Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

THÁNG CHÍN VÀO THU


THÁNG CHÍN VÀO THU
Thu Tâm



Tháng Chín mang về ngọn gió Thu,
Sớm mai len lỏi giữa mây mù.
Bước chân lơ đễnh về qua phố,
Nhè nhẹ thả dài gót lãng du.

Tháng Chín mơ màng những giọt sương,
Long lanh tựa dấu lệ ai vương.
Giọt sầu thấp thoáng quanh cây cỏ,
Tia nắng rưng rưng nhạt nẻo đường.

Thu đến lặng thầm se sắt da,
Hắt hiu gió lạnh thoảng đưa qua.
Ánh dương ảo ảnh mờ trong mắt,
Lặng lẽ hoàng hôn khuất bóng xa …

Bài ca tháng Chín nghe buồn sao,
Gợi nhớ thiết tha một thuở nào!
Âm vang ngây ngất luồn qua cửa,
Gió cũng rộn ràng tiếng rít cao…

Tháng Chín dịu dàng mưa nhẹ bay,
Hứng từng giọt nhỏ lọt qua tay.
Bâng khuâng nghe ấm nồng hơi thở,
Thu bỗng về mang nỗi nhớ đầy …

Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

NỖI BUỒN ÁO TÍM

NỖI BUỒN ÁO TÍM
Thơ: Thu Hương Trần
Nhạc: Đào Lê Văn
Tiếng hát: Ca sĩ Tâm Thư
Hoà âm: Nhạc sĩ Đặng Vương Quân
PPS: K. Duy Lê

 

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

CẦU ĐƯỜNG BỘ TRÊN KHÔNG (GRAND CANYON SKYWALK)

CẦU ĐƯỜNG BỘ TRÊN KHÔNG 
(GRAND CANYON SKYWALK)
Nguồn tin từ : nuocmy.net


Trên độ cao 1.220m, treo lơ lửng giữa hẻm núi của đại vực Grand Canyon hùng vĩ, người Mỹ đã làm một cây cầu bằng kính trong suốt chỉ để thỏa mãn cảm giác mạnh khi thưởng ngoạn và chinh phục vùng núi Grand Canyon theo cách mới! Mất hơn 3 năm xây dựng, Sky Walk mở cửa cho du khách tham quan vào cuối tháng 3/2007.
Trước đây, muốn khám phá kỳ quan thiên nhiên Grand Canyon, du khách chỉ có một chọn lựa duy nhất: bỏ 169USD mua một tour tham quan đại vực 1 giờ bằng máy bay trực thăng. Mỗi chiếc trực thăng chỉ chở được 6 khách nhưng có đến 3 hãng bay Grand Canyon Helicopters, Papillon Helicopters, Maverick Helicopters luôn túc trực phục vụ du khách. Còn bây giờ, các đoàn khách đổ về Grand Canyon bởi sức hút mới: Sky Walk! Kiến trúc sư Mark Johnson đã thiết kế đài quan sát Sky Walk như một chiếc cầu có hình móng ngựa, mọc lên từ một ngọn núi cao 1.220m và nhô ra ngoài vách núi 20m. Điểm độc đáo là sàn cầu được làm bằng kính trong suốt để du khách khám phá lòng vực sâu thẳm ngay dưới chân mình. 

Sàn kính có đến 8 lớp, mỗi lớp dày 1cm, dán chặt với nhau bằng một loại sợi chất dẻo đặc biệt, cùng lúc có thể chịu được sức nặng của 2 chiếc Boeing 747-400. Cầu được thiết kế có thể chịu được sức gió 161 km/giờ và động đất cấp 8! Ông chủ đầu tư Sky Walk đến từ Las Vegas, đã bỏ ra 30 triệu USD cho công trình đặc biệt này với hy vọng thu hút hàng triệu du khách đến tham quan hàng năm. 
Từ Las Vegas theo xa lộ 93, đi khoảng 20 dặm thì đến Hoover Dam, một trong 7 công trình xây dựng vĩ đại nhất nước Mỹ, hàng năm thu hút hàng chục triệu du khách đến tham quan. Từ đây, tha hồ phóng tầm mắt ngắm nhìn hồ Mead rộng mênh mông, mặt nước xanh rì, phẳng lặng. Hồ này chứa toàn bộ nước của dòng sông Colorado, khoảng cách giữa hai bờ rộng nhất có nơi lên đến 100 dặm. Từ Hoover Dam, tiếp tục theo đường 93, lái xe hơn 1 giờ đồng hồ sẽ tới trạm trung chuyển. Hai bên đường đi vào đại vực Grand Canyon chỉ có đất đá khô cằn và những cây xương rồng joshua to lớn. 
Từ trạm trung chuyển, để đến được Sky walk, du khách phải đổi qua xe bus kiểu Mỹ và vượt qua 14 dặm đường quanh co. Càng gần đến đại vực, đường càng dốc, xe chạy xuống một thung lũng có khá nhiều cây xanh đặc trưng của vùng hoang mạc trước khi dừng lại ở trung tâm du lịch Hulapai của người da đỏ. Tại đây, du khách sẽ mua vé tham quan, giá 25 USD/người. Để tăng doanh thu nên khu vực này cấm tự chụp ảnh, quay phim. Muốn có ảnh lưu niệm phải chụp bằng máy của ban quản lý. 4 bức cỡ 20X30cm kèm theo file gốc giá là 130USD. Còn 1 bức lấy lẻ là 70 USD và không được kèm file gốc. Trước khi bước lên cầu kính, du khách còn phải thay những đôi ủng bằng vải thô, để tránh làm trầy xước mặt cầu.
Dù trời có gió nhiều hay ít nhưng ai cũng bước rón rén khi đi trên Skywalk, cảm giác đi bộ giữa độ cao 1.220m vẫn làm không ít du khách lo sợ. Sàn kính dưới chân trong đến nỗi có cảm giác như đang đi trên mây. Du khách mê cảm giác mạnh sẽ tha hồ ngắm nhìn đại vực sâu thăm thẳm giữa hẻm núi. 

Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

VĨNH BIỆT BÙI PHƯƠNG

VĨNH BIỆT BÙI PHƯƠNG
Phan Lục

Rất nhiều người bàng hoàng và thương tiếc khi nghe tin Tài năng Bùi Phương đã vĩnh biệt cõi đời để đi vào miền miên viễn. Chiến tranh đã cướp đi cái tuổi thanh xuân đang đầy nhựa sống với nhiều ước mơ và hy vọng của Bùi Phương để anh trở thành một phế nhân nằm một chỗ, không còn khả năng lao động. Tuy nhiên, trong hơn 40 năm qua, cái đau đớn của thể xác không làm cho khối óc thông minh của Bùi Phương bị thui chột. Chỉ với một bàn tay cùng khối óc tài hoa ấy, Bùi Phương đã tạo ra biết bao nhiêu tác phẩm nghệ thuật đẹp đẽ và có ý nghĩa cho người hâm mộ khắp bốn phương thưởng thức. Bên cạnh đó, tin vào Phật pháp, lời kinh tiếng kệ đã xoa dịu nỗi đau triền miên trong những đêm dài không ngủ được. Trái ngược với sự bất lực về thể xác, tinh thần của Bùi Phương vẫn vững vàng vui sống đầy sáng tạo nhưng đời là vô thường, không ai tránh khỏi luật “Sinh, Lão, Bệnh, Tử” của tạo hóa.
Từ nay, chúng ta không còn cơ hội thưởng thức những PPS, những video clips thật tuyệt vời mà Bùi Phương đã cống hiến cho người xem. Sự kiên trì thực hiện các youtube trong lúc Bùi Phương phải nằm liệt trên ghế bố vì thận chỉ còn một quả, hai chân và một tay bị liệt, hậu môn cũng không còn ... cng với những cơn đau hành hạ khiến cho mọi người đều khâm phục. Nay Bùi Phương ra đi vĩnh viễn, có một cái gì đó mất mát thật to lớn trong những người từng thương mến Bùi Phương.
Xin nguyện cầu hương linh Bùi Phương thanh thản trên cõi Niết Bàn. Vĩnh biệt Bùi Phương!
Bùi Phương trong phòng cấp cứu

VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC
Anh BÙI PHƯƠNG
Pháp danh Quảng Đạt
Sinh năm 1954 tại Ninh Bình
Tạ thế lúc 17g30 ngày 19 tháng 9 năm 2014
Hưởng thọ 61 tuổi



Mời click vào đường dẫn dưới đây để chọn xem những video clips khác do Bùi Phương thực hiện:
https://www.youtube.com/user/buiphuong18/videos

Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

BÊN TRONG TÒA NHÀ BƯU ĐIỆN SÀI GÒN

BÊN TRONG TÒA NHÀ BƯU ĐIỆN SÀI GÒN
AloBacsi.vn
Theo Zing.vn

Bưu điện trung tâm là một trong những công trình biểu tượng về kiến trúc của thành phố Hồ Chí Minh, nơi đón đông đảo người dân, du khách làm dịch vụ thư tín và tham quan hàng ngày.

Bưu điện trung tâm Sài Gòn là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của TPHCM, nằm ở số 2 Quảng trường Công xã Paris (phường Bến Nghé, quận 1).

Đây là tòa nhà được người Pháp xây dựng từ những năm 1886–1891 theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Villedieu cùng phụ tá Foulhoux. Công trình kiến trúc mang phong cách châu Âu kết hợp với nét trang trí châu Á.

Đặc điểm ấn tượng nhất khi tham quan bên trong tòa nhà là những mái vòm cong tròn lớn ở cửa vào, dọc trần. 

Bên trong tòa nhà là hệ thống vòm cung sát cửa chính và vòm cung dài bên trong. Vòm cung lớn được chống đỡ bởi bốn trụ sắt nằm bốn góc, mỗi cột chống đỡ bốn kèo sắt tỏa ra bốn phía.

Các điểm tiếp nối giữa trụ và kèo sắt được thiết kế công phu, chạm khắc những hoa văn đẹp.

Trên vòm mái trong tiền sảnh của toà nhà có hai bản đồ lịch sử. Tấm bên phải là bản đồ Sài Gòn và xung quanh năm 1892, bên trái là bản đồ đường dây điện của Việt Nam và Campuchia năm 1936.

Bên ngoài, phía trước ngôi nhà trang trí theo từng ô hình chữ nhật, trên đó ghi danh những nhà phát minh ra ngành điện tín và ngành điện. Trên các ô có đắp hình người đội vòng nguyệt quế, cùng chiếc đồng hồ lớn. Phía dưới đồng hồ vẫn còn lưu giữ năm khởi công xây dựng và khánh thành của tòa nhà.

Mặt tiền của bưu điện được trang trí những bảng tên một số danh nhân Pháp như Laplace, Voltaire, Arage, Gay-Lvssac...

Bất cứ du khách nào một lần đặt chân tới Sài Gòn cũng không thể nào bỏ qua địa danh tham quan đặc biệt ấn tượng này. 

Đường dây thép (hệ thống bưu điện) Sài Gòn - Qui Nhơn - Đà Nẵng - Huế - Vinh - Hà Nội dài 2.000 km hoàn thành vào ngày 22/3/1888. Năm 1889 mở thêm đường liên lạc điện báo Sài Gòn - Bangkok để phục vụ cho giới kinh doanh. Từ ngày 1/7/1894 Sài Gòn bắt đầu sử dụng hệ thống điện thoại.

Nơi đây vẫn lưu giữ 14 bốt điện thoại chia làm hai bên sảnh chính để phục vụ người dân và du khách có nhu cầu liên lạc cũng như hoài niệm về một thời đã qua.

Bưu điện trung tâm vẫn hoạt động bình thường phục vụ người dân với các dịch vụ liên lạc hiện đại bên cạnh nhiều dịch vụ truyền thống như bưu phẩm ghi số hẹn giờ, phát chuyển nhanh, văn hóa phẩm lưu niệm, điện hoa, điện quà...
Bốn dãy bàn gỗ lớn xếp dọc bên trong phục vụ người dân có nhu cầu khai báo, ghi chép để gửi thư từ, bưu phẩm.

Với nhiều du khách, gửi bưu ảnh từ Bưu Điện trung tâm Sài Gòn tới người thân và bè bạn là một cách lưu giữ kỷ niệm khá thú vị giữa thời hiện đại.

Ông Dương Văn Ngộ ( sinh năm 1930), cựu nhân viên bưu điện từ năm 1952 được cho là người viết thư thuê (giúp) cuối cùng ở Sài Gòn. Dù đã nghỉ hưu được 24 năm nhưng ông lão thành thạo cả hai thứ tiếng Anh, Pháp vẫn còn làm việc tại đây. Tâm niệm của “người viết thư cho công chúng” là được phục vụ người dân cho tới lúc không còn đủ sức khỏe cũng như giúp mọi người nhớ tới thư tay như một chút hoài niệm về thời Internet vắng bóng. Mỗi lần ông chỉ lấy công khoảng 10.000 - 20.000 đồng.

Dọc hai bên hành lang tòa nhà được bày bán hàng nghìn sản phẩm đồ lưu niệm, bưu ảnh về đất nước con người Việt Nam cũng như về Sài Gòn nói riêng để phục vụ khách du lịch.

Du khách đến đây một phần để ngắm nét kiến trúc độc đáo của bưu điện này. Với nhiều người thì đây là điểm nghỉ chân lý tưởng sau một vòng tham quan thành phố Sài Gòn.

Hai bên vườn hoa trước cửa là hai tượng đài Bưu điện thời kỳ phát triển hiện đại, được xây dựng dịp chào mừng kỷ niệm 300 năm Sài Gòn. 

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

CHỐNG HẮT HƠI BẰNG GỪNG TƯƠI

CHNG HT HƠI BNG GNG TƯƠI
Nguồn: Báo Sức Khỏe & Đời Sống



Những người có bệnh viêm mũi dị ứng hoặc dị ứng thời tiết, thường bị hắt hơi rất dữ dội (cả 4 mùa) khi bị lạnh đột ngột. Hắt hơi nguy hiểm nhất là khi ăn, vì thức ăn có thể chui vào đường thở gây sặc. Trong bữa tiệc, hắt hơi có thể làm phiền người khác do thức ăn bắn ra dính vào quần áo của họ.
Có một loại “thần dược” sau khi dùng 2 phút là cắt cơn hắt hơi dữ dội, cho phép người bệnh lại tiếp tục bữa ăn như thường. Đó là miếng gừng tươi đã cạo sạch vỏ.

Gừng tươi
Nếu dùng các loại tân dược chống dị ứng, loại tác dụng nhanh nhất là cetirizin, sau khi uống thuốc 30 phút mới có tác dụng (loratadin 90 phút, fexofenadin 120 phút, chlopheniramin maleat 150 phút mới có tác dụng).
Trong trường hợp này, cho người bệnh “nhai ngấu nghiến” 1 miếng gừng tươi (khoảng 3 - 5g) rồi nuốt. Các hoạt chất bay hơi của gừng tươi có tác dụng kháng histamin tức thì, sẽ cắt cơn hắt hơi. Sau đó người bệnh đi rửa tay, rửa miệng, rồi tiếp tục bữa ăn. (Gừng tươi là thức ăn quen thuộc nên không ảnh hưởng đến mùi vị các món ăn như các loại tân dược chống dị ứng).
Ưu điểm của miếng gừng tươi: tác dụng cắt cơn hắt hơi rất nhanh (gấp 15 lần so với cetirizin, 60 lần so với fexofenadin); an toàn cho người bệnh, do không có tác dụng phụ (khô miệng, chóng mặt, nhức đầu mệt mỏi) như các loại tân dược chống dị ứng kể trên; giá lại cực rẻ (200 lần so với cetirizin, 900 lần so với fexofenadin).
Nhược điểm của gừng tươi: một số người chưa quen dùng vì sợ cay, những người này phải “dũng cảm lắm” mới dám nhai ngấu nghiến miếng gừng.
Để phòng thân, người có chứng “dị ứng thời tiết” khi ra khỏi nhà nên đem theo mấy lát gừng vàng đã cạo sạch vỏ để sử dụng khi cần.

Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2014

HUẾ CỦA MỘT THỜI

HUẾ CỦA MỘT THỜI
Thơ: Huy Phương ̣(Nhớ Huế)
Nhạc: Đào Nguyên
Tiếng hát: Ca sĩ Vân Khánh
Hòa âm: Nhạc sĩ Dương Đạt
Youtube: Bùi Phương


Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

SÀI GÒN MƯA RƠI

SÀI GÒN MƯA RƠI
Nhạc và lời: Minh Nhã Nguyễn Thanh Dũng
Tiếng hát: Ca sĩ Tâm Thư
Hòa âm: Nhạc sĩ Đặng Vương Quân