Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2016

NGHỆ SĨ CHUYỂN HOA THÀNH TRANH VẼ

NGHỆ SĨ CHUYỂN HOA THÀNH TRANH VẼ
Nguồn: Internet
Bridget Collins là một nghệ sĩ ở Seattle rất yêu thích ra vườn đi dạo với 3 con trai của bà. Trong khi ở ngoài trời và đi chơi với gia đình, bà thường thu thập hoa lá đẹp, thú vị và biến chúng thành tranh nghệ thuật. Bà tạo hoa theo biểu tượng hình học, cắt dán theo mùa và mẫu kì quái của loài bướm, nàng tiên và động vật các loại. Bà đã đạt hơn 200.000 người ủng hộ trên Instagram, khi bà trở thành một trong những nghệ sĩ tìm kiếm hoa nhiều nhất ở bất cứ nơi nào.


Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2016

HAPPY NEW YEAR 2017

HAPPY NEW YEAR 2017

ĐÔI DIỀU VỀ BỆNH LÚ LẪN ALZHEIMER

ĐÔI ĐIỀU VỀ BỆNH LÚ LẪN ALZHEIMER
Theo HEALTH


Alzheimer tiến triển rất chậm chạp. Sự nhận biết của bệnh nhân có thể giảm dần trong vòng 7 tới 10 năm. Cuối cùng, tất cả các bộ phận sinh hoạt của óc như trí nhớ, cử động, ngôn ngữ, cách cư xử, sự phán đoán và óc suy luận trừu tượng đều bị ảnh hưởng. Bệnh Azheimer's thường được chia ra 3 giai đoạn. Tìm biết về 3 giai đoạn này có thể giúp bệnh nhân và gia đình chuẩn bị cách đối phó cho tương lai. Tuy nhiên, không hẳn là bệnh nhân nào cũng theo đúng những giai đoạn này hoặc có những triệu chứng giống nhau.
1. Giai đoạn nhẹ
Bệnh nhân trong giai đoạn này thường giảm bớt trí nhớ, đôi khi không phán đoán sáng suốt và có sự thay đổi tính tình chút ít. Họ có thể giảm sự chú ý và bỏ dở việc đang làm. Họ cũng không muốn thay đổi và ngại chuyện khó khăn và có thể bị đi lạc ngay cả ở những chỗ đã quen thuộc.
Người nào thì cũng có lúc quên một vài tiếng hay tên người trong lúc nói chuyện nhưng người bệnh lú lẫn thì quên nhiều hơn và càng ngày càng quên thêm. Họ có thể chế ra những chữ không đâu để thay thế. Họ sẽ tránh nói chuyện để khỏi mắc lỗi và càng ngày càng khép kín, nhất là trong những dịp phải giao thiệp xã hội hay phải suy nghĩ nhiều.
Bệnh nhân Alzheimer có thể cất đồ vô những chỗ khác thường thí dụ như cất bóp vô tủ lạnh hay cho quần áo vô máy rửa chén. Họ có thể hỏi đi hỏi lại những câu hỏi và cất giữ những thứ vô giá trị. Khi mệt mỏi hoặc bực mình, họ có thể nổi giận dữ dội dù thường ngày hiền lành.
2. Giai đoạn khá nặng
Trong giai đoạn này, bệnh nhân không thể sắp xếp tư tưởng hay theo được những giải thích có tính lý luận cũng như không theo được những chỉ dẫn viết ra. Họ cần được giúp chọn quần áo mặc cho thích hợp với thời tiết hoặc sinh hoạt. Dần dần họ sẽ phải được giúp mặc quần áo vì họ có thể mặc đồ lót ra ngoài hay đi giầy nhầm chân. Họ cũng có thể đại tiểu tiện trong quần.
Trong giai đoạn này, người bệnh thường mất khả năng nhận diện người thân và bạn bè. Họ có thể nhầm lẫn cho con là bạn hay vợ chồng là người lạ. Họ lẩn không biết họ đang ở đâu và không biết ngày tháng. Họ quên địa chỉ hay số điện thoại của chính mình và dễ bị đi lạc vì không thể xét đoán biết mình đang ở đâu. Do đó, không thể để họ một mình mà phải có người trông nom trong giai đoạn này. Họ trở nên không yên, làm đi làm lại vài cử chỉ, nhất là về buổi chiều hoặc nhắc đi nhắc lại một câu chuyện, một vài chữ hay cử động vô nghĩa, thí dụ như ngồi xé giấy.
Càng ngày họ càng không thể nói chuyện được với ai và dẫn đến những cử chỉ kỳ lạ như hoảng loạn, kết tội người khác ngoại tình hay ăn cắp.
Bứt rứt, giận dữ, khó chịu đưa tới chửi thề, đấm đá, đánh cắn, chụp giựt người khác hay la hét.
3. Giai đoạn nặng
Trong giai đoạn này, người bệnh cần được giúp đỡ trong mọi mặt sinh sống. Họ không thể tự đi lại và sau cùng không thể ngồi được. Họ không biết tự đi vệ sinh, không nói rõ được. Họ không nhận biết người nhà. Họ dễ bị sặc vì khó nuốt và có thể từ chối ăn uống.
Bệnh sẽ kéo dài bao lâu ?
Mực độ tiến triển của bệnh thay đổi tùy theo mỗi người. Một số người bệnh nặng khoảng năm năm sau khi được định bệnh. Những người khác có thể kéo dài 10 năm. Trung bình, người bệnh sống khoảng 8 tới 10 năm sau khi định bệnh. Một vài người sống lâu tới 20 năm. Ða số bệnh nhân không chết vì bệnh Alzheimer mà chết vì những nguyên do khác như sưng phổi, nhiễm trùng đường tiểu hay biến chứng sau khi té.
Ngăn ngừa bệnh Alzheimer: tập thể dục là cách tốt nhất
Một báo cáo gần đây nhất của Hội bệnh Alzheimer tiên đoán là 10 triệu người Mỹ thế hệ baby boomer tức sinh ra sau thế chiến thứ 2 sẽ bị bệnh Alzheimer (tức tỉ lệ 1/8) khiến những người trong lứa tuổi này thấy lo sợ không ít. Hiện nay đã có vài loại thuốc làm bệnh chậm tiến triển nhưng con đường tìm ra thuốc chữa hãy còn rất gian nan. Trong lúc chờ đợi thuốc chữa bệnh, chúng ta hãy nghe các nhà nghiên cứu nói về kết quả của họ.
Càng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy vận động thân thể mỗi ngày không những chỉ có tác dụng tốt lên hệ tim mạch và giữ cho khỏi lên cân quá nhiều mà còn có thể ngăn ngừa chứng bệnh lú lẫn quái ác. Những nghiên cứu trên dân số cho thấy tập thể dục mỗi ngày sao cho nhịp tim tăng lên trong ít nhất 30 phút có thể làm giảm nguy cơ bị bệnh.
Trong một nghiên cứu trên chuột, người ta thấy vận động thân thể có vẻ như ngăn chận được những thay đổi của óc đưa tới bệnh Alzheimer .
Một nghiên cứu có tính chất quan sát về liên hệ giữa vận động với hoạt động của trí óc trên 6000 phụ nữ từ 65 trở lên trong vòng 8 năm cho thấy những phụ nữ thường xuyên tập thể dục ít bị sút giảm trí óc như những phụ nữ thụ động.
Một nghiên cứu khác tại viện đại học Chicago được thực hiện trên những con chuột đã được nuôi sao cho óc bị những mảng giống như óc bệnh lú lẫn. Một số chuột được cho vận động thường xuyên, số còn lại không được vận động. Óc của những con chuột vận động nhiều có từ 50 đến 80% ít mảng plaque gây bệnh hơn những con thụ động. Chuột vận động cũng tiết ra nhiều chất phân hóa tố chống tạo ra plaque.
Họ kết luận : “Vận động thân thể thường xuyên có lẽ là cách tốt nhất để ngừa bệnh Alzheimer, tốt hơn cả thuốc men, vận dụng trí óc hay thuốc bổ và ăn uống kiêng cữ.
Cách nói chuyện với bệnh nhân Alzheimer
Bệnh nhân Alzheimer thường dần dần mất khả năng đối thoại khiến người nói chuyện với họ không hiểu nổi họ đang nghĩ gì, nói gì. Do đó, nói chuyện với người bệnh là việc rất khó, chúng ta nên tìm hiểu rõ để bớt được sự bực dọc cho mình và cho họ.
Tiến triển của bệnh
Những tuyến đường thần kinh trong óc của người bệnh Alzheimer thường bị phá hủy khiến họ không nhớ và không còn hiểu những chữ thường dùng nữa. Họ có thể cảm tưởng như biết chữ đó, có sẵn trên đầu lưỡi nhưng không thể nói ra. Vì thế, họ rất bực dọc.
Họ có thể dùng một chữ khác để thay thế chữ định nói dù ý nghĩa khác hẳn. Hay họ có thể chế ra một chữ mới để thế chữ họ định nói. Họ cũng có thể như bị kẹt vô một cái rãnh trên máy hát, nhắc đi nhắc lại mãi một câu hỏi.
Người bệnh Alzheimer cũng có thể
- Bị mất dòng suy nghĩ
- Vật lộn với cấu trúc của câu, chữ cho có nghĩa
- Cần thêm thời gian để hiểu bạn muốn nói gì
- Chửi thề hay nói lỗ mãng
Phải làm sao ?
- Hiểu người bệnh. Hiểu rằng họ không cố tình làm như vậy.
- Cho họ thấy mình chú ý tới họ. Nhìn thẳng vào mắt họ và luôn ở gần bên để người bệnh biết là bạn đang lắng nghe và muốn hiểu họ.
- Không nói chuyện ở chỗ đông người và nhiều tiếng động
- Dùng chữ đơn giản, câu ngắn. Tránh nói những câu phức tạp hay đưa lời chỉ dẫn. Khi cần, nói chậm và chia thành từng đoạn một. Ðưa ra quá nhiều giai đoạn cùng lúc sẽ làm bệnh nhân rối loạn thêm.
- Không ngắt câu bệnh nhân có thể cần nhiều phút để trả lời. Không phê bình, vội vã, sửa lỗi họ, cãi nhau với họ.
- Ðưa ra vật dụng hay hình ảnh rõ ràng khi nói. Thí dụ dẫn họ đến cầu tiêu để hỏi họ cần đi hay không.
- Không cãi nhau với người bệnh. Họ đã mất khả năng lý luận và phán đoán. Do đó, cố chứng minh họ sai chỉ là việc không tưởng, làm cả hai cùng tức giận.
- Giữ bình tĩnh và thư giãn. Dù bực tức, bạn nên giữ giọng hòa nhã, bình tĩnh. Nếu lời nói và giọng nói không đi đôi với nhau, bệnh nhân sẽ khó hiểu. Giọng nói, cử chỉ của bệnh nhân nhiều khi nói lên nhiều hơn chính tiếng nói của bạn.
Tám cách Ngăn Ngừa bệnh Alzheimer
(Bệnh lú, lẫn, mất trí nhớ, hay quên)
Theo BS Weil, tuy nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer vẫn chưa biết chính xác, yếu tố lớn nhất vẫn là tuổi tác: sau 65 tuổi, cứ thêm 5 tuổi thì nguy cơ mắc bệnh lại tăng gấp đôi. Sau 85 tuổi thì nguy cơ bị bệnh là 50%. Nếu bạn muốn giảm thiểu nguy cơ bằng cách thay đổi nếp sống một cách lành mạnh thì hãy thêm 8 điều sau vào thông lệ hàng ngày của bạn.
1. Thách thức bản thân mình. Ngày càng nhiều bằng chứng về y khoa cho thấy việc kích thích não (suy nghĩ) suốt đời là chìa khóa cho việc nuôi dưỡng và duy trì các tế bào não khỏe mạnh, chặn đứng việc giảm trí nhớ và có thể ngăn chặn được bệnh Alzheimer. Hãy thử làm công việc mình thích thú (có lương hay tình nguyện), theo đuổi các sở thích (như chơi cây cảnh, sưu tầm tem, …), tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội, học ngoại ngữ, ca hát hay cách dùng các phần mềm vi tính (computer software).
Riêng Ðốc Lang đề nghị: Các độc giả của Chân Lý đọc hết và suy theo khả năng của mỗi người, không bỏ sót bất cứ bài nào trong Chân Lý và trong “Sống Tin Mừng”, cứ làm việc này đều đặn hàng tháng, hằng kỳ, bảo đảm sẽ tránh được bệnh Alzheimer một cách tích cực và hiệu nghiệm nhất.
2. Dùng 1 liều thấp thuốc aspirin hàng ngày (Người không đau bao tử). Một số công trình nghiên cứu phát hiện mối liên hệ giữa việc dùng aspirin (hoặc các loại thuốc kháng viêm non-steroid khác) và sự giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
3. Bổ sung Vitamin C và E. Một nghiên cứu ở trường ĐH John Hopkins cho thấy Vitamin C và E dùng chung có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer. (Vitamin C có nhiều trong trái cây như thơm (dứa), cam, chanh, quýt, dâu, cà chua, rau có lá xanh thẫm, ớt xanh, là chất chống sự oxy hóa căn bản trong huyết tương, làm lành vết thương, kích thích sản xuất kích thích tố. Làm chậm quá trình lão hóa. Vitamin E có nhiều trong rau, đậu phụng, đậu nành, hạt dẻ, trứng, mầm lúa, là chất chống oxy hóa hòa tan căn bản trong mỡ của cơ thể, ngăn chặn sự oxy hóa Cholesterol LDL và các chất mỡ khác, nâng cao tính miễn dịch, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não. Vì nó ngăn chặn sự oxy hóa chất béo trong thực phẩm, bạn nên dùng hàng ngày và nhất là trước một bữa ăn thịnh soạn.)
4. Hàng ngày nên dùng loại thuốc “bổ” multivitamin (đa sinh tố) chứa hàm lượng thích hợp a-xít phô-líc (acid folic tức là Vitamin B9) cùng các Vitamin B khác (tức là Vitamin B complex) vì chúng làm giảm mức homocysteine, một loại a-xít amin tạo ra do sự phân hủy đạm động vật. Người có homocysteine ở mức cao có nhiều khả năng bị bệnh Alzheimer.
5. Nấu nướng với các loại gia vị có dược tính tốt. Nghệ, gừng, ớt chẳng những thêm hương vị cho món ăn mà còn là những chất kháng viêm thiên nhiên (còn gọi là kháng ô-xi hóa: anti-oxidant).
6. Dùng những thực phẩm giàu chất béo omega-3, trong đó phải kể cá hồi hoang dã vùng Alaska, cá mòi, bột hạt lanh (flaxseed) mới xay và hạt óc chó (walnut).
7. Đưa vào bữa ăn nhiều trái cây, rau củ trồng theo lối hữu cơ (không dùng phân hóa học / thuốc trừ sâu).
8. Hạn chế dùng các loại dầu thực vật có chứa chất béo poly-unsaturated (như dầu hướng dương, dầu bắp, dầu safflower) mà thay bằng dầu ô-liu ép nguội (không nấu).
Xin nói thêm: 
(1) Cơ thể chúng ta chỉ cần lượng chất béo poly-unsaturated chiếm 3 – 7 % năng lượng cần thiết hàng ngày, chất béo omega-6 chiếm 3% và omega-3 chiếm 0,5 – 1% — nghĩa là tỉ lệ 5-1 hay 10-1 cho omega-6 và omega-3 – thế nhưng đa số chúng ta hiện nay dung nạp 2 loại chất béo này theo tỉ lệ 14-1 hay 20-1 rất có hại cho sức khỏe.
Do đó, cần tăng thêm lượng omega-3 trong khẩu phần hàng ngày, có thể bằng cách uống dầu cá thu..
(2) Ở VN dầu ô-liu rất đắt nên có thể thay bằng dầu đậu nành nhưng phải rất hạn chế vì trong 100g dầu đậu nành chỉ có 7g chất béo omega-3 mà đến 51g chất béo omega-6.
(3) Có thể ngâm nhanh rau củ quả trong dung dịch giấm và nước ở tỉ lệ 10% rồi rửa lại bằng nước thường để loại bỏ thuốc trừ sâu còn tồn đọng.)

Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2016

MỪNG GIÁNG SINH
Phùng Trần - Trần Quế Sơn


Rực rỡ đèn hoa quá tuyệt ngần
Bê Lem Máng Cỏ ngự thiên thần
Chào Ngài Trí Tuệ thương phàm tục
Nghinh Chúa Hài Đồng xuống thế gian
Chuộc tội chúng sanh trong biển khổ
Cứu nguy nhân loại giữa đời sân
Giáng Sinh hoàn vũ vui mừng đón
Hưởng phước Hồng Ân khắp cõi trần.

         (Illinois,Dec-2016)

NHẠC GIÁNG SINH VÀ NĂM MỚI

NHẠC GIÁNG SINH VÀ NĂM MỚI 

 

Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016

Thứ Ba, 20 tháng 12, 2016

CHOÁNG NGỢP VỚI CÁCH TRANG TRÍ NOEL CỰC ẢO DIỆU TRÊN KHẮP NĂM CHÂU

CHOÁNG NGỢP VỚI CÁCH TRANG TRÍ NOEL CỰC ẢO DIỆU TRÊN KHẮP NĂM CHÂU
Nguồn: Internet

Phần đông người dân trên toàn thế giới đều xem Giáng sinh là một trong những dịp lễ hội lớn và luôn được mong chờ nhất trong năm. Vì thế, cứ mỗi độ tháng 12 vừa chạm ngõ, khắp mọi nơi đều hân hoan trang hoàng nhà cửa và chuẩn bị tinh thần đón mùa lễ hội. Đến lúc này, các thành phố lớn trên toàn thế giới đã sẵn sàng cho Giáng sinh rồi đấy, cùng dạo một vòng xem nào!

New York

Không cần phải bàn cãi, Giáng sinh nhất định là khoảng thời gian đáng mong chờ nhất năm tại thành phố New York. Chỉ một vài tuần sau khi lễ hội Halloween "cất bước đi" là thành phố này đã bắt đầu chuyển mình sang hai màu đỏ - trắng kinh điển của Giáng sinh. Khắp nơi là những cây thông Noel tỏa sáng rực rỡ, đường phố không khác gì chốn tiên cảnh với những ngọn đèn trang trí tuyệt đẹp.















New York lộng lẫy, sẵn sàng cho Giáng sinh.

Paris

Dẫu bạn muốn tận hưởng một Giáng sinh đúng nghĩa với gia đình, bạn bè hay người yêu, Paris vẫn luôn là lựa chọn lí tưởng nhất. Như bao thành phố châu Âu khác, Paris nổi tiếng với những khu chợ Giáng sinh ấm cúng và lộng lẫy. Không chỉ vậy, từ những con phố cổ, những quán cà phê nhỏ xinh đến những điểm thu hút khách du lịch như công viên Disneyland, tháp Eiffel, Nhà thờ Đức Bà Paris, Khải Hoàn Môn... tất cả đều tuyệt đẹp và sẵn sàng cho một mùa lễ hội đong đầy yêu thương.









Paris với một Giáng sinh cổ kính đậm chất châu Âu.

London

Ai nói London là thành phố sương mù với những tòa nhà cổ lạnh lùng, những con người hờ hững lướt qua nhau? Trong khi chỉ đầu tháng 12 thôi, thành phố này đã trang hoàng Giáng sinh lộng lẫy và ấm áp thế này! Một khi bạn đã lạc vào những con phố với những ngọn đèn hết sức cầu kì hay khu chợ Giáng sinh truyền thống vẫn còn lưu giữ những nét cổ kính thuần châu Âu nhất, bạn sẽ có một cái nhìn và cảm nhận rất khác về xứ sở sương mù bởi Giáng sinh là thời điểm mà những phép màu và điều tuyệt diệu nhất có thể xảy ra bất cứ lúc nào.













Mùa đông ở London thì lạnh, nhưng không khí Giáng sinh ở đây thì ấm biết bao.

Dubai

Dubai được coi là một trong những điểm đến phổ biến nhất vào dịp Giáng sinh trên toàn thế giới, nơi bạn có thể tham gia vào những hoạt động thú vị đậm chất Giáng sinh hay chỉ đơn giản là nghỉ dưỡng, tận hưởng một mùa lễ hội cùng gia đình, bạn bè, người yêu.



Có gì vui khi đón Giáng sinh ở thành phố Hồi giáo?
Tuy là một thành phố có phần đông dân số là người Hồi giáo nhưng không vì thế mà Giáng sinh ở Dubai lại ảm đạm và kém lung linh hơn các thành phố lớn khác trên thế giới. Chẳng hạn như khu Dubai Media City sẽ tràn ngập không khí Giáng sinh với lối trang hoàng lộng lẫy, đẹp mắt. Các nhà hàng sẽ phục vụ những món ăn và thực đơn đặc biệt cho mùa Giáng sinh. Ngoài ra, còn có những khu chợ Giáng sinh không thua gì các thành phố châu Âu, nơi bạn không chỉ đến để mua những món quà lưu niệm nhỏ xinh đậm chất Giáng sinh mà còn để cảm nhận không khí Giáng sinh ngập tràn nữa.


Dubai cũng lộng lẫy khi Giáng sinh về không kém nơi nào đâu nhé.

Sydney

Sydney vốn nổi tiếng với lối sống vui vẻ, hạnh phúc của người dân và tất nhiên điều đó sẽ càng thể hiện rõ hơn khi đến mùa Giáng sinh. Rất nhiều dàn đồng ca ngân nga những ca khúc Giáng sinh trên đường phố rực rỡ đèn hoa, những cây thông lớn ở những nơi trọng điểm... Sydney luôn sẵn sàng cho dịp lễ hội lớn nhất năm. Bạn cũng có thể có những bức ảnh Giáng sinh để đời trong lúc lang thang dạo ở biển Bondi, nhà hát opera hay Harbour Bridge.





Tokyo

Càng gần đến Giáng sinh thì thủ đô Tokyo của Nhật Bản càng thêm phần lung linh và ra chất Giáng sinh. Thật vậy, như bao thành phố lớn trên thế giới, Tokyo sẽ không "đứng ngoài cuộc chơi" mà ra sức trang hoàng cho từng ngóc ngách trở nên lộng lẫy. Vào tháng 12, Tokyo sẽ biến thành một xứ sở mùa đông lấp lánh với hàng triệu ánh đèn màu được giăng mắc cầu kì trên những ngọn cây, xung quanh các tòa nhà và thậm chí trên cả tháp Tokyo.










Giáng sinh là thời điểm Tokyo tỏa sáng rực rỡ.