Cách dạy con “cư xử” và “yêu mến” thức
ăn của người Nhật khiến nhiều người sửng sốt và ngưỡng mộ. Ngay từ nhỏ, trẻ em
được dạy cách ăn uống lịch sự, các phần ăn buffet không bao giờ bị bỏ phí, cách
ăn uống sạch sẽ gọn gàng cũng được đề cao.
Việc mặc đồng phục vest đen từ người quét đường đến tất cả nhân viên, quan chức
cho thấy một nước Nhật không khoảng cách. Những ngày tuyết phủ trắng nước Nhật,
từ trên cao nhìn xuống, những công dân Nhật như những chấm đen nhỏ di chuyển
nhanh trên đường. Tất cả họ là một nước Nhật chung ý chí, chung tinh thần lao
động.
Văn hóa xếp hàng
thấm đẫm vào nếp sinh hoạt hàng ngày của người Nhật. Không có bất cứ sự ưu
tiên. Sẽ không có gì ngạc nhiên nếu một ngày bạn thấy người xếp hàng ngay sau
lưng mình chính là vị Thủ tướng.
Trong thảm họa hay trong bão tuyết, người
ta vẫn kiên nhẫn xếp hàng và không có chuyện chen lấn
Thomas Edison từng dạy: “Tất cả mọi thứ
sẽ đến với người biết hối hả trong khi chờ đợi”. Chính yếu tố con người đã giúp
Nhật Bản làm lại từ đầu và phát triển nhanh chóng để trở nên cường thịnh như
ngày hôm nay. Không có cảnh la lối, tranh giành. Mọi người đều bình tĩnh, trật
tự, trước và sau khi động đất xảy ra. Người dân vẫn kiên nhẫn xếp hàng chờ đến
lượt lên xe buýt (lúc này, xe buýt là phương tiện công cộng duy nhất còn có thể
hoạt động), kiên nhẫn xếp hàng chờ gọi điện thoại công cộng (vì hệ thống thông
tin di động bị tắc nghẽn hoàn toàn), lương thực thực phẩm trở nên khan hiếm, thế
nhưng không hề có tình trạng đẩy giá bán hay đầu cơ, găm hàng để trục lợi, các
nạn nhân đều có thể tìm thấy sự giúp đỡ từ cộng đồng xung quanh mình.
Người Nhật đứng xếp hàng theo một cách
mà không một nơi nào trên trái đất này có thể sánh được. Họ làm cho việc xếp
hàng trở nên dễ chịu với tâm niệm rằng có một điều gì đó rất đáng để chờ đợi ở
phía trước mà thực tế thì có khi không phải luôn luôn như họ nghĩ. Trong quan
niệm của người Nhật thì một sự kiện mà không phải xếp hàng để xem thì rất đáng
ngờ. Không xếp hàng có nghĩa là có điều gì đó không tốt, không có đám đông có
nghĩa là giá trị thấp.
Đối với một vài
người Nhật khác thì xếp hàng là một cơ hội để họ gần gũi người thân và nói
những câu chuyện không bao dứt. Họ biến việc xếp hàng thành một kỷ niệm đáng
nhớ. Anh Nakajima phát biểu ” Bạn đến đây với gia đình và bạn bè. Bạn đứng với
họ trong một khoảng thời gian dài. Và sau đó bạn sẽ nói hãy nhớ về ngày hôm nay
chúng ta đã cùng nhau đợi chờ ở hội chợ dưới cái năng của mùa hè”
Và còn một lý do
nữa là người Nhật rất thích tìm hiểu về văn hóa của các nước. Sự thú vị của văn
hóa nước ngoài đã biến việc phải xếp hàng chờ đợi trở nên hấp dẫn. Cô M.
Tanaka, một giáo viên đại học nói rằng: “Trong suy nghĩ của người Nhật, cơ hội
được tìm hiểu những nền văn hóa mới là điều hấp dẫn không thể cưỡng lại được”.
Qua những hình
ảnh trên mong mọi người có cái nhìn thật đúng đắn về chuyện xếp hàng và nâng
cao nhận thức về hành vi, trách nhiệm của bản thân.
Ngay cả đứng trên thang máy, họ cũng đứng
gọn sang một phía để những người vội có khoảng trống
Ở Nhật, nội trợ là một nghề. Hàng tháng
chính phủ tự trích lương của chồng đóng thuế cho vợ. Do đó, người phụ nữ ở nhà
làm nội trợ nhưng vẫn được hưởng các chế độ y như một người đi làm. Về già, vẫn
hưởng đầy đủ lương hưu. Độc đáo hơn nữa là nhiều công ty áp dụng chính sách,
lương của chồng sẽ vào thẳng tài khoản của vợ. Vai trò của người phụ nữ trong
gia đình vì thế luôn được đề cao, tôn trọng.
Trên đây là những
đức tính thật đáng ngưỡng mộ của người Nhật. Mình thật sự ngỡ ngàng bởi những
thông tin rất thú vị . Mình không có ý “sính ngoại” nhưng thực lòng thấy Việt
Nam phải còn học hỏi rất nhiều.
Trong bức ảnh người Việt chen lấn đổi mũ
bảo hiểm như trong loạn lạc so với cảnh người Nhật xếp hàng trong thảm họa như
trong bình yên mà không khỏi chạnh lòng. Tự bản thân mình sẽ rút ra được bài học
văn minh và ý chí của người Nhật.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét