Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

DIỄN HÀNH CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐIỀN KINH NHẬT BẢN

DIỄN HÀNH CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC ĐIỀN KINH NHẬT BẢN
Nguồn: Internet

 

ANH CHẠM TRÁI TIM EM

ANH CHẠM TRÁI TIM EM
Phương Trần         
  
  

Anh đến thăm quê Em
Vào một ngày nắng Hạ
Bao người dân vội vã
Ðón từng bước chân Anh
Ôi… đôn hậu hiền lành 
Nụ cười Anh rạng rỡ
Không một chút bỡ ngỡ
Dù mới đến lần đầu
Tiếng Việt có dễ đâu
Anh vẫn tập tành nói
Chân tình như mở lối
Ðến triệu trái tim người
Cái bắt tay vui cười
Sao mà gần gũi quá !
Anh bình dân đến lạ !
Ăn nơi quán lề đường
Cùng với người dân thường
Choàng vai không ngần ngại
Thích nghe Anh nói mãi !
Bài diễn thuyết đầu tiên
Ôn hòa và lành hiền !
Những lời Anh hứa hẹn 
Giúp Dân Em giữ vẹn
Bờ cõi nước non nhà
Rồi phát triển gần xa
Như một bậc Hiền Triết
Am tường và hiểu biết
Lịch sử đến văn chương
Biết nàng Kiều vấn vương
Bà Trưng rồi Bà Triệu
Ngạc nhiên điều Anh hiểu
Thấu đáo từng lời thơ
Em như đang trong mơ
Khi nghe Anh nói đến 
"Nam Quốc Sơn Hà“ ấy
Chỉ có "Nam Ðế cư “
Anh muốn nói gì ư ?
"Dẹp dã tâm Khựa nhé !“
Anh ơi lời Anh khẽ
Chạm đến triệu lòng dân !
Lo lắng đã vạn lần
Mất nước mà không thể
Sao yêu Anh đến thế !
Anh chạm trái tim Em !

Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2016

DẤU ẤN OBAMA QUA NHỮNG CÂU NÓI "ĐỂ ĐỜI" TẠI VIỆT NAM

DẤU ẤN OBAMA QUA NHỮNG CÂU NÓI "ĐỂ ĐỜI" TẠI VIỆT NAM
Ảnh: Anh Đức/TTXVN

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kết thúc tốt đẹp trong chuyến thăm Việt Nam k/t 23.5 đến 25.5 vừa qua. Tuy nhiên, dư âm của những ngày ông lưu lại đây vẫn còn đọng lại mãi bởi những câu nói "để đời" của ông.

http://
http://
http://
http://
http://
http://
http://
http://
http://
http://
http://
http://
http://
http://
Bút tích của Tổng thống Obama trong sổ lưu niệm tại nhà sàn HCM, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong mối quan hệ Việt-Mỹ: 
“Chúc cho mối quan hệ nồng ấm giữa nhân dân hai nước chúng ta ngày càng
phát triển”. 

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2016

BÀ ELIZABETH PHÚ, NỮ CỐ VẤN AN NINH CỦA TỔNG THÓNG OBAMA

BÀ ELIZABETH PHÚ, NỮ CỐ VẤN AN NINH CỦA TỔNG THỐNG OBAMA
Anh Ngọc 
(Ảnh: Facebook, LA Times) 

Hình ảnh đời thường của nữ cố vấn gốc Việt cho Obama
Bà Elizabeth Phú được Tổng thống Barack Obama khen ngợi là một trong những nhân viên giỏi nhất và là niềm tự hào của gia đình.

Bà Elizabeth Phú, 40 tuổi, hiện là ủy viên Hội đồng An ninh Quốc gia tại Nhà Trắng, giám đốc các vấn đề an ninh Đông Nam Á, châu Đại Dương và Đông Á. Bà đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ ông Obama định hình chính sách ở những khu vực này, trong đó có việc thúc đẩy quan hệ hợp tác với Việt Nam.

Bà Phú rời Việt Nam cùng gia đình đến Mỹ định cư khi mới gần 4 tuổi. Gia đình bà có hai chị em gái. Mẹ bà là y tá đã nghỉ hưu, còn bố bà vẫn làm việc trong công ty tài chính đầu tiên mà ông được nhận vào từ khi sang Mỹ.

Bà kết hôn với ông Andrew Ridenour vào năm 2011 và hiện có một con trai gần 4 tuổi. Bức ảnh trên được bà đăng lên tài khoản Facebook cá nhân với chú thích: "Lúc này đây tôi cảm thấy đặc biệt biết ơn người đàn ông này".
Elizabeth Phú cười hạnh phúc khi khoe đang mang thai con trai 4 năm trước.
Bà Phú tốt nghiệp chuyên ngành khoa học chính trị và có bằng thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ Quốc tế Thái Bình Dương. Bà cũng từng tu nghiệp trong vòng một năm tại học viện quân sự cấp cao Dwight D. Eisenhower. 
Trong ảnh, bà Phú và con trai.
Bà đã có 15 năm kinh nghiệm phục vụ tại Bộ Quốc phòng Mỹ và Nhà Trắng qua hai chính quyền của cựu tổng thống George W. Bush và Tổng thống Obama. Nữ cố vấn này từng tham gia phát triển và đàm phán các thỏa thuận quốc tế quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

Trong một cuộc phỏng vấn với đài RFA hồi tháng 3, bà Phú cho hay bà rất may mắn khi được làm công việc ở Nhà Trắng liên quan tới những quốc gia mà bà quan tâm. Bà từng trở về Việt Nam vào năm ngoái để cùng các đồng nghiệp ở Hà Nội chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ. 
Bức ảnh chụp tại Nhà Trắng được em gái bà là Jenny Phú chia sẻ trên Facebook với dòng chú thích đầy tự hào về chị gái: "Tổng thống Obama nói với gia đình tôi rằng chị gái tôi Elizabeth Phú là một trong những nhân viên giỏi nhất của ông. Chúng tôi vô cùng tự hào". 
Trong bài phát biểu hôm nay trước gần 1.000 thanh niên Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, ông Obama cũng nhắc đến bà Phú như một trong những cố vấn hàng đầu của ông ở Nhà Trắng. 
Ông kể lại hành trình đến nước Mỹ đầy gian nan của bà và ca ngợi tài năng của người phụ nữ gốc Việt này. "Chúng tôi dựa vào cô ấy trong mọi chính sách", ông Obama nói.

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

PHÁT BIỂU CỦA TỔNG THỐNG OBAMA TẠI TRUNG TÂM HỘI NGHỊ QUỐC GIA HÀ NỘI NGÀY 24-5-16

PHÁT BIỂU CỦA TỔNG THỐNG OBAMA TẠI TRUNG TÂM HỘI NGHỊ QUỐC GIA HÀ NỘI NGÀY 24-5-16
Nguồn: Dân Làm Báo

 
Danlambao - Ngày 24/5/2016, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã có bài phát biểu biểu đầy xúc động trước người dân Việt Nam tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội.
Dù vậy, báo chí nhà nước khi dịch bài diễn văn này sang tiếng Việt đã cố tình làm mờ nhạt, hoặc lờ đi những thông điệp về tự do, nhân quyền mà Obama muốn gửi gắm đến nhân dân Việt Nam.
Thậm chí, nhiều tờ báo đảng còn giở trò “phiên dịch” theo phong cách của ban tuyên giáo, khiến cho nội dung bài phát biểu trở nên hoàn toàn sai lạc so với bản gốc tiếng Anh. 
Dường như nhận ra sự bất ổn như trên, chiều ngày 26/5/2016, website Đại Sứ quán Hoa Kỳ đã cho phổ biến toàn văn bản dịch tiếng Việt rất chính xác và đầy đủ.
Nếu mang ra so sánh, bạn đọc có thể dễ dàng nhận ra sự lố bịch và trơ trẽn của báo đảng khi cố tình dùng thủ đoạn nhét chữ vào miệng Obama.
Dựa trên bản dịch chính thức của đại sứ quán Hoa Kỳ, Danlambao đã làm phụ đề Việt ngữ cho video bài phát biểu trên. 
Hy vọng rằng, những thông điệp trong diễn văn kiệt xuất của Tổng thống Obama sẽ giúp các bạn trẻ Việt Nam có thêm động lực để hướng đến sự thay đổi cho đất nước.
“Vì một quốc gia cường thịnh, phải thay đổi!”

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2016

NƯỚC MẮT CHẢY XUÔI

NƯỚC MẮT CHẢY XUÔI
Hoài Hương

Image result for BÀ NỘI TRÔNG GIỮ CHÁU 
Bà Năm ngồi nhìn qua cửa sổ, ngắm những chiếc lá vàng đang rơi trước sân nhà. Trời đã chuyển gió sang Thu, hơi lạnh cũng phảng phất đâu đó. Già rồi nên cơ thể bà Năm không chịu nổi cái lạnh. Cứ mỗi lần trời chuyển gió hay giao mùa là bà Năm thấy trong người lạnh lắm. Ở đây, bà Năm chỉ chịu nổi mùa Hè, các mùa còn lại dù cho là mùa Xuân, bà Năm cũng phải mặc áo ấm, đầu quấn cái khăn trùm. Cái lạnh bên ngoài nó thấm vào da thịt thì ít nhưng cái lạnh bên trong đã khiến bà Năm như tê tái cõi lòng.... 
Từ ngày chồng mất vì bom đạn vô tình hồi chiến tranh, bà Năm thủ tiết thờ chồng, ráng tần tảo nuôi thằng Thành khôn lớn. Mới hơn đôi mươi, tuổi còn quá trẻ, dù chỉ mới một con, bà Năm còn có thể bước một bước nữa. Biết bao mối người ta giới thiệu, bà vẫn không để ý. Bà thương chồng, thương con, không muốn thằng Thành sống trong cảnh cha ghẻ con riêng nên đã nhất quyết từ chối mọi mối mai hay là cám dỗ. Nhớ lại cái thời kỳ ăn cơm độn bo bo, bà phải nhảy tàu lửa đi buôn hàng chuyến để kiếm tiền cho thằng Thành ăn học. Nhìn cảnh nhà người ta, vợ chồng con cái đầy đủ, ăn được bữa cơm gạo trắng là bà muốn khóc. Bà đã cố gắng để thằng Thành có được chén cơm ngon và bù đắp cho nỗi mồ côi cha của nó. Bà đóng cả hai vai vừa là Cha, vừa là Mẹ. Bà Năm nghiêm khắc với con khi dạy dỗ thằng Thành học như một người cha khó tính. Bù lại, bà lại dịu dàng với con khi lo cho con từng miếng ăn, tấm áo. Bao nhiêu tình thương bà đều dồn hết cho thằng Thành. Cực lắm, khổ lắm nhưng bà không hề than van với ai. Nhìn thằng Thành lớn lên từ từ, bao nhiêu khổ cực bà đều không thấy thấm vào đâu cả. Thấy bà Năm cực khổ nuôi con, cậu em của bà mới làm giấy bảo lãnh cho bà đi Mỹ. Khi nhận được giấy tờ, bà lo lắm. Lo không biết là ở nơi xứ lạ, tiếng a tiếng bê không biết. Lo là bỏ đi, lấy ai chăm sóc mồ mả ba thằng Thành. Bà đem chuyện ra đi hỏi ý con. Lúc đó dù mới chỉ 13-14 tuổi, thằng Thành đã trả lời nghe ngon lắm "đi đi mẹ, đi vài năm, con học hành thành tài rồi thì mình trở về cũng được mà! Lúc đó, con dư sức chăm sóc cho mẹ". Bà vui lắm khi nghe những lời nói hiếu thảo như vậy. Chiều đó, bà mua hoa quả nhan đèn ra thăm mộ chồng van vái phù hộ cho mẹ con bà ra đi bình yên, riêng thằng Thành thì công thành danh toại. 
Sống ở mỗi nơi, điều kiện có khác nhau nhưng cái cực thì hình như cũng giống nhau. Dù có cậu em bảo lãnh, bà vẫn muốn tự túc lo cho mình và con. Bà đi làm đủ nghề chân tay ở đây mong có đồng ra đồng vào để trang trải cuộc sống và để cho con có thì giờ đi học. Từ chạy bàn ở quán Phở đến phụ bếp trong nhà hàng rồi nhận hàng may gia công hay đứng tính tiền ngoài siêu thị v.v... cái gì bà cũng làm. Bất cứ chỗ nào mà OK với cái tiếng Mỹ ba rọi của bà là bà chấp nhận làm hết. Ở bên này, con cái lớn 18 tuổi là tụi nó bắt đầu đi làm tự túc nuôi thân nhưng thương con, bà Năm nhất quyết bắt thằng Thành lo dồn tâm sức cho việc học, còn bà ráng làm thêm để phụ cho con chi phí sách vở. Cũng may là thằng Thành học cũng khá giỏi nên có được học bổng, lại thêm tiền phụ cấp cho gia đình nghèo của chính phủ nên những năm vào đại học, bà Năm lại cảm thấy nhẹ gánh hơn. Dù thằng Thành khuyên bà nghỉ ngơi, bớt làm việc lại vì nó cũng không cần nhiều chi phí lắm nhưng bà lại nghĩ rằng còn sức thì còn làm, dư dã một chút thì để dành làm vốn cho con sau này cho nó ra đi làm hay cưới vợ. Nghĩ tới chuyện thằng Thành mà yên bề gia thất, có đứa cháu cho bà ẳm là bà cảm thấy như tăng thêm nguồn sinh lực. 
Ngày thằng Thành đội mão mặc áo thụng ra trường đại học là ngày vui nhất trong đời của bà. Đi dự lễ ra trường của con, khi thấy thằng Thành được đại diện cho cả ngàn học sinh lên đọc diễn từ trong buổi lễ, bà sung sướng lắm. Nước mắt bà chảy như mưa. Bà không hiểu con mình nói cái gì nhưng bà thấy chung quanh bà, có rất nhiều phụ huynh khác cũng cảm động. Khi thằng Thành ngưng lời, tất cả quan khách và học trò đứng dậy vỗ tay vang dội. Trên đường về nhà, bà có hỏi lại thằng Thành hồi nãy nó nói gì mà quan khách vỗ tay dữ vậy. Thằng Thành nhìn bà và nói rằng nó kể cho quan khách bạn bè nghe động lực nào đã khiến nó hoàn tất được chương trình đại học và tốt nghiệp hạng giỏi, đó là từ tấm lòng thương yêu, sự động viên khích lệ và tấm gương làm việc miệt mài của Mẹ nó. Nghe con kể lại mà nước mắt bà rơi dài trên gương mặt hồi nào bà chẳng hay.

Rồi thằng Thành được một hãng lớn nhận vào làm, việc làm tốt, tiền lương cao. Thằng Thành có bảo với bà để nó đi làm một thời gian, có tiền rồi về Việt Nam thăm mộ Ba. Nó còn bắt bà nghỉ hẳn, không đi làm nữa, ở nhà an hưởng tuổi già. Mà ở nhà không cũng buồn nên bà Năm lại kiếm việc để làm. Bà lo cơm nước cho con, dọn dẹp nhà cửa cho nó khang trang hơn. Đi làm được vài năm, thằng Thành sắm một căn nhà để hai Mẹ con về ở, chấm dứt cái cảnh ở nhà mướn. Có nhà mới, bà Năm lại bận rộn hơn, lo trồng tỉa, chăm sóc sân trước, sân sau. Thấy con bận rộn quá, bà cũng không dám đề cập chuyện về Việt Nam thăm mộ chồng. Nhưng bà cũng lo cho nó, sợ thằng Thành ế, bà đã gọi điện về Việt Nam thăm bà con cũ và hỏi người mai mối giới thiệu. Bà mong có một ngày bà dắt thằng Thành về quê hương thăm bà con, thăm mộ mả rồi tiện thể nhắm cưới vợ cho con luôn.
Tưởng rằng cuộc đời rồi sẽ xuôi chèo như bà dự tính. Cho đến một ngày thằng Thành dẫn về nhà một cô gái giới thiệu với bà. Con gái Việt Nam đàng hoàng, có bằng cấp cao, dễ thương. Bà hơi thoáng buồn một chút vì thằng Thành tự ý quen bạn gái mà không cho bà biết trong khi bà mất công sắp đặt mai mối cho nó. Nhưng cũng mừng vì thằng Thành còn biết ý bà mà đem về một cô Việt Nam chứ không phải là một cô Tàu, cô Mỹ nào đó. Rồi chuyện gì tới cũng tới. Thằng Thành đòi cưới vợ. Thấy con trưởng thành, thấy con muốn lo yên bề gia thất, dĩ nhiên là bà Năm mừng lắm chứ. Thằng Thành lo hết mọi thứ từ lễ vật cho nhà gái, nhà hàng, khách mời, v..v... tất cả một tay Thành sắp đặt. Bà có muốn góp ý hay thay đổi cái gì cũng không được. Mà cũng đúng thôi vì bà lâu nay chỉ quanh quẩn từ nhà ra tới chỗ làm thuê, giao tiếp hay lễ lộc như thế nào ở xứ này, bà sao biết bằng con được. Bà có tâm sự với cậu em thì hắn bảo "chị có phúc có thằng con lo cho hết mọi chuyện chu đáo cả rồi. Hắn muốn báo hiếu đó mà và muốn chị nở mặt nở mày với quan khách hai họ". Biết là con có ý tốt và mong làm cho mình vui nhưng bà Năm vẫn thấy không ổn lắm. Cậu em liền phán thêm một câu "chị ơi, sống ở đây hết cái cảnh cha mẹ đặt đâu con ngồi đó rồi mà là con đặt đâu cha mẹ ngồi đó". Nói như cậu ấy thì bà Năm đâu còn gì để nói nữa. Thương con, bà đã nhất nhất mọi thứ theo như con sắp bày để đám cưới diễn ra vui vẻ và đem lại cho con một ngày hạnh phúc nhất. 
Rước cô dâu về rồi, bà cũng biết ý, nên cố tránh cảnh Mẹ chồng Nàng dâu. Thấy cả hai đứa đều đi làm, bà ở nhà ráng đi chợ nấu cơm để phụ giúp chúng nó. Bà cũng ngại sợ nấu không vừa miệng con dâu nên hỏi dò ý xem nó thích ăn món gì thì bà làm. Được đôi tháng đầu, rồi có hôm nọ đi làm về vừa mới bước vào nhà, con dâu bà đã la lên là nhà sao hôi quá. Nhìn vào bếp thấy bà chiên cá, con dâu bà bảo rằng "mẹ ơi có chiên cá thì mở cửa sổ ra cho thoáng chứ nhà toàn mùi dầu mỡ không à". Thế là từ đó, mỗi lần chiên cá, bà Năm mở cửa sổ bất kể ngày đêm. Mùa lạnh thì chịu khó mặc áo ấm đứng chiên cá. Ăn cơm xong, cô con dâu thì cứ như Tây, lên phòng khách ngồi coi ti vi nghỉ ngơi một chút rồi vô phòng để mặc thằng Thành rửa dọn. Thương con, bà Năm dành làm để cho con có thì giờ nghỉ ngơi và gần gũi vợ. Lâu nay ở với thằng Thành bà Năm thường rửa chén bằng tay. Nay có con dâu về, nó chê rửa vậy không sạch và bắt bỏ vào máy rửa. Thằng Thành đứng giữa liền có ý nói đỡ rằng rửa máy cho đỡ mệt đi mẹ. Cuối tuần thì con vợ bắt thằng chồng chở đi mua sắm, lại cũng một mình bà lui cui thu dọn chăm sóc nhà cửa. Bà Năm có trồng mấy luống cải và rau thơm để ăn. Con dâu bà kêu rằng làm vậy xấu cái nhà, rồi bảo thằng Thành bứng lên hết và đi mua hoa về trồng cho đẹp. Thằng Thành cũng chìu theo ý vợ nên nói với bà Năm rằng "trồng hoa cũng đẹp chứ mẹ, vả lại mấy cái rau đó ra chợ mua cũng có mà, mẹ trồng làm chi cho cực". Càng cố tránh bao nhiêu thì cái cảnh Mẹ chồng Nàng dâu càng xảy ra nhưng có lẽ là ở xứ Mỹ này nó theo chiều hướng ngược lại. Bà Năm thương con, không muốn thằng Thành khó xử nên mọi chuyện bà đều nhắm bớt một con mắt, bịt mất một lỗ tai cho êm nhà. 
Từ từ bà Năm trở thành như một người giúp việc hay là vú em trong nhà. Đôi lần, thằng Thành có trò chuyện hỏi han bà nhưng không muốn làm con phiền lòng, bà đều giấu kín hết mọi tâm sự. Bà đã từng suy nghĩ cả cuộc đời bà đã lo cho thằng Thành thì đến giờ này, bà vẫn lo và hy sinh cho nó. Đến khi con vợ thằng Thành có bầu rồi sinh con, thằng Thành lại càng bận rộn hơn. Thấy hình ảnh thằng Thành bồng đứa nhỏ trên tay, bà nhớ lại cảnh ngày xưa ba nó chỉ bế được nó có đôi lần rồi ra đi vĩnh viễn. Bà Năm sợ lắm và bà không muốn cảnh đó diễn lại cho cháu nội của bà. Cho nên bà Năm lại đổ dồn tình thương lên thằng cháu bé bỏng. Bà thích được ẳm nó trên tay, đút cho nó ăn như ngày xưa bà đã săn sóc thằng Thành. Thương con nên bà bỏ qua tất cả, bà thương cháu và bà lo cho con dâu bà sau khi sanh xong. Nhưng nào ngay, con dâu bà có lẽ theo Tây quá, nó đâu thèm đếm xỉa tới những gì bà khuyên bảo nó. Bà hì hục đi mua cái lò than rồi nhờ người vác về nhà dùm. Bà đem than vào để dưới giường con dâu cho nó nằm ổ cho ấm. Mới bỏ vào hồi chiều, tối lại đã thấy thằng Thành bưng ra bỏ ngoài sân sau. Hỏi cớ sự làm sao thì thằng Thành bảo vợ nó kêu nóng, ngủ không được. Mới sanh về có hai ngày, con dâu bà đã tót vào phòng tắm tắm nước lạnh xối xả. Khuyên nó nhét bông gòn vào lỗ tai và tránh đánh răng kẻo mất chất vôi về già, con dâu cũng không nghe. Sợ con dâu không đủ sữa, bà Năm mua giò heo về hầm lấy nước nấu canh cho nó, nó chê là nhiều mỡ, cũng bỏ không ăn.
Hết thời gian nghỉ sanh, con dâu bà tính chuyện đi làm lại. Thấy thằng Thành vò đầu bức tai gọi điện hỏi người giữ trẻ liên tục, bà liền kêu con lại hỏi "bộ tụi bây tính mướn người giữ hả, vậy còn Mẹ đây làm gì? Để cháu nội mẹ đó, mẹ chăm sóc cho". Nghe thằng con trả lời một câu làm bà Năm chưng hửng "không được đâu mẹ ơi, vợ con muốn mướn người có kinh nghiệm đàng hoàng để giữ thằng bé cho sạch sẽ". Mèn ơi, vậy là tụi nó chê tui dơ, không giữ được con cho nó. Bà Năm tủi thầm trong bụng. Thấy vẻ mặt bà Năm chùn xuống, thằng Thành liền nói chữa "vả lại mẹ già rồi, để mẹ nghỉ ngơi, ai lại bắt mẹ giữ cháu". Bà Năm không nói gì cả chỉ thấy lòng buồn vô tận. Tui vậy đó mà nuôi con nên người, không bịnh tật, không thua kém người ta. Tui già rồi đến nỗi không giữ được đứa cháu nội của mình sao vậy hả. Bà Năm chua xót nhìn thằng con mà không nói nên lời. Thằng Thành còn nói thêm "thôi mẹ thương con, mẹ làm theo ý vợ con cho nó vui lòng nhe mẹ". Bà Năm chỉ biết khẽ gật đầu rồi đi về phòng. 
Kiếm không được người tới nhà giữ con, vợ chồng thằng Thành chở con đi gởi ở nhà trẻ cũng đã non nửa năm. Sáng đưa đi, tối đón về. Cuộc sống thằng Thành càng bận rộn hơn như không còn hơi để thở. Tối tối phải thay tả con, pha sữa cho con rồi cho con bú. Bà Năm thương con lắm nhưng không làm gì hơn được. Bà không muốn xen vào mái ấm nhỏ bé của con để cho chúng nó có hạnh phúc riêng của nó. Bà Năm như một cái bóng ... thừa trong gia đình của thằng Thành. 
... Nhìn lá vàng rơi, lá rụng về cội, bà Năm chợt nghĩ đã đến lúc bà Năm phải ra đi. Đi về lại với nấm mồ của chồng bà. Đó là gia đình bà, chỉ còn 2 vợ chồng dù âm dương cách trở. Chắc bà phải nói cho thằng Thành nhờ người mua vé cho bà trở về Việt Nam khi vợ chồng tụi nó về nhà tối nay. Nước mắt chảy xuôi mà!

Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2016

CIMON AND PEROT

CIMON AND PEROT
Lượlặt

Nguyên bản điêu khắc
Bức tranh sơn dầu của Rubens
 Bức điêu khắc và sau đó, Rubens vẽ lại năm 1690 mang một cái tên chung: Cimon and Pero. Nó mang một câu chuyện đậm tính nhân văn khiến người ta phải khóc: một cô gái chí hiếu vào thăm cha trong ngục tù đang bị bỏ đói và kiệt lực trước khi chết. Thương cha, cô đã vạch vú cho cha bú những giọt sữa của mình.
Pero là con gái của Cimon. Hành động tưởng như ghê tởm ấy chính là tình cảm của cô con gái dành cho người cha của mình đang chết dần chết mòn trong lao tù. 

Câu chuyện thật đau lòng và cảm động của đất nước Puerto Rico: Cô gái trẻ với quần áo xộc xệch, để lộ bầu ngực cho ông lão ngậm.
Những người lần đầu tiên bước vào viện bảo tàng đã cảm thấy kinh ngạc khi nhìn thấy bức tranh này. Có người còn cười và chế nhạo: sao có thể treo bức tranh như vậy ngay cửa chính viện bảo tàng chứ?
Nhưng người dân nước Puerto Rico thì rất kính trọng bức tranh này hoặc cảm động rơi nước mắt. Cô gái trẻ để lộ bầu ngực là con gái của ông, ông lão chính là cha cô gái. Simon trong bức tranh chính là người anh hùng đã đấu tranh đòi độc lập cho nước Puerto Rico nhưng bị bắt giam vào ngục và bị "cấm thực" (bị bỏ đói cho chết). Ông già chết dần chết mòn, trước lúc lâm chung, con gái ông vừa sinh con đến thăm cha. Nhìn thấy cơ thể suy nhược của cha, không muốn cha chết thành con ma đói, cô đã cởi áo, đưa dòng sữa của mình cho cha bú.
Cùng một bức tranh, có người cười nhạo, có người cảm động.
Người không biết được câu chuyện thật sự đằng sau bức tranh sẽ chế giễu, người biết sẽ cảm thấy đau lòng.
Con người thường chỉ nhìn thấy bề nổi của sự việc, không nhìn thấy bản chất. Nhiều lúc sự thật không như ta thấy. Đáng sợ nhất không phải bị người ta gạt, mà chính là sự tưởng bở về bản thân.
Rất nhiều thứ không thể đánh giá qua bề ngoài. Hãy dùng trái tim tĩnh lặng, đôi mắt sáng suốt và trí tuệ để học thông bài học cuộc đời.