Thứ Ba, 23 tháng 1, 2018

BIỂU DIỄN XE MÔ TÔ TẠI ẤN ĐỘ

BIỂU DIỄN XE MÔ TÔ TẠI ẤN ĐỘ
Nguồn: Flixxy.com

 

LÊ THỊ THÁI TẦN

LÊ THỊ THÁI TẦN
Việt Trinh


Cô gái Úc gốc Việt thay đổi cả thế giới bằng công nghệ

Chỉ mới 16 tuổi, Tan Le đã được nhận vào Đại học Monash rồi tốt nghiệp loại ưu chỉ trong vòng 3 năm ở cả hai ngành Luật và Thương mại.
Năm 1998, lần đầu tiên tại Úc, một nữ sinh viên gốc Việt 18 tuổi đã đạt danh hiệu “The Young Australian of the Year”, giải thưởng thường niên dành cho một cá nhân ưu tú dưới 30 tuổi có ảnh hưởng nhất trong xã hội.
Cô gái ấy tên là Lê Thị Thái Tần (Tan Le), vị Chủ tịch trẻ nhất của Trung tâm Dịch vụ Nhân lực Việt - Úc. Ở tuổi 15, Tần đã lãnh đạo nhiều nhóm thiện nguyện giúp đỡ hàng trăm dân nhập cư tìm việc và ổn định cuộc sống trên đất Úc. Dù bận rộn với cộng đồng nhưng cô vẫn hoàn thành xuất sắc chương trình trung học ngay từ tuổi 16, vào thẳng Đại học Monash, giành học bổng toàn phần của KPMG để học 2 ngành Luật và Thương mại.
Đến tuổi đôi mươi, sự nghiệp của Tần đã vững vàng khi cô là một luật sư của hãng luật hàng đầu thế giới FreeHills, vừa đảm nhận nhiều chức vụ trong Chính phủ Úc và liên tục được mời làm đại sứ của nhiều chuyến đi ngoại giao. Song kỳ lạ là 12 năm sau, cả thế giới lại dồn sự chú ý cả vào Tần như ngôi sao khởi nghiệp sáng nhất tại Thung lũng Sillicon, Mỹ.
Từ năm 2003, cô đồng sáng lập Emotiv System cùng Ðỗ Hoài Nam với ý tưởng dùng ý nghĩ và cảm xúc để điều khiển thiết bị điện tử. Đến năm 2010, ý tưởng đó thành hiện thực với chiếc mũ đọc sóng não EPOC của Emotiv System gây sốt toàn cầu, thu về hơn 10 triệu USD. EPOC hiện được ứng dụng rộng khắp các lĩnh vực như trò chơi điện tử, nghiên cứu khoa học và điều trị bệnh liên quan đến não bộ.
Khát khao được công nhận
Rời Việt Nam từ khi 4 tuổi, Tần cùng gia đình đến Úc bắt đầu cuộc sống mới hệt như nhiều dân nhập cư khác: nghèo khổ và túng thiếu. “Chúng tôi thường mang hai đôi tất. Chủ yếu là chiếc này để bịt lỗ thủng của chiếc kia,” Tần hồi tưởng nhưng đói khổ không ám ảnh cô bằng sự ghẻ lạnh của bạn bè cùng lớp. Tần từng chờ đợi giờ học trôi qua nhanh để trốn vào thư viện một mình. “Con bé gầy rộc đi vì nỗi sợ đó”, mẹ Tần nhớ lại.
Hoàn cảnh đó lại nảy sinh trong Tần hai phản ứng thú vị. Một mặt, cô tự nhủ “ta sẽ vượt qua tất cả các người” bằng cách ép mình học. Kết quả là cô học xuất sắc đến mức kết thúc sớm chương trình học hơn so bạn đồng lứa. Chỉ mới 16 tuổi, cô đã được nhận vào Đại học Monash rồi tốt nghiệp loại ưu chỉ trong vòng 3 năm ở cả hai ngành Luật và Thương mại.
Mặt khác, “Tần quan tâm đặc biệt về tác động của cộng đồng lên mỗi cá nhân”, thầy giáo tiếng Anh Ruth Willis nhận xét. Chính môi trường cô lập ấy đã vô tình nung nấu trong Tần khát vọng kết nối cộng đồng. Cô hạ quyết tâm “thay đổi nước Úc thành một nơi tốt đẹp hơn để sống và làm việc”. Kể từ lớp 9 (15 tuổi), Tần không còn trốn trong thư viện nữa mà nhiệt tình bước ra giúp đỡ cộng đồng nhập cư tại vùng Footscray (phía tây Melbourne). Trong vòng 4 năm sau đó, Tần đã được bầu làm Chủ tịch Cộng đồng người Việt tại vùng Footscray và Trung tâm Dịch vụ Nhân lực Việt - Úc, chuyên hỗ trợ dân nhập cư tìm việc và ổn định cuộc sống trên đất khách.
Sau 15 năm, xứ người mà Tần tìm mọi cách hòa nhập ấy cuối cùng đã đón nhận cô. Chính người dân Úc đã bầu cô là gương mặt trẻ tiêu biểu nhất của quốc gia họ vào năm 1987. Cuộc đời và cống hiến của cô gái Việt trở thành phim tư liệu lưu ở Bảo tàng Úc cho thế hệ trẻ noi theo. Riêng cô đã nhận ra rằng “là một kẻ không được thừa nhận vẫn ổn. Thậm chí tôi xem đó là một món quà. Là kẻ được thừa nhận, bạn dễ dàng chấp nhận thành kiến bao quanh. Riêng tôi lại bị đẩy ra nhưng đối mặt với chúng không chút sợ hãi”.
“Đứa con” Emotiv System
Qua những chuyến công tác xã hội và hoạt động ngoại giao ở nhiều nước, Tần gặp gỡ nhiều người sống theo đam mê hơn vì mưu sinh. Nghề luật sư không còn là mảnh ghép khớp với lựa chọn của cô gái đa tài này nữa.
Năm 2003, cô táo bạo rời Úc đến Thung lũng Silicon, Mỹ cùng 3 người bạn mở ra công ty Emotiv System. Tần tin công nghệ là cách nhanh nhất để thay đổi cả thế giới. Emotiv System ấp ủ ý định cho ra đời những thiết bị điều khiển mọi thứ bằng suy nghĩ và cảm xúc của con người.
Đội ngũ Emotiv System mất 7 năm trời nghiên cứu sản phẩm đầu tiên là Emotiv EPOC, nâng cấp từ công nghệ đo điện não (EGG). Năm 2010 đánh dấu bước ngoặt lớn cho cả Emotiv System và cả nền công nghệ thế giới. Emotiv EPOC ra đời như một chiếc mũ EGG nhỏ gọn kèm với 16 nút điện cực ghi lại mọi hoạt động trong não và cử chỉ gương mặt.
Giả sử bạn muốn kéo rèm cửa, suy nghĩ này sẽ truyền tín hiệu trong não được ghi vào EPOC. Lần tới, khi ý định kéo rèm xuất hiện trong đầu, đường truyền lần trước ngay lập tức thông qua EPOC ra lệnh cho máy tính kéo rèm từ xa thay vì kéo tay hay bấm nút.
Ngoài ra, mấu chốt khiến Emotiv EPOC trở nên thông dụng vì nó chỉ tốn khoảng 300 USD, rẻ gấp nhiều lần so với một chiếc máy EGG hàng chục triệu USD ở phòng thí nghiệm. Emotiv EPOC bắt đầu được ứng dụng rộng rãi trong y học (cho phép bệnh nhân điều khiển xe lăn bằng suy nghĩ hoặc giao tiếp dễ dàng hơn với người thân) hay nguồn cảm hứng mới cho trò chơi điện tử.
Trong khi Emotiv EPOC đang thành tâm điểm trên thế giới, Tần vẫn chưa dừng lại. Năm 2013, sản phẩm thứ hai Emotiv Insight đã gọi vốn thành công hơn 1,6 triệu USD trên Kickstarter, dự kiến ra thị trường vào cuối 2015. Đi kèm tính năng đã có với Emotiv EPOC, Emotiv Insight nghiêng về ứng dụng y học.
Thiết bị này có thể thu thập và phân tích hoạt động trong não từng ngày để phát hiện sớm nhất các dấu hiệu bệnh lý hay chấn thương. Ngoài ra, dữ liệu thu thập từ người dùng trên khắp thế giới sẽ thành nguồn nghiên cứu não bộ lớn nhất từ trước đến nay.
Với Tần, mảnh ghép Emotiv Insight liệu có là miếng ghép cuối cùng? Tần nhìn nhận ứng dụng đã mở ra chân trời mới trong công nghệ: “Những gì chúng tôi làm chỉ mới chạm vào phần nổi của vô vàn ứng dụng khác mà thôi!”.

Chủ Nhật, 21 tháng 1, 2018

MỘT TOA THUỐC RẤT HAY CẢ VỀ TINH THẦN LẪN THỂ XÁC

MỘT TOA THUỐC RẤT HAY CẢ VỀ TINH THẦN LẪN THỂ XÁC
Nguồn: Internet

I. Sức khỏe
Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) định nghĩa:
“Sức khỏe là một tình trạng thoải mái hoàn toàn về thể chất và hoàn cảnh, chứ không phải là một tình trạng không có bệnh tật hay tàn tật”.. 
II. Bí quyết trường thọ
1. Chấp nhận với những gì mình đang có
2. Thích nghi với hoàn cảnh của mình
3. Điều chỉnh để đạt được điều mong muốn.
III. Phòng ngừa bệnh tật
1. Không vui quá hại tim
2. Không buồn quá hại phổi
3. Không tức quá hại gan
4.Không sợ quá hại thần kinh
5. Không suy nghĩ quá hại tỳ
6. Xua tan hoài niệm cay đắng bằng tha thứ và lãng quên
7. Với người cao tuổi tránh tranh luận hơn thua.
IV. Thức ăn & uống trong ngày:
1. Một củ hành: chống ung thư
2. Một quả cà chua: chống tăng huyết áp
3. Một lát gừng: chống viêm nhiễm
4. Một củ khoai tây: chống sơ vữa động mạch
5. Một trái chuối: làm phấn chấn thần kinh, bớt lo âu, chống táo bón, giảm được béo.
6. Một quả trứng hay ít thịt nạc: chống suy dinh dưỡng
7. Uống 1 đến 2 lít nước mỗi ngày: giải độc cơ thể.
V. Triết lý của người Trung Hoa hiện đại:
1. Một Trung Tâm là sức khỏe
2. Hai Tí: Một tí thoải mái – Một tí nhiệt tình
3. Ba Quên: Quên tuổi tác – Quên bệnh tật – Quên hận thù
4. Bốn Có: Có nhà ở – Có bạn đời – Có bạn tri âm – Có lòng vị tha.
5. Năm Phải:
5.1 - Phải vận động 
5.2 - Phải biết cười
5.3 - Phải lịch sự hòa nhã
5.4 - Phải biết nói chuyện 
5.5 - Phải coi mình là người bình thường. 

VI. Bảo Sinh Thái Ất Chân Nhân
1. Ít nói năng để dưỡng Nội Khí
2. Kiêng sắc dục để dưỡng Tinh Khí
3. Bớt ăn hăng mạnh để dưỡng Huyết Khí
4. Đừng nhổ nước bọt để dưỡng Tạng Khí
5. Chớ giận hờn để dưỡng Can Khí
6. Chớ ăn quá độ để dưỡng Vị Khí
7. Ít lo lắng để dưỡng Tâm Khí
8. Tránh tà tâm để dưỡng Thần Khí.
VII. Hãy Dành Thì Giờ
Hãy dành thì giờ để suy nghĩ. Đó là nguồn sức mạnh
Hãy dành thì giờ để cầu nguyện. Đó là sức mạnh toàn năng.
Hãy dành thì giờ cất tiếng cười. Đó là tiếng nhạc của tâm hồn.
Hãy dành thì giờ chơi đùa. Đó là bí mật trẻ mãi không già.
Hãy dành thì giờ để yêu và được yêu. Ưu tiên Trời Đất ban.
Hãy dành thì giờ để cho đi. Một ngày quá ngắn để sống ích kỷ.
Hãy dành thì giờ đọc sách. Đó là nguồn mạch minh triết.
Hãy dành thì giờ để thân thiện. Đó là đường dẫn tới hạnh phúc.
Hãy dành thì giờ để làm việc. Đó là giá của thành công. 
Hãy dành thì giờ cho bác ái. Đó là chìa khóa cửa thiên đàng.
Làm thế nào để khỏi già? 
Khi nào các bộ phận trong cơ thể của con người bắt đầu thoái hóa? Già là một điều không ai tránh khỏi. Hiện nay, các viện nghiên cứu y khoa đã cho biết một cách chính xác các bộ phận trong cơ thể của con người bắt đầu thoái hóa từ lúc nào.
Các bác sĩ người Pháp đã tìm thấy chất lượng tinh trùng bắt đầu suy thoái từ tuổi 35. Bởi thế, khi người đàn ông 45 tuổi thì một phần ba số lần người vợ mang thai sẽ dẫn đến sảy thai. Angela Epstein đã viết trong DailyMail, tuổi của các bộ phận trong cơ thể bắt đầu suy thoái như sau:
1. Não bắt đầu suy thoái lúc 20 tuổi. Khi chúng ta trưởng thành, các tế bào não bị giảm dần. Và não cũng teo nhỏ lại. Khởi đầu con người có 100 tỉ tế bào não nhưng đến tuổi 20, con số nầy giảm dần và đến tuổi 40, con người mất mỗi ngày 10.000 tế bào ảnh hưởng rất nhiều đến trí nhớ và có tác dụng rất lớn đến tâm sinh lý người già.
2. Ruột bắt đầu suy giảm từ tuổi 55. Ruột tốt có sự cân bằng giữa các vi khuẩn có ích và có hại. Vi khuẩn có ích sẽ giảm đi đáng kể sau tuổi 55, đặc biệt ở phần ruột già. Sau 55 tuổi, bộ tiêu hóa bắt đầu xấu đi và sẽ tạo nên các bệnh đường ruột. Táo bón là một bệnh thông thường của tuổi già cũng như dịch vị từ bao tử, gan, tuyến tuỵ, ruột non bị suy giảm.
4. Bọng đái bắt đầu suy thoái từ tuổi 65. Người già thường mất kiểm soát bọng đái. Nó bắt đầu co lại đột ngột, ngay cả khi không đầy. Phụ nữ dễ gặp trục trặc này hơn khi chấm dứt kinh nguyệt. Khả năng chứa nước tiểu của bọng đái một người già chỉ bằng nửa so với người trẻ tuổi, khoảng 2 cốc ở tuổi 30 và 1 cốc ở tuổi 70. Điều này khiến người già phải đi tiểu nhiều hơn và dễ nhiễm trùng đường tiểu.
5. Vú bắt đầu thoái hóa từ năm 35 tuổi. Khi người đàn bà đến 30 tuổi thì vú mất dần các mô và mỡ, sự đầy đặn và kích cỡ của bộ vú bị suy giảm. Khi 40 tuổi, núm vú bị teo lại và vú thòng xuống.
6. Phổi lão hóa từ tuổi 20. Sụn sườn vôi hóa, lồng ngực biến dạng, khớp cứng ảnh hưởng tới thở, nhu mô phổi giảm đàn hồi, giảm phế nang. Dung tích của phổi bắt đầu giảm dần từ tuổi 20. Đến tuổi 40 có nhiều người đã bắt đầu khó thở vì các cơ bắp và xương sườn buồng phổi bắt đầu xơ cứng.
7. Giọng nói bắt đầu yếu và khàn kể từ tuổi 65. Phụ nữ có giọng khàn và nhỏ trong khi đàn ông giọng cao và nhẹ.
8. Mắt lão hóa từ năm 40 và phần lớn phải mang kiếng, không còn nhìn rõ một vật ở xa. Khả năng tập trung của mắt kém hơn do cơ mắt yếu hơn.
9. Tim lão hóa từ tuổi 40. Khối lượng cơ tim giảm. Tuần hoàn nuôi cơ tim cũng giảm, suy tim tiềm tàng, huyết áp tăng dần. Sức bơm của tim giảm dần vì các mạch máu giảm sự đàn hồi. Các động mạch cứng dần và bị mỡ đóng vào các thành mạch. Máu cung cấp cho tim cũng bị giảm bớt. Đàn ông 45 tuổi và đàn bà 55 dễ bị đau tim.
10. Gan lão hóa từ năm 70. Chức năng chuyển hóa và giải độc giảm. Tuy nhiên gan là một bộ phận gần như không chịu khuất phục tuổi tác. Người ta có thể ghép gan của một ông già 70 tuổi cho một người 20 tuổi.
11. Thận lão hóa năm 50. Số đơn vị lọc chất thải khỏi máu bắt đầu giảm xuống ở tuổi trung niên.
12. Tuyến tiền liệt lão hóa vào năm 50. Hệ thống sinh dục nam gồm có: tinh hoàn và bộ phận sinh dục phụ như đường dẫn tinh, tuyến tiền liệt, tuyến hành niệu đạo, túi tinh và dương vật. Tuyến tiền liệt thường lớn dần theo tuổi tác. Khi tuyến tiền liệt tăng kích thước sẽ ép vào niệu đạo và bàng quang, gây khó khăn cho tiểu tiện. Nó gây nên triệu chứng tiểu ngập ngừng, tiểu nhiều lần, tăng nguy cơ nhiễm trùng tiết niệu và tiểu khó.
13. Xương lão hóa vào tuổi 35. Cho đến giữa những năm 20 tuổi, mật độ xương vẫn còn tăng. Trẻ em xương lớn rất nhanh, cứ mỗi 2 năm lại thay đổi toàn bộ xương cũ nhưng đến tuổi 35 thì xương đã lão, hiện tượng mất xương bắt đầu như một quá trình già cả tự nhiên.
14. Răng suy từ tuổi 40. Răng bị hao mòn. Dễ bị bệnh nha chu. Niêm mạc bị teo dần.
15.. Bắp thịt lão hóa từ năm 30. Thông thường bắp thịt khi bị lão hoá thì được tái tạo ngay nhưng đến tuổi 30 thì tái tạo ít hơn là lão hóa. Đến tuổi 40, mỗi năm bắp thịt bị sút giảm từ 0.5 đến 2%. Vì thế, người già khó giữ thăng bằng, trở thành chậm chạp, dễ bị ngã và gãy xương.
16. Thính giác suy giảm đi kể từ giữa năm 50 tuổi. Rất nhiều người bị lãng tai kể từ năm 60..
17. Da suy giảm kể từ năm 20.Chúng ta đã giảm dần việc sản xuất chất keo dính của da từ giữa tuổi. Việc thay thế các tế bào chết cũng chậm dần.
18. Vị giác và khứu giác giảm từ năm 60. Thông thường chúng ta có thể nếm được 100.000 vị trên lưỡi. Các vị này chúng ta chỉ nếm được phân nửa khi già và đến tuổi 60 thì không còn ngửi và nếm một cách chính xác được nữa.
19. Khả năng sinh nở của phụ nữ bắt đầu giảm sau tuổi 35 vì số lượng và chất lượng trứng trong tử cung giảm xuống.
20. Tóc lão hóa từ tuổi 30. Thông thường cứ 3 năm thì tóc cũ sẽ được thay thế toàn bộ tóc mới. Và đến năm 35 tuổi thì tóc không còn đen nhánh nữa mà ngã màu đen xám và rụng dần đi.
Làm thế nào để làm chậm sự lão hóa?
Già không phải là một bệnh nhưng già tạo điều kiện cho bệnh phát sinh và phát triển; cần chú ý một số đặc điểm sau:
- Người già thường mắc nhiều bệnh cùng một lúc, có bệnh dễ phát hiện nhưng cũng có bệnh rất kín đáo, tiềm tàng, nguy hiểm.
- Triệu chứng ít khi rõ rệt, không ồ ạt, nên khó chẩn đoán, dễ sai lạc nếu ít kinh nghiệm.
- Khả năng phục hồi sức khỏe sau các trận ốm thường chậm hơn so với người trẻ nên sau điều trị, phải có thời gian an dưỡng.
Một số biện pháp làm giảm sự lão hóa:
Học thuyết âm dương của y học cổ truyền chứng minh con người là một chỉnh thể giữa âm dương, giữa khí và huyết. Luôn luôn thăng bằng với nhau từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong theo một quy luật nhất định để duy trì sự sống của con người được bền vững dài lâu.
Vì thế muốn giảm sự lão hóa cần phải:
Về tư tưởng luôn luôn lạc quan yêu đời, chủ động gạt bỏ những cái làm ảnh hưởng đến bộ não, hạn chế tối đa nỗi cô đơn, giải quyết tốt nhất mối quan hệ xã hội và gia đình, có triết lý sống đúng; phải chú ý cả 3 vấn đề: lẽ sống, lối sống và hành động sao cho khoa học văn minh để loại trừ 7 nguyên nhân gây bệnh của Đông y là: hỷ, nộ, ưu, tư, bi, kinh, khủng.
Muốn được thảnh thơi phải có kiến thức, phải có hiểu biết để nhìn nhận vấn đề sao cho đúng đắn qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình để làm chủ được mình và giáo dục cho gia đình, con cháu giảm các nỗi bực dọc và tự chăm lo cho mình.
Thường xuyên luyện tập đều đặn về trí tuệ và thể lực như đọc sách báo, nghe đài, xem TV, internet… đồng thời tập thể dục thể thao, đi bộ, tập thở, tĩnh tâm thư giãn, v.v… phù hợp với hoàn cảnh và sức khỏe từng người.

Sinh hoạt điều độ, không làm gì quá sức bình thường, giữ gìn trạng thái cân bằng giữa ngủ và nghỉ, giữa ăn và làm, giữa trí óc và chân tay, giữa trong nhà và ngoài trời, giữa lười và chăm, v.v… cũng rất quan trọng.
Ăn uống đúng và đủ theo khả năng của mình, không nên nghiện bất cứ thứ gì, hạn chế thịt nhất là mỡ, ăn nhiều rau quả tươi, giảm chất bột, giảm bánh kẹo, bảo đảm cân bằng thức ăn âm và dương, giữ người không béo và cũng không gầy. Nên nhớ con người là giống ăn ngũ cốc nên thức ăn cho người phải 80% là ngũ cốc còn 20% là rau quả và các thứ khác, không nên ăn quá no, người già rất cần đạm ở đậu tương, vừng lạc, tôm cua, ốc hến…
Kiên trì áp dụng 10 bài học về sức khỏe của Nhật Bản, đất nước được mệnh danh là ‘vương quốc của tuổi thọ’ vì có tuổi thọ cao nhất thế giới hiện nay. 10 bài học đó là:
1- Bớt ăn thịt, ăn nhiều rau 
2- Bớt ăn mặn, ăn nhiều chất chua
3- Bớt ăn đường, ăn nhiều hoa quả
4- Bớt ăn chất bột, ăn nhiều sữa
5- Bớt mặc nhiều quần áo, tắm nhiều lần
6- Bớt đi xe, năng đi bộ 
7- Bớt phiền muộn, ngủ nhiều hơn
8- Bớt nóng giận, cười nhiều hơn
9- Bớt nói, làm nhiều hơn 
10- Bớt ham muốn, chia sẻ nhiều hơn.
Những bài học trên có tác dụng rất lớn đối với những người bị tăng huyết áp, bệnh tim mạch, ung thư dạ dày, viêm gan…
Tóm lại:
Biết cách sống, ta có thể làm chậm được quá trình lão hóa, kéo dài được tuổi thọ.

CÓ PHẢI EM MÙA XUÂN

CÓ PHẢI EM MÙA XUÂN
Sáng tác: Đào Lê Văn
Tiếng hát: Ca sĩ Tâm Thư

 

CẬU BÉ VÔ GIA CƯ VÀ TẤM BẰNG ĐẠI HỌC HARVARD

CẬU BÉ VÔ GIA CƯ VÀ TẤM BẰNG ĐẠI HỌC HARVARD
Mỹ Quyên  (Nguồn: www.baomoi.com)

               Hiện Sơn là cố vấn cao cấp cho Tập đoàn IBM tại Mỹ
Lớn lên ở công viên
Năm 2006, lần đầu tiên tôi gặp Trần Tôn Trung Sơn khi cậu đang học lớp 7 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM) để viết bài về một tấm gương nghị lực tuyệt vời. Ấn tượng đầu tiên của tôi về Sơn là rất lễ phép, ít nói nhưng đôi mắt thì ánh lên sự ấm áp và thông minh đặc biệt. Cậu còn có vẻ hài hước nữa. Tôi đã chảy nước mắt khi nghe anh Trần Sơn, ba của Sơn kể về những tháng ngày tối tăm của gia đình.
Năm 1992, Trần Tôn Trung Sơn sinh ra trong một gia đình nghèo ở bờ sông Bến Hải (Quảng Trị), mảnh đất hứng chịu chất độc da cam suốt những năm 1960 - 1970. Ba của Sơn là bộ đội từng chiến đấu trên mặt trận Lào. Ngày Sơn ra đời, cả nhà ai cũng buồn vì cánh tay trái ngắn tũn teo lại, không có bàn tay, còn tay phải thì cũng chỉ có 2 ngón. Vợ chồng anh Sơn đau đớn vì biết đây là di chứng của những năm chiến tranh. Càng đau đớn hơn khi dân làng bàn tán vì hình hài khác thường của Trung Sơn. Thương con, vợ chồng anh quyết định rời làng. Thế là giữa đêm khuya, ôm đứa con chỉ mới 20 ngày tuổi, vợ chồng anh Sơn nuốt nước mắt vào lòng, âm thầm lên tàu vào nam với hy vọng mảnh đất này sẽ có nhiều cơ hội để mở ra tương lai cho đứa con không lành lặn.
3 năm đầu tiên, “nhà” của Sơn là công viên Tao Đàn, “giường” chính là tấm chiếu trải xuống đất. Ba mẹ Sơn ban ngày gửi Sơn tại làng Hòa Bình (Bệnh viện Từ Dũ) để đi làm thuê, đi học nghề, đêm thì cả nhà lại về công viên ngủ. Trong hoàn cảnh ngặt nghèo ấy, vợ chồng anh Trần Sơn vẫn ngày đêm không nguôi giấc mơ nuôi con ăn học nên người.
Khi Trung Sơn lên 7 tuổi, ba mẹ mới dành dụm đủ tiền để thuê một phòng trọ nhỏ. Hành trình đi xin học cho con lúc bấy giờ của anh Sơn khổ cực trăm bề. Không trường học nào chịu nhận một đứa trẻ tật nguyền. Nhưng sau đó, ánh mắt vừa hy vọng vừa đau đớn của anh Sơn đã làm cô Hiệu trưởng Trường tiểu học dân lập Vạn Hạnh xúc động, nhận Sơn vào học. Trường cách nhà trọ 20 km, anh Sơn phải xin làm ở một chỗ mới gần trường để giúp con. Hết giờ học ở trường, ba lại chở Sơn đến nhà một cô giáo dạy trẻ khuyết tật cách trường 15 km để học viết chữ. Hôm nào cũng vậy, 9 giờ đêm hai cha con mới về tới phòng trọ.
Điều kỳ diệu là càng lớn Sơn càng thông minh và nghị lực. Những tháng ngày nhìn con tập viết bằng 2 ngón tay vô cùng đau đớn, ba của Sơn đau nhói lòng nhưng vẫn thủ thỉ động viên con... Sơn nhận thức được tình yêu vĩ đại của cha mẹ nên đã không phụ lòng. Năm lớp 5, Sơn là học sinh giỏi cấp thành phố môn toán và tiếng Việt, là một trong 5 học sinh giỏi nhất Q.Tân Bình, thủ khoa đậu vào Trường Nguyễn Gia Thiều, thủ khoa khi thi vào lớp chuyên Anh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa. Lên THPT, Sơn đậu vào Trường phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM) và liên tục là học sinh xuất sắc của trường.
Người khiến các giáo sư Đại học Harvard bật khóc
Sau đúng 10 năm, năm 2016, tôi bất ngờ khi nhận được điện thoại của anh Trần Sơn. Anh nói như reo: “Trung Sơn đã tốt nghiệp ĐH Harvard và trở thành cố vấn của IBM rồi cô!” khiến tôi nghẹn ngào.
Gặp lại tôi, anh Trần Sơn kể, sau khi học xong lớp 11 Trường phổ thông Năng khiếu TP.HCM, năm 2010, Sơn nhận được học bổng 2 năm lớp 11 và 12 tại Trường trung học Fairmont (Mỹ). Sơn cũng tham gia rất nhiều hoạt động thiện nguyện tại châu Phi, dạy học cho trẻ em nghèo, gây quỹ giúp đỡ người vô gia cư...
Anh Trần Sơn đưa tôi xem rất nhiều thứ, trong đó có bức thư khen của Tổng thống Obama và những bài luận của Trung Sơn khi nộp đơn vào ĐH Harvard.
Đó là bài luận bằng tiếng Anh của cậu bé bị chất độc da cam cướp đi sự lành lặn của đôi tay, tựa đề "Nhìn đời qua bàn tay" có đoạn: “Khi còn là đứa trẻ, bàn tay này đã víu chặt mặt đất để giúp tôi cân bằng. Nó đã nắm chặt lại để giúp tôi có những cú đấm mạnh nhất khi chơi võ. Nó bám chặt vào thành chiếc xe đạp đua 4 bánh của tôi. Khi lớn lên, bàn tay này đã chịu đau đớn viết nên những con số, những nét chữ cho đến khi tôi có thể viết nên bài luận đầu tiên của mình về mẹ. Sau này, nó đã cầm bút để diễn tả những ý nghĩ tôi có trong đầu và giúp tôi giải những bài toán khó. Bàn tay duy nhất này đã từng tháo rời chiếc xe đạp của bố tôi ra để xem nó hoạt động thế nào, giúp tôi xoay tròn chiếc thước lên không trung giống như các nhà sư Thiếu Lâm hay thích thú vẽ nên những bức tranh người quê. Nó đã cầm viên phấn khi tôi dạy toán cho trẻ em nghèo, gõ lên bàn phím khi tôi làm việc cho một công ty máy tính trong kỳ nghỉ hè và nắm lấy tay của bất cứ ai tôi gặp”...
Đọc xong bài luận, các giáo sư của ĐH Harvard đã bật khóc trước chàng trai nhỏ bé có nghị lực phi thường. Cùng với thành tích học tập và các hoạt động đáng nể trong quá trình học trung học của Sơn, năm 2011, Trường ĐH Harvard đã đón Sơn bằng học bổng toàn phần ngành công nghệ thông tin.
Trong một bài luận khác có tựa "Hành trình của tôi", Sơn viết: “Những chiếc ghế công viên đã trở thành ngôi nhà mới của chúng tôi, nơi hành trình của tôi bắt đầu. Bố tôi làm việc cả ngày trong nhà hàng, trên lưng vừa cõng tôi vừa rửa bát đĩa và lau chùi nhà vệ sinh. Đêm đến, hai cha con tôi ngủ trên bất kỳ chiếc ghế nào tìm thấy. Để giữ ấm cho tôi, bố tôi cởi áo trải lên ghế và ôm chặt lấy tôi... Trong 3 năm, bố tôi chưa một đêm ngủ yên. Trong 3 năm đó, ông đã không ngừng từ bỏ hy vọng sẽ tìm ra cuộc sống tốt hơn cho tôi”.
                               Trần Tôn Trung Sơn và mẹ
Trở thành cố vấn của IBM
Năm 2016, trước khi tốt nghiệp ĐH Harvard, Sơn nộp hồ sơ vào Tập đoàn IBM. Vượt qua hàng ngàn ứng viên, Sơn đã được chọn để thể hiện khả năng của mình. Trong 2 ngày, Sơn phải chứng minh thực tài trước 4 hội đồng qua các bài thuyết trình, kiểm tra trình độ chuyên môn và hoạt động khác với các yêu cầu khắt khe. Cuối cùng, Sơn là một trong 8 ứng viên được nhận vào Tập đoàn IBM với vai trò cố vấn.
Trong lần gặp lại anh Trần Sơn vào năm 2016, anh kết nối với con trai qua điện thoại. Sau khi được ba giới thiệu có tôi, người từng viết bài về Sơn cách đây hơn chục năm, đang ngồi cùng, Sơn lập tức lễ phép “con chào cô” và trò chuyện cùng tôi. Trong giây lát, hình ảnh cậu bé với đôi mắt thông minh và ấm áp vụt trở về. Và rồi chớp mắt một cái, cậu bé đã trở thành một Trần Tôn Trung Sơn chững chạc, trưởng thành đã thực hiện trọn vẹn giấc mơ của ba mẹ dưới vòm trời công viên năm nào. Tất cả đều được làm nên từ một đôi bàn tay khuyết tật ấy!
Được thăng chức sau một năm làm việc
Mới đây nhất, trong tháng 12.2017, nhờ xuất sắc trong công việc, Sơn được Tập đoàn IBM thăng chức trở thành quản lý vùng, làm việc tại Atlanta, bang Georgia (Mỹ).
Hầu như hằng ngày, Sơn đều gọi điện về thăm ba mẹ. Sơn cho biết cậu nhớ mãi những lời thủ thỉ của ba ngày xưa: “Bàn tay con có thể viết chữ, làm văn, giải toán, có thể ôm ba mẹ, có thể chơi võ và bơi… nghĩa là con không có gì khác thường với bạn bè cả. Con hãy sống chân thành, vui vẻ, bạn bè sẽ hiểu và đón nhận con”. Sơn đã học tập, lớn khôn và được đón nhận bằng chính ý chí, niềm tin và nghị lực mà ba đã truyền cho Sơn theo cái cách rất riêng đó của ba!
Thật vui mừng khi em trai của Sơn, Trần Tôn Đại Nghĩa cũng đang học lớp 11 tại Mỹ. Đại Nghĩa cũng thông minh, học giỏi và sắp tới có ý định nộp hồ sơ vào Đại học Harvard như anh trai mình.

Thứ Bảy, 13 tháng 1, 2018

XUÂN LY HƯƠNG

XUÂN LY HƯƠNG
Nguyên Hà

Đất khách Xuân về, mai chậm nở.
Đông còn tuyết lạnh khuất tà dương ...
Vô tình ngọn gió sầu lưu lạc
Nhắn nhủ tình quê nhớ cố hương!

Viễn xứ xuân về trong lặng lẽ
Tìm đâu tri kỹ với tri âm?
Bài thơ gởi đến mời vui họa,
Cách biệt ngàn trùng, dạ khắc tâm.

Vẫn nhớ quê xưa ngời ánh mắt,
Xuân về giá lạnh, một trời buồn.
Mẹ già mòn mỏi chờ năm tháng,
Nỗi nhớ dâng tràn ngập bốn phương!

Trải đã bao mùa Xuân ấm lạnh,
Thu vàng héo úa nhớ đò xưa ...
Thuyền ai lơ lửng bờ sông vắng,
Viễn khách dừng chân hẹn đón đưa?

Tạm biệt nàng thơ, chờ khách tới,
Ta về lễ bái ngát trầm hương,
Lung linh ánh nến ba ngày Tết,
Áo mới trẻ thơ gạt nỗi buồn.

Nhớ tối ba mươi bên đóm lửa,.
Âm thầm Mẹ gói bánh chưng xanh
Vô vàn thương nhớ nơi quê cũ,
Đón Tết mừng Xuân, lộc chớm cành!

Mỗi độ Xuân sang, thêm nhớ Mẹ,
Cầu mong đất Việt dẫu xa xôi,
Phước lành rải khắp tình viễn xứ,
Tết đến, Xuân về, nước vẫn trôi.


Thứ Năm, 11 tháng 1, 2018

ĐỢT RÉT LỊCH SỬ TẠI HOA KỲ

ĐỢT RÉT LỊCH SỬ TẠI HOA KỲ
Hy Văn

Những hình ảnh "buốt giá" mô tả chân thực đợt rét lịch sừ vừa qua tại Hoa Kỳ
  
http://tintucmy.net/wp-content/uploads/2018/01/10/nhung-hinh-anh-buot-gia-mo-ta-chan-thuc-dot-ret-lich-su-vua-qua-tai-hoa-ky-congdonghoaky-com-thumb.jpg
Nước Mỹ và rất nhiều các quốc gia khác đang trải qua một trong những mùa đông giá rét nhất trong vòng 100 năm qua. Bão tuyết, không khí lạnh đã để lại rất nhiều những hình ảnh ấn tượng trong thiên nhiên cũng như trong đời sống của người dân nước Mỹ. 
Trong mùa đông năm nay, nước Mỹ đã phải hứng chịu một mùa đông đặc biệt khắc nghiệt. Đợt giá rét kéo dài từ những ngày cuối tháng 12 năm 2017 đến những ngày đầu tháng 1 năm 2018 được người Mỹ gọi là “Bom bão tuyết”. Ở nhiều nơi, tuyết rơi dày từ 30 – 46 cm, gió đạt đến tốc độ kỷ lục 120 km/h. Nhiều vùng của Bắc Mỹ, nhiệt độ đã phá kỷ lục nhiệt độ thấp nhất trong 130 năm qua, khi xuống tới -29 độ C ở Omaha (bang Nebraska), nhiều vùng khác nhiệt độ còn xuống tới – 33 độc C. Trên khắp nước Mỹ, băng giá bao phủ, len lỏi vào từng ngõ ngách của sự sống.
Động vật ngoài tự nhiên chết cóng
Trong tuần đầu tiên của năm mới, tại một bờ biển thuộc bang Massachusetts, người dân đã phát hiện ra 3 con cá mập đã chết bị đánh giạt vào bờ. Các nhân viên Ủy ban bảo vệ cá mập trắng Đại Tây Dương nhận định hai trong số ba con cá mập này nhiều khả năng chết vì “sốc lạnh”.
Cá mập cũng không chịu được giá rét lần này (Ảnh dẫn qua: The Epoch Times)
Ở một vùng biển thuộc vùng Vịnh Mexico (bang Texas), người dân phát hiện rất nhiều rùa biển bị đông cứng do nhiệt độ nước biển quá thấp. Bị đông cứng khiến rùa biển nổi rất nhiều trên mặt nước và khiến chúng dễ dàng trở thành mồi cho các loài ăn thịt. Các nhân viên của đội cứu hộ đã hành động và cứu được 41 chú rùa bị đông cứng nhưng vẫn may mắn sống sót.
Hàng chục chú rùa biển bị đông cứng nhưng vẫn may mắn sống sót (Ảnh dẫn qua: planeteanimal)
Bên cạnh đó, ở bang Florida, thời tiết quá khắc nghiệt đã khiến nhiều kỳ nhông bị đông cứng và rơi xuống đất.
Những chú kỳ nhông bị đông cứng, rơi từ trên cây xuống đất (Ảnh dẫn qua: Cuộc Sống ở Mỹ)
Những con sóng cũng thành băng tuyết
Trong những ngày băng giá này, trên khắp nước Mỹ còn xuất hiện những hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ khác. Nước ở khắp mọi nơi đều đóng băng, kể cả trong đại dương. Với nhiệt độ giảm xuống -11 độ C, những con sóng ở ngoài bờ biển Nantucket không còn ở trạng thái thông thường. Nhiếp ảnh gia Jonathan Nimerfroh đã may mắn ghi lại được cảnh tượng hiếm thấy, những con sóng “đóng băng”.
Sóng băng (Ảnh: Jonathan Nimerfroh)
Thời điểm đó, những con sóng không bị đông cứng, nhưng chúng trở thành những hỗn hợp băng đá lạo xạo. Bạn có thể nhớ tới kem đá bào để hình dung được những con sóng đóng băng này.
Những con sóng đặc quánh (Ảnh: Jonathan Nimerfroh)
Thác nước đóng băng
Các thác nước ở Mỹ mang một hình tướng hoàn toàn khác khi nhiệt độ không khí giảm sâu. Những dòng nước đóng băng giữa lưng chừng trời vẫn được các du khách yêu thích.
Thác Niagara nằm ở biên giới giữa bang New York (Mỹ) và tỉnh Ontario (Canada) vẫn là địa điểm du lịch yêu thích của người dân Mỹ, nơi họ có thể cảm nhận trọn vẹn sự ngoạn mục của thiên nhiên.
Người thăm quan thác Niagara ngày 31 tháng 12 năm 2017 (Ảnh: Rex Features/AP Images)
Thác Minnehaha tuyệt đẹp tại Lakemont, Mỹ trở nên băng giá trong đợt rét kỷ lục.
http://tintucmy.net/wp-content/uploads/2018/01/10/nhung-hinh-anh-buot-gia-mo-ta-chan-thuc-dot-ret-lich-su-vua-qua-tai-hoa-ky-congdonghoaky-com_7.jpgDòng nước đông đặc trong cái lạnh tê tái (Ảnh dẫn qua: Bored Panda)
Tuy nhiên những cảnh tượng băng giá này có khiến những người chứng kiến cảm thấy gai người, khi tưởng tượng tới một ngày đây sẽ là tương lai của thế giới, nếu con người chúng ta không thay đổi?
Những thành phố “tan hoang” vì giá lạnh
Khung cảnh nhiều thành phố ở Mỹ được ví von với khung cảnh của “hành tinh khác” hay “ngày tận thế” bởi màu trắng của tuyết đang phủ kín toàn thành phố.
Thành phố bị phủ trắng (Ảnh dẫn qua: nyc.gov
Không khí như bị đóng băng (Ảnh dẫn qua: nyc.govhttp://tintucmy.net/wp-content/uploads/2018/01/10/nhung-hinh-anh-buot-gia-mo-ta-chan-thuc-dot-ret-lich-su-vua-qua-tai-hoa-ky-congdonghoaky-com_10.jpgVòi phun nước thành vòi phun băng (Ảnh dẫn qua: Bored Panda)
Không khí trên đường như đặc quánh lại, khiến ánh sáng không thể xuyên qua. Quảng trường Thời Đại trở nên tối hơn rất nhiều so với bình thường. Tại đây, người dân New York đã trải qua đêm giao thừa lạnh thứ hai trong lịch sử.
Quảng trường thời đại vào ban ngày (Ảnh dẫn qua: nyc.gov)
Những chiếc xe ô tô bị đóng băng, đường phố hoang vắng và người dân phải rất vất vả để có thể di chuyển trong gió tuyết.
http://tintucmy.net/wp-content/uploads/2018/01/10/nhung-hinh-anh-buot-gia-mo-ta-chan-thuc-dot-ret-lich-su-vua-qua-tai-hoa-ky-congdonghoaky-com_12.jpgÔ tô cũng bị đóng băng (Ảnh dẫn qua: Bored Panda)
Con người trong mùa đông tồi tệ nhất 100 năm qua
Trong giá lạnh, người dân xứ sở cờ hoa vẫn duy trì những sinh hoạt hàng ngày của mình, mặc dù mọi thứ trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
http://tintucmy.net/wp-content/uploads/2018/01/10/nhung-hinh-anh-buot-gia-mo-ta-chan-thuc-dot-ret-lich-su-vua-qua-tai-hoa-ky-congdonghoaky-com_13.jpgTrời lạnh đến nỗi râu tóc của người dân cũng phủ đầy băng tuyết (Ảnh dẫn qua: Bored Panda)
Giá lạnh lần này đặc biệt khắc nghiệt với những người phải lao động ngoài phố, những người vô gia cư và những người thực hiện các công tác cứu hộ. Nhưng mỗi người vẫn cố gắng kiên cường chống chọi với giá lạnh, bằng tất cả khả năng của mình.
Một người lính cứu hỏa với mũ băng dày cộp (Ảnh dẫn qua: The Telegraph)
Những người lao động vẫn làm việc bất chấp gió tuyết (Ảnh dẫn qua: The Guardian) 
Những người vô gia cư trong tàu điện (Ảnh dẫn qua: Cetusnews)
Bên cạnh đó, còn có những con người đặc biệt khác cũng rất kiên cường trong gió tuyết, đó chính là các học viên Pháp Luân Công. Bất chấp mưa tuyết và rét buốt, họ vẫn tập hợp trên quảng trường như thường lệ để giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp. Dường như không gì có thể ngăn cản những người tu luyện này, kể cả giá lạnh tê người.
http://tintucmy.net/wp-content/uploads/2018/01/10/nhung-hinh-anh-buot-gia-mo-ta-chan-thuc-dot-ret-lich-su-vua-qua-tai-hoa-ky-congdonghoaky-com_17.jpgCác học viên Pháp Luân Đại Pháp vẫn kiên trì giảng rõ sự thật trong mưa gió (Ảnh dẫn qua: Epoch Times) http://tintucmy.net/wp-content/uploads/2018/01/10/nhung-hinh-anh-buot-gia-mo-ta-chan-thuc-dot-ret-lich-su-vua-qua-tai-hoa-ky-congdonghoaky-com_18.jpgCác học viên kiên nhẫn giới thiệu vẻ đẹp của môn tu luyện (Ảnh dẫn qua: Epoch Times)
Dù trời có lạnh giá tới đâu, người Mỹ vẫn tìm được cho mình sự lạc quan mỗi ngày.
Khoảnh khắc lạc quan (Ảnh dẫn qua:The Week)

Thứ Tư, 10 tháng 1, 2018

TÁM BÀI TẬP ĐƠN GIẢN ĐỂ GIỮ CHO MẮT KHỎE MẠNH

TÁM BÀI TẬP ĐƠN GIẢN ĐỂ GIỮ CHO MẮT KHỎE MẠNH
Nguồn: Internet

Bất cứ bác sĩ mắt nào cũng sẽ nói với bạn rằng giữ cho đôi mắt khoẻ mạnh và thực hiện một số bài tập đơn giản là một cách tuyệt vời để cải thiện sức khỏe của mắt. Dưới đây là một số bài tập mắt rất đơn giản mà bạn có thể làm rất thoải mái tại nhà:
1. Giữ cho mắt khỏe mạnh bằng cách nhắm lại 
Có một chút cho điều này, ngay cả khi chỉ cần chắc chắn rằng bạn ngủ một lượng thời gian thích hợp mỗi đêm, sức khỏe mắt của bạn sẽ cải thiện! Tuy nhiên, đối với bài tập này, bạn cần phải sử dụng ngón tay của bạn.
- Nhắm mắt lại
- Đặt một vài ngón tay lên trên mỗi mí mắt
- Nhấn nhẹ trong 2 giây rồi thả ( không nhấn quá mạnh!)
- Lặp lại 5 đến 10 lần
- Cho phép mắt của bạn điều chỉnh lại ánh sáng một lần rồi lặp đi lặp lại
2. Đảo mắt giúp cải thiện sức khoẻ của mắt
Đảo mắt là điều làm bạn khó chịu nhưng nếu được thực hiện đúng cách, nó có thể giúp cải thiện tầm nhìn của bạn.
- Cuộn đôi mắt của bạn từ từ sang trái theo một vòng tròn
- Lặp lại 5 đến 10 lần
- Cuộn mắt của bạn từ từ về phía bên phải theo vòng tròn
- Lặp lại 5 đến 10 lần
3. Nhìn sang bên
Nhìn sang bên phải và trái nhưng có thể xoay đầu nhiều hơn là sử dụng đôi mắt của bạn để làm điều này và đôi mắt của bạn vẫn cần bài tập này để hoạt động tốt hơn.
- Ngồi hoặc đứng yên
- Nhìn xa nhất có thể (nhưng đừng để quá nhiều căng thẳng trên mắt)
- Giữ lấy cái nhìn của bạn từ 5 đến 10 giây
- Nhìn xa sang bên trái
- Giữ lấy cái nhìn của bạn từ 5 đến 10 giây
- Nhìn lại trung tâm trong một giây hoặc 2
- Nhìn xa sang bên phải và làm như trên
- Lặp lại bài tập này 10 lần
4. Lác mắt hội tụ (go cross-eyed)
Hội tụ 2 con ngươi của mắt vào giữa và cố gắng nhìn chằm chằm có thể là một chút đau đớn nhưng khi đã làm được thì thực sự nó cải thiện tầm nhìn của bạn!
- Chọn một vật thể mảnh mai như một cây bút để tập trung vào
- Giữ vật trước mặt ở độ dài của cánh tay
- Đưa từ từ vật thể về phía mũi trong khi giữ cả hai mắt
- Sau khi vật thể chạm mũi, từ từ di chuyển nó trở lại chiều dài cánh tay
- Lặp lại 5 đến 10 lần
5. Cái nhìn ngạc nhiên sẽ giữ cho mắt khỏe mạnh
Người ta thường mở mắt nhìn rộng khi bị sốc hoặc ngạc nhiên về điều gì đó. Nó chỉ ra rằng cái nhìn này thực sự tốt cho sức khoẻ mắt.
- Nheo mắt như thể cố gắng nhìn cái gì đó ở xa
- Giữ đôi mắt của bạn nheo mắt trong 5 giây
- Mở rộng đôi mắt đến mức có th
- Giữ mắt mở trong 5 giây
- Lặp lại 10 lần
6. Dùng tay để làm nóng mắt 
- Chà phần dưới cùng của lòng bàn tay lại với nhau để làm nóng da
- Đặt nhẹ lòng bàn tay lên đôi mắt khép kín
- Giữ trong 5 giây
- Lặp lại 5 lần
7. Tập trung đôi mắt lại sẽ làm giảm căng thẳng mắt
Bây giờ có nhiều người làm việc trên máy tính và màn hình máy tính có thể thực sự làm căng thẳng mắt. Nếu thấy mắt mình mệt mỏi hoặc những hình ảnh trên màn hình sẽ bị mờ thì đây là thời điểm tốt để thực hiện bài tập này.
- Nhìn xa khỏi màn hình của bạn
- Chọn một vật cách bạn 10 feet và một vật nằm cách bạn 25-30 feet (đảm bảo cả hai đều ở vị trí cùng hàng với nhau)
- Đối diện với các vật thể đã chọn, đặt ngón tay cái trước mặt ở độ dài của cánh tay và tập trung vào đó
- Hạ ngón tay cái xuống và nhìn vào vật thể cách bạn 10 feet
- Bây giờ chuyển sang nhìn vật thể cách đó 25 đến 30 feet
- Làm việc ngược lại từ đó và nhìn vào vật thể cách đó 10 feet
- Đặt ngón tay cái trở lại trước mặt và tập trung vào nó ở độ dài của cánh tay
- Lặp lại quá trình này từ 5 đến 10 lần
8. Thực sự nhắm đôi mắt lại
Nếu công việc đòi hỏi phải nhìn chằm chằm vào màn hình trong 8 giờ hoặc không ngủ đủ hoặc đôi mắt làm việc quá sức thì đôi khi "bài tập" tốt nhất để cải thiện sức khoẻ mắt là nhắm mắt lại trong vài phút. Ngay cả khi bạn không thể đi ngủ, chỉ cần nghỉ ngơi mắt sẽ giúp giảm bất kỳ căng thẳng trên mắt bạn.
- Tắt màn hình và xoay ghế khỏi bất kỳ ánh đèn sáng nào
- Dựa vào ghế trở lại hoặc đặt một cái gối nhỏ để đỡ dưới đầu
- Nhắm mắt lại trong 5 đến 10 phút
- Lặp lại hai lần mỗi ngày