục chiếc xe tải để đi khắp nơi quảng bá và bán tận tay tới người dân. Mỗi năm có khoảng 20 triệu chai dầu khuynh diệp được bán ra”.

Trong một bài viết tưởng nhớ bác sĩ Tín đăng trên facebook của Ban Tu chính phổ hệ Bùi Kiến Tiến – Bùi Kiến Quang rằng bác sĩ Tín tham gia nội các của Thủ tướng Ngô Ðình Diệm hồi năm 1954. Ông giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin nhưng sau khi Ðệ Nhất Cộng Hoà được thiết lập, ông từ bỏ tham chính và được phục vụ trong quân đội với cấp bậc Y sĩ Trung tá làm việc tại Huế và Cà Mau một thời gian. Sau đó, ông được giữ chức Y sĩ Trưởng Phủ Tổng thống và Lữ đoàn Liên binh phòng vệ Phủ Tổng thống (1960). Năm 1969, ông ra tranh cử Dân biểu Quốc hội nhưng thua phiếu Luật sư Trần Văn Tuyên. Kể từ đó, ông chú tâm vào việc kinh doanh, công tác xã hội và tôn giáo.

Thành công trong lĩnh vực đông y dược, bác sĩ Tín lấn sân sang các ngành nghề kinh doanh khác như kỹ nghệ, tài chánh và xây dựng. Ông cùng với trưởng nam Bùi Kiến Thành đồng sáng lập Công ty sản xuất bình điện Prestolite của thương hiệu ắc-quy Autolite thuộc hãng xe Ford của Mỹ nhượng quyền, thành lập Ðông Phương Ngân hàng và Việt Nam Công Thương Ngân hàng tại Sài Gòn, thành lập Công ty địa ốc Tân Ba, khai thác cát tinh bán cho Nhật, sản xuất muối Cà Ná, mở Công ty Nông nghiệp Khánh Hoà thu mua cơm dừa bán cho các cơ sở làm xà bông. Ông cùng các con lập ra Viện Bào chế Tiandi ở Chợ Lớn và Viện bào chế Hana tại đường Trương Minh Ký, Phú Nhuận. Không những dừng lại đó, ông còn có ý tưởng xây dựng khu Disney Land tại Biên Hoà giống như bên Mỹ, rộng 290ha. Tiếc rằng ý tưởng của ông phải dừng lại vào năm 1975 khi Sài Gòn thất thủ. Ông cùng gia đình di tản sang Pháp.

Ông mất vào năm 1994, thọ 83 tuổi. Tuy thế, dư âm của dầu khuynh diệp bác sĩ Tín đến nay vẫn còn sống mãi trong ký ức người dân Sài Gòn.

NOEL MÙA YÊU THƯƠNG

 NOEL MÙA YÊU THƯƠNG 

Sáng tác : Nhạc nước ngoài 
Lời Việt : Vũ Đức Nghiêm 
Trình bày : Nenita
Thực hiện: Nguyễn Dăng Cao

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020

BÁC SĨ NGUYỄN XUÂN NAM

BÁC SĨ NGUYỄN XUÂN NAM
 bs_nam-content
Bác sĩ Nguyễn Xuân Nam chuyên khoa về giải phẫu trẻ em vừa được trường đại học Harvard bình chọn là một trong những bác sĩ giỏi nhất nước Mỹ.
 
Sinh trưởng tại thôn Bá Hà nằm gần vịnh Hòn Khói thuộc tỉnh Khánh Hòa trong một gia đình làm nghề chài lưới, bác sĩ Nguyễn Xuân Nam có một thời niên thiếu sống trong thiếu thốn, cực nhọc. Mẹ mất sớm khi ông vừa mới lên 4 tuổi, sống với cha và người mẹ kế, bác sĩ Nguyễn Xuân Nam phải vừa đi bán bánh vừa đi học để giúp cha và mẹ kế nuôi dạy 8 anh chị em ruột và anh em cùng cha khác mẹ với mình.
Bác sĩ Nguyễn Xuân Nam nhớ lại thời niên thiếu của ông.
“Tôi mới vừa lên 10 tuổi, lúc đó vừa đi học, sáng dậy sớm phải lo chăm sóc mấy em bé để cho bà kế mẫu tôi làm những món ăn để đi bán kiếm tiền về nuôi sống gia đình. Bà làm xong rồi tôi đi học, trước khi vào lớp độ một tiếng đồng hồ, tôi đến trạm xe lam bán những thức ăn như xôi, bánh. Bán xong đến lúc đi học, nhờ người láng giềng mang nồi niêu đem về nhà.”
Dù rằng cho con đi học là mong muốn của cha mẹ nhưng vì hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn nên học đến hết bậc tiểu học, ông phải bỏ học để đi biển đánh cá trợ giúp gia đình. Hơn nữa, cha ông bị thương trong chiến tranh, sau đó lại bị tai nạn phải nằm bệnh viện trong nhiều tháng nên miếng cơm manh áo là mối ưu tư lớn nhất của gia đình ông. Bác sĩ Nam kể lại.
“Đi làm nghề biển rất khó khăn, tương lai không có cho nên lúc nào bố tôi cũng cố gắng để cho con đi học. Vào lúc tôi học hết lớp 5 thì Bố tôi bị Việt Cộng bắn trọng thương nằm trong nhà thương một thời gian rất là lâu. Lúc đó, tôi mới vừa lên 10 tuổi. Bố tôi mới vừa xuất viện lại bị tai nạn một lần thứ hai nữa, phải nằm lại nhà thương hơi lâu.
Lúc đó, gia đình rất là khổ sở nên tôi nói với Bố tôi là ông muốn tôi đi học nhưng trường hợp này, tôi không thể đi học được cho nên lúc đó, tôi bỏ học đi làm nghề biển sinh sống và giúp gia đình. Không bao nhiêu lâu nữa thì Việt Nam mất nước. Bố tôi là thôn trưởng làng Bá Hạ nên sau khi Cộng Sản về thì ông cũng bị bắt giam giữ và đi cải tạo gần cả năm trời nên vấn đề học hành của tôi xa vời quá. Tôi vẫn tiếp tục đi làm nghề biển để nuôi sống bản thân và gia đình.”
Đến tháng 4 năm 1978, lúc 19 tuổi, bác sĩ Nam vượt biên sang đến trại tị nạn Palawan, Philippines, sau đó được chuyển sang trại tị nạn tại Manila và khai tuổi nhỏ lại để có thể tiếp tục học Trung học tại Mỹ sau này.
Tháng 11 năm 1978, bác sĩ Nam được bảo trợ định cư tại thành phố Lincohn, tiểu bang Nebraska. Tại đây, bác sĩ Nam theo học trung học tại trường Norris. Đối với một học sinh chỉ biết được chút ít tiếng Anh trong thời gian ở trại tị nạn Philippines thì học trung học tại Mỹ là một điều thật khó khăn nếu không có quyết tâm thì không thể nào vượt qua nổi. Bác sĩ Nam cho biết.
“Hai năm đầu tiên rất là khó, nhiều khi tôi muốn bỏ học đi làm để giúp gia đình nhưng nghĩ lại thấy mình nghỉ học sớm quá thì về sau thấy ân hận. Do đó, tôi vừa đi học, vừa đi làm để kiếm tiền thêm nuôi sống gia đình. Sau đó thì bắt đầu thông thạo Anh ngữ và phần nào có thể nói cho họ hiểu được. Lúc đầu tiên cũng khó khăn nhưng sau rồi tiến bộ rất là đẹp bởi vì nó cũng gợi thêm tia hy vọng của mình.”
Theo lời kể lại của Cha và những người láng giềng thân thuộc thì Mẹ và chị của bác sĩ Nam mất sớm vì những căn bệnh rất tầm thường nhưng lúc đó, gia đình không có khả năng và phương tiện để chữa trị nên bác sĩ Nam có ước nguyện trở thành bác sĩ để giúp người. Do đó trong thời gian học trung học, ông đã tiếp xúc với các cố vấn của nhà trường để nhờ hướng dẫn làm thế nào để trở thành bác sĩ.
“Tôi cũng lên nói với những counselor của trường trung học là hồi xưa nhà tôi có nhiều người chết bởi vì không được may mắn, không có y tế, không có thuốc men để cứu sống họ được. Bởi vậy, tôi có ước nguyện là nếu có thể đi học ngành y ra bác sĩ để trong tương lai có thể về lại giúp những người trong xóm của tôi. Do đó, tôi được hướng dẫn nên làm những việc gì đó. Sau đó, tôi xin vào học trường đại học rồi từ đó, xin đơn vào trường y khoa. Dần dần mình cũng cố gắng, nỗ lực trong học hành, không đam mê chuyện này chuyện kia. Cũng may mắn, tôi mới được như ngày hôm nay.”
Do đó, sau khi tốt nghiệp trung học, bác sĩ Nguyễn Xuân Nam, sau hai năm học chuyển tiếp tại trường đại học Nebraska thuộc thành phố Linconh đã ghi danh học môn toán và hóa trường đại học Creighton, thành phố Omaha,tiểu bang Nebraska.
Tốt nghiệp cử nhân toán học và hóa học năm 1987, bác sĩ Nguyễn Xuân Quang là một trong 105 sinh viên được nhận vào ngành y trường Y khoa thuộc đại học Creighton, Nebraska trong hàng ngàn sinh viên nộp đơn.
Sau khi tốt nghiệp y khoa bác sĩ vào năm 1991, bác sĩ Nguyễn Xuân Nam học thêm về phẫu thuật tổng quát và phẫu thuật nội soi cũng tại trường đại học Creighton từ năm 1991 đến 1994.
Trong thời gian từ 1994 đến 1997, bác sĩ Nguyễn Xuân Nam tiếp tục trau dồi về phẫu thuật tổng quát tại trường đại học New Mexico tại Albuquerque, tiểu bang New Mexico. Tiếp đến trong hai năm 1997-1999, bác sĩ Nam theo học chương trình chuyên ngành phẫu thuật nội soi trẻ em tại bệnh viện trẻ em thuộc trường đại học Pittsburgh, tiểu bang Pensylvania.
Bác sĩ Nam giải thích về nguyên nhân khiến ông đi theo chuyên ngành giải phẫu trẻ em.
“Hoàn cảnh của tôi chứng kiến chị và em qua đời. Tôi chỉ ao ước có được dịp nào giúp trẻ em lớn lên. Nghĩ lại tôi thích chữa bệnh những đứa trẻ tại vì những chứng bị của nó không phải là những bệnh tự nó gây nên mà là những bệnh bẩm sinh. Hơn nữa, tôi rất ưa thích những đứa bé. Tôi muốn đi học thẩm mỹ viện để chữa cho những em bị sứt môi, bị sứt hàm ếch. Nhưng nghĩ cho cùng lại thì mình phải làm thẩm mỹ viện mới đi qua những khía cạnh đó được. Còn những đòi hỏi để điều trị tổng quát những đứa bé không phải qua những việc đó nên tôi mới đeo đuổi theo ngành này.”
Bác sĩ Nguyễn Xuân Nam đã giữ nhiều chức vụ quan trọng tại trung tâm y khoa trường đại học Irvine, California như là trưởng khoa giải phẫu trẻ em, đồng Chủ tịch Khoa Ung bứơu Nhi, Giám đốc Khoa phẫu hạn chế can thiệp… Hiện nay ông làm việc tại bệnh viện Nhi đồng Los Angeles và một số bệnh viện khác thuộc miền Nam California. Ông cũng có nhiều bài viết có giá trị được đang trên các tạp chí về y học Hoa Kỳ và được các chuyên viên y tế trường Y khoa thuộc Đại học Harvard bình chọn là một trong những bác sĩ giỏi nhất nước Mỹ.
Được hỏi nguyên nhân nào khiến ông thành công, bác sĩ Nam cho biết:
“Nguyên bản thân tôi tôi biết, tôi không giỏi, không thông minh nhưng có sự cố gắng rất nhiệt tình. Tôi có ngày hôm nay vì tôi rất chăm chú, rất cố gắng. Nếu ngày hôm nay, tiếng nói tôi có thể giúp được, có thể kích động các trẻ em nên người. Tôi nghĩ là giới trẻ, một là phải nên cố gắng. Cho dù có lúc mình thấy bất lực và không có hy vọng, mình vẫn cố gắng để vượt qua. Tại vì mình không cố gắng thì về sau mình không biết khả năng của mình đến đâu. Điều quan trọng nhất là mình nên nghe lời khuyên nhủ của những người lớn, những người trải qua nhiều kinh nghiệm thì những lời dạy dỗ đó lúc nào cũng mang sự tốt đẹp.”
Bác sĩ Nguyễn Xuân Nam nói thêm là trong thời gian học y khoa ông phải làm việc bán thời gian mỗi tuần 20 tiếng đồng hồ để có tiền trang trải chi phí ăn học cũng như giúp đỡ gia đình ở Việt Nam. Tuy nhiên điều quan trọng giúp ông thành công là Cha ông không đòi hỏi ông phải gởi tiền về nhiều mà chỉ khuyến khích ông cố gắng học hành để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Đó là câu chuyện của Bác sĩ Nguyễn Xuân Nam,
Trưởng khoa Ngoại – Bệnh viện Nhi Đồng Los Angeles (Mỹ).

Trước khi gặp anh, tôi chỉ được nghe dân ngoại khoa đồn rằng đó là một người Mỹ gốc Việt có tiếng trong làng ngoại nhi thế giới. Điều đó khiến tôi tò mò và thật bất ngờ trong lần đầu gặp mặt anh xuất hiện với dáng vẻ rất ấn tượng: đầu húi cua, kính cận, da rám nắng, quần jean, áo pull, cùng một nụ cười hiền khô…
Nổi tiếng cả ở sự giản dị
Lần đầu tiên, Bệnh viện Nhi Đồng trung ương đăng cai tổ chức Hội nghị khoa học ngoại nhi Đông Nam Á lần thứ 4 với đông đảo những anh tài của các nước ASEAN và thế giới. Tất nhiên, một người không thể thiếu đó là BS Nguyễn Xuân Nam. Sau màn chào hỏi với những đồng nghiệp Á, Âu… anh bảo tôi:
-“Bây giờ anh đi thăm bệnh nhân với tôi luôn nhé? Chiều nay tôi sẽ mổ trình diễn 2 ca bệnh cho các chuyên gia xem”.
Hai ca Bệnh viện Nhi Đồng dành cho BS Nam bị chứng phình đại tràng bẩm sinh dạng phức tạp. Chỉ định phẫu thuật là biện pháp duy nhất cứu sống bệnh nhân nhưng phẫu thuật như thế nào để đạt kết quả tốt nhất mới là điều đáng bàn. Dù đang khóc ngằn ngặt trên tay mẹ nhưng cậu bé 4 tháng tuổi trở nên ngoan ngoãn và nhoẻn miệng cười đáp lại BS Nam khi anh khéo léo dỗ dành để khám cho cháu bé. 
bs_nxnam-content
Tại Hội trường J của Bệnh viện Nhi Đồng trung ương, ca phẫu thuật do BS Nam chủ trì được truyền hình trực tiếp từ phòng mổ. Các thao tác xử trí của anh như có ma thuật thu hút sự chăm chú của các chuyên gia, rất nhiều sắc thái biểu cảm khác nhau trên mỗi khuôn mặt: họ mở to mắt, cau mày… rồi quay sang nhìn nhau gật gù tâm đắc.
Sang ngày hôm sau, tôi không biết BS Nam tận hưởng sự rảnh rang của mình như thế nào, chỉ biết ngay khi ban tổ chức giới thiệu anh lên trình bày các nghiên cứu khoa học mới của mình về nội soi nhi khoa đã được cả hội trường Sông Hồng II – Khách sạn Sheraton nhiệt liệt tán thưởng. Khác với cách nói chuyện hồn nhiên, đôi khi rất ngẫu hứng, lúc trình bày nghiên cứu khoa học anh lại rất sắc sảo và logic, các chứng cứ sát thực, chặt chẽ, dễ hiểu, hình ảnh sinh động. Cả hội trường im phắc lắng nghe và rồi từng tràng pháo tay vỡ òa không dứt khi bài giảng kết thúc. 
Tôi nói rằng khi viết bài sẽ gọi anh là “siêu bác sĩ”, anh bảo:
-“Anh nên dành nhiều lời khen cho các bác sĩ Việt Nam. Ở Mỹ, tôi có mọi điều kiện tốt nhất để làm việc, ở nhà mình còn nhiều thiếu thốn nhưng họ đã làm việc thật tuyệt vời. Sau vài năm trở lại Bệnh viện Nhi Đồng thấy trình độ của các bác sĩ tiến bộ rất nhiều. Nhất là GS Nguyễn Thanh Liêm, tôi quen từ những hội nghị khoa học quốc tế, nhiều nghiên cứu của ông đã làm tôi bất ngờ và cảm phục…”.
Con người tài năng ấy không chỉ có sự khiêm tốn mà còn có một lối sống vô cùng giản dị. Tôi hỏi: nghe nói anh vẫn đi làm bằng chiếc xe ô tô cũ kỹ ? Câu trả lời là: thì nó vẫn đi được mà, sao lại phải bỏ đi ?.
Tuổi thơ giông bão
Ít ai biết rằng BS Nguyễn Xuân Nam đã từng trải qua một “tuổi thơ dữ dội”. Gia đình anh vốn làm nghề đánh cá ở Hòn Khói – Nha Trang – Khánh Hòa. Lời ru của mẹ và tiếng sóng biển rì rào đã vỗ về anh lớn lên. Mỗi buổi sáng, cậu bé Nam lại tíu tít dậy sớm theo mẹ ra biển ngồi gác bình minh đón cha trở về. Nhưng điều ngọt ngào ấy đã tắt lịm khi anh lên 4 tuổi thì người mẹ qua đời. Thương cuộc sống côi cút của 3 cha con anh, một người phụ nữ tốt bụng đã chấp nhận làm mẹ của anh. Phải vật lộn nuôi gia đình với 8 đứa con thực sự quá sức với cha mẹ. Vì thế lên lớp 6, nhà nghèo khó, cậu học trò sáng dạ Nguyễn Xuân Nam đã phải nghỉ học để cùng cha lênh đênh trên biển đánh cá nuôi sống gia đình.
Nhưng rồi hạnh phúc giản dị của gia đình nghèo khó ấy cũng chẳng được bao lâu, bệnh tật lại lần lượt cướp đi của anh mẹ kế và hai đứa em. Trong trái tim đau khổ lúc bấy giờ của anh bỗng cháy lên ước mơ trở thành một bác sĩ chữa bệnh cho người nghèo.
Khát vọng bất tận
Tuổi thơ nghèo khó đong đầy nỗi đau, những năm tháng sống trên biển lúc yên bình, lúc gào thét của giông bão đã rèn cho anh nghị lực phi thường, thân hình vạm vỡ của người thủy thủ và một tâm hồn khoáng đạt. Anh bảo đến tận bây giờ, những giấc mơ vẫn đưa anh trở về ngày xưa, có những khi choàng dậy giật mình vì được gặp mẹ, được để chân trần chạy theo mẹ trên cát như ngày nào, dù hình ảnh thật chập chờn, mơ hồ…
Chàng trai của Hòn Khói đặt chân lên đất Mỹ xa lạ khi anh 19 tuổi, trách nhiệm của Nam lúc này là lao động nuôi sống gia đình. Dù khó khăn, Nguyễn Xuân Nam vẫn quyết tâm xin theo học tiếp phổ thông tại thành phố Lincohn. Lúc đó, anh chỉ mong rằng mình học làm sao nói được tiếng Anh, cố gắng tốt nghiệp trung học kiếm một việc làm ổn định để nuôi các em ăn học chứ không có mong ước gì hơn. Để có tiền ăn học, Nguyễn Xuân Nam đã phải rất nhiều công việc, làm ở hiệu bánh mỳ, làm gia sư, làm lao công trong trường với đủ thứ công việc cực nhọc trong cái lạnh giá của mùa đông Nebraska. Năm 1983, anh tốt nghiệp trung học tại trường Norris High School với số điểm xuất sắc.
Con đường học bắt đầu mở ra trước mắt Nam, anh quyết tâm thực hiện ước mơ trở thành bác sĩ nhưng đây lại chính là ngành học khó nhất ở Mỹ. Để có thể học y, bất kỳ ai cũng phải có bằng đại học. Với khả năng của mình, anh tốt nghiệp cử nhân Toán và Hóa ở Đại học Creighton, TP. Omaha, tiểu bang Nebraska một cách dễ dàng rồi tiếp tục trải qua 4 năm, bác sĩ y khoa tại trường y của đại học Creighton. Trong quá trình học y, ngoại khoa cuốn hút anh kỳ lạ và cảm thấy đây là thế giới anh có thể phát huy nhiều nhất khả năng của mình nên anh học tiếp 6 năm phẫu thuật tổng quát tại đây và Đại học New Mexico.
Anh tiếp tục vượt qua hàng trăm bác sĩ đã tốt nghiệp ngoại tổng quát để trở thành một trong 27 học viên toàn Bắc Mỹ lúc bấy giờ đỗ vào chuyên ngành ngoại nhi tại Đại học Pittsburgh, tiểu bang Pennsylvania. Anh bảo có một thứ anh không phải học, không phải thi chỉ cần rất chân thành mà có được, đó là tình yêu của vợ anh, một bác sĩ gây mê, người cho anh một mái ấm gia đình thực sự và niềm an ủi lớn trong cuộc đời. 
Từ khi bước chân vào đại học đến lúc tốt nghiệp chương trình ngoại nhi, BS Nam đã trải qua 16 năm học tập liên tục. Năm 1999, BS Nguyễn Xuân Nam được Đại học California, Irvine mời về làm Trưởng khoa Phẫu thuật Nhi, tham gia giảng dạy tại trường Đại học nổi tiếng ở miền Nam California này, đồng thời là Trưởng khoa Ngoại – Bệnh viện Nhi Los Angeles.
Giờ đây cái tên Nguyễn Xuân Nam đã trở nên nổi tiếng trong giới ngoại nhi bởi nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài giảng, nhiều giải thưởng và cả cách thuyết giảng hấp dẫn của anh. BS Nam cũng là một trong những người đi đầu về nội soi ổ bụng, thành công mới nhất của anh là mổ nội soi chỉ qua một lỗ thay bằng ba lỗ như trước đây. Anh mong muốn chuyển giao sớm kỹ thuật này đến tất cả các đồng nghiệp trên thế giới, đặc biệt là ở Việt Nam. 

Từ một cậu bé mồ côi trở thành một chuyên gia xuất sắc thế giới về ngoại khoa là một chặng đường gian khổ nhưng đáng khâm phục của BS Nguyễn Xuân Nam. Với chàng trai Hòn Khói phóng khoáng như biển ấy, những khát vọng về cuộc sống, về khoa học là bất tận./.