Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

MÙI HƯƠNG BƯỞI

MÙI HƯƠNG BƯỞI

Nhạc và lời: Minh Nhã Nguyễn Thanh Dũng
Tiếng hát: Ca sĩ Tâm Thư
Hòa âm: Nhạc sĩ Đặng Vương Quân

Mời vào dể thưởng thức:
https://www.youtube.com/user/NhaDung1/videos

Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

ĐỔI CẢ THIÊN THU TIẾNG MẸ CƯỜI



ĐI C THIÊN THU TING M CƯỜI  
Trần Trung Đạo

Nhấc chiếc phone lên bỗng lặng người
Tiếng ai như tiếng lá thu rơi  
Mười năm mẹ nhỉ, mười năm lẻ   
Chỉ biết âm-thầm thương nhớ thôi  

Buổi ấy con đi chẳng hẹn thề 
Ngựa rừng xưa lạc dấu sơn khê   
Mười năm tóc mẹ màu tang trắng   
Trắng cả lòng con lúc nghĩ về   

Mẹ vẫn ngồi đan một nỗi buồn
Bên đời gió tạt với mưa tuôn  
Con đi góp lá nghìn phương lại   
Đốt lửa cho đời tan khói sương    

Tiếng mẹ nghe như tiếng nghẹn-ngào
Tiếng Người hay chỉ tiếng chiêm-bao
Mẹ xa xôi quá làm sao vói  
Biết đến bao giờ trông thấy nhau  

Đừng khóc mẹ ơi hãy ráng chờ
Ngậm ngùi con sẽ giấu trong thơ   
Đau thương con viết vào trong lá   
Hơi ấm con tìm trong giấc mơ

Nhấc chiếc phone lên bỗng lặng người
Giọng buồn hơn cả tiếng mưa rơi
Ví mà tôi đổi thời-gian được  
Đổi cả thiên thu tiếng mẹ cười
 


Mời click vào đây để nghe Bạch Hạc diễn ngâm
 
MY LIFE FOR MY MOM'S LAUGHTER
Translation by THANH-THANH

Picking up the handset I was stunned with surprise:
Whose voice as light as falling leaves in cold skies?
Isn't it ten years, ten odd years, dear mother,
Just in silence to miss and long for one another?


I left without any promises or pledges that day:
The old wild horse from its forest-land went astray.
Ten years for Mom's hair to turn mourning white,
And mourning-like my soul also in such a plight.


You've still been sitting there weaving your pain
By an existence of slapping wind and beating rain.
I've set off to set up from all directions a pyre
In order to disperse the mist for life lighting a fire.


Your voice was broken off, you choked up, I found;
Mom's endearing words or mere in-reverie sound?
You are too far, how could I reach out for you?
And when could we meeting again look forward to ?


Do not cry, my dear mother, and continue to await.
All my grief I will hide in the rhymes I create.
Of all my sorrow I will write reams and reams,
And find your warmth my warmth in my dreams.


As I picked up the handset how astounded was I
To hear my mom's voice sadder than the rainy sky!
Should I be able to give up Man's time in hereafter,
I would offer mine to recover my mom's laughter.




 

NGÀY CỦA MẸ




NGÀY CỦA MẸ
Ninh Hạ
  


Theo thông lệ, ngày Chúa nhật thứ nhì của tháng 5 mỗi năm là “Ngày Của Mẹ”  (Mother's Day). Lâu lắm rồi, “Ngày của mẹ”  được người cổ Hy Lạp tổ chức vào mùa xuân để tỏ lòng tôn kính với thần Rhea là mẹ của các vị thần.  Vào thế kỷ 17, người Anh vinh danh mẹ vào Ngày chúa nhật của Mẹ, Mothering Sunday, được cử hành vào ngày Chúa nhật thứ tư  mùa Phục sinh. 
Ở Hoa kỳ, ý tưởng về Ngày của Mẹ, “Mother's Day”, do bà Julia Ward Howe đề nghị vào năm 1872, được dành cho mục đích hoà bình. Về sau, Anna Jarvis ở Philadelphia được công nhận là người đã đưa Ngày Của Mẹ trở thành chính  thức thừa nhận.  Bà đã ráo riết vận động để ngày này dành tưởng nhớ người mẹ thương yêu của mình đã qua đời năm 1905.  Mẹ bà là người vào cuối thế kỷ 19 đã cố gắng tổ chức Những Ngày Thân Hữu Của Mẹ, Mother's Friendship Days.  Một nổ lực nhằm hàn gắn vết thương đau rạn nứt, di hậu của cuộc nội chiến tàn khốc của  Hoa kỳ. Hai năm sau ngày mẹ mất, Javis tổ chức một buổi lễ ở Gaffon, West Virginia để vinh danh Mẹ.  Sau đó, bà không ngừng vận động cho có được một ngày lễ chính thức tôn vinh các bà Mẹ.  Năm 1910, West Virginia trở thành tiểu bang đầu tiên công nhận “Ngày của Mẹ” (Mother's Day).  Chỉ một năm sau, hầu hết các tiểu bang đều chính thức ghi nhận ngày lễ này. Vào năm 1914, Tổng thống Woodrow Wilson công bố Mother's Day là ngày quốc lễ, đươc cử hành vào ngày Chúa nhật thứ nhì trong tháng Năm.
Sau đó không lâu, thành quả của  Javis về Ngày của Mẹ trở thành cay đắng cho chính bà.  Bất bình vì ngày lễ biểu hiện tình thương yêu cao thượng đã bị thương mại hoá, bà đệ đơn kiện xin đình chỉ “Ngày cuả Mẹ” vào năm 1923.  Bà đã bị bắt giữ vì tôị gây rối loạn công  cộng tại Hội nghị của các bà Mẹ thời chiến tranh, ở đó những người tổ chức  đã gây quỹ bằng cách bán những bông hoa Cẩm chướng trắng, biểu tượng mà Javis trân trọng dành cho các bà mẹ.  Bà nói.  “Điều này nằm ngoài dự tính. Tôi mong muốn ngày này là một ngày của tình thương chứ không phải của lợi nhuận"
Năm 1948, bà nhắm mắt lìa đời vào tuổi 84 với nhiều nỗi mỉa mai chua xót.  Bà chưa đưọc cái diễm phúc làm mẹ. Gia tài tinh thần dành cho các bà mẹ dấu yêu cũng tiêu tan vì bất lực trong việc ngăn chận thương mãi hoá một ngày lễ mà bà đã cố công xây dựng.  Trước khi lìa đời, trả lời các nhà báo rằng bà hối tiếc đã từng phát động “Ngày của Mẹ”.   Bà nói những lời cay đắng trên giường bệnh nhà dưỡng lão.  Ở đó vào mỗi dịp Mother's Day, phòng bà tràn ngập hoa và thiệp mừng từ mọi nơi trên thế giới gởi về biểu lộ sự tri ân  của những người thuộc mọi thế hệ và tuổi tác là những người ngưỡng mộ việc làm đáng ca ngơị của bà. Và hôm nay, cho dù bởi lòng mong muốn thúc đẩy ban đầu và nỗi tủi giận phản đối về sau, với tất cả nổ lực mâu thuẫn đó của bà Javis, Ngày của Mẹ, Mother's Day, đang được cử hành khắp thế giới tuy có nơi không cùng một ngày.  Những nước  như Đan Mạch, Phần Lan, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Úc, Bỉ có cùng Ngày của mẹ  như ở Hoa kỳ.
Đối người Việt chúng ta thì chữ hiếu với mẹ cha là một tiêu chuẩn đạo đức.  Đây là một trong những điều đẹp nhất của đạo lý Đông phương không những về mặt tinh thần mà cả thực tế.  Điều mà bất cứ bậc cha mẹ nào ở các nước văn minh thực dụng phương tây cũng mơ cũng muốn có.  Người Việt chúng ta coi sự báo đáp dưỡng dục cha mẹ là đạo lý làm người cho dù đang sống ở quê nhà hay đang ở trên đất nước Hoa kỳ, nơi mà những xô bồ vật chất , những hối hả của ngày đời làm cho người làm con có lý do để bào chữa cho những thờ ơ đối với mẹ, với cha.
Chúng ta không có ngày riêng cho mẹ (Mother's Day), ngày riêng cho cha (Father's Day) như ở đây. Đối với chúng ta, cha mẹ là một gắn bó không tách lìa. Những người con Việt Nam không chỉ có một ngày cho mẹ mà thương mẹ, nghĩ về mẹ, săn sóc mẹ hàng ngày, hàng tháng, hàng năm.  Nhất là khi các cụ lớn tuổi mà phải sống xa quê hương, xa bà con lối xóm, xa mồ mã ông bà tổ tiên thì thật cô đơn biết bao!  Xin dành cho mẹ, cho cha những tình cảm thiết tha nhất thể hiện qua sự quan tâm lo lắng.
Có khi cha mẹ không hiểu được con mà cũng có khi làm buồn lòng con cái.  Điều này nếu có, cũng nhỏ nhoi tan biến trưóc tấm lòng trời biển, hy sinh chịu đựng  nuôi dạy con khôn lớn.
Những ai đang còn mẹ, còn cha xin hưỏng niềm hạnh phúc và may mắn đó chứ đừng để qua đi những ngày tháng tuyệt vời trưóc mặt.  Rồi một mai sẽ đọng lại trong ta niềm hối tiếc, ân hận ray rức bởi những điều không làm hay chưa làm được khi mẹ cha qua đời.  Chúa nhật này  là Ngày của Mẹ.  Nếu đang ở cạnh mẹ, cha thì xin dành những đặc biệt chăm lo.  Nếu ở xa, xin dành thời gian điện thoại thăm hỏi.
Kính chúc các mẹ, các cha Việt nam một ngày hạnh phúc vì có những đứa con hiếu thảo.  Chúc những người con, dù tuổi đã lớn, trung niên hay trẻ tuổi mà có diễm phúc còn mẹ  còn cha,  một Ngày cuả Mẹ tràn đầy thương yêu hạnh phúc.
 

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

NHỚ CỤ PHAN CHÂU TRINH VỚI 10 ĐIỀU BI AI CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM

Nhớ Cụ Phan Chu Trinh với 10 điều bi ai của dân tộc Việt Nam




Sinh ngày 9/9/1872 tại làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phTam Kỳ (nay là xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh) tỉnh Quảng Nam, mất ngày 24/3/1926. Cụ Phan Chu Trinh là người Việt Nam đầu tiên (và duy nhất cho đến nay) nhìn thấy trước cảnh “dịch chủ tái nô” (đổi chủ nhưng dân vẫn là nô lệ)...Để tránh điều này, Cụ đã chỉ ra con đường giành độc lập – tự do cho dân tộc là phải bắt đầu từ “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. 

Lời tiên tri của Cụ xuất phát từ 10 nhận xét vô cùng tinh tế và chính xác về đặc điểm con người Việt Nam mà đối chiếu thực tế ngày nay vẫn còn nguyên thâm căn cố đế (xem dưới đây). Tiếc thay các thế hệ nối tiếp nhau đến nay vẫn chưa thực hiện đúng theo lời giáo huấn của Cụ. Dẫu sao, chậm còn hơn không bao giờ, mỗi người Việt Nam chúng ta dù sống ở đâu và làm việc gì, còn trẻ hay đã già hãy chiêm nghiệm những lời dạy trên đây của bậc Tiền bối đáng kính của dân tộc. 
                                                                                       Bách Việt

Mười điều bi ai của dân tộc Việt nam


1. Trong khi người nước ngoài có chí cao, dám chết vì việc nghĩa, vì lợi dân ích nước thì người nước mình tham sống sợ chết, chịu kiếp sống nhục nhã đoạ đày.
2. Trong khi người ta dẫu sang hay hèn, nam hay nữ, ai cũng lo học lấy một nghề thì người mình chỉ biết ngồi không ăn bám.
3. Trong khi họ có óc phiêu lưu mạo hiểm, dám đi khắp thế giới mở mang trí óc thì ta suốt đời chỉ loanh quanh xó bếp, hú hí với vợ con.
4. Trong khi họ có tinh thần đùm bọc, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau thì ta lại chỉ quen thói giành giật, lừa đảo nhau vì chữ lợi.
5. Trong khi họ biết bỏ vốn lớn, giữ vững chữ tín trong kinh doanh làm cho tiền bạc lưu thông, đất nước ngày càng giàu có thì ta quen thói bất nhân bất tín, cho vay cắt cổ, ăn quỵt vỗ nợ, để tiền bạc đất đai trở thành vô dụng.
6. Trong khi họ biết tiết kiệm tang lễ, cư xử hợp nghĩa với người chết thì ta lo làm ma chay cho lớn đến nỗi nhiều gia đình bán hết ruộng, hết trâu.
7. Trong khi họ ra sức cải tiến phát minh, máy móc ngày càng tinh xảo thì ta đầu óc thủ cựu, ếch ngồi đáy giếng, không có gan đua chen thực nghiệp.

8. Trong khi họ giỏi tổ chức công việc, sắp xếp giờ nghỉ giờ làm hợp lý thì ta chỉ biết chơi bời, rượu chè cờ bạc, bỏ bê công việc.

9. Trong khi họ biết gắng gỏi tự lực tự cường, tin ở bản thân thì ta chỉ mê tín nơi mồ mả, tướng số, việc gì cũng cầu trời khấn Phật.
10. Trong khi họ làm việc quan cốt ích nước lợi dân, đúng là “đầy tớ” của dân, được dân tín nhiệm thì ta lo xoay xở chức quan để no ấm gia đình, vênh vang hoang phí, vơ vét áp bức dân chúng, v.v…


Nguồn trích dẫn: Internet và hp thư bạn bè 

http://trankinhnghi.blogspot.com/2013/05/nho-cu-phan-chu-trinh-voi-10-ieu-bi-ai.html